Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Huấn Xã Hội CG
ĐÁM CƯỚI DỰ ĐƯỢC THÌ ĐI, ĐÁM TANG KHÔNG ĐI KHÔNG ĐƯỢC


Lời người dịch: Trong Chương 11 của Quyển Thuật Lãnh Đạo của mình, Giuliani thuật lại việc áp dụng một nguyên tắc mà ông đã được học từ người cha và thực hành ngay từ nhỏ: hôn lễ tùy hỷ, tang lễ bắt buộc tham dự. Biến cố 11.9 đã cướp đi mạng sống của Đội trưởng Cứu hỏa New York cùng “342 người anh em của ông”, ấy là chưa kể khoảng 30 cảnh sát cũng đã hy sinh. Ông cố gắng dự càng nhiều càng tốt và kêu gọi mọi người hãy tham gia tang lễ của những con người hy sinh vì công vụ. Dưới cái nhìn của GHXHCG, việc đến dự những đám tang đó truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về tình liên đới, bổ trợ và tôn vinh những con người hy sinh vì công thiện, công ích. Từ xa xưa, cha ông chúng ta cũng đặc biệt cổ vũ hình thức tham gia “nghĩa tử là nghĩa tận” này.

Đội trưởng Raymond Downey tiêu biểu cho cụm từ “Người Dũng Cảm Nhất New York.” Là lãnh đạo của Ban chỉ huy Biệt động và các đội cứu hộ thuộc Sở Cứu hỏa, Đội trưởng Downey là nguyên nhân chủ yếu để thành phố New York trở thành mô hình về phản ứng cứu hộ và hoạch định phòng ngừa cho cả nước.

Khi Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom vào năm 1993, Đội trường Downey chỉ huy hoạt động cứu hộ. Khi Tòa nhà Liên bang Murrah ở thành phố Oklahana bị đánh bom, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Federal Emergency Management Agency – FEMA) gọi Đội trưởng Downey đến hiện trường, tại đây ông đã chỉ huy hoạt động cứu hộ trong suốt 16 ngày liền. Là lãnh đạo của đội tìm kiếm và cứu hộ thuộc thành phố New York, Đội trưởng Downey đã ứng phó những trận lũ lụt và cơn bão tuyết quét qua bang New York, và ông đã giúp giảm bớt đau thương ở nước Cộng hòa Dominica sau cơn bão Georges.

Đội trưởng Downey là một anh hùng địa phương, được nhìn nhận như là một người có uy tín ở tầm quốc gia. Nhưng nếu bạn hỏi ông về công việc quan trọng nhất trong cuộc đời ông, ông sẽ không nói tới những giải thưởng, những nhiệm vụ mạo hiểm hoặc thậm chí vềThe Rescue, cuốn sách mà ông đã viết vào những lúc rảnh rỗi. Thay vào đó, ông sẽ nói về những mối gắn bó gia đình.

Gia đình Downey là một gia đình cứu hỏa. Hai em trai của Ray – Tom và Gene – đều gia nhập Sở Cứu hỏa, và con trai Chuck của Ray là trung úy thuộc Đội Xe 317 (Engine Company 317), và con trai Jim của ông là đại úy của Tiểu đội 18 (Squad Company 18) trên Đường số 10 West ở Manhattan. Dĩ nhiên, có được 39 năm phục vụ trong ngành như vầy – và năm người con và bảy người cháu – tất cả có được là nhờ người vợ 40 năm của ông, Rosalie.

Rosalie Downey đã chịu đựng những khoảng thời gian xa cách dài dằng dặc khi chồng bà xông pha ở tuyến đầu. Tôi nhớ nhìn thấy ông sau khi một tòa nhà đổ sụp trên Phố Houston. Đội trưởng Downey đã làm việc suốt hai ngày liền và tôi hỏi ông làm thế nào ông chịu đựng được. Ông nói rằng ông cảm thấy khỏe, nhưng không có dịp gặp vợ. Tôi viết một bức thư ngắn thay mặt ông, yêu cầu Rosalie tha lỗi cho sự vắng mặt của chồng bà khi ông phục vụ người dân New York. Vào tối hôm nay, khi chúng ta tôn vinh những thành tích phi thường của người đàn ông New York vĩ đại này, chúng ta cũng tôn vinh vợ ông vì sự hy sinh và sựủng hộ kiên định của bà đối với ông.

Đội trưởng Downey mất vào ngày 11-9-2001, bên cạnh 342 người anh em của ông. Ông đã dâng hiến cuộc đời mình trong cuộc cứu hộ lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Trên 25 ngàn người đã được cứu nhờ sự dũng cảm, tính chuyên nghiệp và tài lãnh đạo của những người như ông. Đọc lời ghi ơn này khiến tim tôi tan nát. Nhưng đoạn văn ở trên không phải là một điếu văn, và tôi đã không nói những lời đó tại tang lễ của ông. Thực ra, tôi đã chuẩn bị những lời này cho Ray và rồi dùng làm cơ sở cho những nhận xét mà tôi gửi đến Ray, gia đình, bạn bè và những người lính cứu hỏa đồng nghiệp của ông khoảng sáu tuần trước khi ông chết.

Câu chuyện xảy ra như thế này.Vào ngày chủ nhật, 17-6-2001 – Ngày của Cha – hai cậu bé đang chơi gần một kho đồ sắt ở quận Queens, đã làm đổ một bình xăng. Nhiên liệu đã tràn qua dưới một cánh cửa và bắt lửa gần nhiều bình keo và sơn dễ cháy của nhà kho, gây ra một đám cháy khổng lồ. Những người lính cứu hỏa Harry Ford, Brian Fahey và John J. Downing đã hy sinh trong những vụ nổ xảy ra sau đó – một ngày bi thảm cho ba người cha, có cả thảy tám người con.

Tôi đã thấy Ray làm việc tại hiện trường của vụ cháy đó. Ông gia nhập Sở Cứu hỏa New York vào năm 1962, đã có một sự nghiệp tuyệt vời và ở tuổi 63, ông vẫn chiến đấu ở tuyến đầu. Giữa thảm họa đó – ngoài ba cái chết, còn có trên 50 người bị thương – tôi gặp Tom von Essen và anh đã chỉ vào Đội trường Downey. Tom nói: “Tôi liên tục bảo anh ấy hãy nghỉ hưu, hưởng thụ cuộc sống nhưng anh ấy cứ từ chối.”

Tôi nghĩ đến nhiều người trong những người đàn ông này xuất chúng biết bao và thật xấu hổ khi cần phải có một tang lễ trước sự ngưỡng mộ của các đồng nghiệp và gia đình của họ để thể hiện điều ấy. Nếu Ray Downey nghỉ hưu sau khi tôi đã rời khỏi chức vụ thì tôi không thể bảo đảm anh sẽ được sự kính trọng như anh đã giành được, vẳng lên trong tâm trí tôi lời của Tom: “Anh ấy có lẽ sẽ còn ở đây lâu sau khi chúng ta ra đi và sẽ không ai nhận ra tất cả những gì anh đã làm.” Và rồi Tom gợi ý: “Tại sao ngay bây giờ ta không đãi anh ấy một bữa tiệc nhỉ?” Tôi nghĩ ý kiến đó thật tuyệt và bảo anh hãy bắt đầu lo thu xếp thực hiện đi. Anh hăm hở đáp: “Tuyệt, ta sẽ ăn nhà hàng”, nhưng tôi đề nghịnên tổ chức ở biệt thự Gracie Mansion. Tom sắp đặt mọi việc đâu ra đấy trong vòng hai tuần (một ví dụ khác về phản ứng nhanh nhạy của Sở Cứu hỏa New York) và lên kế hoạch tổ chức bữa tiệc vào ngày 23-7-2001. Tôi tự hỏi tại sao không tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 như một phần trong nhiều lời chia tay mà tôi sẽ nói khi tôi chuẩn bị rời nhiệm sở. Nhưng chúng tôi đã chọn ngày đó rồi, vì thế chúng tôi vẫn tổ chức bữa tiệc vào tháng 7 và tại bữa tiệc đó tôi đã nói những lời mở đầu cho chương này. Lần kế tiếp tôi thấy Ray làm việc như thế là ở Trung tâm Thương mại Thế giới.

Cho đến ngày 11-9, Tom và tôi đã nghĩ rằng vụ hỏa hoạn vào Ngày của Cha vẫn là ngày tồi tệ nhất của Sở Cứu hỏa, ít nhất là trong thời gian tôi làm thị trưởng. Hai lần trước, tôi đã mất ba người lính cứu hỏa trong một đám cháy lớn, vào năm 1994 và 1998, nhưng vào Ngày của Cha mà xảy ra chuyện này thì thật là quá nhức nhối đớn đau. Tom và tôi đã nói với nhau trong cuộc hỏa hoạn đó là chúng tôi hy vọng sẽ không phải đi dự một tang lễ nào khác trong suốt những năm tháng còn lại của chúng tôi. Tôi chỉ ước rằng không phải như thế…

Vào ngày 20-10-2001, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã tụ tập tại Quảng trường Công viên Madison để tôn vinh những nhân viên cứu hộ và quyên tiền cho các nạn nhân của những cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Đó là một cuộc biểu diễn hoành tráng và là nét đặc biệt của những khoảnh khắc một lần trong đời (nhân viên của tôi và tôi thưởng thức vở “Opera Man” của Adam Sandler, thành công trong việc nối vần “Giuliani” với “tại sao ông lại ra đi?”). Nhưng sự kiện khiến tôi xúc động nhất không phải vì bất kỳ sự kiện tiệc tùng nào.

Tôi đang đứng trên sân khấu, chuẩn bị diễn thuyết trước đám đông. Chuck, con trai của Ray Downey, tiến lên từ hàng ghế khán giả và nắm lấy tay tôi. Anh đưa cho tôi một chiếc vòng lưu niệm có khắc tên cha anh và “S.O.C.” viết tắt của Special Opera-tions Command (Ban Chỉ Huy Biệt Động). Anh hỏi tôi có muốn đeo nó không và tôi đã hãnh diện đeo vào.

Tôi đã tham dự tang lễ của từng người đã hy sinh khi đang thi hành công vụở thành phố New York, cho đến khi những vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới làm tôi không thể làm như vậy được nữa. Việc có mặt tại tang lễ không những cho người ta thấy người thân của họ quan trọng ra sao mà còn có hiệu ứng phản hồi, nhấn mạnh tầm quan trọng của những người còn sống. Đó là một bài học tôi học được từ cha tôi, người tự khẳng định bản thân mình bằng cách giúp đỡ người khác khi họ thật sự cần ông nhất. Ông thường đưa tôi đến viếng và dự tang lễ cùng ông khi tôi còn là một cậu bé, và tôi cảm thấy việc ông ra sức làm đó có ý nghĩa biết bao đối với hàng xóm và bạn bè của chúng tôi. Ông đã gieo vào đầu tôi một thông điệp ngoan cường mang đậm dấu ấn của riêng ông: hôn lễ là tùy hỷ, tang lễ là bắt buộc.

Tôi đã theo nguyên tắc này kể từ đó, có lẽ đôi khi đến mức làm cho tôi gặp rắc rối với những người đánh giá thấp những dịp đó. Tôi có xu hướng giải quyết những lúc khó khăn trong cuộc sống của con người tốt hơn là những dịp vui vẻ, có lẽ bởi vì tôi cố gắng tiết kiệm thời gian và sinh lực của mình cho những lúc tôi thật sự cần thiết. Đừng hiểu tôi sai – là thị trưởng, tôi đã cử hành hơn 200 đám cưới. Tôi thích ẩm thực, tôi yêu nhạc, thậm chí tôi còn khoái khiêu vũ. Nhưng mọi người đều thích đám cưới. Đám tang thì khó. Bởi thế người ta cần chúng ta, và càng có ý nghĩa hơn khi ta có mặt. Những sự kiện vui vẻ – hôn lễ, tiệc tùng, những bữa ăn tối hào nhoáng – tất cả những thứ này đều tuyệt vời cả. Và chúng rất quan trọng; một người lãnh đạo phải chung vui với mọi người những phần thường cho công việc cực nhọc và sự hy sinh. Nhưng vào những giờ phút sinh tử – khi một người nào đó bạn quan tâm đang đấu tranh để có những câu trả lời hoặc đang mai táng một người thân yêu – đó là lúc đo lường tầm vóc của một người lãnh đạo.

Tôi đã không bao giờ nhận ra rằng bài học của cha tôi sẽ biến một phần của cuộc đời tôi trở nên quan trọng biết bao. Tôi luôn tự hỏi liệu tôi có thể sống theo cái khả năng trao tặng người khác của ông không. Mãi cho đến ngày 11-9, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ đi dự tang lễ và viếng người đã khuất nhiều hơn ông.

Tôi đã nhập tâm tầm quan trọng của tang lễ trước khi trở thành thị trưởng. Người bạn cũ Sara Vidal của tôi là một người phụ nữ tuyệt vời. Chị cho rằng mình lập kỷ lục là người được Rudy Giuliani hôn nhiều nhất, vì mỗi lần gặp chị, tôi đều ôm hôn chị một cái thật mạnh. Chị của Sara, Raquel Vidal, không phải ngẫu nhiên là phụ tá cho người tiền nhiệm của tôi, David Dinkins, trong khoảng thời gian dài. Cả hai chị em trở thành những người ủng hộ nhiệt tình chiến dịch tranh cử thị trường của tôi, và tôi rất biết ơn sựủng hộ của họ. Sau khi mẹ họ mất vào năm 1989, tôi có đi dự tang lễ – được tổ chức tại nhà thờ Episcopal, trông rất giống nhà thờ nơi tôi sinh trưởng gần Brooklyn, trước khi tôi biết có những người Ý theo đạo Tin lành Episcopal – và cử chỉ đơn giản xuất hiện trong tang lễ có rất nhiều ý nghĩa với cả hai chị em. Sựủng hộ nhiệt tình của họ trong những năm sau đó, và sự nồng ấm chân thật phát triển giữa chúng tôi là một bài học mạnh mẽ. Đó là một bài học được lặp đi lặp lại thường xuyên. Victor Robles là một thành viên của Hội đồng Thành phố, một đảng viên Dân chủ. Chúng tôi làm việc với nhau và có những bất đồng trong quan điểm. Sau khi mẹ anh ta mất, tôi đến viếng bà cụ và sau đó mỗi lần gặp tôi, anh đều nhắc lại rằng việc đó có ý nghĩa nhiều với anh ra sao.

Bài học xuất hiện tại thời điểm khó khăn đã nhanh chóng được vận dụng vào thực tiễn sau khi tôi trở thành thị trưởng. Ba mươi lăm phút sau Tết dương lịch, và nhiệm kỳ mới của tôi, hai nhân viên cảnh sát đã bị bắn trên nóc của một công trình xây nhà ở. Tôi đến thăm họ tại bệnh viện vào những giờ đầu buổi sáng, và vào buổi chiều ngày đầu tiên nhậm chức, tôi đến Staten Island để thăm một trong những người lính cứu hỏa của thành phố New York vừa nhập viện vì chữa lửa vào ngày hôm trước.

Nhân viên cảnh sát và lính cứu hỏa là những công chức thành phố hiển nhiên nhất mà tang lễ của họ cần có sự đại diện ở cấp cao nhất của thành phố. Nhưng những công nhân vận tải, những viên chức trong trại cải tạo và mọi người khác đều xứng dáng được kính trọng như vậy.

Vào thứ bảy, ngày 4-8-2001, Giám sát viên quận Michael Gennardo đi làm như thường lệở ga-ra của Sở Vệ sinh tại Biook-lyn. Anh đi sớm một tiếng đồng hồ, theo thói quen của anh, mang theo nhiều tiền mặt và đeo đồ trang sức đắt tiền, cũng theo thói quen của anh. Nhưng không như bình thường, người đàn ông đã phục vụ thành phố suốt 31 năm, được mệnh danh là “Triết gia”, đã chạm phải một tên cướp biến thái đã cướp của và bắn anh.

Tôi ở nhà anh bạn Ken Garuso của tôi ở phía đông Long Island vào đêm thứ sáu. Là đôi bạn cũ lại cùng hành nghề luật sư nên chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện rất khuya vì thế tôi đã ngủ mãi cho đến 8 giờ 30 sáng thứ bảy, đối với tôi như vậy kể là rất muộn. Chúng tôi đang tính ăn sáng thư thả và tôi sẽ đánh gôn vào buổi trưa. Ken lên phòng tôi và nói rằng Beau Wagner, một trong những nhân viên cảnh sát phụ trách an ninh cho tôi, đang ở dưới nhà. Tôi biết có điều gì đó chẳng lành. Tôi chạy xuống, chưa kịp mặc xong áo quần, bước ra ngoài và Beau nói với tôi một công nhân vệ sinh bị bắn. Tình trạng nguy kịch, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Brookdale ở Brooklyn.

Tôi luôn chuẩn bị sẵn cặp để ra đi. Tôi bỏ nó vào trong xe và bảo Beau khởi hành quay trở về thành phố. Trước giờ Ken chưa bao giờ thấy điều này xảy ra, có hành động cần thiết ngay khi tai họa xảy ra. Tôi nói vói Ken, tôi xin lỗi, tôi phải đi. Tôi có thể sẽ gặp anh tối nay, nhưng tôi phải đi gấp – một công nhân vệ sinh đã bị bắn.

Chúng tôi hối hả đến Bệnh viện Brookdale và gặp gia đình của Michael Gennardo, hai trinh sát đang điều tra vụ việc, Phó ủy viên Sở Cảnh sát New York, Joe Dunne, giám đốc sở, Joe Esposito, và ủy viên Sở Vệ sinh Kevin Farrel. Tôi cảm thấy dường như tôi thông truyền cho những người này biết tôi đánh giá cao thế nào việc có mặt tại bệnh viện, tôi nghĩ sự có mặt này quan trọng ra sao đối với gia đình.

Lúc tôi nói chuyện với gia đình, Gennardo đã chết. Tôi ôm họ và biểu lộ nỗi đau đớn của mình. Tôi giải thích rằng chúng tôi mang ơn những người làm việc cho thành phố nhiều ra sao, rằng chúng tôi sẽ sắp xếp đứng ra lo tang lễ và bảo đảm họ sẽ nhận được những quyền lợi của gia đình có người thân hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Những lo lắng về tài chính là gánh nặng hữu hình mà thành phố có thể cất khỏi đôi vai của những gia đình đang đau khổ. Những gánh nặng vô hình mới quan trọng hơn. Trong hầu hết trường hợp – không phải mọi trường hợp, bởi vì có những lúc người ta cảm thấy buồn đến nỗi khiến cho trong thực tế sự việc trở nên tệ hơn; nhưng mười lần thì đến chín bận – nếu người lãnh đạo ra sức giúp thì người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Thật là một kinh nghiệm lạ và buồn thảm ở Brookdale vào ngày đó. Tôi thường ở đó khi có những cảnh sát bị bắn, đi theo tôi là anh chàng da màu bóng láng Jack Mapple, đã từng là phó cho ủy viên Cảnh cát đầu tiên của tôi, Bill Bratton. Vào chính ngày tháng 8 đó, Jack mất vì bệnh ung thư. Và vài ngày sau tôi phải viếng và dự tang lễ của anh.

Đối với tôi, việc xuất hiện vào thời điểm khó khăn đã mở rộng ra ngoài phạm vi chỉ nâng đỡ những người cống hiến đời minh làm việc cho thành phố. Vào ngày 17-7-1996, Chuyến bay 800 của TWA bị nổ tung giữa bầu trời vài phút sau khi rời khỏi Long Island để đến Paris, cả 230 hành khách đều thiệt mạng. Tôi cảm thấy thành phố phải khẳng định vai trò của mình. Sau khi lấy bản danh sách hành khách từ hãng hàng không, tôi đích thân báo tin đến một số gia quyến của những hành khách tử nạn. Chúng tôi thiết lập một trung tâm gia đình ở Khách sạn Ramada Plaza gần Sân bay Kennedy và tôi cùng với nhân viên của tôi đã ở đó suốt. Chúng tôi cung cấp thợ lặn, thuyền và trang thiết bị cho hiện trường vụ tai nạn, những nhà tư vấn và cả an ninh cho khách sạn và sân bay, và Đơn vị Hỗ trợ Cộng đồng (Community Assis-tant Units) cũng có mặt để giúp đỡ và thông báo cho các gia đình – nhiều người trong số họ không cư trú ở New York – về mọi khía cạnh của thảm kịch. Chúng tôi nào biết rằng đây là sàn tập cho Rosemary O’ Keefe và đội ngũ của cô về trung tâm gia đình mà họ sẽ phải thiết lập sau những cuộc tấn công vào tháp đôi.

Thành phố dường như có nhiều vụ máy bay rớt hơn trong suốt tám năm tôi làm thị trưởng. Mỗi chiếc máy bay rời khỏi Sân bay Kennedy với hơn 200 hành khách: Chuyến bay 800 của TWA, Chuyến bay 111 của Swissair, Chuyến bay 900 cùa EgyptAir, và như thể thành phố đã gánh chịu tang tóc chưa đủ, Chuyến bay 587 của American Airlines bị rơi chỉ hai tháng sau thảm họa Trung tâm Thương mại Thế giới. Khách sạn Ramada Plaza gần đó bị trưng dụng cho tất cả các chuyến bay này, và trở nên nổi tiếng với tên gọi Khách sạn Thương tâm trong nhiệm kỳ của tôi.

Như tôi được biết từ những thảm họa hàng không đó, những gia đình của hành khách đều ở trong tình trạng đau đớn tột cùng không thể hình dung nổi. Về mặt lý trí, họ biết người thân của họ đã chết, nhưng chỉ đến khi họ thấy tên ông này hoặc bà kia trên một tờ giấy thông báo chính thức nói rõ ra rằng cha, vợ, con trai hoặc con gái của họ đã đi trên chiếc máy bay định mạng đó, thì họ mới chấp nhận được thực tế.

Chính sách xuất hiện tại chỗ vào những thời khắc khó khăn đã được đem ra thử thách sau những vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Quy mô của cuộc tấn công, số lượng gia đình cần sự an ủi và giúp đỡ, là không có tiền lệ. Khác với những thảm họa khác, thảm họa này đã đe dọa đến chính khả năng hoạt động của thành phố. Và bởi vì ngay lập tức người ta biết rõ rằng vụ khủng bố này do một nhóm khủng bố sát nhân thực hiện, với nhiều thành viên và cảm tình viên vẫn còn tại ngoại, nên chúng ta không thể gán đó là sự phá hoại do một hành vi ngẫu nhiên và lo xúc tiến các giai đoạn thương tiếc và xây dựng lại. Những việc làm thực tiễn mang tính cấp thiết là làm mọi thứ trong khả năng nhằm tối thiểu hóa cơ hội cho những cuộc tấn công khác song song với việc đáp ứng những nhu cầu lớn của những gia đình nạn nhân.

Chẳng mấy chốc tôi bắt đầu tập trung vào tầm quan trọng của việc tưởng nhớ đến một cách thích đáng những người đã mất, đặc biệt là những người đã hy sinh mạng sống của mình để cứu những người khác. Sáng ngày 13-9, tại trung tâm chỉ huy tạm thời ở học viện Cảnh sát mà chúng tôi đã thiết lập, tôi hướng sự chú ý của tôi đến sự thật khủng khiếp về những cái chết anh hùng. Tôi nói với nhân viên: “Chúng ta sẽ có ít nhất 30 viên cảnh sát và 300 lính cứu hỏa cần được mai táng. Hầu hết mọi người sẽ muốn một tang lễ gia đình riêng cho người thân của họ. Vì số lượng quá lớn, chúng ta sẽ không thể tổ chức một tang lễ lớn cho từng người, như bình thường chúng ta thường tổ chức cho nhân viên công lực. Nhưng ta cần phải hiểu rõ ta coi trọng biết bao lòng dũng cảm và sự hi sinh của họ.”

Chúng tôi hầu như thức suốt kể từ buổi sáng thứ ba, nhưng bắt dầu động não ngay lập tức. Bernie Kerik đã nhanh chóng giải quyết vấn đề làm sao dành cho từng gia đình sự ghi nhận công lao bằng việc đề nghị chúng tôi thành lập một “đội nghi thức tưởng niệm nhỏ” gồm những thành viên Sở Cảnh sát New York, Sở Cứu hỏa và Vệ binh Quốc gia cho mỗi tang lễ. Sau đó chúng tôi quay sang việc tìm một vị trí thích hợp để tổ chức một buổi cầu nguyện toàn thành phố mà chúng tôi dự định tổ chức vào tuần sau. Công viên Trung tâm, Quảng trường Công viên Madison, và những địa điểm khác được đề cập đến, nhưng đối với tôi thì dường như Sân vận động Yankee, một trong những biểu tượng mạnh nhất của New York, là địa điểm thích hợp. Sunny Mindel thắc mắc về “tính thích hợp” của một sân vận động bóng chày cho một dịp đau buồn như thế, nhưng tôi chỉ ra rằng Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ tại đây, thế là giải quyết được vấn đề. Tại một nơi cử hành nghi lễ đẹp đẽ một tuần rưỡi sau, vào ngày 23-9, giọng nam cao Placido Domingo đã hát bài “Ave Maria”, một trong những bài thánh ca tôi yêu nhất, và Bette Midler lớn tiếng hát bài “Wind Beneath My Wings” (Gió dưới đôi cánh của tôi).

Tính bao trùm của thảm họa đã ảnh hưởng đến mọi cơ quan ban ngành của thành phố. Sở Y tế phải thường xuyên theo dõi không khí xung quanh hiện trường. Sở Giao thông đang tái bố trí giao thông và giúp kiểm tra xe cộ khi chúng đến gần cầu và đường hầm. Sở Vệ sinh chuyên chở hàng trăm tấn vôi gạch đổ nát và Sở Xây dựng phải vội vã lo bố trí cho những doanh nghiệp phải di dời và kiểm tra những công trình xây dựng bị thiệt hại để đảm bảo sự an toàn. Bức tranh kinh tế bịảnh hưởng trầm trọng, và mọi cơ quan dịch vụ xã hội dường như đều bận rộn tới tấp. Với toàn thể nhân viên bị vắt kiệt sức bởi những công tác choán chiếm mọi phòng ban của họ, một vài nghĩa vụ của chúng tôi có thể bị xao lãng. Tôi thì không thích chuyện có những nhiệm vụ bị xao lãng.

Một vài ngày sau đó, chúng tôi dời đến trung tâm chỉ huy khẩn cấp mới tại Bến tàu 92 trên Sông Hudson, Claire Shulman, Chủ tịch Hạt Queens, gửi một thông điệp đến mọi người tại cuộc họp vào buổi sáng. Nhiều công nhân viên chức sống ở Queens, và Claire đã thông báo rằng không một đại diện nào của văn phòng tôi đến dự tang lễ của một người lính cứu hỏa. Con số thương vong gây choáng váng có nghĩa là tôi không thể tham dự mọi tang lễ; sau khi điều này được đưa lên tôi, nhân viên chờ phản ứng của tôi. Đám đông có vẻ được chia đều làm hai giữa những người mong đợi tôi có phản ứng giận dữ và những người nghĩ rằng thời gian biểu cấp bách của chúng tôi coi như là một lời xin lỗi khả dĩ chấp nhận được. Nhóm thứ nhất đã đúng.

Không có một thành viên nào trong bộ máy của tôi mà không thể hiện nỗ lực tối đa và tính hiệu quả trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng điều này không thể chấp nhận được. Tôi đã quyết định xác lập sự chọn lựa ưu tiên nhằm đảm bảo một đại diện của thành phố sẽ tham dự mỗi tang lễ và tôi đã bảo họ tại cuộc họp rằng tôi mong họ không chỉ tham dự, mà còn phải làm cho sự hiện diện của mình có ý nghĩa, nói chuyện và an ủi những nạn nhân sống sót.

Công tác hậu cần không hề dễ dàng. Có từ 6-20 tang lễở bất cứ nơi đâu trong một ngày – trong đó tôi cố gắng đích thân dự ít nhất là sáu. Một buổi sáng đầu tháng 10, tôi đang ở trung tâm chỉ huy ở Bến tàu 92 và soạn thời gian biểu của ngày hôm ấy. Marilyn Krone, bạn của Judith đang xem tôi sắp đặt thời gian biểu trong ngày thì tôi nhận ra rằng nó giống như một kế hoạch tác chiến trong đó người ta cố gắng đến được với nhiều người càng tốt trong một ngày. Bạn không thể đi từ Bronx đến Staten Island và quay lại, vì thế bạn phải vạch ra một kế hoạch thực tiễn để có thể tham dự được càng nhiều tang lễ càng tốt.

Ví dụ như vào ngày 8-10, đứng hàng đầu trong nhiều nghĩa vụ trong việc phục hồi thành phố, có sáu tang lễ trong lịch của tôi. Người ta có thể đưa ra lập luận – và một số đã làm – rằng tôi nên bỏ bớt những tang lễ và những buổi tưởng niệm để cho người khác làm. Nhưng tang lễ nào trong lịch của tôi ngày hôm đó tôi nên hủy? Một là tang lễ của một nhân viên cảnh sát, đây chỉ là tang lễ thứ hai của Sở Cảnh sát New York mà tôi có cơ hội tham dự kể từ sau thảm họa. Tôi có nên gạt bỏ tang lễ đó khỏi danh sách của tôi không? Hoặc có lẽ nên dự tang lễ của Donald J. Burns, Trợ lý Trưởng của Sở Cứu hỏa New York? Là lãnh đạo các hạt của cả thành phố, Bums cần phải có mặt tại mọi sự cố lớn ở bất kỳ nơi nào trong thành phố trong ca trực suốt 24/24 giờ của anh.

Thực ra, tôi không xem việc tham dự những buổi viếng người đã khuất, tang lễ và lễ tưởng niệm này chỉ thuộc trách nhiệm của tôi hoặc trách nhiệm chính quyền của tôi. Tại cuộc họp báo của tôi trong những tuần lễ và những tháng khủng khiếp sau ngày 11-9, tôi sẽ cố gắng thuyết phục người dân New York hãy tham dự tang lễ của những người đã chết trong thảm họa và không chỉ tang lễ của những người mà họ quen biết. Vào buổi sáng thứ bảy, tôi sẽ lên đài WINS hoặc đài WCBS để yêu cầu mọi người hãy đến dự những nghi lễ như thế này và chúng tôi ghi lịch biểu những buổi lễ trên trang web của thành phố và cũng thúc giục những tờ báo cho đăng tải. Đây là một cuộc tấn công vào toàn New York và cả quốc gia – và tôi thấy mọi gia đình đều hoan nghênh tất cả những người đến viếng.

Như tôi đã mô tả, Beth Petrone là trợ lý hành chính cho tôi được 18 năm. Tôi đứng chủ hôn cho cô với Đại úy Terry Hatton cùa Sở Cứu hỏa New York vào ngày 16-5-1998, tại biệt thự Gracie Mansion. Cô chấm anh hai năm trước và yêu cầu được giới thiệu với anh ấy. Chẳng mấy chốc họ trở nên gắn bó không rời. Beth và Terry yêu nhau ngay từ giây phút đầu tiên họ bắt gặp ánh mắt của nhau. Sau khi kết hôn, Terry thường tặng hoa cho Beth và thỉnh thoảng anh đón cô sau giờ làm việc, lân la trên trường kỷ bên ngoài văn phòng tôi cho đến khi cô ấy sẵn sàng ra về.

Là chỉ huy của Đội Cứu hộ 1, Terry nhiều lần được tôn vinh. Von đã từng trao cho Terry một trong số 19 huân chương của anh, tôi biết anh trước cả Beth. Lần đầu tiên tôi gặp anh ấy ở hiện trường của vụ nổ tiệm ăn tối ở Queens, nơi Terry đã lôi ra an toàn một cô tiếp viên bị những mảnh thép và bê tông đâm vào người. Là con trai của một chỉ huy, Terry là lính cứu hỏa của lính cứu hỏa – thuộc loại người đàn ông lịch sự – và tôi muốn con trai tôi khi lớn lên sẽ giống anh. Terry và 10 anh em của anh ở Đội Cứu hộ 1 đã hy sinh trong những vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới, trong khi anh không chút hãi sợ chỉ huy cuộc cứu hộ cho đến phút cuối.

Những thành viên còn lại của Đội Cứu hộ 1 tìm thấy một vài dụng cụ và chìa khóa, một niềm an ủi nhỏ cho một tiểu đội thương tâm. Tôi mang những thứ đó cùng với một mảnh đồng phục của anh đến cho Beth khi đến viếng anh. Tôi ở lại bên anh rất lâu, xem những bài báo và hình trên áp phích dành cho người đàn ông tốt này. Tôi chú ý một tấm ảnh lúc Terry giải cứu một đứa trẻ khỏi một đám cháy. Anh đã giữ tấm ảnh đó trong tủ của mình như một sự nhắc nhở cho phần đẹp nhất trong công việc của mình, về lý do tại sao anh bất chấp mọi nguy hiểm để cứu những người mà anh không quen biết.

Tang lễ của anh được tổ chức hai ngày sau, vào ngày 4-10 tại Nhà thờ Thánh Patrick – một nơi rất đặc biệt. Nhìn xung quanh, tôi thấy ủy viên Von Essen. Terry sống kế bên nhà của von Essens, và Tom đã thấy Terry lớn lên. Max, con trai Tom hát bài “Amazing Grace” (Hồng ân kỳ diệu) để bắt đầu buổi lễ trong khi cha anh đứng nhìn. Người bạn thân Alan Placa của tôi cử hành Thánh Lễ. Ngắm nhìn một ngôi nhà thờ đẹp, đầy ắp những người yêu mến Terry và Beth – và với nhiều người đến đây chỉ để bày tỏ lòng kính trọng của họ – tôi hiểu tại sao việc tham dự tang lễ quan trọng đến thế.

Đinh Quang Bàn dịch, trích từ quyển

Thuật Lãnh Đạo (Leadership) củaRudolph W. Giuliani

Tác giả:  Emmanuel Đinh Quang Bàn (dịch)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!