Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tâm Lý Giáo Dục
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG

Tôi còn nhớ rõ ngày xưa khi còn bé được cho đi học ở các trường nhà đạo, tôi đã gặp một số các sơ cũng như các cha đánh đập các học trò thái quá, đến nỗi nhiều cậu bé đã không dám trở lại trường sau mùa nghỉ hè. Tôi không biết vì họ độc thân khó tính hay vì họ có quan niệm rằng đánh để chúng nó sợ mà chăm lo học hành. Nhưng kết quả xảy ra trước mắt là một số con em đã phải bỏ trường và cha mẹ rất đau lòng khi nghe biết những điều như vậy xảy ra.

Khích lệ thì cần hơn những chuyện khác trong công việc giáo dục con cái của chúng ta. Nó quan trọng đến nỗi nếu thiếu điều đó sẽ làm cho con trẻ hành động sai lầm. Một đứa trẻ có hành động sai lầm là một đứa trẻ không được khích lệ. Đứa trẻ cần có sự khích lệ liên tục như một cây cần nước. Nó không thể lớn lên và phát triển mà không có sự khích lệ. Tuy nhiên, những kỷ thuật giáo dục con trẻ mà chúng ta dùng ngày hôm nay cho thấy hàng loạt những kinh nghiệm thiếu khích lệ.

Đối với một đứa trẻ, những người lớn thì xem ra quá lớn, quá oai vệ, và có quá nhiều khả năng, còn nó thì xem ra quá nhỏ bé, nên sự khích lệ giúp cho đứa trẻ không đầu hàng khi phải đối diện với những ấn tượng nầy, và thật tuyệt vời nếu đứa trẻ có được sự can đảm đó. Nếu chúng ta được đặt vào trường hợp sống giữa những người khổng lồ thì chúng ta cũng sẽ đầu hàng như những đứa trẻ của chúng ta vậy.

Trẻ con đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn với ước muốn học được những khéo léo và muốn thắng vượt cảm giác mình bé nhỏ và bất lực. Chúng muốn là một phần tử của gia đình. Tuy nhiên, trong cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng, chúng lại gặp phải thiếu sự khích lệ. Những cách giáo dục như thế, thường chỉ gây thêm sự thất đảm cho con trẻ.

Kim Hồng, 4 tuổi, đang đứng bên cạnh mẹ trong bếp, nhìn mẹ đang thu xếp những thực phẩm. Mẹ nó lấy cái hộp đựng trứng trong tủ lạnh ra và đặt trên bàn. Bà lấy hộp trứng ra khỏi túi đồ. Kim Hồng vói tay lấy hộp đựng trứng và muốn lấy trứng xếp vào hộp đựng trứng. Bà mẹ kêu lên: “Kim Hồng! không được, con sẽ làm vỡ trứng. Để đó cho mẹ. Hãy đợi đến khi con lớn đã”.

Bà mẹ đã vô tình làm cho em bé mất đi sự can đảm. Bà đã gây cho nó một ấn tượng là nó quá nhỏ. Điều đó có ảnh hưởng không tốt đối với quan niệm về chính nó. Bà có biết rằng ngay cả đứa bé 2 tuổi cũng có thể xếp được những cái trứng một cách thận trọng không? Chúng ta đã từng thấy một đứa trẻ nhặt từng chiếc trứng đặt vào trong chiếc hộp đựng trứng một cách tốt đẹp chưa? Và nó đã tỏ ra rất vinh dự khi đã làm được điều đó. Cả bà mẹ cũng vui mừng biết bao khi thấy con mình làm được như thế.

Cu bé Thành đang mặc bộ đồ mùa đông để đi ra chợ với mẹ nó. “Lại đây, Thành, mẹ mặc cho con. Con làm chậm quá”.

Bà mẹ đã cho cậu bé một cảm giác là không đủ khả năng để làm mọi việc nhanh chóng. Bị làm thất đảm, cậu bé đầu hàng và đã để mẹ nó mặc quần áo cho nó.

Trong ngàn vạn cách, bằng giọng nói hay bằng hành động, chúng ta chứng tỏ cho đứa trẻ thấy rằng chúng ta coi nó chưa có khả năng, nói chung là còn vụng về, ngơ ngáo. Để đối phó với những quan niệm đó, nó cố gắng làm một cái gì nổi bậc để gây ấn tượng và tìm một chỗ đứng.

Thay vì cho phép con trẻ thử tài của chúng trong trăm ngàn cách khác nhau, chúng ta thường đối xử với chúng với đầy những thành kiến, luôn nghi ngờ khả năng của chúng, hoặc thẩm định giá trị chúng bằng cách thiết lập những tiêu chuẩn cho những trình độ tuổi khác nhau mà qua đó những đứa trẻ được tin tưởng là có thể làm được.

Khi một đứa bé 2 tuổi rưỡi muốn giúp dọn bàn, chúng ta lập tức chụp lấy ngay cái đĩa khỏi tay nó và nói: “Con ơi, không được, con sẽ làm bể nó”. Để cứu lấy một cái đĩa, chúng ta sẵn sàng làm tan vỡ niềm tự tin của đứa bé vào khả năng mới chớm nở của nó. Chúng ta ngăn cản những cố gắng khám phá khả năng và sức mạnh của đứa bé. Đứa bé mang giầy, chúng ta bảo là nó mang lộn chân. Lần đầu tiên nó muốn tự cầm muổng để ăn, nó làm lem luốc mặt mày, quần áo, bàn ghế. Chúng ta rầy la, lấy muổng khỏi tay nó, và cho nó ăn. Dần dần chúng ta làm mất đi những cố gắng đi tìm cho mình một chỗ đứng qua những công việc làm của nó.

Thay vì khích lệ, chúng ta làm con cái chúng ta thất đảm mà chúng ta không biết. Chúng ta thiếu niềm tin vào khả năng của đứa trẻ. Chúng ta nghĩ rằng bây giờ nó còn quá bé để làm những công việc đó, mai ngày nó lớn, nó tự động sẽ làm được những công việc như thế. Nhưng chúng ta đã lầm, mọi sự đều cần phải học hỏi.

Khi một đứa bé làm điều gì sai lỗi hay không hoàn thành được một công việc nào đó, chúng ta phải tránh nói hoặc hành động tỏ cho nó thấy rằng nó là một sự thất bại. Chúng ta cần tách rời hành động ra khỏi con người hành động. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng rằng mỗi lần thất bại là chỉ vì thiếu sự khéo léo nên không ảnh hưởng gì đến giá trị con người. Cần can đảm mỗi khi chúng ta gặp phải thất bại và không nên mang mặc cảm nào cả. Hãy nhớ rằng con người là bất toàn và lỗi lầm thì không thể nào tránh khỏi.

Một nửa của việc khích lệ một đứa bé là tránh làm cho nó thất đảm bỡi việc bảo vệ thái quá hoặc rầy la nó thái quá. Bất cứ việc gì ta làm tỏ ra thiếu tin tưởng vào đứa bé thì đó là làm cho nó thất đảm. Một nửa khác là biết cách khích lệ nó. Bất cứ khi nào chúng ta hành đông để nâng đỡ một đứa bé biết can đảm và tự tin thì đó là lúc chúng ta khuyến khích nó. Không có một câu trả lời nào rõ ràng cho vấn đề đó. Nó liên quan đến quan niệm và sự học hỏi của cha mẹ về vấn đề giáo dục. Chúng ta phải biết quan sát kết quả của chương trình giáo dục và tự hỏi: phương cách mà chúng ta đang dùng có giúp ích gì cho việc giáo dục con cái chúng ta không?

Hành động của đứa bé muốn nói cho chúng ta biết sự lượng định giá trị của nó về chính nó. Một đứa bé nghi ngờ về khả năng của nó hoặc giá trị của nó, chúng ta có thể thấy được qua cách thế: nó không còn muốn làm, không còn muốn tham dự, hoặc góp phần vào những công việc như thế nữa. Trong cơn thất đảm, nó quay sang khuấy động hoặc hành động một cách vô tích sự. Nó nghĩ rằng nó bất tài và không thể đóng góp gì, nên phải làm một cái gì ít ra cũng gây được sự chú ý bằng cách nầy hay cách khác. Thà rằng bị phết vào đít còn hơn là không được ai biết đến. Bị xem là đứa trẻ hư còn hơn là không được chú ý. Một đứa trẻ như vậy luôn có ấn tượng rằng không còn chút hy vọng nào để chiếm được một chỗ đứng qua hành động cộng tác.

Khích lệ là một tiến trình liên tục có mục đích tạo cho đứa trẻ có một cảm giác biết tự trọng và hoàn thành công việc. Từ thuở ấu thời nó cần sự giúp đỡ để tìm được một chỗ đứng qua việc hoàn thành một số những công việc.

Bé Yến, 7 tháng, hay khóc la mỗi khi nó được đặt vào trong nôi và nằm đó một mình. Mẹ nó lấy làm ngạc nhiên: một đứa bé nhỏ như vậy đã có tính dở chứng như thế. Nó cong lưng, đập chân, và la hét đến độ đỏ cả người. Là đứa nhỏ nhât trong 5, bé Yến đã được ôm bế nhiều từ lúc mới sinh. Bé Yến nằm trên đùi mẹ khi mẹ ngồi ở bàn và mắt mẹ thường hay theo dõi lúc nó được đặt trong nôi. Khi mẹ nó phải đi ra khỏi phòng, một trong những đứa lớn hơn được gọi để trông coi nó. Vào giờ ngủ, nó thường không được đặt vào giường cho đến khi nào nó hoàn toàn ngủ say. Nó khóc một chút trước khi thiếp ngủ. Mẹ nó luôn canh chừng và luôn ở cạnh nó mỗi khi nó cựa quậy. Bé Yến vui với mẹ. Mẹ nó nghĩ đến nó như một đứa bé hạnh phúc.

Mới chỉ 7 tháng tuổi, Bé Yến đã tỏ ra thất đảm. Nó cảm thấy mình có một chỗ đứng nếu những người khác để ý làm nó vui và cảm thấy mình bị lãng quên nếu không ai chú ý đến nó. Nó không chịu góp phần vào những sinh hoạt của gia đình và chỉ muốn mình trở thành trung tâm của mọi chú ý.

Sẽ có người hỏi rằng: làm sao một trẻ sơ sinh có thể góp phần vào những sinh hoạt đó? Thưa rằng: đòi hỏi đầu tiên nơi mỗi con người là “phải biết tự mình đủ cho mình”. Một đứa trẻ cần học cách lo cho chính mình và tiến trình học nầy bắt đầu từ lúc mới sinh. Bé Yến cần học cách tự làm mình vui. Mẹ nó yêu nó nhiều và muốn nó là một đứa bé hạnh phúc. Nó trở thành một đứa bé quá được cưng chìu. Bé Yến thấy rằng việc nó khóc mang lại kết quả. Mẹ nó làm mọi cách để nó khỏi khóc, để nó được hài lòng. Trong cách thế khích lệ nó trở thành một đứa bé hạnh phúc, mẹ nó đẵ vô tình không khích lệ nó biết tự mãn với chính mình. Mẹ nó có thể làm ngưng cái dở chứng của nó bằng cách cứ để cho nó khóc nếu nó muốn, cung cấp đồ chơi cho nó và đặt nó ở đó với những đồ chơi của nó. Làm như thế thì tốt hơn cho nó và đó là một sự khích lệ. Mỗi ngày nên có một thời gian nhất định để nó một mình tự lo cho nó. Khoảng thời gian tốt nhất cho sự tập luyện nầy là vào buổi sáng khi các anh chị nó đi học và người mẹ phải lo công việc trong nhà. 

Tuy nhiên, rất khó lòng không quan tâm đến một đứa bé đang khóc. Người mẹ phải tự biết rằng yêu con có nghĩa là muốn cái lợi cho con. Một người mẹ tốt không cần phải cung ứng tất cả mọi đòi hỏi của đứa bé. Một đứa bé cảm thấy hạnh phúc khi nó là trung tâm của mọi chú ý thì không hẳn là một đứa bé hạnh phúc thật. Hạnh phúc thật không lệ thuộc vào sự chú ý của người khác nhưng phát xuất từ trong chính mình như kết quả của sự mãn nguyện với chính mình. Đứa bé cần biết điều đó hơn những người khác, và cũng cần biết rằng có nhiều người đi trước nó đã có thể làm được như vậy.

Bé Mỹ Linh, 3 tuổi, muốn giúp mẹ sắp xếp bàn ghế cho bữa cơm tối. Nó đi một vòng quanh bàn, và rồi nâng lấy bình sữa muốn đổ vào các ly. Mẹ nó chụp lấy bình và nói một cách nhẹ nhàng rằng: “Cưng ơi, con chưa đủ lớn. Mẹ sẽ làm việc đó. Con lấy giấy xếp lên bàn giúp mẹ”. Bé Mỹ Linh xem ra không được hài lòng, quay đi, và rời khỏi phòng ăn. 

Trẻ con có can đảm bẩm sinh và hăng hái làm những gì nó thấy người khác đang làm. Giả như cô bé có làm đổ sữa ra đi nữa thì việc mất sữa cũng ít quan trọng hơn là mất tự tin. Bé Mỹ Linh có can đảm nhận lấy một thử thách mới. Người mẹ có thể khuyến khích bằng cách tin tưởng bé. Nếu sữa bị đổ ra ngoài, nó sẽ phải đối diện với sự thất bại đó nên cần một sự can đảm và khích lệ hơn. Người mẹ nên biết sự dũng cảm cũng như sự cố gắng của đứa bé, nên sẵn sàng giúp nó lau chùi và hãy khuyến khích nó: “Con cần cố gắng hơn nữa và rồi con có thể làm được”.

Hồng Loan 8 tuổi, và Hồng Liên 10 tuổi, sau buổi học về nhà với tờ báo cáo của nhà trường. Hồng Loan yên lặng đi thẳng vô phòng trong khi Hồng Liên chạy đến khoe mẹ:” Mẹ xem, con lấy toàn là 90 với 95 điểm”. Bà mẹ nhìn tờ báo cáo và lộ vẻ vui mừng. “Còn Hồng Loan đâu, mẹ muốn xem tờ báo cáo của nó”. Hồng Liên nhún vai: “Nó không lấy được điểm cao như con. Nó đần lắm”. H. Loan trên đường đi ra ngoài chơi, bà mẹ thấy nó và gọi lại:

    - H. Loan tờ báo cáo của con đâu?

    - Trong phòng con.

    - Con lấy được bao nhiêu điểm?

Cô bé không trả lời. Nó đứng nhìn trần nhà.

    - Mẹ nghĩ con lại lấy điểm thấp nữa rồi, có phải không? Hãy đi lấy tờ báo cáo đưa cho mẹ xem.

 Nhìn thấy H. Loan có 2 cái 40; 2 cái 50; và 1 cái 60, bà mẹ phát cáu:

    - H. Loan, mẹ xấu hổ về con. Không có lý do nào cả. Hãy xem chị H. Liên luôn luôn lấy điểm cao. Tại sao con không như chị con? Con chỉ vì lười và không chú ý. Đây là một cái nhục cho gia đình, con có biết không? Con không được ra ngoài chơi và hãy đi vô phòng.

H. Loan có điểm thấp là kết quả của việc thiếu khích lệ. Nó là đứa con thứ hai trong gia đình. Nó cảm thấy mình không có cơ hội để thõa mãn những tiêu chuẩn mà mẹ nó đòi hỏi: phải giống như chị nó. Cung cách của người mẹ lại càng làm cho nó thất đảm. Trước nhất, cho dầu chưa thấy tờ báo cáo, bà mẹ cũng đã quả quyết: điểm thấp nữa rồi. Vì bà mẹ không tin tưởng vào nó nên nó chỉ có đầu hàng và xem mình như một thất bại. Khi bà mẹ nói bà thấy nhục về nó, cô bé sẽ cảm thấy mình không còn giá trị nữa. Thứ đến, bà mẹ ca tụng điểm cao của H. Liên, bà muốn ám chỉ cho bé Loan một sự so sánh không mấy tốt đẹp về chính nó. Bà mẹ bảo nó nên giống như H. Liên, nhưng đối với bé Loan đó là một điều không thể có được, vì trong đầu óc nó: chị nó lớn hơn nó 2 tuổi, luôn luôn đi trước nó 2 năm, và như thế nó không thể nào bắt kịp được chị nó cả. Bà mẹ phê bình nó: cho nó là lười, là sự nhục nhã của gia đình, điều đó chẳng có ích lợi gì mà chỉ càng làm cho nó thêm thất đảm trên con đường học vấn mà thôi. Cô bé cũng ý thức được rằng: chị nó cho nó là đần độn chỉ vì chị nó muốn độc quyền giữ chỗ đứng như là một đứa thông minh, và cố làm cho em nó càng thêm nhụt chí bằng cách đẩy em nó lụn xuống sâu hơn. Nhưng trên tất cả, việc bà mẹ đã phạt bé Loan không cho nó ra ngoài chơi càng làm cho cô bé cảm thấy chán nản và thất vọng.

Trái với quan niệm thông thường, kích thích sự tranh đua giữa 2 đứa con gái là một việc không nên làm, vì điều đó càng làm cho đứa trẻ thua kém thêm thất vọng và làm cho đứa kia thêm lo sợ, và như thế sẽ tạo cho đứa khá có quá nhiều tham vọng và sẽ đặt cho nó những mục tiêu khó có thể đạt được. Ngoại trừ nó luôn ở hàng đầu, nó có thể cũng xem mình là một thất bại như đứa kia.

Để khích lệ bé H. Loan, bà mẹ phải ngưng đưa H. Liên ra như một khuôn mẫu. Tất cả mọi so sánh sẽ không có lợi. Bé Loan có hành động và phương cách riêng của nó, không cần phải rập khuôn theo như chị nó. Bà mẹ sẽ không giúp gì được cho cô bé nếu bà không tin tưởng vào nó và bày tỏ cho nó thấy điều đó. Trong những tình huống như vậy, cô bé sẽ làm những gì mà người ta nghĩ về bé. Khả năng của nó chỉ tăng lên khi niềm tin được khôi phục. Tránh phê bình chỉ trích, và tốt nhất là bà mẹ nên nhận ra và nêu ra những gì cô bé đã hoàn thành cho dẫu đó chỉ là những công việc nho nhỏ khởi đầu.

Bây giờ, chúng ta hãy thử lập lại cùng một sự việc, và cũng thử trình bày một phương cách khác mà chúng ta có thể áp dụng để mang lại một sự khích lệ cho một đứa trẻ đang gặp nhiều khó khăn, chán nản như trường hợp của bé H. Loan.

H. Loan và H. Liên về đến nhà với tờ báo cáo của nhà trường. Loan yên lặng đi vào phòng trong khi Liên chạy ngay đến mẹ nói: “Mẹ ơi, con lấy toàn điểm cao”. Người mẹ nhìn và nói: “Mẹ sung sướng thấy con ham học”. Điều quan trọng ở đây là mẹ nó chú trọng đến việc học chớ không phải là điểm. Người mẹ ca tụng công việc đã được làm tốt đẹp. Và nhận ra là Loan muốn tránh né vấn đề, nên người mẹ cần phải tế nhị, chờ đến khi chỉ còn một mình nó với bà, bấy giờ bà mới hỏi: “Loan, con có muốn mẹ ký vào tờ báo cáo của con không?” Loan cưỡng bách mang tờ báo cáo cho mẹ. Bà mẹ xem xét, ký vào, và nói: “ Mẹ sung sướng nhìn thấy con thích môn đọc sách (môn nầy nó lấy được điểm cao). Môn nầy vui thích phải không? Thế rồi, bà mẹ nên tỏ dấu cưng con, ôm nó, và nói sang chuyện khác: “ Con có muốn giúp mẹ xếp đặt bàn cho bữa ăn tối không?” Trong lúc hai mẹ con thu xếp bàn ăn, cô bé xem ra không vui. Nhưng cuối cùng, cô bé cũng bày tỏ nỗi niềm tâm sự: “Chi Liên lấy toàn điểm cao, còn con thì không”. Bấy giờ, bà mẹ có thể khuyến khích: “Không quan trọng là con phải lấy cùng điểm như chị con. Nhưng con cũng có thể đạt được điểm mà con thích thú, và bấy giờ con sẽ khám phá ra rằng: con có nhiều khả năng hơn con nghĩ mình có bây giờ”.

Thật khó cho chúng ta nhìn thấy cái gì sẽ xảy ra cho bé Loan nếu mẹ nó thình lình thay đổi giọng điệu như thế. Thoạt đầu, cô bé có lẽ không tin. Nhưng bà mẹ cần phải ngưng ngay việc nghĩ rằng: chỉ có bé Liên mới có thể lấy được điểm cao như vậy. Với H. Loan, cô bé vẫn tin rằng nó khó có cơ hội để lấy được điểm cao, xin được học bỗng. Từ cái nhìn đó, mọi cố gắng mà nó làm đều trở nên vô ích. Dẫu sao, nó cũng đã cố gắng để lấy được 60 cho môn đọc sách. Điều nầy chứng tỏ nó cũng đã có một sự nổ lực. Khi bà mẹ nhận ra được điều đó, bà nên cho nó một cơ hội tái thẩm định chỗ đứng của nó và nên giảm bớt sự cạnh tranh quá đáng, không cần thiết. Trong cách thế đó, bà có thể cung cấp cho cô bé một nguồn hứng khởi cho những cố gắng vượt xa hơn. Bé Loan bây giờ có cơ hội để thấy rằng 60 điểm cũng có một giá trị nào đó. Nó sẽ ngẫm nghĩ: nếu đây vẫn còn tốt hơn là thất vọng thì mình có thể làm hơn nữa được. Một tia hy vọng chớm nở trong đầu óc nó, trở thành một sự khích lệ gây cảm hứng cho cô bé cố gắng làm một cái gì hơn nữa.

Cu Chính 10 tuổi là một bé trai nghịch ngợm lúc ở nhà cũng như khi ở trường. Nó khởi sự nhiều chương trình nhưng không bao giờ làm xong được cái gì. Điểm học của nó ít khi đạt được trung bình. Nó là đứa lớn nhất trong 3 đứa trai. Đứa em kế 8 tuổi và đứa thứ ba 3 tuổi. Cu Chính thích chơi với đứa bé nhất và hay gây lộn với đứa thứ nhì tức bé Chinh. Bé Chinh đạt được điểm cao ở trường và hoàn tất những gì nó khởi sự. Sở thích của nó không nhiều như anh nó. Một ngày kia cu Chính làm gần xong một con trâu bằng đất. Mẹ nó quan tâm đến việc nó không làm xong điều mà nó khởi sự nên tìm cách khuyến khích nó: “Thật là dễ thương, con đang làm một tuyệt tác”. Và thật bất ngờ, cu Chính ném con trâu xuống sàn nhà và hét lên: “Con không dễ thương mà thật đáng chán”. Thế rồi, nó lầm lì đi ngay vào phòng nó.

Mẹ nó cố gắng khích lệ nó bằng cách ca tụng nó. Nhưng phản ứng của nó cho  thấy rằng lời ca tụng của bà mẹ không khích lệ mà ngược lại càng làm cho nó thêm chán nản. Tại sao? Lời ca tụng có thể là khích lệ mà cũng có thể là không.

Đây là một điển hình cho thấy : không có một mẫu trả lời nào hoặc một qui luật nào là tiêu chuẩn cho việc khích lệ con trẻ. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào sự phản ứng của đứa trẻ. Bé Chính đã quá tham lam: muốn làm quá nhiều điều nhưng không thể làm được. Khi người mẹ ca tụng nó, nó sinh giận dỗi vì nó mang mặc cảm rằng: nó có bao giờ làm được một cái gì xem ra khá đâu. Nó cảm thấy lời của mẹ nó không là một lời khuyến khích thật mà là một lời châm chọc mỉa mai. Nó muốn tác phẩm mà nó hoàn thành phải là một cái gì tuyệt vời. Nhưng những cố gắng của nó thì khác xa với những gì nó ước muốn vì sự thiếu khả năng của nó, và vì muốn hoàn thành mọi sự cách tức khắc nên nó không thỏa mãn với bất cứ cái gì. Người mẹ đã ca tụng tác phẩm nó làm, nhưng với nó, nó cảm thấy tác phẩm đó vẫn còn là một cái gì khác xa với cái mà nó mong muốn. Thật ra, không ai hiểu được cái thất bại mà nó đang gặp phải ngay cả bà mẹ của nó, vì thế nó sinh ra giận dỗi.

Bé Chính cần sự khích lệ nhưng phải là một sự khích lệ khác thường. Nó cảm thấy mình hoàn toàn thất bại trong mọi sự nó làm. Khởi sự hết công việc nầy đến công việc khác, nó tỏ ra hoạt động và bận rộn với nhiều công việc, nhưng chẳng bao giờ làm xong được một cái gì, và nó đã dùng phương cách đó để tránh đối diện với sự bất tài của nó. Trong khi đó, em nó, cu Chinh luôn thành công trong mọi việc, điều đó càng làm cho nó thêm xấu hổ. Sự quá tham vọng là kết quả của mặc cảm thua kém em nó. Ngoại trừ nó phải đứng đầu, nó không là gì cả. Chính cái tư tưởng lệch lạc đó đã hướng dẫn hành vi sai lầm của nó. Với nó, có thể nói được rằng đó là một công việc hoàn toàn không thể. Vì thế, nó cảm thấy mình chỉ là một thất bại, và do đó không có một lời ca tụng nào có thể mang lại cho nó một sự khích lệ.

Nếu mẹ nó có nói rằng con người không cần phải là hoàn toàn, thì điều đó cũng chỉ là vô ích và chỉ càng làm cho nó nghĩ rằng không có một ai hiểu được nó. Nó cảm thấy rằng mọi cái nó làm phải là hoàn toàn vì nó đồng hóa cái nó làm với cái nó là. Nhưng dẫu cho nó có thành công trong một số công việc, nó vẫn coi đó là một sự thất bại vì cái quan niệm lệch lạc của nó. Nó cần phải đổi hướng, đổi cách nhìn, phải thay đổi cái hoàn toàn của một công việc bằng cái thõa mãn của một sự đóng góp. Tuy nhiên, nó cảm thấy rằng ngoại trừ sự đóng góp của nó là hoàn toàn, nó chỉ là một thất bại.

Bé Chính cần được giúp đỡ nhiều để nó tái thẩm định giá trị về chính mình và chỗ đứng của nó trong gia đình. Cha mẹ cần dấn thân trong việc nầy. Cái chủ nghĩa “phải là hoàn toàn của nó” phát xuất từ một chỗ nào đó: hoặc từ cha, hoặc từ mẹ, hoặc cả hai – có lẽ đã có tiêu chuẩn quá cao cho sự hoàn thành của một công việc. Có thể họ cũng đã nói với nó rằng nó không cần phải là hoàn mỹ, nhưng trong lối sống, họ lại mâu thuẫn với lời họ nói. Gia đình như vậy cần cởi mở thảo luận với con cái họ về: thế nào là tốt đối với một con người trước khi một người trở nên tốt đủ. Thay vì ca tụng nó, tốt hơn là nói với nó rằng mẹ vui khi nhìn thấy con thích thú làm việc đến cuối cùng.

Mỹ Linh 5 tuổi rất thích thu dọn chiếc giường của nó cho gọn gàng. Nó kéo những tấm ra phủ giường qua hướng nầy rồi hướng khác. Cuối cùng thì cô bé đặt nó vào vị trí mà cô bé thích. Mẹ nó vào phòng, thấy giường xếp đặt không được đẹp mắt mới bảo: “Cưng ơi, mẹ sẽ làm cho con, những tấm chăn phủ giường thì quá nặng đối với con”.

Người mẹ không những ám chỉ rằng Mỹ Linh chưa đủ khả năng để làm chuyện đó vì nó còn quá bé, nhưng cũng còn muốn tỏ ra cái siêu việt của bà bằng cách trải đẹp những tấm chăn phủ giường trong khi cô bé đứng nhìn mà lòng cảm thấy xấu hổ. Niềm vui do việc hoàn thành một cách tốt đẹp công việc thu dọn chiếc giường đã biến mất khi đối mặt với sự hoàn thành tuyệt hảo của bà mẹ. Mỹ Linh không bao lâu sẽ cảm thấy: người mẹ làm điều đó so với nó đẹp hơn nhiều nhưng nào có ích chi?

Nếu người mẹ tỏ ra vui khi thấy Mỹ Linh thích làm điều đó và với một lời khuyến khích như: “Thật là tuyệt nếu con kéo nó xích lên một chút” hoặc “ Hãy nhìn cưng của mẹ tự thu dọn giường của con”, Mỹ Linh chắc sẽ vui để thực hiện, và sẽ còn thích thú tiếp tục. Không thành vấn đề có bao nhiêu nếp nhăn trên những tấm chăn phủ cô đã trải, người mẹ không nên tỏ cho Mỹ Linh thấy rằng bà đã làm điều đó tốt hơn đứa bé nhiều. Bà có thể sửa lại sau đó sau khi đứa bé không còn ở đó nữa. Một khi đã hoàn chỉnh xong, người mẹ có thể khích lệ cô bé bằng những đề nghị như : “Tại sao con không cuộn nó lại và rồi lại trải ra khi con thức giấc?” Hay mỗi khi thay chăn, bà mẹ nên có những đề nghị như : “Mẹ con mình thay chăn để giặt!” và bắt đầu vừa làm vừa chỉ cho cô bé. Tuyệt đối tránh những phê bình, chỉ trích mà chỉ có những lời khích lệ như: “Bây giờ chúng ta vén góc nầy lên và dấu nó vào trong” hoặc  “Chúng ta cùng kéo nó lên để hai đầu ra vừa khít với cái đệm” . Trong cách thế như vậy, dẫu là đang học làm một việc gì chẳng qua cũng giống như là đang chơi một trò chơi thích thú, và cả hai mẹ con đều có chung niềm vui là cùng làm một công việc với nhau.

Cu Luân 4 tuổi cùng với mẹ đi thăm người bạn láng giềng của mẹ. Bà nầy có đứa con gái tên Tuyền, 1 tuổi rưỡi, đang ngồi chơi với những đồ chơi của nó trong phòng coi Tivi. “Con vào chơi với em Tuyền đi, bà mẹ nói với Luân, con phải là một đứa con trai tốt, không được đánh em nhé!” Cu Luân cởi chiếc áo khoác ngoài ra và chạy vào chơi với bé Tuyền trong khi hai bà mẹ ngồi uống cà phê nói chuyện. Không bao lâu sau đó thì bé Tuyền hét rú lên và khóc. Cả hai bà mẹ đều chạy vội vào. Cu Luân đang đứng với dáng điệu thõa mãn, ôm con búp bê của bé Tuyền áp vào ngực. Bé Tuyền khóc to và trên vầng trán hiện lên một vết đỏ. Mẹ Tuyền chạy đến bế nó lên, ôm nó, và hun nó. Mẹ cu Luân chụp lấy cậu bé và quát: “Con hư. Con đã làm gì với em bé? Có phải con giành lấy con búp bê và đánh nó không? Tại sao con lại tệ như vậy? Má đánh con bây giờ”. Và bà đã phết cho nó hai phát. Cậu bé khóc rú lên. “Tôi không biết làm gì với nó, bà nói với người bạn đang ôm bé Tuyền đã hết khóc. Nó chỉ đối xử tệ với những đứa trẻ nhỏ hơn nó”.     

Cậu bé thình lình nhìn mẹ khi bà ta đang cố gắng làm cho cô bé cười lên. Bé Tuyền quay mặt đi và rút vào cổ mẹ nó. “Chúng ta uống hết ly cà phê, mẹ Tuyền nói, bé nó không sao. Tôi chỉ muốn ôm nó thôi”. Mẹ Luân quay sang Luân lần nữa và nói: “Con là một đứa con hư. Thật xấu hổ cho con chỉ biết đánh những đứa trẻ nhỏ hơn con thôi. Con ngồi lại đây. Ngồi tử tế hoặc mẹ sẽ đánh con bây giờ”.

Có nhiều vấn đề cần nói đến trong biến cố nầy nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề liên quan tới việc khích lệ mà thôi. Điều trước tiên là bà mẹ đã cho cậu bé một ấn tượng, một quan niệm không mấy tốt đẹp về chính nó: “nó là một đứa con hư”. Mỗi khi chúng ta muốn lưu ý một đứa bé “hãy trở nên tốt” thì thường chúng ta bảo nó đừng làm chuyện nầy, đừng làm chuyện kia…như đừng chọc phá, đừng đánh em bé, toàn là những điều tiêu cực mà rất ít khi chúng ta nhăc nhở những đứa bé làm những điều tích cực như con hãy chơi vui vẻ, tử tế với em nhé! Thông thường thì nó không để ý, nhưng khi chúng ta bảo nó đừng làm là chúng ta nhắc nhở nó làm một cái gì đó không hay. Chính vì thế, chúng ta nên để ý đến những điều tích cực hơn. Hơn nữa, mỗi lần chúng ta quá lưu ý một đứa trẻ “hãy nên tốt” là mỗi lần nó cảm thấy: chúng ta thiếu tin tưởng vào ước muốn nên tốt của nó. Chúng ta thường không phân biệt giữa hành động của đứa bé và chính nó. Bà mẹ xem Luân như một đứa trẻ xấu. Chính cái quan niệm của bà mẹ về đứa bé đã làm cho nó có hành động như vậy vì nó không còn tin tưởng vào khả năng của nó có thể thay đổi cái nhìn của mẹ nó. Như một kết quả của những lời nói hay hành động thiếu khích lệ, trẻ con luôn nghĩ rằng người ta chỉ có chỗ đứng khi người ta chứng tỏ cái uy quyền của mình ra. Chúng ta phải nhận ra điều nầy: sở dĩ con trẻ có những hành vi sai trái, đó là kết quả của những lời nói hay hành động của chúng ta đã làm cho chúng cảm thấy bất mãn và xuống tinh thần.

Phương cách tốt nhất trong những trường hợp như thế là tránh tất cả những gì làm đứa bé thêm chán nản, vì những điều đó không có lợi gì cho nó cả. Hãy tỏ thái độ tin tưởng vào trẻ con có thể chơi chung với nhau mà không cần phải dặn dò, lo lắng gì cả. Bà mẹ có thể nói: “Mẹ ở đây và con có thể vào chơi với bé Tuyền nếu con muốn”. Một lời khích lệ như vậy cũng đủ rồi. Và nếu nó chạy ra, người mẹ có thể nói với nó rằng: “Hoặc là con chơi với bé Tuyền hoặc là con ở bên cạnh mẹ”. Nếu có sự giằng co xảy ra, người mẹ có thể yên lặng vào phòng nắm lấy tay cậu bé và nói: “Con ơi, sao hôm nay con lộn xộn quá vậy. Vì con không thích chơi nên chúng ta đành phải đi về”. Dĩ nhiên, điều đó đòi hỏi người mẹ phải hy sinh cuộc thăm viếng. Nhưng với phương cách đó, người mẹ có thể dạy bảo cho đứa bé biết rằng nó có thể đến với mẹ nữa nếu nó sẵn sàng thay đổi hành vi của nó. Hoặc là người mẹ có thể để đứa bé ở lại đó với một người bà con hoặc người láng giềng một lần để nó có thể duyệt xét lại hành vi của nó.

Thật ra, nếu bà mẹ biết tránh tất cả những hành động xem ra không phù hợp với sự khích lệ, bà đã hoàn thành trên một nửa điều bà cần làm. Bà có thể coi bé Luân như một đứa bé dễ thương ngay cả hành vi của nó không được dễ thương, bà cũng nên cho nó những lời khích lệ mà không nên quá chú trọng vào hành vi sai lầm của nó. Khi bà mẹ cho nó cái quyền tự do hành xử, bà mẹ trao cho nó trách nhiệm đối với hành vi của nó và cũng muốn chỉ cho nó thấy rằng nó phải gánh chịu những hậu quả của những hành động của nó. Khi bà mẹ nói với nó rằng “Chúng ta sẽ trở lại đây vào một ngày con cảm thấy sẵn sàng”, bà mẹ biểu lộ niềm tin vào đứa bé sẽ thay đổi và sẽ trở nên tốt hơn để có thể trở lại đây chơi với cô bé.

Riêng đối với bé Tuyền thì hành động của cả hai bà mẹ xem ra không mấy thích hợp chỉ vì các bà đã quá quan tâm đến sự việc không may xảy ra cho nó. Cái đánh nhẹ vào vầng trán của cô bé không làm nó quá đau như phản ứng tức thời của các bà: vội ôm nó lên và xít xoa vào vết thương của nó. Nó sẽ học từ kinh nghiệm đó rằng nó không có thể chịu đựng nổi một chút đau đớn và nó phải được an ủi ngay tức khắc. Sự lệ thuộc vào mẹ nó được cổ võ; như thế sự can đảm và sự tự chủ của nó sẽ bị tiêu mòn. Nó sẽ dễ có cái quan niệm sai lầm về chính mình như một đứa bé cần phải lệ thuộc vào người khác để được bảo vệ. Hãy nhớ rằng cuộc sống của chúng ta thì đầy đau khổ và phiền toái. Và chúng là một phần của cuộc sống. Nếu con trẻ không học để chịu đựng được những gian khổ đó, chúng sẽ sống cách bệnh hoạn. Chúng ta không thể bảo vệ con trẻ chúng ta khỏi những bất trắc trong cuộc sống. Vì thế, cần thiết là chúng ta chuẩn bị cho chúng ngay từ bây giờ. Cảm thấy tội nghiệp là một trong những thái độ làm tổn thương nhất mà chúng ta thường ít để ý. Nó tỏ cho chúng thấy rằng chúng ta thiếu niềm tin vào chúng và vào khả năng có thể đối đầu với những nghịch cảnh của chúng.

Vì thế, ngoài việc không nên bảo vệ con trẻ một cách quá đáng, một thái độ quan trọng khác cũng cần được chú ý là: mẹ Tuyền trong những trường hợp như thế nên giúp bé học cách chấp nhận những đau đớn đó. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không bao giờ xoa dịu các vết thương hay những nỗi đau buồn của con trẻ. Nếu như thế thì thật là vô tâm. Nhưng cách thế mà chúng ta dùng, có sự khác biệt, chẳng hạn như chúng ta có thể nói: “Rất tiếc là con đã bị đụng phải, nhưng nó sẽ khỏi ngay. Con cố gắng chịu đựng một chút. Mẹ biết con can đảm, cưng của mẹ”. Thay vì vội vã bồng bế nó lên ngay, bà mẹ có thể quan sát và bảo nó vết thương chỉ nhè nhẹ thôi. Bà có thể trấn an nó rằng: “Không sao đâu con, chỉ một chút bầm thôi. Không bao lâu nó sẽ hết ngay”. Những cách nói như vậy khích lệ trẻ con biết chịu đựng hơn. Sau khi đã vỗ về xong, bà mẹ có thể yên lặng giúp bé Tuyền thu xếp những đồ chơi. Và rồi, không cần chú ý nữa để cho cô bé có khoảng trống tự nó đối đầu với vấn đề của nó. Bé Tuyền là đứa bị đánh và cũng là đứa phải khuất phục không những chỉ vết thương mà còn cả bầu khí thân thiện đã bị đánh mất và ngay cả cảm giác bất an nữa. Nếu bà mẹ cho nó cơ hội và tin tưởng vào nó, nó sẽ sớm bình phục và sớm khám phá ra sự can đãm của nó cũng như khả năng có thể chịu đựng được những điều bất trắc đó.

Thùy Hương đang học thêu. Cô đang tập thêu một cách chú tâm sung sướng. Với sự hài lòng và hảnh diện, cô giơ chiếc khăn đang thêu lên để chiêm ngắm công trình tuyệt vời của mình. Đoạn cô đưa đến cho mẹ để nhờ mẹ chỉ cho cách phải làm thế nào để hoàn tất công trình sắp hoàn thành của cô.

“Thùy Hương, chỗ nầy không được, bà mẹ nói. Con nhìn xem. Chỗ nầy con phải làm thế nầy thì nó đẹp hơn. Cái nầy quá dài, nó xem ra lượm thượm. Tại sao con không lấy nó ra và làm lại. Nó coi bộ sẽ đẹp hơn”. Nét mặt của Thùy Hương thay đổi, từ phấn khởi thích thú thành chán chường buồn bã. Cô thở dài và nhếch môi khẽ nói: “Con chả muốn làm gì nữa bây giờ. Con muốn đi ra ngoài mẹ ơi!”

Những lời phê bình của bà mẹ đã làm tiêu tan nỗi sung sướng và niềm kiêu hãnh của Thùy Hương. Câu nói: “Con phải làm thế nầy thì nó đẹp hơn” không phải là một lời khích lệ. Nó ám chỉ công trình đã được làm không tốt đủ, không đáng để làm mẫu mực. Cái mà Thùy Hương nghĩ là đẹp lại trở thành lượm thượm đối với mẹ cô. Sự đề nghị nên tháo ra và làm lại là một điều không thể chấp nhận được đối với cô bé. Đó là một lời hoàn toàn thiếu khích lệ. Vì thế, cô bé đã bỏ dở công việc đang làm và quay sang làm một công việc khác. Mẹ cô có thể dễ dàng quan sát được kết quả của lời nói mình khi nhìn thấy nét mặt cũng như phản ứng của con bà hoàn toàn thay đổi.

Tại sao cứ phải đi tìm những cái bất toàn, những khuyết điểm để nêu ra khiến người nghe cảm thấy chán nản, xuống tinh thần. Chúng ta có thể dùng một phương cách khác xem ra hữu ích hơn trong việc chỉ dạy con cái để khuyến khích chúng tiếp tục công việc một cách thích thú, chẳng hạn như nói: “Cưng ơi, đẹp lắm! Những đường kim của con rất dễ thương, bà có thể vừa nói vừa chỉ cho cô bé một số đường nét đẹp mà nó đã làm. Khi con hoàn thành tác phẩm nầy chúng ta sẽ treo nó trong nhà tắm”. Như vậy, người mẹ cùng với con, cả hai cùng thưởng thức tác phẩm ấy và xem đó như một công trình hữu ích và quí giá.

Khi người mẹ chỉ cho cô bé thấy những đường nét nho nhỏ mà nó đã hoàn tất một cách tốt đẹp, bà đã khuyến khích cô bé tiếp tục để hoàn thành tác phẩm với một sự khéo léo tuyệt vời hơn. Chúng ta chỉ có thể gầy dựng trên ưu điểm chứ không phải trên khuyết điểm. Cần chú ý nhiều hơn đến những đường nét đẹp của tác phẩm mà cô bé đã cố gắng làm. Nhiều khi bố mẹ cũng cần phải có can đảm để nói lên những lời khích lệ con cái tiếp tục tiến bước với một kinh nghiệm mới.

Cu Long 7 tuổi vừa được mẹ cho phép mua một chiếc máy bay mà nó đã nhìn thấy ở tiệm đồ chơi, trong trung tâm mua bán đồ chơi trẻ con. “Mẹ không thể đưa con đến đó ngay bây giờ được, chúng ta sẽ đi ngày mai con ơi”, bà mẹ nói thế. “Con có thể đi bằng xe đạp”, cậu bé nài nĩ. Nhưng mẹ nó trả lời: “Con không được phép lên phố bằng xe đạp. Xe nhiều lắm con ơi”. “Con có thể lo cho con mẹ ơi. Nhiều đứa trẻ lên trên đó bằng xe đạp”. Bà mẹ thoáng nghĩ trong một phút. Bà nghĩ đến hàng loạt xe đạp mà bà thường gặp đậu ở bên ngoài tiệm đồ chơi. Bà cũng thấy hằng ngày con bà đạp xe đạp đi học và nó đã làm điều đó rất tốt, nên bà bảo: “Được, con hãy đi. Hãy mua lấy cái con thích”. Cậu bé sung sướng vội phóng nhanh ra khỏi nhà. Bà mẹ yên lặng với cảm giác lo lắng. Bà nghĩ: nó còn quá nhỏ nhưng nó không chịu học bất cứ đứa nào trẻ hơn nó. Gần một tiếng đồng hồ sau, nó phóng xe về nhà với gói đồ chơi. “Mẹ ơi, xem! Con đã mua nó”. “Cưng ơi, mẹ rất hài lòng, bà mẹ nói với nét mặt tươi cười, bây giờ thì con có thể tự đi mua đồ cho con. Như vậy không phải là tuyệt vời sao?”

Bà mẹ bé Long đã cảm thấy lo lắng nhưng bà đã khuất phục được nỗi lo sợ và đã tỏ cho thấy niềm tin của bà vào khả năng đi xe đạp của cậu bé. Cậu bé đã đáp lại niềm tin của bà một cách tốt đẹp. Người mẹ đã theo dõi kiến thức cũng như việc làm của nó. Cuối cùng bà cho phép nó được tự do hơn bằng cách hứa cho nó nhiều cơ hội để đi mua lấy những món đồ riêng của nó.

Bé Thịnh 5 tuổi, cài nút áo ấm của nó một cách lệch lạc, nhưng mẹ nó cứ để như vậy một thời gian. Một ngày kia, mẹ nó nói: “Cưng ơi, mẹ có ý kiến. Tại sao con không cài nút áo bắt đầu từ nút cuối cùng cài lên, như thế có dễ hơn không? Với nét mặt tươi vui và bằng phương cách mới, bé Thịnh đã làm theo lời đề nghị của mẹ và cảm thấy sung sướng khi cài đến hạt nút cuối cùng. Từ sự thành công của phương cách nầy, bà mẹ đã cố gắng khích lệ nó trong những vấn đề khác. Chẳng hạn, cậu bé thường treo đồ ngủ trên giá treo quần áo, nhưng vì nó treo lộn ngược, nên quần áo thường hay rơi xuống sàn nhà. Mẹ nó đề nghị: “Tại sao con không cầm lấy đầu kia và giũ nhẹ vài cái cho nó thẳng trước khi con treo vào giá”. Cu Thịnh vói lấy chiếc áo rơi và làm y như mẹ nói, đoạn treo vào giá. Nó không rơi nữa. Cậu bé cười vui vẻ và nói: “Mẹ ơi, nhìn kìa! Nó có kết quả như mẹ dạy!”

Mẹ của bé Thịnh đã tìm ra một phương pháp khuyến khích cậu bé bằng cách đề nghị với nó rằng: cách thế mà nó đã làm trước đây thì không được đúng. Bà đã dựa vào tinh thần thám hiểm và sự ước muốn tìm phương cách mới của nó. Bé Thịnh có thể nhìn thấy được kết quả từ những công việc nó làm. Bà mẹ không cần phải chỉ ra cho nó. Bà mẹ chỉ mỉm cười và ánh mắt của bà đã nói cho nó rằng bà muốn chia xẻ sự thích thú về khả năng của nó.

Những điểm trình bày trên đây cho thấy sự quan trọng của việc khích lệ, nhưng dĩ nhiên chúng ta không thể mong đợi tất cả mọi khích lệ đều mang lại kết quả. Chẳng hạn như ca tụng là một cách khuyến khích mà chúng ta thường dùng, nhưng cũng phải được dùng một cách cẩn thận. Nếu không, nó có thể gây ra những nguy hiểm như chúng ta đã gặp thấy trong một số trường hợp trên đây. Vì nếu con trẻ coi ca tụng là một phần thưởng thì thiếu nó là một sự sỉ nhục. Như vậy, nếu nó không được ca tụng trong bất cứ điều gì nó làm, nó sẽ cảm thấy mình bị thất bại. Một đứa bé như thế, sẽ làm việc với hy vọng chiếm đươc phần thưởng hơn là làm việc để thõa mãn cho sự khát vọng muốn đóng góp vào lợi ích chung. Như vậy, sự ca tụng cũng có thể đưa tới một sự thoái chí, vì nó củng cố cho quan niệm sai lầm của đứa bé là nếu nó không được ca tụng, nó không có giá trị gì.

Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái. Nhưng cách thức mà chúng ta dùng để biểu lộ tình yêu thì không được thích hợp. Tình yêu bố mẹ dành cho con cái được biểu lộ cách tốt nhất chính là việc khuyến khích con trẻ biết sống tự lập. Chúng ta cần bắt đầu hướng dẫn chúng từ lúc mới sinh và giữ mãi suốt thời kỳ ấu thơ. Việc khích lệ được chứng tỏ bằng cách tin tưởng vào đứa bé ở mỗi giai đoạn lớn lên của nó. Cần có sự hướng dẫn của chúng ta trong mọi biến cố và mọi trường hợp trong suốt thời thơ ấu của chúng. Trẻ con cần có sự can đảm, và chúng ta có bổn phận phải giúp chúng lớn lên và phát triển một cách trọn vẹn và sung mãn.

  

Lm. Lê văn Quảng, tiến sĩ tâm lý. 

(Trích trong cuốn BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG của linh mục Lê văn Quảng, tiến sĩ tâm lý.

Sách đã được phát hành và có bán tại các nhà sách công giáo)

Tác giả:  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!