Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
ĂN TẾT …VÀ VỀ QUÊ ĂN TẾT !

 
 

Cổ xưa lắm rồi kiểu nói này đối với người Việt Nam … và là kiểu nói cổ xưa có lẽ còn tồn tại mãi … bao lâu Tết còn là Tết …

 

Thực tế là Tết … thì có ăn … và ăn ngon hơn bình thường …

 

Ngày xưa bà con ta còn khổ , còn nghèo … Cả năm quần quật “ sấp mặt với đất , phơi lưng cho trời ” mà miếng cơm , manh áo cũng không thể nào gọi  được là mặn mà lắm , tươm tất lắm … Cho nên chuyện Tết Ăn Tết là chuyện thực tế … Nghĩa là vất vả cả năm , ngày Tết ngày Nhất thì nhất định phải lo cho có cái mà ăn , có cái mà mặc : ăn no và ăn ngon – mặc sạch và mặc đẹp …

 

Ngày nay thì vẫn là … Ăn Tết  : nội dung cũng là chuyện ăn và chuyện mặc… nhưng chất lượng có khác … và tâm thức cũng khác … Chất lượng thì ngày càng “ siêu ”  hơn và “ lòng” cũng bớt phải lo lắng sắp xếp … Tất cả đều đã được cung cấp … Chỉ việc liệng qua liệng lại vài vòng siêu thị là muốn chi có nấy  …với hình dạng “ sắc nét ”  hơn công sức thủ công nhiều và màu mè cũng bắt mắt hơn …Dĩ nhiên cái bên trong thì chưa biết như thế nào … vì còn tuỳ thuộc vào qui luật “ tiền nào của nấy ” cũng như  “ sự may rủi của lương tâm !”

 

Ăn Tết : kiểu nói cổ - vẫn còn được dùng trong hôm nay – và sẽ được dùng mãi mãi bao lâu – như đã nói trên – Tết còn là Tết …
 

Thế nhưng “ Ăn Tết ”   - cơ bản và quý báu – lại là chuyện “ về quê ăn Tết”, chuyện “ trở về ” của những người con tha phương cầu thực : trở về với làng quê , với gia đình … và đồng nghĩa  với  chuyện “ trở về với nguồn cội, với gốc gác ” …

 

Ngày xưa nghèo … nên có tục “ đụng lợn ” dễ thương , đầm ấm … Dăm ba gia đình cận kề xóm giếng hay bà con thân tộc … chuẩn bị “ Ăn Tết ” bằng cách cả vài ba tháng trước đã lo cho có một con lợn ( heo) choai choai và trao cho một gia đình nào đấy nhiệm vụ chăm sóc … Hai mươi chín , ba mươi Tết là cùng nhau cắt tiết ( thọc huyết) , cạo lông … Bà con làm với một tấm lòng nhớ đến nhau và một thái độ “ á nghi thức ” rất ư là khệ nệ…Nhớ thời điểm năm 1968 – 1970 , đi Giúp Xứ ở một vùng quê không được an ninh cho lắm và thiếu thốn mọi điều kiện …Giáo Xứ có Xóm Trong và Xóm Ngoài … Xóm Trong ở chung quanh Nhà Thờ và Xóm Ngoài cách một giòng sông nho nhỏ … Ông Thầy Giúp Xứ - Áo Dòng lụng thụng - lang thang Xóm Ngoài … hễ nghe lợn kêu chỗ nào là chạy tới dặn cái đuôi…Vậy mà đến trưa cũng kiếm được cả tá …Đuôi lợn đụng … thì hết chê … và cũng cả nể lắm mới cắt cho nhau … Ấy là chưa kể đến thủa còn nhí : cả bọn dành nhau quả bóng từ bong bóng lợn mà người lớn - khi xẻo -  thì cũng rất khéo léo … để bọn trẻ còn có bóng mà chơi … Sau khi chia phần đồng đều cho tất cả các tay đụng , huyết , bộ lòng … và các thứ lòng thòng được chế biến  … như làm dồi chẳng hạn …Còn bao nhiêu bỏ tất cả vào nồi cháo khổng lồ … Vậy là bữa tiệc đụng đã sẵn … Bà con quây quần bên nhau trên manh chiếu giữa sân với những chiếc đĩa lá chuối rải đều …Chai rượu “quốc  lủi ” chính gốc sủi tăm được rót ra … Những buồn vui trong năm được chia sớt khi thì nhỏ tiếng , lúc thì to tiếng …nhưng tất cả chấm dứt trong êm đềm và quên lãng ... Một giấc ngủ thật say trong một đêm cho một Năm Mới bắt đầu với những mới mẻ linh thiêng và đầm ấm hơn  : bữa ăn  tình nghĩa , cởi mở và chân chất …

 

Đương nhiên Tết là phải có bánh chưng hay bánh tét … Dĩ nhiên – một cách nào đó – ngày nay , người Việt vẫn có khuynh hướng cho rằng bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ … nhưng   theo GS Trần Đình Vượng thì nguyên thuỷ của bánh chưng là bánh tét …Và mục đích của cả bánh chưng  vuông – khá phổ biến ở miền Bắc – lẫn bánh tét dài – rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam – thì hình như đều có một mục đích là có thể để được lâu …Để được lâu nên sẽ đỡ phải lo chuyện bếp núc những ngày Lễ Tết và sẵn sàng để có cái mà đãi khách …Hầu hết các món ăn  khác – trong dịp Tết - cũng nằm trong mục đích này : mặn thì có tai heo chua , thịt mắm , củ kiệu , dưa hành  … và ngọt thì có các loại mứt , bánh cốm , bánh thuẫn…Dĩ nhiên – với bản chất thành kính những gì là linh thiêng – mọi món ăn đều được chế biến trong tâm thức hướng Thiên của mình …Và – dù chỉ là có thể để lâu để tiếp khách – thì vẫn là một điều rất đẹp đưa con người đến với nhau và giúp nhau sống chan hoà tình đồng bào , tình thôn xóm : một bước rất gần với ý Trời… Cho nên Ăn Tết … vẫn là nét đẹp đáng trân trọng …
 

Đã có một thời – trên mâm cúng hay tại bàn thờ Ông Bà – người ta thấy thấp thoáng đôi chai rượi tây …Dĩ nhiên thì chẳng có vấn đề gì … nhưng bản thân mình , khi nhìn lên , vẫn thấy sao sao ấy …Không biết nó có kịch cỡm lắm không … và Ông Bà có nuối tiếc gì không … vì thời của con cháu mình… sao mà nhiều mùi vị ngoại lai vậy … Dù sao chén rượu gạo , rượu nếp … vẫn quen thuộc hơn , vẫn gần gũi hơn …Nay thì có vẻ như rượu tây không còn là “ mốt ” nên người ta bằng lòng với đôi chén nhỏ và “ cút ”  rượu nấu… để  Ông Bà đỡ phải “ sặc sụa”  mùi vị khác lạ … “ Mốt ”  trở về nguồn này hình như cũng là chọn lựa của nhiều người trong các bữa “ chén  chú chén anh ”  bây giờ …

 

Nhớ có Tết năm nào đó được nhường cho niềm vui dâng Thánh lễ dịp Tết cho bà con ở  “ Việt ville”  - Palawan …Bay từ Manila khá sớm sáng 29 tháng chạp để kịp lo chuẩn bị tinh thần cho bà con dịp Tết … Buổi chiều mình giúp bà con dọn mình đón nhận bí tích hoà giải và chuẩn bị Lễ Tất Niên . Đang dùng cơm tối thì nghe điện thoại reo : Đức  Giám Quản Palawan sẽ dâng Lễ Tất Niên với cha ! Vậy là sẽ có một Thánh Lễ song ngữ  Anh –Việt… Tất cả đều được cử hành bằng tiếng Anh … Bài đọc Kinh Thánh và suy niệm bằng tiếng Việt … Ngay trước khi bước ra bàn thờ , mình tận dụng vài phút để dạy cho Đức Giám Quản có thể nói được bốn chữ: chúc mừng Năm Mới…Sau Thánh Lễ , mình theo bà con qua khu vực Đình để cúng tất niên…Cư dân đăng ký tại “ Việt ville ”   lúc đó là khoảng 5.000 … mà Thánh Lễ cũng như cúng Đình chỉ khoảng vài ba trăm … gồm ông bà già và trẻ em… Giới làm ăn thì miệt mài vùng núi Phi Luật Tân , ngại đường xá  xa xôi nên không về… Đêm giao thừa pháo nổ rung trời : cái loại pháo của người Phi có tiếng nổ khá là chát chúa … Đêm ấy , trong giấc ngủ , mình nằm mơ thấy mảnh đất Palawan tự nhiên tách ra và trôi dần về  Việt Nam…Nếu không lầm thì hình như “ BigBang” thủa nào đấy đã làm rạn vỡ và đưa mảnh đất này trôi đi …Rất nhiều từ trong tiếng Tagalog - tiếng bản địa của người Phi- khá là gần gũi với ngôn ngữ truyền khẩu của anh em dân tộc trong cộng đồng Việt Nam chúng ta …

“ Ăn Tết ”  còn bao gồm cả chuyện “ chơi Tết ”  nữa … Trò chơi dân gian thì nhiều … và – trong hôm nay - ở đâu đó vẫn cố để dàn dựng lại như một cách lau chùi cổ vật …Năm cầm tinh con Dê và – rất là bất ngờ - được “sống ”  lại một trò chơi thủa bé – không chỉ trong dịp Tết – mà rất rộng rãi nơi bất cứ một mảnh đất nào đủ cho số người tham dự  : trò chơi  “ bịt mắt bắt dê ” tác giả Đỗ Thành Dương ghi lại trong số Kiến Thức Xuân … Điều mà mình chưa biết đến : đấy là ngày xưa , đây là “ trò chơi dành cho người lớn hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như Hội Đầu Xuân , Tết Trung Thu …”  Tác giả cho thấy trò chơi “ bịt mắt bắt dê” của người lớn … có khác hơn của trẻ em ít nhiều …Trong vòng chơi có tới ba người chơi … Con dê thì không nói rồi … nhưng hai người chơi còn lại đương nhiên là một nam , một nữ … Cả hai đều bịt mắt , mang áo “tơi ” nhằm gây tiếng động , đeo lục lạc ở cổ chân …Con dê thì lục lạc ở cổ… Thế nhưng đôi bạn chơi ít quan tâm đến chuyện “ bắt dê ” … mà rất nhiệt tình với chuyện “ bịt mắt bắt nhau !” … làm cho chú dê đôi khi cũng thấy ngỡ ngàng với vai trò “ đòn kê ” của mình …Thảo nào mà dân gian có câu : “ Giả vờ bịt mắt bắt dê . Để cho cô cậu dễ bề với nhau” ( Ca dao)…Dĩ nhiên là trẻ em thì vẫn thích thú  “ đồng dao” : “ Dung dăng dung dẻ . Dắt  trẻ đi chơi . Cho dê đi học . Cho cóc ở nhà . Cho gà bới bếp .” …Người viết hy vọng là những vùng đất nuôi dê như Ninh Bình , Ninh Thuận may ra có thể có những nơi tổ chức lại trò chơi dễ thương này … Mình thì – tuy là người đang sống ở Ninh Thuận – nhưng không hy vọng là mấy … vì không biết sức hấp dẫn của nó có vượt qua được niềm say mê của trẻ dành cho các thứ games cài đặt tùm lum trong di động , máy tính …Còn các bạn thanh thiếu niên nam nữ  bây giờ thì đâu còn nhiều sự e dè , bẽn lẽn , thẹn thùng đủ để mà phải “ Giả vờ” và phải nhờ đến con “ dê đeo lục lạc ở cổ” nữa…
 

“ Ăn Tết ”  và “ về quê ăn Tết” – trong hôm nay và với nhiều người – là cả một “ công trình ” mang tính “ tam tứ núi cũng trèo , thất bát sông cũng lội” ( Ca dao) dù phương tiện có hiện đại hơn ngày xưa rất nhiều …Ngày xưa – chỉ với đôi bàn chân trần – nhưng ở đẩu ở đâu cũng về được … Ngày nay kiếm cho được tấm vé tàu , vé xe nhỏ xíu thôi … cũng đã là chuyện truân chiên lắm rồi …

Dù sao … miễn là “ về ” : về được với gia đình , với quê hương , với tổ tiên, ông bà , cha mẹ … là mừng rồi …

 

Thiết tưởng cũng không thể không nói đến tâm tình của các Đấng Bậc Đạo – Đời phải có dựa trên ước mơ trong bài thơ ngự chế của Vua Minh Mạng (1791 – 1841) . Nhà Vua có hai bài thơ ngự chế nói đến Dê … nhưng có lẽ bài “ Tứ  nhật vi dương” … đáng để chúng ta chia sẻ :

 

  Tứ nhật vi dương .

  Tứ nhật vi dương xuân chính lai .

    Khả xưng dương thái khuếch tường khôi .

    Vũ dương  thời nhược tương cảnh điệt.

    Tiết thuận khí điều biến cửu cát .


 

  Ngày mùng bốn là ngày dương .

  Ngày mùng bốn là ngày dương : chính là lúc mùa xuân đến .

    Đáng gọi là ánh mặt trời tốt mở rộng điềm lành .

    Nắng mưa theo thời cùng nhau đến kịp lúc .

    Thời tiết khí hậu điều hoà khắp cả chín châu.
 

Theo chính sử - như tác giả Nguyễn Huy Khuyến trong mục Trà dư tửu hậu , Kiến Thức Ngày nay số 882 – thì , với Vua Minh Mạng , ngày mùng 4 là ngày lập xuân , chữ  “ dương ” ( con dê) và chữ  “ dương ” ( mặt trời) đồng âm …và là dấu lành …  Chính sử ghi :

 

Trước đây , hôm mùng 1 tháng giêng , có một con hươu từ trong núi nguồn Hữu Trạch chạy ra bến đò hành cung An Bằng . Thủ bộ phó sứ Tôn Thất Quý bắt sống được  , đem dâng Vua . Qua vài ngày , lại có  con dê rừng cũng từ trong núi ấy chạy ra . Thủ hộ sứ Tôn Thất Cung bắt được , dâng lên.Vua nói : Chữ  “ lộc” ( con hươu) đồng âm với chữ  “ lộc” ( phúc lộc) , chữ “ dương” ( con dê) đồng âm với chữ  “ dương” ( khí thịnh) . Đó tuy là những vật tầm thường , nhưng năm mới mà bắt được : không phải là việc ngẫu nhiên , chính là điềm tốt . Tới đây , việc bang giao trọng đại đã khánh thành trong khi Bắc tuần , việc dùng binh ở Nam Kỳ lại thành công lớn , người ta cho là ứng với điều tốt “ dương , lộc” .

 

Ước mong sao trong Đạo cũng như ngoài Đời , các Đấng các Bậc nhìn ra được những điềm lành trong năm mới Ất Mùi này  , chẳng hạn Năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ và Đời Sống Thánh Hiến … và hết lòng vì  Dân Chúa và vì Dân Tộc …   

 

Người Công Giáo – vẫn   “ ngầm ”  bị cho rằng “ lạnh lùng ”  với Ông Bà , Tổ Tiên – nhưng thực ra lại là những người gắn bó hằng ngày với Tổ Tiên , Ông Bà dựa trên chính Luật của Chúa dạy … Giới Luật thứ tư trong Mười Điều Răn được nhắc lui nhắc tới mỗi ngày Chúa Nhật -  Thứ tư : Thảo kính cha mẹ… Và trong mọi Thánh Lễ dâng đều có phần cầu nguyện cách riêng cho Ông Bà , Tổ Tiên , Thân  Bằng  , Quyến Thuộc cùng tất cả các linh hồn cũng như phần xin ơn bình an cho những người còn hành trình trên trần gian này… Đặc biệt ngày mùng hai Tết được dành để kính nhớ Tổ Tiên , Ông Bà… “ Ăn Tết ”  và  “ về quê ăn Tết ” … chắc chắn bà con mình sẽ có mặt trong các Thánh Lễ đầu năm … và sẽ có những nén hương tưởng nhớ và thành kính …

 

Lời Chúa – trong sách Huấn Ca ngày mùng hai  Tết : kính nhớ Tổ Tiên  – ghi rất rõ :

 

Giờ đây , chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân … cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ .

 

Các ngài là những vị đạo hạnh … Công đức của các ngài không chìm vào quên lãng .

 

Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu : đấy là lũ cháu đàn con.

 

Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước . Nhờ các ngài , con cháu cũng một mực trung thành .

 

Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại . Vinh quang các ngài sẽ  chẳng phai mờ .
 

Các ngài được mồ yên  mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế .

 

Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen .  ( Hc  44 , 1.10 – 15) .


 

Lm  Giuse  Ngô Mạnh  Điệp.


 

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!