Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Văn Hóa Xã Hội
NGẪU HỨNG TẾT ...

 

Đã có lần người viết lẩm cẩm suy gẫm về kiểu nói trên môi miệng của những người di dân lao động từ vùng quê lên thành phố mỗi dịp chuẩn bị đón Tết : về quê ăn Tết ...

Sáng sáng ngồi lướt qua khối tin rác trên mạng – chẳng hạn như hôm nay ngày  7 / 1 tức mùng mười tháng chạp – lại vấp một vài  cái tin giật gân đại loại như 60 %  người có điều kiện đã sẵn sáng để “ chạy” hay mười nhân vật ở Việt Nam  bị đóng băng ngân hàng tại Mỹ và không được phép nhập cảnh ...

Mới đây cũng được đọc một bài viết có cái đề tựa :  Người Việt thích  “ sướng như  Tây “ , vậy thì  đến nay đã “ sướng như Tây”  chưa ? – Dĩ nhiên là để nói về những người Việt đang định cư ở nước ngoài ...

Rồi những bản tin trong nước nói về những thành phố xin được hổ trợ gạo để ăn Tết , chuyện đây đó người ta ỉm đi khoản tiền cứu trợ này kia  của đám dân  đen cùng khốn , chuyện xe , chuyện tàu ... và chuyện giá cả các mặt hàng dịp Tết ...

Tất cả những chuyện ấy đều liên quan hoặc nhiều hoặc ít đến chuyện Tết và ăn Tết ...

Thiết tưởng lại có dịp tản mạn thêm về  kiểu nói “ về quê ăn Tết ”  ấy ...

Thời điểm  năm 2002 – vì lý do sức khỏe – nên được đề nghị về làm việc tại một địa phương gần biển... Bà con tại đây – năm 2000 – rất thành công trong việc nuôi tôm : lãi suất cấp số nhân mà ... Cho nên nhà nhà có những đổi thay ... Người người có những đổi  thay ...  Trong đổi thay ấy – có mặt tích cực – nhưng quá nhiều điều không đẹp :  ganh đua  nhau làm đẹp từ ngôi nhà đến con người , ganh đua nhau sắm xe sắm cộ , mặt vác lên trời mỗi khi ra đường ... và con số trên miệng luôn được tính bằng  hàng trăm triệu với nét mặt không  dễ ưa chút nào ... Qua năm 2001 thì  các đìa tôm bắt đầu bị ô nhiễm – do nhân tai chứ hoàn toàn không phải là thiên tai ... Vậy là  vay mượn ... Vậy là thua lỗ ... Nợ ngân hàng ,  nợ vay nóng bên ngoài ...ngày càng chất đống ... Xe cộ lần lượt ra đi ... Nhà cửa thì không thể nhưng màu mè có vẻ trơ trẽn hơn ... Những khuôn mặt đăm chiêu và cúi gầm nhiều hơn mỗi khi ra đường ... Nhận nhiệm sở để nghỉ dưỡng trong tình trạng như vậy đó ... Và hai công việc phải làm ngay để giải quyết cho bà con :  -  kiếm hạt điều về để cả nhà có thể lặt vỏ kiếm ăn qua ngày ; - và liên hệ với bạn bè trong thành phố để giới thiệu giới trẻ đi làm giúp đỡ gia đình ... Thời điểm này lao động tay chân còn đang khá là khan hiếm nên nhóm bạn bè – thành lập công ty cung cấp bữa ăn cho công nhân hay các trường học – lúc nào cũng khát lao động ... Vậy là triệu tập các bạn trẻ , huấn luyện gấp kỹ năng giao tiếp và gửi  vào thành phố cho bạn bè ...Anh em cũng thông cảm nếp sống nhà quê của những con người chưa một lần rời xa thôn làng nên vừa chỉ việc , vừa dạy thêm nhiều điều ... Một vài năm trôi qua , những người trẻ ấy- mỗi dịp về quê ăn Tết -  đã bắt đầu có những đổi thay  ngày càng khác thường hơn : áo quần đẹp hơn – dĩ nhiên rồi -  nhưng ngày càng bị mài , bị  dũa cho thủng thêm nhiều lỗ ; cách ăn nói linh động hơn nhưng ngôn từ thì bừa bãi hơn ; những cái nhìn nghênh ngang thay cho sự e thẹn xa xưa khi còn ở thôn làng : toàn cầu hóa đã lấy đi quá nhiều ...Biết sao được !!!

Mục đích đưa người vào thành phố kiếm việc , có lương và hổ trợ thêm cho gia đình : tình trạng khá tốt được vài ba năm , nhưng sau đó thì kể như họa hiếm lắm mới có được chút đỉnh cho gia đình ... Dĩ nhiên cũng do nhiều nguyên nhân , nhưng một trong những nguyên nhân lớn : đó là  cuộc sống thị thành và cơn lốc xoáy hưởng thụ đã lấy đi tất cả - cả tấm lòng quê lẫn chút nghĩa tình gia tộc ... Những ngày cuối năm , bạn trẻ di dân lao động ở thành phố “ về quê ăn tết ” mang rất ít về cho gia đình , nhưng lại đèo theo mình khá nhiều  những biểu hiện mà những người  dân thành phố chân chính không muốn dính vào , trừ những trường hợp rủng rỉnh những món tiền bạc không rõ nguồn gốc từ những thứ  công việc  của những ông cha , bà mẹ làm ăn không thật thà về mọi mặt ... Đương nhiên con số những công việc làm ăn kiều này là áp đảo cả về mặt lượng lẫn chất gây nên những ồn ào dàn trải trên bề mặt xã hội thành phố hôm nay ... Chính vì thế , ở những ngày mùng một tết hằng năm , cư dân gốc thành phố  - nhất là Hà Nội - mới có được những quãng thời gian hít thở bầu khi trong lành và thanh tịnh : dấu vết tưởng như đã xa , đã mất từ thủa nao , thủa nào ...

Với câu hỏi : Người Việt “  thích sướng như Tây” , vậy thì đến nay đã “ sướng như Tây “  chưa  ?  Ngưới đặt ra câu hỏi cũng đã có dăm ba câu trả lời cho thấy người Việt “ thích thì thích”  vậy , nhưng bản chất con người  giữa  “ Tây và ta ”   có khác nhau ... nên cái cách sướng đương nhiên cũng khác nhau ...  Thời điểm năm 2000 , trong chuyến đi Mỹ , anh bạn đặt vé cho chuyến đi cũng như hành trình dọc nước Mỹ  trước cả nửa năm để có được thứ giá máy bay rẻ , vừa với túi tiền ... Tiễn chân ở phi trướng Aquino , Phi Luật Tân , anh bạn dặn dò : Mình chỉ dành cho cậu một giờ đồng hố để làm thủ tục nhập cảnh tại phi trường Los , rồi qua Norwesth Airlines để đổi vé đi Pennsylvania ngay ... Cậu phải chạy mới kịp ... Bọn Mỹ nó đi nhanh lắm ... Nghe thì nghe vậy , nhưng đâu có cái trải nghiệm “ bước chân công nghiệp”  của người dân các nước phát triển ... Nên ngay lần đầu tiên đến Mỹ thì đã lỡ chuyến bay nội địa đi Pennsylvania  ... Họ bước một bước bằng mình chạy ba bước ...nên cuối cùng vẫn là kẻ đứng xếp hàng gần chót !!! Cái sướng của những kẻ kiệm giờ là bước nào ra bước nấy ... Cái sướng của  ta là cắp tay sau đít , thủng thỉnh từng bước ... Đương nhiên là hôm nay có khác ngày xưa , nhưng cái khác ấy vẫn chưa là thói quen ... Biết sao được  !!! Vì chưa là thói quen nên còn những lộn xộn , những bề bộn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội ... Bổn phận của giới có trách nhiệm là làm cho mọi người có thể quen ... Không một đất nước nào mà không phải trải qua thời kỳ mà kiểu nói   vẫn thường được nhắc đến dù nghe có vẻ nặng mùi : thời kỳ quá độ !!!  Chao đảo , ngả nghiêng , bề bộn , lộn xộn ... cà dăm bảy chục năm ... rồi mới lần hồi để mà lắng dịu , để mà hồi tỉnh ...Chỉ có một điều khác – và lại là điều cốt lõi - ấy là  cái nhiệt tâm và tận tình của giới  trách nhiệm một lòng một ý để  “ làm cho lớn trở lại”   quê hương và dân tộc này ... Ông tổng thống mới nhâm chức của  đất nước Hoa Kỳ một phần nào được ủng hộ cũng là nhờ câu khẩu hiệu này ...mà nhiều nhà chuyên môn – khi được hỏi ý kiến – thì đều có chung một câu trả lời : chờ xem ... Gì thì gì ... nhưng chắc chắn là cái “ chờ xem”  nơi một siêu cường thì hoàn toàn khác  với cái  “chờ xem” nơi một nhược tiểu , đơn giản vì những  thành phần ở tầng đáy của xã hội không đủ sức để chịu đựng nhiều và chịu đựng lâu ...

Trở lại với câu hỏi “ đã sướng như Tây chưa ???”  ... thì câu trả lời vẫn là  : còn tùy ... Nếu bảo rằng “sướng như Tây” ở chỗ có được những buổi dạ tiệc trong những căn phòng lộng lẫy với  đèn chùm , với pha lê , với maxi tha thướt , với complet trang trọng ... thì – trên đất nước này – thiếu gì nơi , thiếu gì chỗ người ta vẫn có hằng đêm ... Nếu bảo rằng “ sướng như  Tây “  ở chỗ ưng chi mặc nấy , thích chi nói nấy , khoái chi làm nấy ... thì – trên đất nước này – có lẽ còn  “ sướng hơn Tây ”  nhiều , bởi vì  ở Tây đâu có  dễ dàng chi để “ rống ” karaoke 24 / 24 , ở  Tây đâu có thoải mái lê lết trên cỏ nơi công cộng ,  ở Tây đâu có huênh hoang vượt đèn đỏ hay bóp còi xe loạn xà ngầu ... Thật ra thì có khoác cho mình thứ gì đi chăng nữa , nhưng - ở Tây cũng như ở ta – cuối cùng con người vẫn chỉ là “ hồng hoang”   của thủa ban đầu mà thôi : trần trụi và tội nghiệp nếu không có hồn mà chỉ có xác , thú vật và bản năng nếu không có ý thức và trách nhiệm  mà chỉ thuần túy là hưởng thụ ...

Linh vật năm nay là con gà ... và  thị trường gà lạ ở Việt  Nam ngày càng đa dạng và đắt tiền ... Chỉ cần nhấp chuột là có thể chiêm ngưỡng cả chục chủng loại gà  đặc biệt : ngoại nhập cũng có mà trong nước cũng có ...Đương nhiên là mỗi chủng loại gà – ngoài cái thú chăm nuôi làm cảnh – thì chuyện ăn thịt cũng có những hương vị riêng kiểu như sự khác biệt giữa  “ gà đi bộ” và “ gà công nghiệp”  ... vậy ... Ngày xưa thấy các cụ ông trong nhà  làm thịt con gà nuôi và thưởng thức miếng thịt gà trong bữa ăn đầu xuân cũng rất là trịnh trọng , rất là lễ nghi  :  gắp miếng thịt gà , nhẹ nhàng chấm chút muối chanh , thoải mái đưa lên miệng , kèm  cánh lá  chanh , nhấp ngụm rượi bọt ... và khà một hơi ... cái khà đặc thù trưởng lão...Ngày nay trên những bàn tiệc làm ăn cũng với miếng thịt gà , nhưng là loại gà quý và hiếm , nên miếng thịt có mùi vị khác : mùi vị của hợp đồng và của kim tiền ... Cái khà thanh thoát của giây phút nhẹ lòng với tất cả những lo toan của năm cũ ... không còn nữa ... mà thay vào đó là  “ thương trường” , nghĩa là đấu trường của những đối tác , những thanh toán và chuyện lợi nhuận ... Từ miếng thịt gà trên “thương trường”  này , người ta đến với nhiều những thứ gà khác nữa  - cũng đắt giá lắm – nhưng điều mất mát thì không tiền bạc nào có thể ra giá được  : phẩm hạnh ... Bởi vì tất cả chỉ làm sói mòn thuần phong mỹ tục và đưa đến hủy hoại ... Thời gian ở bên Phi Luật Tân , những người bạn Phi vẫn thường hay nói đùa  : người Phi còn “ Mỹ”  hơn cả người Mỹ !!! Ngầm ý bảo rằng : từ cách ăn mặc đến kiểu cách hưởng thụ cuộc sống  của người dân bản địa  vượt trên  và vượt quá cái mức của  những người đến từ một nền văn hóa khác ... Vượt trên và vượt quá – dĩ nhiên – là nặng về mặt tiêu cực ...Nghĩa là cái hay thì không học hỏi , nhưng cái dở thì vội vàng bắt chước ... Cho nên “ sướng như Tây ”  rồi hay chưa ... thì cũng còn tùy người và tùy ở mức độ suy nghĩ của từng người ...

Bức hý họa trong số báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần  Tất Niên năm nay – khi nói đến lễ bàn giao giữa  Thân và Dậu – thì anh chàng khi nói với cậu gà  :  bàn giao cho chú hai “ bảo  bối”  để đối phó với dư luận nè ... Hai “ bảo bối”  ấy  là  hai công thức  : đúng qui trình và rút kinh nghiệm ... “ Rút kinh nghiệm” là công thức đã được sử dụng từ lâu ... “ Đúng qui trình” mới được nhắc đến từ khi có chuyện lình xình việc cất nhắc và bổ nhiệm con cháu và họ hàng này nọ vào ghế nọ , ghế kia ...” Rút kinh nghiệm” ... với cục chỉ rối mù ... thì có rút mấy cũng thế thôi ... và  “ Đúng qui trình” ... với cái khiên chiến binh La mã ấy thì làm sao mà chọc thủng nối ... Nghĩa là tất cả rồi vẫn   thế ... hết thân rồi   đến dậu ...

Ajahn là con trai của tỷ phú Ananda  Krishnan – ông chủ của tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur ... Khoảng trên mười năm trước , ông mất liên lạc với cậu con trai 18 tuổi và ông bắt đầu đi tìm ... Ngày kia, tại một ngôi chùa ở miền bắc Thái Lan , ông sững sờ thấy con trai   bận áo vàng với bình bát trong tay...Ông tiến đến mời con mình đi ăn , nhưng cậu con đáp : “ Con xin lỗi không thể nhận lời mời của cha được . Giống như các bạn đồng tu , con phải đi khất thực mà ăn “

Quê mẹ của Ajahn ở Thái Lan ... Trong một chuyến về thăm quê mẹ , Ajahn tuy không bị bắt buộc phải theo phong tục gia nhập Tăng Đoàn , nhưng vẫn muốn sống thử một thời gian ... Hai tuần sống trong Tăng Đoàn , chàng trai 18 tuổi đậm đà nền giáo dục của người Anh và có thể nói được 8 ngoại ngữ ấy đã quết định ở lại ...Hiện tại anh đang tu trong một thiền viện cùng với 60 tu sĩ khác nữa ... Anh chối từ cơ hội làm việc để khuếch trương gia tài của cha mình ...

Theo truyền thống Theravada thì người tu chỉ dùng bữa một lần trước giờ ngọ và sau đó không được dùng bất cứ thứ gì nữa ...Ajahn vui vẻ chấp nhận và nay đã ẩn tu trong một tu viện giữa rừng sâu ... Thân phụ nhà sư cũng tôn trọng ý muốn của con mình và thường xuyên đến thăm hỏi ...

Câu chuyện của con trai tỷ phú Ananda Krishnan cho thấy : với anh , tiền bạc và của cải không giúp anh đạt được hạnh phúc ... nên anh đã quyết tâm buông bỏ mọi sự để đi  tìm sự an bình bên trong ...

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói  : “ Dù cho dân số năm tỷ người hiện đang sống trên trái đất này trở thành triệu phú hết , nhưng thiếu vắng sự an lạc nội tâm thì con người vẫn không thể có sự bình an và hạnh phúc lâu dài .”

Thấp thoáng trong Tin Mừng cũng nhìn thấy bóng dáng con gà , chẳng hạn như trong lời cảnh báo của Chúa với Phê-rô : “ Thầy bảo thật anh : hôm nay , nội đêm nay , gà chưa kịp gáy hai lần ... thì  chính anh , anh đã chối Thầy ba lần !!!”  ( Mc 14 , 30)

Đồng thời Chúa cũng cảnh giác chúng ta mỗi người : “ Vậy anh em phải tỉnh thức , vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến : Lúc chập tối hay nửa đêm , lúc gà gáy hay tảng sáng .” Mc 13 , 35)

Giữ để tâm an lạc là cách tỉnh thức dễ thương nhất ...

Đinh Dậu an lạc là một cố gắng và cũng là một lời chúc ...


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh Điệp .

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!