Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
CHA TÔI

 

Từ lúc mẹ tôi mất, chúng tôi thường hay gợi ý tìm cách để cha tôi kể chuyện đời mình, mỗi khi con cháu quây quần bên người, nhất là vào dịp giỗ hoặc tết, hầu giúp cha tôi bớt trống vắng và đỡ nhớ nhung mẹ tôi... Mỗi mẫu chuyện cha tôi kể dù “nho nhỏ”, vẫn “có đầu có đuôi”, cách cha tôi thường nói, đều là những bài học thật ý nghĩa. Nhớ lại từng câu chuyện, và qua cuộc đời người, tôi nhận ra: Người muốn truyền lại cho chúng tôi tinh thần cầu tiến, và cách sống phục vụ tha nhân từ chính cuộc đời khổ cực, chìm nổi của người.

Năm nay, cha tôi đã 99 tuổi, đang sống hạnh phúc bên con cháu: “Tứ đại đồng đường”. Người vẫn còn mạnh khỏe, minh mẫn. Hàng ngày, ngoài việc đi lễ, lần chuỗi, người thường đọc nhật báo và hay coi lại các sách xưa như: Minh Tâm Bảo Giám, Tứ Thư Ngũ kinh…  Trong Mùa Chay Thánh năm nay (2017), người còn tham dự Ngắm đứng. Người còn ngắm được thứ 11, ngắm dài nhất trong 15 ngắm.

- Sao cụ còn ngắm hay thế! Dân khu cứ tấm tắc khen người trong khuôn viên nhà thờ Ngọc Thạch, sau mỗi buổi Ngắm đứng.

- Tôi thì mất mát nhiều rồi! Còn đâu mà ngắm hay nữa! Cha tôi đáp lại.

-  Chúng cháu nghe nói cụ có ghi băng 15 ngắm do chính cụ ngắm, thưa cụ phải không ạ? Cụ cho chúng cháu xin một đĩa ghi âm để chúng cháu tập ngắm nhé.

- vâng, tôi có ghi lại 15 ngắm do tôi ngắm như món quà tinh thần để lại cho con cháu. Các anh chị thấy nghe được thì hôm nào ghé vào nhà, tôi xin tặng mỗi người một đĩa.

- Vâng, vậy quí hóa quá, chúng cháu xin cám ơn cụ trước.

Đó là mẫu đối thoại tôi nghe được một buổi chở cha tôi đi dự lễ, dự ngắm…

Mấy tháng qua, người đã viết lại gần 140 bài thơ đủ thể loại, do chính người sáng tác từ năm Ất Dậu 1945 đến nay. Tôi đang nhờ người đánh máy lại toàn bộ tập thơ đó, rồi in thành nhiều tập theo ý của người là để kỷ niệm cho con cháu.

Thuở nhỏ cha là con nhà nghèo, nhà tranh vách đất, phải mò cua bắt ốc, ăn bữa trước, mất bữa sau, nên đâu được đi học tới nơi tới chốn như các anh các chị bây giờ. Bây giờ có điều kiện thì cố mà học, mà học khôn ngoan thật thà, chứ đừng học khôn ngoan sảo quyệt thì hỏng mất cả một đời người! Con hơn cha là nhà có phúc đấy. Cha tôi thường nói với chúng tôi như thế.

Gom nhặt qua các câu chuyện người thường kể cho con cháu nghe, tôi được biết cha tôi đã có một tinh thần cầu tiến rất đáng trân trọng. Người đã vượt lên chính mình từ hai bàn tay trắng để lo cho gia đình.

Tôi xin được sơ lược lại đôi nét về cuộc đời của người:

Đứng trước cảnh thất học của bao thanh thiếu niên trong làng Bích Du, trong đó có cha tôi, cha Cố Thiệp coi xứ Bích Du, thuộc Giáo phận Thái Bình động lòng thương, muốn giúp đỡ đám thanh niên thất học. Cha xứ đã mời thầy Trạch, một nhà Nho uyên thâm lại giỏi tiếng Pháp mở lớp dạy buổi tối miễn phí cho hơn hai mươi thanh niên trong làng, không phân biệt Lương Giáo. Cha tôi, tối tối sách ngọn đền chai đi từ bến đò Diêm Điền đến nhà thờ Bích Du cách nhà gần 5 km, dù ban ngày người đã làm việc vất vả. Cha tôi đã theo học như thế được gần bốn năm. Tuy không có bằng cấp, nhưng người đã có được một vốn hiểu biết cần thiết được truyền thụ từ thầy Trạch, đầy tâm huyết. Nhờ thế, mà ở tuổi 20 cha tôi đã tích cực tham gia bài trừ mê tín di đoan trong dân làng, theo sự hô hào của cha xứ Bích Du thời đó. Cha tôi đã mạnh dạn cưới mẹ tôi, dù mẹ tôi bị đồn là sát chồng, vì có lưỡng quyền cao. Đã một hai trai làng dạm hỏi mẹ, đều chết. Ngoài ra, vì có chút chữ nghĩa nên năm đói 1945, cha tôi được chọn làm thư ký Khuyến Thiện (Người giúp những ai bệnh nặng, được đi với cha cố Đoàn xứ Bích Du, tay luôn cầm sách Lâm Mệnh (sách khuyên bảo kẻ liệt), vai đeo bị cơm nắm của nhà xứ đến các gia đình để cứu đói. Do chứng kiến nhiều cảnh thương tâm trong năm Ất Dậu, cha tôi đã viết lại những vần thơ mô tả bao cảnh đời bi đát năm đói. Xin trích dẫn mấy câu lục bát:

“…thảm thương cháu bé mới sanh

Nào cháu có biết mẹ mình chết đâu

Lệ nhòa chan chứa đêm thâu

Ngậm vú mà chết gục đầu một bên…”

Năm 1956 cha tôi làm phu ống cho những chiếc xáng đào, vét sông. Công việc rất vất vả và nặng nhọc, như khiêng rồi ráp nối những chiếc ống sắt phải mười người mới làm nổi. Bất cứ lúc nào, đêm hay ngày, khi cần nối ống là phu ống phải có mặt. Nhiều đêm lạnh, các phu ống phải lội qua sông, qua sình tới ngực, băng qua nhiều nơi dơ bẩn dòi bọ quấn cả vào người.

- Dù vất vả, cực khổ thế nào đi nữa thì một ngày cũng phải đọc được ba kinh mới ngủ được, và dù tội lỗi thế nào thì cũng không được bỏ lòng cậy Đức Chúa Trời, vì chưng trong đạo đã có phép tha hết tôi cho ta. Cha tôi thường nói với chúng tôi như thế.

Để tiến thân theo nghề nghiệp, cha tôi đã âm thầm học lái tầu. Tôi thấy người đã đẽo một con tầu bằng gỗ, rồi ép lên giấy vẽ những con tầu đẹp và mau chóng. Sau đó, người ghi chú nhiều điều quanh con tầu đã được vẽ. Hơn một năm sau, người đã thi đậu bằng tài công. Cha tôi được lái tầu thay việc làm phu ống. Nhà tôi từ đó được sống đầy đủ hơn, vì lương tài công cao bằng ba lần lương phu ống. Cũng chính nhờ thế mà anh em chúng tôi được tiếp tục học hành.

Có lẽ do được học tập nhiều năm với thầy Trạch, một ông thầy thích làm việc ích lợi cho công đồng và làm thư ký với cha cố Đoàn, mà cha tôi rất yêu thích những công việc xã hội. Sinh thời, mẹ tôi thường nói:

- Ông cứ ăn cơm nhà rồi thổi tù và hàng tổng!

Cha tôi cười và nói:

  • Đâu đã hàng tổng! Mới có hàng xứ thôi!

Chả thế mà người đã mạnh dạn vận động dân làng thay đổi tục lệ lạc hậu đã tồn tại từ bao đời để lại. Làng Vạn Đồn, quê vợ tôi có cái lệ rước dâu vào khoảng 15 giờ chiều, sau khi tiệc mừng 11 giờ trưa của nhà trai và nhà gái đã xong. Tiệc nhà trai không có cô đâu; Tiệc nhà gái không có chú rể. Đám cưới của tôi (1968), đám cưới đầu tiên trong làng được rước dâu lúc 10giờ30, tiệc mừng lúc 11 giờ.

Làng Bích Du, quê tôi có lệ, khi gả con gái là không nhận tiền mừng của bà con dù ruột thịt hay khách mời. Mọi người coi như được ăn “chùa” một bữa. Nhà có con gái rất ngại mời đông khách, nhất là những gia đình không khá giả. Tục lệ đó dẫn đến việc trọng nam khinh nữ trong làng tôi không thay đổi được là bao. Cha mẹ tôi, sau khi đã gả hết bốn người con gái, đều không nhận tiền mừng. Sau đó, người đã vận động dân làng, gả con gái cũng nhân tiền mừng của bà con họ hàng và khách mời. Từ đó đến nay, làng Bích Du, khi gả con gái cũng như con trai đều nhận tiền mừng. Nạn trọng nam khinh nữ trong làng đã giảm bớt nhiều.

Cha tôi luôn tin tưởng, cầu nguyện và phó thác công việc nơi Chúa quan phòng, lại dám nghĩ, dám làm, học tập để vượt lên chính mình. Người đã có chút thành công, dù không lớn lao, nhưng nó đã giúp ích cho người, gia đình và một chút gì cho đời. Tinh thần cầu tiến, cách sống đạo, phục vụ tha nhân đó đã trở thành bài học quí giá cho con cháu. Ông cha ta thường dạy chúng ta: “Lời nói lung lay, gương lành lôi cuốn”. Đức Phaolô VI thì dạy chúng ta: “Người thời nay không thích nghe lý thuyết mà thích nhìn thấy chứng nhân, mà nếu họ có nghe thì người thuyết giảng đó đang là chứng nhân vậy.”

Cảm tạ Chúa đã ban cho gia đình chúng con muôn vàn ơn lành hồn xác. Trong đó đặc biệt Người đã ban cho chúng con có người Cha đã dạy chúng con bằng chính cuộc đời của Người.,.

Cursillista  Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Tác giả:  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!