Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
MỘT ĐỜI ÂN HẬN

 

 

Ký ức về tuổi ấu thơ qua ước mơ và giấc mộng luôn khuấy động trong trái tim tôi, và nó thường gợi lên trong tôi niềm vui nhung nhớ về một ngôi làng miền quê.  Nơi ấy có mây cuối trời, có lời hát ru, có Thu nắng hạ, và mưa sa nước lũ.  Ở đó có nhiều thú vui, có nhiều món lạ, có cây ăn quả, và hương thơm cỏ lạ, kể cả hoa Tuyết, hoa Tươi, hoa Đào, hoa Điệp, hoa Cúc, hoa Mai, hoa Trang, hoa Phượng, hoa Liễu, hoa Lan, bông Hồng, bông Huệ.  Ngoài ra, nơi ấy còn có các khu sinh thái, có nhiều sắc thái, nhiều cây ăn trái, và mái ấm tình người.  Chính nơi ấy đã mang đến cho tôi một quảng đời tuổi thơ đầm ấm, và cũng ở nơi ấy hồn tôi được sưởi ấm và thấm đậm tình quê.  Tôi rất say mê phong cảnh miền quê, nhất là nơi ấy lại có những con đê, con rạch, hàng cau, hàng dừa, cơn mưa, cơn gió, đồng cỏ, cây xanh, âm thanh lắng đọng, cuộc sống bình an, và sự giản dị của người nông dân cần cù lao động.  

 

Không dấu gì bạn, kể từ ngày rời xa quê hương để sống kiếp tha phương, tôi luôn ôm ấp trên mình hình ảnh yêu thương mà quê hương đã ban tặng, và cho đến hôm nay tôi vẫn không sao quên được sự quyến rũ và những thú vui nơi miền đồng quê sông nước.  Mặc dù tôi sống lưu vong nơi đất khách quê người hơn nửa kiếp người, nhưng tôi vẫn tươi cười và hãnh diện vì là người Việt Nam.  Tôi vẫn chân tình yêu mến quê hương và nặng tình với dân tộc, con Rồng cháu Tiên.  Tôi luôn nhớ về miền quê cha đất tổ, nhớ về căn nhà cổ là tổ ấm một thời, và trong suốt cuộc đời tha phương, tôi sẽ luôn thương nhớ về nguồn cội, cả bên nội lẫn bên ngoại.  Ngay tại thời điểm này, tôi vẫn thường xuyên cầu nguyện cho người thân, nhất là bà con dòng tộc, ông bà tổ tiên, và những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, và họ tiếp tục cầu chúc cho tôi được an vui hạnh phúc ở mọi nơi mọi lúc.

 

Xin chúc tụng Trời Cao, Đấng đã ban ơn thiêng dạt dào, đã tạo dựng vũ trụ bao la và tất cả các loài trên mặt đất; cho dù ở bất cứ nơi đâu, người ta cũng có thể tiếp cận với trời đất để nhận biết Thiên Chúa, hiểu được Thánh Ý Chúa vì những kỳ công Ngài sáng tạo, thấy được quyền năng vô biên của Chúa qua những công trình tuyệt hảo, và đón nhận ơn phúc từ Trời cao đang tuôn đổ dạt dào và sẽ tiếp tục triển nở ở khắp nơi, trong thế giới thần linh cũng như các bậc sinh linh.  Chính vì thế mà tôi hay suy gẫm về mầu nhiệm của Chúa, vì Ngài đã ban cho tôi có nhiều ấn tượng đẹp về quê hương.  Với tất cả tình thương, tôi luôn hướng lòng về với quê nhà để cảm tạ ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho tôi cơ hội để ngồi ôn lại những kỷ niệm quá khứ, để giữ lại những giai điệu thuần túy, những cái thâm thúy, và ý nghĩa cho đời.  Trong lần gặp gỡ hôm nay, tôi sẽ lần lượt kể lại cho bạn nghe về 3 chủ đề: Thứ nhất, tôi sẽ kể về những cái hay, cảnh đẹp ở một ngôi làng miền quê.  Thứ hai, tôi sẽ đề cập đến những cái thú và niềm vui trong cuộc sống, và Thứ ba: tôi sẽ nói về những cái trống rỗng trong cuộc đời, trong số đó có một trường hợp mà người đàn bà miền quê đã u mê tâm trí, coi thường thần khí, và hành động ấu trĩ vì cách suy nghĩ của bà khá dã man, khiến cuộc đời trở thành sự lầm than.   

 

Chắc bạn cũng biết là miền quê Việt Nam có nhiều cảnh thần tiên vì thiên nhiên hùng vĩ.  Tôi cũng biết là cảnh đẹp miền quê đã làm cho nhiều Thi Sĩ si mê, và nhiều Nhạc Sĩ say mê vì cuộc sống miền quê; vì thế, họ đã để cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng về cảnh đẹp cũng như sự khởi sắc của người dân đồng quê, trong số đó có những bài tình ca bất hủ hiện đang được sở hữu trong các tủ nhạc nhân gian, chẳng hạn như bài hát: Bức Họa Đồng Quê: (Trời xanh xanh bao la, mây trắng trắng trắng xóa…), Con Đò Bến Hạ: (Một xóm nghèo ven sông có con đò tên là đò bến Hạ…, Tình Thắm Duyên Quê: (Tình nồng thắm duyên qua bao mái tranh…), Gạo Trắng Trăng Thanh: (Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang…), Lúa Mùa Duyên Thắm: (Chiều dần rơi sau mái đồi ánh trăng buông lả lơi, nhịp chày rơi như tiếng ca thiết tha xây cuộc đời…), Tình Tự Quê Hương: (Lên rừng già nghe suối hát, xuống biển cả nghe sóng rào, ra ngoài đồng buổi sớm mai, vô nương rẫy khi chiều xuống…), Giăng Câu: (Em hỏi anh đêm nay đi đâu? Anh nói rằng anh đi giăng câu…), Duyên Quê: (Em gái vườn quê, cuộc đời trong trắng, dầm mưa dãi nắng mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm…), Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt: (Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày)...v.v.  Đây chỉ là những khúc hát tiêu biểu trong số muôn vàn bài hát liên quan đến miền đồng quê sông nước; tuy nhiên, những tình khúc này được tác giả tuyển chọn bởi vì ý nghĩa của nó không chỉ diễn tả về phong cảnh miền quê, nhưng nó còn biểu lộ cho ta thấy những khoảng khắc đẹp về cuộc sống của những người nông dân cần cù lao động.  Họ dãi nắng dầm mưa và làm việc sáng trưa chiều tối.  

 

Đối với những người yêu thích thiên nhiên và biết thưởng thức những âm hưởng qua vần thơ điệu nhạc thì những bản tình ca này đã đem họ trở về với một khung trời kỷ niệm, nơi ấy họ thấy được niềm vui trong quá khứ, tình yêu nơi hiện tại, và hạnh phúc cho ngày mai.  Đại khái thì ai cũng có thể hiểu rằng: những bài hát này không chỉ tô vẽ những vẻ đẹp về bản sắc làng quê, mà nó còn thể hiện mục đích là làm cho khán giả bốn phương thương nhớ quê nhà, biến họ thành người dân hiền hòa, thật thà, và nho nhã để họ cùng chia sẻ những cảm xúc rung động của người dân cần cù, chịu khó, chịu cực.  Dĩ nhiên là khi những “bài hát thần tượng” này được cất lên, tôi có cảm giác như nó đang miêu tả về làng quê của tôi, đang làm sống lại trong tôi những kỷ niệm dĩ vãng, và đôi khi nó còn làm cho tôi ngất ngây như khói mây hững hờ.  Có lẽ bạn cũng không thể nào ngờ rằng thính giả gần xa khi nghe qua những bản tình ca quê hương thì họ cũng thường cảm thấy mủn lòng và mong có dịp trở về quê hương để thăm lại miền đất phù sa, nhất là ở những nơi họ được sinh ra và các miền đồng quê sông nước để họ được thụ hưởng và thưởng thức các hương vị Trời cho.

 

Thật ra, làng quê của tôi là một môi trường Thiên phú.  Ở đó có một con sông 7 ngã, mà người ta quen gọi là Ngã Bảy.  Nơi đó nước chảy êm đềm cả ngày lẫn đêm để đưa rước phù sa ra vào cửa ngõ.  Ngoài ra, nơi đó còn có mái chèo, bèo trôi, rác nổi, và gió thổi mỗi khi con nước đổi chiều.  Điều quyến rũ ở miền đồng quê sông nước là nơi ấy còn có những chiếc cầu mong manh sương gió, chẳng hạn như: cầu vó, cầu ao, cầu tre, cầu thang, cầu vồng, cầu cống, cầu đường, cầu tiêu, cầu khỉ, và dĩ nhiên ở đó còn có tàu bè và các loại thuyền ghe đi lại trên sông, cộng với những cánh đồng ruộng lúa thơm mùi hạt nắng.  Nơi miền quê ấy tôi còn thấy những khóm trúc, bụi tre, cây me, cây mận, cây ổi, ô môi, mãng cầu, đu đủ, chùm ruột, trứng cá, cà chua, vú sữa, cây xoài, cây cóc, cây điều, tiêu xanh, cây chanh, cây hạnh, cây sung, cây táo, cây cam, cây quýt, cây mít, cây bưởi, sam bu chê, khế chua, khóm ngọt.  Ở đó có giàn thiên lý, giàn bí, giàn bầu, đậu rồng, hồng tiên, mãng cầu, sầu riêng, măng cụt, măng tre, đậu ve, đậu đũa, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hủ, dưa leo, dưa chua, dưa chuột, dưa gang, khổ qua, cà tím, cà pháo, táo tàu, táo bón, chuối non, chuối con, chuối hột, ớt bột, ớt xay, ớt cay, ớt hiểm, cần ô, tía tô, bí ngô, bí đỏ, và bí lù.  Nơi đó còn có vườn cà, vườn rau, vườn cau, mía lau, mía đỏ, cỏ hoang, cỏ dại, bên cạnh những luống rau muống, rau đay, rau ngổ, ngò gai, ngò ôm, húng quế, rau lang, rau cải, rau dền, rau răm, rau rút, rau thơm, rau má, hành lá, hành củ, hoa sen, bông súng, dừa tươi, dừa khô, dừa nước.  Ở đó còn có các loại cá trắng, cá mè, cá he, cá hường, cá phi, cá ngựa, cá bống, cá rô, cá khô, cá độ, cá trê, cá tra, cá cơm, cá chép, cá chạch, cá ngát, thát lát, cá kèo, cá linh, cá lóc.  Nơi đó còn có các loại quán cóc, quán cơm, bánh cuốn, mì xào, mì khô, mì nước, bún mắm, bún mộc, phở tê, phở tái, chè thái, chè lạnh, bánh mì, sô đa, bi da, cà rem, kem ống, bánh cống, bánh xèo, bánh ướt, bánh canh, bánh cam, bánh đúc, bánh dừa, bánh tét, bánh chưng, bánh dày, chả giò, bò kho, chả lụa, da ua, sinh tố, vịt lộn, heo quay, xôi bắp, xôi đậu, xôi màu, xôi cúc, cháo cá, cháo gà, cháo lòng, quán dê, cà phê, chợ nổi, chợ chìm, chợ đen, chợ đỏ.  Ở đó còn có thịt trâu, thịt bò, thịt chó, thịt mèo, thịt heo, thịt vịt, thịt chim, thịt chuột, thịt rắn, thịt rùa, cua đinh, cua đồng, cua rốc, ốc bưu, ốc hương, ốc hột.  Nơi vùng quê ấy tôi còn thấy được những căn nhà lá rách, những chiếc vách lá tả tơi, và những dây phơi quần áo.  Nơi đó còn có các trường mẫu giáo, các lớp phổ thông, trường công, trường đạo, và các sinh hoạt tôn giáo.  Trong số đó có Đạo Lão Giáo, Khổng Giáo, Nho Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Phật Tử, Thờ Ông Bà, và dĩ nhiên có sự hiện diện của người Kitô Giáo bởi vì ở đó có Nhà Thờ Công Giáo, có tháp chuông cao, và có Thánh Giá trên cao như đang dang tay đón chào.

 

Sự ngọt ngào cao thượng của người dân miền quê là họ luôn say mê với những công việc bổn phận, trong đó có sự hướng thượng, thờ phượng, và yêu thương mọi người.  Người dân đồng quê thì tính tình đơn sơ, chân tình, và gần gũi.  Hơn nữa, bản chất của họ là kiên nhẫn, dịu hiền, từ thiện, kiện toàn bản thân, ân cần chịu đựng, nâng đỡ bạn bè, bảo vệ gia đình, và tình cảm thắm thiết.  Họ biết “ở hiền gặp lành,” siêng năng làm việc, và cần cù chịu khó.  Họ luôn gắn bó với trời trăng mây gió, và có thể nói rằng sinh hoạt của họ rất gần gũi với thiên nhiên.  Theo tôi được biết thì người dân miền tây thức dậy rất sớm, thường là trước ánh bình minh, và sau đó họ hòa mình vào trong các công việc đồng áng.  Kinh nghiệm bản thân cho biết, đời sống của những người nông dân làng quê luôn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường và thời tiết, nghĩa là trời nắng thì họ siêng năng đi làm; còn trời mưa thì nằm ở nhà ngủ, mà ngủ thì không biết bao nhiêu cho đủ, vì mưa càng dài thì họ ngủ càng dai, đại khái là ngày mai cũng chưa biết được tương lai thế nào; cho dù mưa có ngừng rơi thì họ cũng phải chờ đợi bởi vì đường phố vẫn còn lụt lội!  Thật ra, tương lai của họ khó có thể dự đoán bởi vì khi nào thời tiết khô ráo thì họ mặc áo đi làm, còn khi lũ lụt kéo về thì họ chề môi và ngồi chơi xơi nước. Thước đo công sức lao động của họ không phải bằng số lượng hay chất lượng, nhưng là tình thương.  Thước đo ấy không phải là sự dài ngắn của thời gian hay sự nặng nhọc của công việc, nhưng là sự can trường và sự hy sinh gian khổ vì tổ ấm gia đình.  Ngày nào họ có đủ cơm ăn áo mặc thì ngày đó huy hoàng, ngày đó họ cảm thấy thành công, và ngày đó được coi là hạnh phúc.

 

Hồng phúc tuổi thơ là sự đơn sơ và những ước mơ trong trắng hồn nhiên bởi vì ở lứa tuổi thần tiên ấy bọn trẻ rất vô tư, hiền từ, và dễ thương.  Cương vị của trẻ em là chúng không phải bận tâm suy nghĩ về bất cứ chuyện gì, vì đã có bố mẹ lo cho tất cả.  Chúng chỉ thích bày ra các trò chơi rồi ngồi xả rác nhưng lại không phải dọn dẹp, ăn cơm mà không phải rửa chén, quần áo dơ cũng không phải giặt, và thậm chí khi đi cầu thì cũng có người hầu hạ!  Bên cạnh đó, chúng lại có nhiều thời gian rảnh rỗi, tha hồ dong chơi, bơi lội, tắm sông, tắm mưa mà không phải lo cho bữa trưa, bữa tối.  Mỗi khi đói bụng thì chúng về nhà kiếm ăn, sau đó chúng lại rủ rê, hẹn hò, và kéo nhau qua nhà khác chơi tiếp.  Nơi nào ồn ào náo nhiệt thì chúng quy tụ, và nơi nào vui vẻ thì chúng có mặt.  Chúng đi từ nhà này sang nhà nọ, hết ngày này qua ngày khác, và cứ như thế chúng bày ra nhiều kế để cuộc vui được nối dài.  Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng biết là đời sống của người nông dân thì không dễ dàng như vậy bởi vì hạnh phúc thì luôn di động giống như ngày và đêm; ngày tháng sẽ tuần tự qua đi, và dù muốn hay không thì bọn trẻ con cũng phải khôn lớn.

 

Sau nhiều năm tốn nhiều cơm gạo, tôi xin mạo muội nói nhỏ với bạn điều này: Bạn bè cùng thời cùng lứa với tôi giờ đây cũng đã khôn lớn trưởng thành; tuy nhiên, hành trang của mỗi người chúng tôi mỗi người một khác.  Tôi vẫn biết số mệnh của chúng tôi tuy mỗi người một hoàn cảnh, nhưng chúng tôi đã được chào đời ở miền đồng quê sông nước và lớn lên ở cùng một xứ sở quê hương.  Những sinh hoạt bình thường ở môi trường làng quê đã để lại trong ký ức chúng tôi biết bao kỷ niệm.  Chúng tôi đã uống chung một dòng nước, tắm cùng một dòng sông, từng đi bộ trên một con đường, và cùng ngồi học chung lớp, chung trường.  Dường như thời kỳ vàng son ấy quá ngắn ngủi, qua đi nhanh chóng, và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại.  Đương nhiên, thiên đàng tuổi thơ ấy là một giấc mơ huyền nhiệm bởi vì nó chỉ đến một lần rồi đi, và sẽ ra đi vĩnh viễn.  Tuy nhiên, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm tuổi thơ và những giấc mơ thương nhớ.  

 

Tôi vẫn còn nhớ tiếng gà gáy từ những căn nhà hàng xóm để đánh thức mọi người vào buổi sáng sớm tinh sương, và thiên đường dương thế cũng nhẹ nhàng tỏa hương khoe sắc khi ánh bình minh tỏa ánh dương hồng.  Từ không gian đâu đó gió bắt đầu vi vu lên tiếng, lá rung rinh lay chuyển, và những đàn chim thức sớm cũng bắt đầu cất tiếng tạ ơn.  Chúng gọi nhau inh ỏi, chào nhau ríu rít, rồi sau đó cùng hót líu lo như cho mọi người một khúc hát vui tươi để đi vào ngày mới.  Đời sống linh động của người dân miền quê cũng bắt đầu nhộn nhịp từ đó, và có thể nói rằng: những âm thanh phát ra sau đó thật khó có thể diễn tả bởi vì tất cả các sinh hoạt ấy đều phát ra âm thanh, tiếng động.  Trong số đó có ghe máy nổ trên sông, có những loại xe chạy trên đường phố, tiếng loa phát thanh từ phường từ xã, tiếng rao bán rộn ràng của người quen kẻ lạ, và tiếng chửi bậy bạ của người mua trúng đồ giả mà phải trả giá cao.  Dĩ nhiên là trong bầu khí hỗn độn và bề bộn ấy, ai cũng có thể nghe thấy tiếng chó sủa, dê kêu, ngỗng reo, heo réo, bò rống, và cả tiếng trống, tiếng chiêng, pha trộn với tiếng kèn tây đưa đám.  

 

Bên cạnh đó, tôi còn nhớ rõ về hình ảnh ảm đạm của những cơn mưa: mưa phùn, mưa ngâu, mưa rào, và nước ào ạt đổ xuống mái tôn, mái nhà, tạo ra những hòa khúc tôn vinh chúc tụng.  Mưa phùn (nghĩa là mưa hạt bụi, lấm tấm, li ti; đó là những trận mưa nhỏ, mưa nhẹ, mưa không có "giọt" nhưng có "hạt” và các hạt mưa ấy rất mảnh khảnh, nhỏ nhẹ, bay xiên xiên, chéo chéo theo chiều gió.)  Mưa ngâu, (nghĩa là chẳng thấm vào đâu bởi vì đó là trận mưa không liên tục, mưa lẻ tẻ, mưa lắc rắc, lúc mưa, lúc tạnh, giống như tánh người lúc lạnh lúc nhạt, khó có thể biết cách che bạt.)  Mưa rào, (nghĩa là mưa to, giọt lớn, có tiếng ồn ào, vì mưa đổ xuống ào ào như thác; mực nước sẽ dâng cao, tuôn chảy dạt dào.  Đây là những trận mưa rào, mưa to, kéo dài hàng giờ, và vào mùa cao điểm thì nước mưa có thể trút xuống bất cứ lúc nào).  

 

Trẻ em rất thích các trận mưa rào bởi vì nguồn nước ấy ngọt ngào, tuôn chảy dạt dào, và đó cũng là những cơ hội để các em “tắm nắng dầm mưa,” nhất là vào những buổi trưa Hè.  Tắm không cần che nghe có vẻ e thẹn đối với bọn trẻ thời nay, nhưng ngày xưa thì “cởi truồng tắm mưa” lại là một cái thú, một sự quyến rũ, một sự thu hút, và là một niềm vui bất chợt.  Tôi rất thích màn “tắm mưa của người thời xưa,” và tôi chưa bao giờ bỏ qua những buổi tắm mưa với lũ trẻ hàng xóm.  Nhóm tắm mưa của chúng tôi đôi khi chỉ có 5-10 em, nhưng cũng có khi lên đến 50-60 đứa; đa số các em đang theo học các Lớp Giáo Lý Thêm Sức và Bao Đồng.  Trong những lần tắm mưa đông đúc, chúng tôi cùng nô đùa, chơi giỡn, hò reo, la ó, bày trò, nhảy cống, nhảy cầu, leo cây, tạt nước, ném bùn, rượt bắt, lặn hụp, bơi lội, nhảy chũi, lộn vòng, thi đua, tranh tài, và ai thua thì sẽ bị phạt.  Chúng tôi tạo ra các loại hình phạt ở trên bờ, dưới nước, và phạt đủ cách, đủ kiểu để biểu dương tinh thần và khuyến khích cá nhân, hầu giúp cho cuộc vui được kéo dài, và trò chơi càng trở nên hấp dẫn, hào hứng.

 

Vào những đêm trăng sáng, đám trẻ ở làng quê chúng tôi luôn quy tụ và vui chơi giải trí, nhất là ở những nơi đang dựng rạp để tổ chức đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, tiệc cỗ…v.v.  Bởi vì miền quê của chúng tôi thời đó chưa có điện, cho nên phương tiện duy nhất mà chúng tôi có để sử dụng đó là ánh trăng.  Vì làng quê không có điện sáng, cho nên cả tháng chúng tôi mới có dịp đến với nhau một vài lần, nhất là vào những buổi trăng rằm; vì thế, mỗi khi nhìn thấy ánh trăng chiếu sáng, chúng tôi vui chơi xả láng, nghĩa là chơi hết mình và hết tình.  Tùy vào phương tiện và điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ chọn ra những trò chơi thích hợp để mọi người hưởng ứng, chẳng hạn như trò chơi: rồng rắn lên mây, chi chi chành chành, thiên đàng hỏa ngục, bịt mắt bắt dê, chọc chó cho đuổi, ném đá mái nhà, cõng đá gà, mèo đuổi chuột, tạt ống lon, keng cứu bồ, nhảy bao bố, oản tù tì, chơi năm mười (chơi trốn), chơi rước kiệu, chơi kéo tay, thổi bong bóng, bắn lồng đèn, nhảy cò cò, kéo mo, kéo co, xoay dĩa, hấp u, cú đầu, cù quay, quật gà, cá sấu, bắn súng, bắn thung, bắn bi, bắn ná, chọi đá, cướp cờ, nhảy ngựa, nhảy dây, trèo cây, hái trộm, chạy nhanh, chạy xa, nhảy cao, nhảy rào, cờ nhào, cờ gánh, banh đũa, ô quan, ô làng, bán hàng, đá dế, đá gà, bẻ chân, nắn đất, vật lộn, thụt dầu, đá cầu, đá thung, đá banh, đánh bài, quẹt lọ, táng u, thả diều, bạt tường, thảy mức, thảy lỗ, chọi tiền, đạp bóng, hù ma, thắt lá dừa, tập tầm vông, khám bác sĩ…, và dĩ nhiên, khi phương tiện và điều kiện không cho phép, chúng tôi ngồi quây quần lại với nhau để cùng Hò Lơ, đố vui, hát Văn Tiên, nói chuyện tàm phào, kể chuyện ma, và tha hồ châm thuốc nổ.  Ai nổ to, nổ hay thì được thưởng một chàng pháo tay.  Điều hay nhất, vui nhất, và cũng là liều thuốc bổ ích nhất đó là chúng tôi cất lên được những nụ cười tươi, cười to, cười hoài, và cười thoải mái, để trái tim tươi trẻ, tâm hồn mạnh khỏe, và tuổi trẻ lạc quan yêu đời.

 

Một thú vui nữa mà người miền quê khó có thể bỏ qua đó là ngủ đêm ở ngoài đồng trống để trông coi lúa, nghĩa là khi đến mùa gặt, lúc đó lúa đã chín vàng, người ta cần phải thu hoạch; vì thế, người ta ra đồng cắt lúa, rồi sau đó gom lại một chỗ để chờ máy tuốt lúa, sớm thì 1-2 ngày, trễ thì 3-4 ngày, và có khi lên đến cả tuần lễ bởi vì thời tiết có thể bị giông bão, máy có thể bị hư hỏng, thiếu xăng thiếu nhớt, và chủ máy có thể gặp trở ngại vì bệnh tật hay thiếu nhân lực…v.v.  Hơn nữa, khi tới mùa gặt thì hầu như ai cũng có lúa để gặt; vì thế, số lượng lúa đương nhiên rất là nhiều.  Thường thì người ta tranh thủ gặt lúa đồng bộ với nhau bởi vì nếu ai cũng gặt mà mình không gặt thì lúa của mình sẽ sót lại.  Nếu như ruộng lúa của mình là chỗ duy nhất còn sót lại trên đồng thì chim trời và các loài hoang thú sẽ tụ họp về đó để tàn phá và ăn hết; vì thế, họ bắt buộc phải gặt cùng thời cùng lúc với những người xung quanh.  Ngoài ra, máy tuốt lúa cho cả làng thì rất giới hạn, chỉ có 1-2 cái; như vậy, mọi người phải chờ đợi để tới phiên mình.  Hơn nữa, loại máy này chỉ có thể chạy với một năng suất và tốc độ nhất định; sau đó máy cũng phải nghỉ ngơi, và chủ máy cũng phải ngủ nghỉ để dưỡng sức.  Trong suốt thời gian chờ đợi, người nhà phải đi ra đồng và ngủ bên đống lúa của mình để canh giữ và bảo vệ, hầu kẻ thù sẽ không dám quấy phá, và kẻ gian sẽ không dám ăn cắp, ăn trộm.  Điều này cũng có nghĩa là: “Của ăn đã đến mồm thì không để kẻ trộm chôm mất.”  

 

Có lần tôi phải ngủ đêm ở ngoài đồng trống để trông coi lúa, và lần đó nhờ có bạn bè trợ giúp cho nên tôi không phải ngủ đêm ở đó một mình.  Chắc bạn cũng biết là ngủ đêm ở ngoài đồng trống thì không có mùng, có chăn, hay có nệm; vì thế, mọi người cho rằng những ai phải ngủ ở ngoài đồng trống như thế thì sẽ cực khổ, gặp nhiều khó khăn, và chắc chắn sẽ chẳng sung sướng tí nào bởi vì họ có thể gặp phải những tai ương, mưa rào, bão tỗ; họ phải đi lại trong đêm tối mà lối đi thì không có đèn soi, điện rọi; họ có thể đạp phải rắn rết hay vô tình bước bỗng mà trượt chân rơi xuống ao, xuống hồ, hố sâu…v.v.; họ có thể dễ bị cảm lạnh khi màn đêm sương xuống, và họ có thể sẽ bị muỗi đói “ăn sống nuốt tươi.”  Tuy nhiên, theo kinh nghiệm bản thân cho biết là ở ngoài đồng trống thì có nhiều gió, và muỗi thì rất sợ gió cho nên nó không xuất hiện mà phải tìm nơi ẩn nấp.  Dĩ nhiên, chúng ta biết là không phải lúc nào trời cũng có gió; vì thế, khi trời không có gió thì muỗi đói sẽ có mặt tại chiến trường, và khi bị muỗi tấn công thì chúng tôi không thể tự vệ; lúc đó chúng tôi chỉ biết giao phó để cho nó tự do mần thịt.

 

Thay vì nằm im để cho muỗi đói ăn thịt, chúng tôi phải di động và tìm cách hoạt động để không cho muỗi đốt.  Chúng tôi liền nghĩ ngay đến việc săn bắt, nghĩa là đi soi cá ban đêm, và ai trong nhóm chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý và nhất trí.  Chỉ cần một cây đèn dầu tự chế, chúng tôi có thể nhìn thấy cá tôm ở dưới nước, và buổi tối cá thường bơi vào những chỗ nước cạn ven bờ để ngủ, nhất là ở những nơi có mực nước khoảng 2-3 tấc trở lại.  Bạn bè của tôi ai cũng thích chiêu này bởi vì chúng tôi vừa có việc làm, vừa tìm được nguồn vui, và vừa kiếm được thức ăn để nhậu.  Khi dọi đèn xuống mặt nước, và nhờ ánh đèn sáng chúng tôi có thể nhìn thấy các loại tôm, cá, lươn, ếch, rùa, rắn…; bất cứ thứ gì ăn được, chúng tôi sẽ dùng chĩa để đâm, lấy dao để chém, hoặc dùng nơm để vây bắt sống; sau đó chúng tôi sẽ đem các chiến lợi phẩm về trại để nấu nướng.  Chúng tôi thu lượm lá chuối khô hay lấy rơm sẵn có ở ruộng để nướng cá.  Đám lửa thiêng đó trở nên nguồn ánh sáng, và hơi khói của nó sẽ là phương tiện để diệt trừ muỗi, trừ khử sâu bọ.  Chúng tôi ngồi quây quần bên ánh lửa bập bùng để được sưởi ấm và gởi gấm tâm sự, đồng thời vừa tán dóc, vừa chờ đợi cho đến khi ngửi thấy mùi cá nướng.  Khi mọi người đã nhỏ dãi thì chúng tôi mới đem thực phẩm ra chiêu đãi.  Thật ra, nướng cá ở môi trường hạn chế như thế chắc chắn sẽ không có đủ gia vị, đồ nghề, hoặc các phương tiện; tuy nhiên, chúng tôi biết phải làm thế nào để tự chế biến và tùy cơ ứng biến, miễn sao là có đồ để ăn.  Thức ăn săn được cần phải nấu chín, để khi sử dụng chúng tôi sẽ không bị đau bụng.  Nói chung là khi đói bụng, chúng tôi ăn thứ gì cũng thấy ngon, mặc dù lúc đó đồ ăn chẳng có gì hấp dẫn.  Trong lúc đói khổ và thèm khát, chúng tôi ăn món gì cũng cảm thấy béo bổ, mặc dù lúc đó thức ăn có nhiều bụi tro và mùi tanh, nhưng có muối tiêu chanh thì thứ gì cũng hết sạch, sành, sanh, nhất là lúc chúng tôi tranh dành nhau để xực phàm.

 

Một hình ảnh độc đáo nữa về cuộc sống miền quê, đó là sự thê thảm của người dân vô tội vì sự lụt lội.  Hàng năm cứ vào tháng 9 và tháng 11, những con nước triều cường từ miền thượng cổ đổ về miền quê, và những bờ đê bảo vệ ruộng đất cũng không thể nào ngăn cản được sự lan tràn và tàn phá của con nước.  Những con nước triều cường ấy dũng mạnh như “Sơn Tinh,” dai dẳng như “Thủy Tinh” đã chinh phục được tất cả các rào cản.  Chúng biến cánh đồng thành dòng sông, biển cả, biến các đường phố thành ao hồ, và những chỗ đất khô thì giờ đây cũng trở thành biển hồ lai láng.  Bởi vì làng quê của tôi thuộc vùng đất thấp, cho nên mỗi khi nước lũ tràn về thì nhà nào cũng bị ngập nước, ngoại trừ nhà thờ là nơi cao ráo nhất không bị ảnh hưởng.  Chắc bạn cũng đã hình dung ra cảnh lụt lội, khi tất cả các đường phố, làng mạc, và nhà ở của người dân bị chìm ngập trong nước.  Lúc ấy họ phải đương đầu với bao nghịch cảnh, và dĩ nhiên họ phải chịu biết bao sự khốn đốn, cùng cực, vất vả, và đói khổ.

 

Tôi vẫn còn nhớ những hình ảnh về cảnh lũ lụt ở miền quê.  Mỗi ngày nước dâng cao 2 lần, sáng sớm và chiều tối, và mỗi lần kéo dài vài canh giờ; sau đó nó từ từ thay đổi chu kỳ và sự tuần hoàn, khiến con nước ban đêm dần dần chuyển sang ban ngày.  Khi mực nước dâng cao, nước tràn vào nhà bếp, nhà trên, và có khi lên đến tận chân giường.  Mỗi sáng thức dậy người ta có thể ngồi ở trên giường để múc nước rửa mặt, rửa tay, súc miệng, và tiểu tiện ngay tại chỗ!  Con nít thì thích hoàn cảnh như vậy bởi vì chúng không phải đi đâu xa để tìm chỗ vệ sinh.  Chúng có thể đứng ngay trên giường rồi tè xuống nước, vì chỗ nào cũng là nước, đằng trước hay sau nhà cũng vậy.  Nếu như nhà trên (nhà khách) là chỗ cao nhất mà còn bị ngập nước thì những chỗ khác chung quanh nhà chắc chắn cũng bị chìm ngập trong nước.  Hơn nữa, khi mực nước dâng cao, thì nước sẽ tràn vào đồng ruộng, bờ bụi, sân vườn, khiến những con vật hoang dã ở dưới lòng đất sẽ không còn nơi cư trú, và ngay cả các loài thú nhỏ sống trên mặt đất như heo, gà, mèo, chó, cũng gặp khó khăn trăm bề.  

 

Những con vật quen thuộc như: rắn, rết, chuột đồng cũng không còn nơi ẩn náu ở dưới lòng đất; vì vậy, chúng phải trèo lên những đọt cây cao, ẩn mình trên những ngọn dừa, bụi tre, bụi trúc, và đôi lúc chúng còn bơi vào nhà của dân, rồi dần dần tìm lên gác trọ, trên trần nhà, và ở trên mái nhà để sống cho qua ngày.  Trong hoàn cảnh đó người dân miền quê đôi lúc cũng gặp hiểm nguy bởi vì rắn rết và các loại côn trùng độc hại cũng không ngần ngại ở chung với họ, và như thế họ có thể vô tình đụng vào chúng, hoặc chẳng may đạp phải rắn thì sẽ bị nó cắn chết toi.  Nói chung là rắn độc có thể cắn chết người, còn các loại khác tuy không mấy nguy hiểm, nhưng chúng cũng có thể gây tổn hại và làm cho người ta sợ hãi.  Có khi rắn rết bò vào giường ngủ, chui vào chăn, rúc vào nệm, và khi người ta đã nằm êm trên nệm thì chúng mới từ từ chui ra để coi da thịt người ta thế nào, có mịn màng, thơm ngon, và béo bổ hay không.  Thú vui của bọn trẻ con trong làng là đi đâm rắn, đâm chuột trên cây trong mùa nước lũ bởi vì khi ấy người ta dễ nhìn thấy chúng, nhất là trong lúc chúng không có chỗ chui rúc.  Ngày xưa khi còn là một đứa bé, tôi rất thích đi đâm chuột bởi vì món chuột đồng rất hấp dẫn, nhất là khi đã chiên giòn với với tép hành, ít tiêu, chút tỏi, và nước mắm Việt Nam.  Ngoài ra, người ta còn dùng thịt chuột để xào củ chuối, làm rựa mận, kho lá chanh, và nhanh nhất là xào xả ớt; món này vừa phổ biến, vừa ngon, vừa cay, vừa giòn, vừa thơm, và ăn với cơm trắng Việt Nam thì hết sảy.

 

Có một lần khi người thân trong xóm của tôi đột ngột qua đời vào mùa nước lũ, và năm ấy đám tang không mấy xuông xẻ bởi vì nhà của ông vừa nhỏ bé lại vừa bị ngập nước, khiến cho người nhà phải đem quan tài của ông ra đặt ở ngoài đường cái, nơi không có mái che, chỉ có xe cộ và người đi bộ thường xuyên qua lại.  Thật ra gia đình của ông thuộc lớp dân nghèo khổ, và hoàn cảnh của ông cũng không mấy khá giả, vì nhà thì tàn tạ, mái thì dột nát, vách lá tả tơi.  Ngoài ra, năm ấy thời tiết luôn mưa bão, và nước lại dâng cao, khiến cho nhà của ông không còn chỗ khô ráo.  Nhà bếp thì không thể sử dụng bởi vì nước ngập đến ngang hông.  Củi để nấu cơm thì bị thiếu hụt, và phần đông thì bị ẩm ướt; còn nhà trên thì chỉ có tên gọi.  Thật ra đối với ông thì nhà trên cũng chẳng khác gì nhà bếp, vì nó chỉ cách nhau có một cái vách, và nơi bàn đón khách thì chỉ có tách nước trà cũ kĩ đã qua thời kỳ sử dụng.  Nói chung là gia đình của ông vừa nghèo lại gặp phải “cái eo,” cộng với thời điểm xấu, cho nên khi gặp hoạn nạn thì bạn bè trong xóm cũng chẳng giúp được gì, vì nhà nào cũng bị ngập lụt giống như người bị cụt tay.  Rất may cho những người trong gia đình ông bởi vì ông là người Công Giáo cho nên đã được Xứ Đạo tận tình quan tâm và nâng đỡ trợ giúp.  

 

Tuy rằng có nhiều người thiện chí và giáo dân trong xóm nhiệt tình giúp đỡ, nhưng đám tang của ông trông rất thê thảm bởi vì nhà ông bị ngập nước cho nên không còn chỗ tiếp khách, không có nơi để quan tài, và mọi nghi thức an táng đều phải tổ chức ở ngoài trời, ở mé đường ngay trước cửa nhà.  Đám tang của ông có đông người đến tham dự bởi vì ông là người thân thiện, hiền lành, thành tâm, nhiệt tình, và đáng kính. Tang lễ của ông đã làm cho nhiều người cảm động; họ rất cảm thông với gia đình ông, nhưng ngày ấy có vẻ rất buồn, rất tủi, và mủi lòng.  Ông được sinh ra và lớn lên ở một quê hương xinh đẹp, nhưng cuộc sống lại quá eo hẹp đối với số phận của ông, giống hệt như một con số không.  Một viễn tượng khó có thể hình dung ra là số kiếp của ông không được thuận buồm xuôi gió, và điều đó đã được minh chứng trong ngày chôn cất.  Thật ra, đất nghĩa trang lúc ấy hoàn toàn bị ngập nước, và có chỗ nước ngập đến 2-3 mét cho nên không thể nào đào huyệt chôn cất.  Người ta phải cắm một cây tre thật chắc để giữ cho chiếc quan tài không trôi qua lại, nhưng giữ cho nó ở lại ngay tại chỗ yên nghỉ.  Sau đó, người ta phải chờ nước rút cho đến khi mặt đất xuất hiện.  Lúc ấy người ta mới tiếp tục đào huyệt và chôn cất.  Kể từ giây phút ấy ông mới thật sự trở về bụi đất và được yên nghỉ trong lòng đất!  

 

Người Công Giáo Việt Nam luôn khẳng định rằng: Tất cả là hồng ân, nhưng thân phận của mỗi con người nhiều khi còn tùy thuộc vào sự éo le của cuộc sống.  Có người được sinh ra ở một đất nước thăng hoa, và qua sự tôn trọng sự sống, sự tự do, và quyền làm người, mạng sống con người được tôn trọng, nhân phẩm được kính trọng, và trong suốt cuộc đời họ được đối xử như con Vua Trời.  Ngược lại, có người khi sinh ra thì đã phải làm thân trâu ngựa, và họ không thể nào cựa quạy để quay mặt nhìn đời, để khơi dậy sự tự tin và niềm hãnh diện.  Phải chăng đất nước Việt Nam chúng ta thiếu đi niềm vui và nụ cười chỉ vì sự buồn tẻ và sự rẻ mạt của một mạng sống, của kiếp con người?  Phải chăng dân tộc Việt Nam chúng ta cứ mãi lầm than trong cảnh nghèo nàn, đói khổ, và tủi nhục như thế?  Phải chăng Quê Hương Việt Nam sẽ luôn bị lụt lội mỗi năm, và sự căm hờn tủi nhục ấy có khi nào được giải thoát?  Các vụ thiên tai và những chướng ngại của người dân đến khi nào mới được khắc phục?  Mục đích sống của mỗi người chúng ta là gì, vì nòi giống con Rồng cháu Tiên và sự hiên ngang của Người Dân Đất Việt?
 

Làng quê của tôi là một thị trấn nhỏ thuộc về Miền Tây.  Đây là một vùng đất thô sơ, hoang dã, và tôi không biết ai là người đầu tiên đã đến khai phá.  Hơn nữa, tôi cũng không biết họ xuất thân từ đâu và đã đến đây từ bao giờ.  Tuy nhiên, qua sự tiếp cận và gần gũi, tôi biết họ là người Miền Nam, nói tiếng Nam, và chúng tôi thường gọi họ là Xóm Người Nam.  Lạ thay, trong Xóm Người Nam lại có Nhóm Người Bắc, nói toàn tiếng Bắc bởi vì họ là người Miền Bắc, đã bỏ Cộng Sản để chạy vào Nam năm 1954 do sự khuyến dụ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.  Ông bà cha mẹ của tôi đều có mặt trong cuộc di tản đó, và Linh Mục Trần Minh Chiêu đã đem họ về Miền Tây để khai hoang lập nghiệp.  Chạy dọc theo con đường quốc lộ, Ngài đã rải bộ xuống phố khoảng 50 gia đình Công Giáo Di Cư, rồi sau đó cấp cho mỗi gia đình một mảnh đất để họ cất nhà, và một thửa ruộng 3 công để họ tự vun trồng kiếm sống.  Mặc dù họ không có của, nhưng đã có công, và họ đã không làm phụ lòng người lãnh đạo cũng như người bảo trợ.  50 gia đình này đã khởi công xây cất Nhà Thờ, thành lập Giáo Xứ, và tuân giữ luật Chúa.  Đã hơn 60 năm trôi qua, các gia đình này đã khôn lớn trưởng thành, và theo tôi được biết thì hầu hết những người thuộc thế hệ đầu tiên đã về qui tiên, chỉ còn một số trẻ nhỏ, mà lúc họ từ bỏ Cộng Sản mới chỉ có vài tuổi, và ngày nay các em nhỏ đó cũng đã ngoài 60; tuy nhiên, Nhà Thờ đầu tiên họ xây cất vẫn còn tồn tại, vẫn đang đứng vững, và vẫn còn sử dụng.  

 

Nói chung là họ đã trung thành giữ đạo, đã tạo dựng cơ đồ, tô vẽ thêm vẻ đẹp, gieo trồng ơn thánh đức.  Họ đã sống tích cực, đã thực hành Lời Chúa, và những hạt lúa mì họ gieo, giờ đây cũng đang được gặt hái.  Hoa trái Thánh Linh là tinh thần bác ái, sự gia tăng dân số, và củng cố niềm tin.  Đó cũng là hoa quả của sự yêu thương, là con đường hướng thiện, và sự kiện toàn bản thân trong tất cả các môi trường thử thách. Tôi rất thương người dân ở Xứ Đạo này bởi vì họ là “những người con bị bỏ rơi giữa phố chợ;” họ là một đám thợ chưa vững tay nghề, và là đoàn chiên đơn độc sống giữa dân ngoại, nhưng họ lại kiên trì, nhẫn nại, và không ngần ngại làm lại cuộc đời.  Họ đã viết lên một trang sử mới, và họ đã bắt đầu một cuộc đời mới.  Họ đã thắp lên ngọn nến đức tin để chiếu ánh vinh quang cho xóm người Nam cũng như cho đám người Bắc, và họ đã trở nên nhân chứng tình yêu cho người trần thế, kể cả người nhà, bà con láng giềng, và bạn bè hàng xóm.  Trong nhóm người Công Giáo ở đây, tôi thấy có một người đàn bà tuy tuổi tác chưa già, nhưng thâm tâm của bà lại có những ý tưởng và hành động giống như loài cáo già.  Tên của bà là một loài hoa mà nhiều người yêu thích, nhưng bà lại ích kỷ cho nên đã bị sỉ nhục.  Phong tục tập quán của người phụ nữ Á Đông cũng giống như một bông hoa bởi vì hoa tượng trưng cho phái đẹp và là biểu tượng của người đẹp.  Đã gọi là hoa thì phải tỏa ra hương thơm tiếng tốt, (ngoại trừ hoa cứt lợn, và những người có tính ba trợn.)  

 

Bởi vì Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Người tốt, cho nên Ngài đã dựng nên bà là một món quà tốt.  Hơn nữa, Ngài còn dạy cho bà nhiều điều tốt, nhưng rốt cuộc chỉ vì lợi lộc công danh, tranh dành của cải, mải mê tiền bạc mà bà đã lạc mất đường, mất đi phương hướng, mất cả lương tri, mất đi công lý, và thần khí của Chúa trong cuộc đời mình.  Đáng lẽ ra bà phải biết rằng: của cải vật chất và tất cả quyền thế là để phục vụ mạng sống con người và giúp ích con người; thế nhưng đàng này bà lại quên đi cuộc sống tâm linh để làm lợi cho thế giới vật chất, và tất nhiên bà cũng không cần biết linh hồn mình sẽ đi về đâu.  

 

Ngày xưa, khi tôi còn là cậu bé giúp lễ, thỉnh thoảng tôi vẫn thấy bà đến nhà thờ đi lễ; thế nhưng, đó chỉ là hình thức bên ngoài.  Bà đi tham dự Thánh Lễ vì bị luật lệ trói buộc, và bà đến nhà thờ để cho có lệ, để khoe áo mới, để giới thiệu chuyện làm ăn, và để cho những người xung quanh biết bà là người Công Giáo, là người có đạo, và là người giữ đạo.  Tuy nhiên, việc đi lễ của bà chỉ là bổn phận và trách nhiệm; bà đi cho có, đi cho xong, nhưng bên trong thì tăm tối, vì đường lối sống đạo của bà thật ra có nhiều vấn đề.  Nhìn bề ngoài, người ta chỉ biết bà là một người làm ăn buôn bán bình thường.  Bà mua đi bán lại các loại sản phẩm của người nông dân, nhưng cái cân quả tạ của bà là một cái đà, cái bẫy, một phương tiện giúp bà ăn gian, ăn chặn.  Bà chỉ cần bẻ cái cân hơi cong một chút qua trái hay phải thì khi mua vào bà sẽ lợi 10 cân, và khi bán ra thì bà cũng sẽ có lợi 10 cân.  Bà chỉ cần mỗi lần mua qua bán lại thì bà đã có lợi cho mình 20 cân, không cần phải mệt xác.  Trong khi đó thì người dân phải cần biết bao công sức để tạo ra 20 cân, và họ cần phải có một thời gian vài ba tháng mới có thể tạo ra 1 loại sản phẩm.  Có lẽ họ cũng không thể nào ngờ rằng: cứ mỗi lần họ bán sản phẩm cho bà thì mỗi lần họ mất đi 10 phân vì cái cân bất hạnh; còn bà thì lại trở thành quý ân nhân của họ, vì bà đã bỏ công sức đến mua đồ của họ.  Thật ra, bà giúp đỡ họ chẳng qua là vì cái lợi trước mắt, và có tiền trước mặt.  Tuy nhiên, sự hiền lành lương thiện của người dân vô tội đã vô tình tạo cho bà cơ hội để phạm tội.   Ngược lại, bà đã dùng cơ hội để cân gian giống như “đi ăn cắp vặt,” hầu gia tăng lợi tức cho việc làm ăn thất đức của mình.

 

Một hôm người dân phát hiện ra sự gian lận của bà, và họ rất là giận dữ; tuy nhiên, bà vẫn thản nhiên, và coi đó là chuyện nhỏ, như là cỏ rác.  Thay vì bà ăn năn, nhận tội, và xin lỗi khách hàng về hành vi sai trái của mình thì bà lại to tiếng, cãi lộn, gây gỗ, đổ thừa, chối quanh, rồi thề sống thề chết về sự vô tư, vô tội của mình.  Dù bà có thề thốt, nhưng người dân vẫn không dễ hốt hoảng.  Hơn nữa, cảm xúc khô khan lạnh nhạt của bà cũng không dễ làm cho họ tin bởi vì bằng chứng gian lận là quả cân bất hạnh đã quá rõ ràng.  Bên cạnh đó, bà lại còn bị họ bắt quả tang cho nên không thể chối cãi.  Cho dù bà có giải thích thế nào đi chăng nữa thì người dân vẫn không thể chấp nhận.  Vì quá giận dữ, cho nên bà đi vào nhà, và sau đó mang ra một Mẫu Tượng Đức Mẹ.  Bà cầm Tượng Đức Mẹ trên tay, sau đó giơ lên cao và thề rằng: “Có Mẹ đây làm chứng, tôi không thề gian, nói dối, và tôi cũng không hề ăn gian, ăn chặn của ai điều gì.”  Sở dĩ bà làm như thế bởi vì bà là người ăn to nói lớn; bà muốn ra tay “đánh phủ đầu” đám dân hiếu kỳ.  Bà suy nghĩ rằng: nếu bà thề trước mặt thần thánh thì bà sẽ lấy được lòng tin của người Công Giáo, và người ngoại giáo cũng sẽ không lỡ tra khảo, lý sự, hay bắt bẻ bà thêm điều gì; như thế, họ sẽ nhanh chóng bỏ qua và dễ dàng quên đi.  Tuy nhiên, khi bà vừa nói xong, nghĩa là lời thề của bà vừa chấm dứt thì Tượng Đức Mẹ nứt ra làm đôi từ trên xuống dưới ngay trước mặt mọi người!  Lúc đó thì ai cũng hoảng hốt, run sợ, và ngay cả nét mặt của bà cũng xanh tái mét, vì không ai có thể giải thích cho người xung quanh hiểu được tại sao Tượng Đức Mẹ lại bị nứt khi bà vừa dứt lời!  

 

Mọi người chỉ biết suy đoán quanh co rồi cho đó là điềm thiêng dấu lạ, một hiện tượng lạ, và dĩ nhiên họ nhận biết rằng sự kiện đó có sự tác động của thần linh, rất thiêng và rất thật.  Những người đã được cơ duyên chứng kiến đầu đuôi câu chuyện đều bàng hoàng lo sợ bởi vì họ không biết Tượng Đức Mẹ bị tách làm đôi như thế có ý nghĩa gì, và hình ảnh đó muốn dạy cho họ điều gì.  Họ chỉ biết tụm ba, tụm bảy, rồi ngồi xì xèo, bàn tán xôn xao về hiện tượng lạ vừa mới xảy ra.  Kể từ đó họ chuyển đề tài nói chuyện và không còn bàn cãi về chuyện cái cân của người đàn bà gian lận.  Và cũng từ ngày đó họ bỏ qua việc minh oan, xét đoán, giải bày, phân tích, và nhận định “ai đúng, ai sai” trong cuộc tranh cãi giữa đám người mua kẻ bán.  Sau đó họ tự giải tán, và ai nấy trở về nhà mình, mang theo hình ảnh Tượng Đức Mẹ bị vỡ với những mảnh vụn suy tư, băn khoăn, khắc khoải, những trở ngại tâm linh, tinh thần bác ái, và những sai trái về nhân đức cơ bản cũng như đức tính căn bản.  
 

Từ khi bị người dân phát hiện ra chiếc cân gian lận, công việc làm ăn của bà trở thành lận đận, và kể từ ngày đó bà cũng chẳng muốn tiếp cận với ai mỗi khi ra ngoài đường phố, có lẽ vì sự tự ti mặc cảm, và cũng có khi vì sự xa lánh của khách hàng.  Người dân tẩy chay nghề buôn gian bán lận của bà, và từ đó bà gặp khó khăn về nhiều mặt.  Bà không còn hãnh diện và tự nhiên mỗi khi tiếp chuyện với người dân, và dần dần họ cảm thấy lạnh nhạt, không còn gần gũi, không còn thân thiện, khiến sự liên hệ với bà cũng dần già tan biến theo thời gian. Tình cảm rạn nứt này ngày càng xa cách, đến nỗi khách hàng cũng không thể nối lại tình xưa, và thậm chí có khi họ còn trở thành kẻ thù, vì bà đã tạo ra gương mù gương xấu cho thế hệ mai sau.

Vài hình ảnh lạnh lùng mà tôi vẫn còn nhớ là bà đã trở thành một người đàn bà độc ác.  Bà giáo huấn cho con cái của bà trở thành những kẻ lưu manh gian ác, chẳng khác gì một đám dân mọi rợ, vì họ không sợ tội, không sợ mất linh hồn, và chẳng sợ sự tồn vong.  Họ coi mọi người như kẻ thù, cho dù người đó là bạn thân hay là người dân cùng hàng xóm.  Có lần, vì muốn bảo vệ tài sản của mình là một ao cá chẳng đáng giá bao nhiêu; thế mà, con của bà lại dám gài điện ở chung quanh nhà, để kẻ trộm hay bất cứ ai đụng đến ao cá thì sẽ bị điện giật chết ngay tại chỗ.  Khổ nỗi là điện không có mắt, không biết tránh né, và cũng không biết cảnh cáo; ngoài ra, điện cũng không biết phân biệt phải trái, cho nên bất cứ ai đụng phải dây điện thì sẽ bị thiệt mạng ngay tức khắc.  Lúc ấy, điện sẽ không cần biết người đó là ai, dù là ông chủ nhà hay là bà bếp, dù làm xếp hay làm công, điện sẽ không bỏ qua cho ai, và sẽ không bỏ sót bất kỳ một ai.  Vì thế, điện chỉ biết làm công việc được giao phó, cho dù chuyện đó rất khó sử.  Một tình huống khó sử nhất đã xảy ra cho gia đình là chính đứa con của bà đã vô tình đạp trúng dây điện và bị điện giật chết bất đắc kỳ tử.  Điều này rất ứng nghiệm với câu nói của người thời xưa: “Kẻ gieo gió ắt sẽ gặp bão” nghĩa là: “Ai làm điều ác tức sẽ gặp quả báo.”

 

Câu chuyện về người đàn bà gian lận đã gặp sự lận đận là nguyên nhân dẫn đến sự tận cùng tận số.  Chỉ trong một thời gian ngắn mà gia đình của bà đã phải trải nghiệm qua nhiều cái đám ma: bố chết vì bị uất ức tức tưởi, mẹ chết vì buồn rầu sầu não, chồng chết vì bị sốc rượu, con chết vì bị điện giật, và bà chết với một cái kết không bình thường, không rõ nguyên nhân, và không được yên thân, yên phận.  Người dân chỉ biết rằng bà ta chết lúc còn trẻ, còn khỏe mạnh, nhưng thật bất hạnh, vì lúc bà chết thì tài sản tiêu tan, gia đình tan nát, và mọi thứ trở thành cát bụi.  Người ta kể lại rằng: ngay cái đêm bà chết, chuột ở đâu kéo nhau đến giường của bà, và chúng đã ăn hết phân nửa gương mặt của bà mà người nhà không hề hay biết.  Người ta chỉ phát hiện ra gương mặt ghê sợ của bà khi đã quá muộn, và lúc đó lũ chuột cũng đã biến mất.  Tất cả các sự việc này đều tuần tự xảy ra như đã an bài, và điều mà nhiều người vẫn chưa hiểu là tại sao số phận của bà lại như thế?

 

Liên quan đến vấn đề thề nguyền, tôi thấy trong Kinh Thánh có đoạn nói về vấn đề này, và Chúa Giêsu cũng đã khuyên răn các môn đệ của Ngài thế này: “Các con đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ thề gian, nhưng hãy giữ trọn lời mình thề với Chúa".  Còn Ta, Ta bảo các con:Đừng thề chi cả.  Đừng lấy trời mà thề, vì là ngai Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì là bệ dưới chân Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành thánh của Vua cao cả; và đừng lấy đầu mà thề, vì con không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hay ra đen được. Nhưng lời nói của các con phải là: có thì nói có, không thì nói không; thêm lời bịa đặt là bởi ma quỷ mà ra” (Mt 5:33-37).

 

Chúa Giêsu còn truyền ban Lời Hằng Sống là khuôn vàng thước ngọc, và Ngài chỉ dạy rằng: "Những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì anh em hãy làm cho người ta như vậy, vì Luật Môi-sen và lời các Tiên Tri là thế đó” (Mt 7:12).  Ông bà tổ tiên chúng ta cũng hay nhắc đi nhắc lại câu này: “Cọp chết để da, người chết để tiếng,” ý nói rằng: mình phải trở thành người tốt, phải sống tốt, và truyền đạt những điều tốt cho hậu thế.  Bài học tốt nhất chính là tình thương và các gương lành, được thể hiện qua hành động, và chứng minh bằng cuộc sống.  Đó là một cuộc sống đức hạnh, nhiệt thành, và phấn đấu liên lỉ vì chân lý và sự thiện chí;  đó là một cuộc sống vô vị lợi và chỉ biết làm lợi cho thế giới quanh ta và cho tất cả nhân thế, kể cả mặt tinh thần cũng như vật chất.  Tất cả những thứ họ làm đều hướng tới mục đích cao thượng, vì tương lai cao đẹp, và lý tưởng tốt đẹp.  Những người này sẽ giúp cho thế giới chúng ta tiến xa, cho xã hội phát triển liên tục, và cho gia đình được an vui hạnh phúc.  Họ sẽ luôn mang Đạo vào đời, và suốt đời họ luôn nhớ tới Lời Thiên Chúa dạy bảo.  Họ sẽ tạo đức cho con, cho cháu, và đối với họ thì đó là điều quý báu nhất trên cõi đời này.

 

Ngày xưa khi Thiên Chúa tạo thiên lập địa, Ngài đã dựng nên muôn loài tạo vật, và Ngài thấy mọi thứ đều xinh tươi tốt đẹp.  Thiên Chúa đã chúc phúc cho các loài thụ tạo và bảo rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở ra nhiều, cho đầy mặt đất, và hãy thống trị nó.”  Điều đó cho thấy Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, và Ngài cũng đã chúc lành cho loài người chúng ta.  Ngài muốn chúng ta được trường tồn, phát triển, và luôn thăng tiến.  Ngài muốn chúng ta tiếp tục công cuộc sáng tạo, nghĩa là hãy nối dài cánh tay, bảo vệ những điều tốt, và làm cho những cái tốt đó gia tăng, triển nở, và trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.  Thế nhưng, thực tế cho thấy điều Chúa dạy không dễ duy trì , và điều Chúa muốn không dễ thực hiện bởi vì ở trên cõi đời này không phải ai cũng tôn trọng và nhận biết Chúa, không phải ai cũng tôn thờ và yêu mến Chúa, và không phải ai cũng thành tâm làm theo Thánh Ý Chúa, nghĩa là không phải ai cũng nhận ra những cái tốt Chúa đã làm, không phải ai cũng chọn điều tốt để thực hiện, và không phải ai cũng có điều kiện để làm việc thiện, việc tốt.  Vì thế, ở đời mới có những cái không tốt xảy ra, và từ đó có sự gian lận, rồi lận đận, và ân hận như nỗi đau kéo dài đến bất tận!

 

Linh Mục Gioan Hà Trần

119 Redan Drive

Savannah, GA 31410

Email: khongkhonghai@yahoo.com

Tác giả:  Lm. Gioan Hà Trần

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!