Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
NHỮNG TRANH CÃI VỀ ĐỒI ĐỀN THỜ

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 

Đồi Đền Thờ nhìn từ hướng Nam, ở cao độ 740m (2,430 ft)

Chúng ta đã nói về những va chạm đẫm máu giữa người Ả Rập và Israel liên hệ đến Đồi Đền Thờ. Nhưng còn một trận chiến khác gọi là trận chiến tranh luận đấu võ miệng và giấy bút đang xẩy ra liên hệ đến các đền thờ ở Jerusalem. Lịch sử và những tài liệu khảo cổ có nói lên được sự hiện diện của dân tộc Do Thái / Israel cùng các đền thờ ở Jerusalem không? Đâu là sự thật?

 Trong những năm gần đây, người ta cho rằng dân Do Thái / Israel từ xưa chưa bao giờ hiện diện hoặc đinh cư ở Jerusalem hoặc ở Đồi Đền Thờ ( coi bài Đồi Đền Thờ ở Jerusalem).

 Bây giờ lại có một ý kiến khác được đưa lên các diễn đàn báo chí và tranh luận, đại khái giống như  những ý tưởng cũ từ nhiều thập niên trước cho rằng đền thờ Jerusalem cũng chẳng bao giờ có ở Đồi Đền Thờ. Nhưng cách cả trăm thước Anh về hướng Nam ngọn suối Gihon người ta lại thấy một nguồn cung cấp nước cho thị trấn cổ Jerusalem. Theo lập luận này thì vùng được xác nhận là Đồi Đền Thờ từ 2000 năm trước đây hiện giờ là vùng pháo đài Antonia, nguyên thủy đã được Herod Đại Đế xây lên rồi sau này quân La Mã đã xử dụng nó.

 Ý kiến này –theo đa số người hiểu biết thì không được các nhà khảo cổ Tây Phương có uy tín công nhận- vì nó là một lập luận có tính cưỡng hành đồng thời rõ ràng ngược lại với những chi tiết thấy trong kinh thánh, lịch sử và những khám phá khảo cổ. Buồn thay, lập luận lại không muốn biết hoặc từ chối cả những điều hiển nhiên và được dùng bởi những tay đã chối bỏ mọi sự hiện diện của dân Do Thái hay đền thờ của người Do Thái ở Jerusalem.

 Để hiểu lịch sử Jerusalem, chúng ta cần để ý đến những giới hạn của việc khảo cổ. Thứ nhất Jerusalem là một thị trấn hoạt động, luôn luôn phát triển và phồn thịnh. Nhà cửa, cơ sở thương mại, đường phố, trường học được xây lên lớp này đè lên lớp kia qua tháng ngày và những biến cố suy tàn đổi thay từ thời thượng cổ đến nay, đã làm cho việc đào xới xâu xuống dưới đất và rộng ra chung quanh Jerusalem cổ xưa rất khó khăn.

 Thứ đến, tình trạng như vậy đã không thể giúp được nhiều cho việc tìm tòi quá khứ vì thị trấn đã là bãi chiến trường cả chục lần, bị phá hủy rồi xây dựng lại, phá rồi xây lại nhiều lần. Đền thờ do vua Solomon xây cũng bị người Babylon phá hủy khoảng năm 587 trước cn. Những đổ nát suy tàn bao trùm và rồi tái thiết, những nền móng sàn nhà khổng lồ được thiết lập để xây những đền thờ kế tiếp, đền thờ này tiếp nối đền thờ khác….

 Giống như đền thờ vua Solomon, đền thờ Chúa Giesu Kito cũng bị quân La Mã phá hủy hoàn toàn khi xâm chiếm Jerusalem vào năm 70 sau cn, đúng như Chúa đã nói trong Mathieu 24:2 “sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào, tất cả đều bị phá hủy.” Người cũng nói rõ ràng trong Mathieu 24:1, Mc 13:1-2 và Lc 21:5-6 về chính đền thờ cũng như những tòa nhà và kiến trúc bên ngoài, không nói đến nền móng sàn nhà trên đó được xây các đền thờ cái này tiếp cái kia là một sự kiện mà nhiều người không hiểu từ nhiều năm nay. Đến khi thiếu sót các yếu tố khảo cổ còn lại vì tình trạng chế biến những tảng đá cũ thành đá mới (recycle) để xây đền thờ mới đã gây rất nhiều khó khăn, có thể nói là không thể định được vị trí của những tảng đá nguyên thủy đã dùng để xây đền thờ đầu tiên.

Nhưng dù có những khó khăn đó, cũng vẫn còn lại những gì chắc chắn và hiển nhiên dưới mắt nhân chứng cho thấy có sự phá hủy dấu vết cũ và người đã làm những việc đó.

Dù ngăn cản không cho chúng ta nói được tất cả những bằng chứng hiển nhiên về vị trí lúc đó của đền thờ, nhưng người ta cũng nghiên cứu và thấy được một số bằng cớ quan trọng nhất sẽ được nói đến sau này.

VỊ TRÍ CỦA ĐỀN THỜ JERUSALEM THEO KINH THÁNH.

 Kinh Thánh và lịch sử cho biết đền thờ vua Solomon và đền thờ được xây sau này bời Zerubbabel nằm ở cùng một vị trí (Ezra 3:3; 5:15; 6:7). Herod Đại Đế sau này cũng xây một đền thờ thật vĩ đại của ông vào thời Chúa Giesu, ở địa điểm của đền thờ Zerubbabel.

 Vậy địa điểm này là chỗ nào? Đọc sách sử biên 2 (3:1) thấy nói “Solomon bắt đầu xây Nhà Chúa (đền thờ) ở Jerusalem  trên đồi Moriah là chỗ Thiên Chúa đã hiện ra với vua cha David, là chỗ mà David đã sửa soạn ở trên sàn đập lúa của Ornan, người Jebusite.” Câu chuyện vua David mua sàn đập lúa của Ornan đã được ghi trong ký sự 1 (21:14-22:1).

 Nhìn lướt địa hình Jerusalem ta sẽ thấy điểm này. Thị trấn Jebusite mà vua David đã chiếm được và đặt làm thủ đô, lấy tên là Jerusalem, là một thị trấn có tường bao quanh, tọa lạc trên một vùng triền núi hẹp thu nhỏ dần từ Bắc xuống Nam thành một điểm. Khi tới đỉnh cao ở phía Bắc thì trải rộng ra thành mặt bằng nhưng vẫn là điểm cao nhất gần trung tâm của vùng.

 Thị trấn Jebusite được bảo vệ bằng những bức tường rất kiên cố khiến quân lính Jebusite vững tin đến mức đã chế riễu lính của vua David là người mù kẻ què cũng có thể cản được lính vua David xâm nhập thành (2Samuel 5:6-8). Thị trấn này về sau gọi là “thị trấn David” khi vua David chiếm được (c.9) thì nhỏ chỉ chừng 9 mẫu tây nằm ở đỉnh vùng triền núi.

 Những thung lũng xâu ở phía Đông, Tây và Nam hồi xưa đã biến thị trấn thành cứ điểm bất khả nhập. Công cuộc khảo cổ những năm gần đây đã khám phá ra những tháp phòng thủ rất kiên cố bảo vệ nguồn nước của thị trấn là suối Gihon ở chân vùng triền núi. Suối này chảy vào thung lũng Kidron nằm giữa vùng triền núi và đồi Olives ở hướng Đông.

ĐỀN THỜ NẰM  Ở VỊ TRÍ CỦA SÂN ĐẬP LÚA

Như đã nói, đền thờ được xây ở vị trí của sân đập lúa. Sân đập lúa là gì? Là một vùng trống người ta dùng để đập lúa mỳ và lúa mạch, tách trấu ra khỏi hột để làm bánh, thức ăn…

 Lúa được đập bể bằng cách cho trâu bò đi lên đó (Deuteronomy 25:4), đoạn dùng thúng tung hỗn hợp hạt và trấu lên không, trấu nhẹ sẽ bị gió thổi đi xa, còn hạt nặng rơi xuống sàn. Người ta thu hạt lại để làm thức ăn (Ruth 3:2; Isaiah 41:16; Mt 3:12). Sân đập lúa đặc biệt được thiết lập trên đỉnh đồi và ở chỗ trống có gió thổi giúp cho việc phân chia trấu và hạt ra riêng biệt.

 Sự kiện là đền thờ nằm ở vị trí có sân đập lúa cho thấy đền thờ được xây ở ngoài thi trấn David, bởi vì định vị trí sân đập lúa ở bên trong tường thành sẽ bị phản ứng ngược, tường thành, nhà cửa và cơ sở sẽ cản gió khiến việc phân chia hạt lúa và trấu không kết quả. Tương tự như vậy, chẳng ai định vị trí sân đập lúa gần nguồn nước của thành phố, vì gió sẽ thổi trấu bay vào nước làm nước bị ô nhiễm.

 Chính Kinh Thánh cũng xác nhận vị trí của sân đập lúa mà trên đó đền thờ được xây thì ở trên cao –cao hơn mức cao bình thường- nhìn từ thị trấn David (2Samuel 24:18-19). Theo địa dư vùng triền núi, trên đó có thị trấn David được mở rộng ra và cao lên về hướng Bắc. Điều này làm cho vùng Bắc trở thành vùng duy nhất có thể xây đền thờ, nhất là vì thị trấn được bao vây bời những thung lũng sâu thẳm ở ba hướng kia. Đây cũng là vị trí hợp lý của sân đập lúa, vị trí cao hơn nằm ở ngoài tường thành, thuận tiện cho gió thổi trấu.

Kinh Thánh cũng cho biết sau khi Solomon xây xong đền thờ và cung hiến thì ông và các kỳ mục Israel mang hòm bia giao ước “lên….từ thị trấn David” đến đền thờ (1King 8:1). Hòm bia được di chuyển lên từ thị trấn David có nghĩa là được mang ra khỏi thị trấn David về đền thờ mới xây.

 Câu chuyện này được nhắc đến 8 lần trong Kinh Thánh sách Vua 1 chương 8, song song với câu chuyện trong Ký Sự 2 chương 5: mang hòm bia lên từ thị trấn David đến đền thờ, cho thấy đền thờ ở trên đồi cao và nằm ngoài thị trấn David, hiển nhiên đó là Đồi Đền Thờ, là nơi đã có từ cả  3000 năm nay.

 Qua đoạn văn này, bất cứ lập luận nào cho rằng đền thờ nằm ở trong vùng thị trấn David nguyên thủy là rõ ràng ngược lại Kith Thánh. Đền thờ cũng không thể nằm ngay ở đỉnh suối Gihon, bởi vì suối Gihon ở dưới chân đồi từ thị trấn David về phía thung lũng Kidron ở một cao độ hơn 100 bước (feet) dưới độ cao của thị trấn.

BẰNG CỚ KHẢO CỔ: PHÒNG THANH TẨY THEO NGHI THỨC DO THÁI

 Những kiến trúc và cách trình bày móng và nền đền thờ Solomon đã được công nhận từ 2000 năm qua thì chính 36 mẫu tây đền thờ này đã là bằng chứng hiển nhiên. Một số bằng cớ khảo cổ này cũng đã nói lên được vị trí của đền thờ hiện nay rồi.

 Một trong những bằng cớ rõ nét nhất là Đồi Đền Thờ được coi là một thánh địa có rất nhiều phòng-thanh-tẩy theo nghi thức Do Thái, gọi là mikvot hay mikva’o (số nhiều của mikveh) ỡ chung quanh Đồi Đền Thờ. Cho đến nay người ta đã khám phá ra được hơn 100 phòng từ nhỏ để dùng cho một người đến lớn có thể dùng cho hàng chục hay cả trăm người hoặc nhiều hơn trong một lúc. Điều này có thể cắt nghĩa làm sao các tông đồ có đủ nước để rửa tội cho cả 3000 người trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống như nói trong Công Vụ Tông Đồ 2:41.

Thời Chúa Giesu, các tín hữu khi đi lên đền thờ thường tự nhúng mình vào nước theo đúng nghi thức để có thể vào đền thờ trong tình trạng trong sạch. Cách thực hành này cũng thường được thực hiện tại một số nhà hội ở Israel, nơi này cũng có những phòng-thanh-tẩy tương tự như ở thời đó. Cách thực hành này vẫn còn tiếp tuc nơi nhiều nhà hội khác ở những thế kỷ sau.

Nhà khảo cổ Eilat Mazar đã miêu tả những điều tìm thấy trong khi đào xới dọc theo những bức tường Đồi Đền Thờ ở phía Nam và Tây mà ông nội bà là Benjamin Mazar đã điều khiển: “Có cả hàng chục phòng thanh tẩy tính đến thời Herod đã được tìm thấy trong suốt đoạn đường đào xới. Những rãnh bằng đá cắt dẫn nước trực tiếp vào phòng thanh tẩy từ thùng nước thặng dư của bể chứa nước khổng lồ ở trên Đồi Đền Thờ….Mổi phòng thanh Tẩy đều có bậc thang đi vào và bức tường lửng ở giữa ngăn cách một bên vào thanh tẩy và một bên đi ra sau khi đã thanh tẩy” (The Complete Guide to the Temple Mount Excavation, 2002, p.61).

 Bất cứ chỗ nào chung quanh Đồi Đền Thờ mà được đào xới, dọc suốt phía Nam và Tây, ngay cả một chỗ đào nhỏ ở phía Bắc, người ta đều thấy có phòng tắm thanh tẩy Do Thái tính đến thế kỷ I trước và sau cn. Chỉ duy nhất ở phía Đông, nơi có một nghĩa địa lớn của Hồi Giáo, thì lại không được phép đào xới để khảo cổ.

 Gần đây, một khám phá trong những hồ sơ lịch sử đã bị dấu kín lâu đời từ sau cuộc động đất ở Jerusalem phá hủy thánh thất Hồi Giáo Al-Aqsa. Nhà khảo cổ Anh quốc Robert Hamilton đã khám phá ra những di tích của phòng thanh tẩy Do Thái mikveh thuộc thế kỷ I nằm dưới sàn móng thánh thất. Đây là một sự thật được dấu kín cả gần thế kỷ nay để người Hồi Giáo khỏi nổi giận vì một sự thật hiển nhiên là người Do Thái đã thờ phượng Thiên Chúa ở Đồi Đền Thờ.

 Dĩ nhiên, hàng chục phòng thanh tẩy của người Do Thái ở chung quanh và trên đỉnh Đồi Đền Thờ sẽ chẳng là gì cả nếu -thay vì phòng thanh tẩy lại là pháo đài Antonia- người ta muốn tranh luận dựa vào vị trí của đền thờ, vì người Do Thái đã thanh tẩy mình ở chung quanh pháo đài của người La Mã.Trái lại, nó sẽ rất có ý nghĩa nếu họ thanh tẩy minh trước khi bước lên đền thờ ở Đồi Đền Thờ để thờ lạy Thiên Chúa.

 Trái lại sự thật hoàn toàn trái ngược, khảo cổ đã đào xới nhiều nơi trong vòng nhiều năm trời mà không hề thấy một dấu vết gì của phòng thanh tẩy hay bất cứ một bằng cớ hiển nhiên nào là người Do Thái đã thờ lạy Thiên Chúa ở một đền thờ tọa lạc ở suối Gihon như có người đã nói là đền thờ của người Do Thái ở đó.

NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA JOSEPHUS VỀ ĐỀN THỜ

 Flavius Josephus (sống khoảng chừng từ năm 37-100 sau cn) là một học giả và sử gia người Do Thái ở thế kỷ I có nhiều thành tích, kiêm tư tế quen mật thiết với Jerusalem và đền thờ cũng như chiến tranh mà người La Mã có thời đã tường phá hủy cả hai. Trong những bài viết của ông, ông đã miêu tả rất nhiều về đền thờ đã giúp chúng ta liên hệ được nó với Đồi Đền Thờ. Ở đây chúng ta chỉ chú trọng đến một số khám phá có tính khảo cổ thôi.

 Josephus ghi lại là tiền đình của toàn thể khu đền thờ được biết là Tòa Án của Dân Ngoại (nơi dân ngoại có thể vào) “được bao quanh bằng một bức tường đá để ngăn cách, với một ghi chú cấm người ngoại quốc vào nếu bất tuân sẽ bị phạt tử hình” (Antiquities of the Jews, Book 15, chap. 11, sec.5). Trong tác phẩm của ông Wars of the Jews / Chiến tranh của người Do thái, ông cho biết đã có một số dấu hiệu viết trên bức tường này “một vài chữ bằng tiếng Hy Lạp, một vài chữ bằng tiếng La Mã, nghĩa là ‘ không một người ngoại quốc nào được vào bên trong cung thánh’” (Book 5, chap. 5, sec.5).

 Hai trong những tảng đá này có ghi “Cấm không được vào / Do Not Enter”, một tảng có đầy đủ chữ, một tảng mất chữ cuối đã được tìm thấy. Bảng có chữ đầy đủ tìm thấy năm 1871 ở cách Đồi Đền Thờ 150 bước (feet) và bảng không đầy đủ tìm thấy năm 1935 trong cuộc đào xới khảo cổ khoảng 200 feet / bước ở hướng bắc của góc đông bắc sàn Đồi Đền Thờ. Cả hải bảng đều được dùng lại trong những công trình xây cất khác cho thấy vật liệu xây cất hồi xưa thường được lượm nhặt và dùng lại. Bảng ghi bằng tiếng Hy Lạp còn nguyên vẹn đã được Josephus tòm tắt như sau: “Không người ngoại quốc nào được vào bên trong tường cản chung quanh cung thánh và vùng cấm. Bất cứ ai bị bắt, án phạt sẽ là tử hình.”

 Josephus cũng tả một khoảng của khu đền thờ, “là chỗ -theo thông lệ- một trong những tư tế đứng để thổi kèn báo hiệu buổi chiều sắp bước qua ngày thứ bảy và buổi tối lúc kết thúc” (Wars of the Jews, Book 4, chap.9, sec.12). Việc thổi kèn báo hiệu lúc khởi đầu và kết thúc ngày Sabbath rất có ý nghĩa; nó được thực hiện ở một nơi để hầu hết dân thành có thể nghe được. 

Năm 1968, nhà khảo cổ Benjamin Mazar thuộc Đại Hoc Do Thái đã tìm thấy một tảng đá lớn có chạm trổ trong đám đá gạch vụn của khu đền thờ bị phá hủy ở góc Tây Nam sàn Đồi Đền Thờ mà vào thế kỷ I nó có thể nhìn xuống hầu hết thành phố. Tảng đá này bị chôn vùi ở đáy đống đá vụn văng ra từ những tòa nhà ở bên ngoài đền thờ cho thấy những tảng đá ấy phải từ những đỉnh rất cao của những công trình kiến trúc được xây ở chung quanh rìa sàn đền thờ.

 Chữ được khắc trên tảng đá đó là tiếng Do Thái/Hip-ri như sau: “Đây là chỗ người đứng thổi kèn để thông bào….”   Phần chữ nối tiếp đã bị mất vì đá bể. Chuyên viên đoán toàn thể câu đó phải là “Đây là chỗ người đứng thổi kèn để thông báo ngày Sabbath”, và tảng đá rơi từ một điểm mà Josephus ám chỉ, nhất là tảng đá bể phù hợp hoàn toàn với một phiến đá lớn hơn nhiều trên đó có một chỗ lõm mà hình dáng và kích thước vừa cho một người đứng.

Josephus cũng tả phía tây của sàn đền thờ có bốn điểm vào, một là cây cầu bắc ngang qua thung lũng Tyropean đi vào phần trên của thị trấn, hai điểm mở ra phần còn lại của thị trấn, và điểm thứ tư gồm “rất nhiều bậc” nằm tại “con đường đi xuống thung lũng” (Antiquities of the Jews, Book 15, chap.11, sec.5).

Hiện nay, nơi bức tường ở phía Tây, người ta có thể thấy dấu vết của 4 lối vào Đồi Đền Thờ y như Josephus đã miêu tả. Theo những nhà khảo cổ nổi tiếng ở Jerusalem, những lối vào đó theo thứ tự là Vòm Wilson (di tích của cây cầu bắc qua thung lũng Tyropan), cổng Warren, cổng Barclay vòm Robinson (di tích của một cầu thang khổng lồ gồm “rất nhiều bậc” ) dẫn xuống con đường thế kỷ I là đường đi xuống thung lũng –đúng như Josephus diễn tả.

Josephus còn miêu tả một dãy cột rất cảm động như “chưa từng có ở đời”, chạy dài dọc đỉnh phía Nam của sàn đền thờ (ibid.).  Những di tích mà Benjamin Mazar tìm thấy từ năm 1968 đến 1978 ở nơi này của Đồi Đền Thờ đều phù hợp với những lời Josephus đã diễn tả.

 Họ còn tìm thấy rất nhiều mảnh vỡ của những cột trụ hình chữ nhật được xây dính vào tường như mảnh vỡ của hai cái đồng hồ chỉ giờ theo bóng mặt trời và những mảnh của các hình vẽ trên tường như bảng danh sách có đường viền…., một số rơi tử đỉnh tường, một số từ Royal Portico, một loại cột khỗng lồ xây theo kiến trúc hoàng gia chạy dài dọc theo đỉnh bức tường phía nam của Đồi Đền Thờ và gần tường phía Tây.

 “Những mảnh này đều được trình bày kiểu Herod theo hình học rất đa dạng và hoa lá rất đặc biệt ở các bảng ghi những bản nhac của nghệ sí thời đại” (The Mountain of the Lord: Excavating in Jerusalem, 1975, pp.121-124)

 Josephus còn cho biết phía nam của sàn đền thờ còn có “cổng ở giữa” mà ngày nay du khách viếng Đồi Đền Thờ có thể nhìn thấy hai bộ cổng đó gọi là Cổng Đôi và Cổng Ba nằm ở chính giữa tường. Theo Josephus kể: “một cổng lớn” ở phía đông mà không xác đinh số ở phía bắc. Những vùng này ngày nay lại nằm dưới nghỉa địa của người Hồi Giáo và phần thị trấn thuộc Hồi Giáo nên không được phép đào xới để khảo cổ dọc theo những bức tường này.

Buồn thay, từ khi Đồi Đền Thờ nằm dưới quyền Hồi Giáo, trong thế kỷ này và thế kỷ trước họ đã để cho những người không là chuyên viên khảo cổ đào xới kiếm những di vật chẳng có ý nghĩa gì.... Ngoài ra còn có khá nhiều bằng cớ rõ ràng cho thấy chính quyền Hồi Giáo đã phá hủy nhiều di vật của Đồi Đền Thờ như xóa tẩy bất cứ dấu tích nào nói lên sự hiện diện của người Do Thái ở nơi này. Do đó, tìm hiểu về Đồi Đền Thờ một cách khoa học và sớm nhất là điều bất khả thi. Sự thật hiển nhiên hiện đang nằm dưới lòng đất này có thể xác định vị trí của đền thờ vẫn còn là điều bí ẩn.

ĐỀN THỜ KHÔNG THỂ NẰM Ở VỊ TRÍ SUỐI GIHON ĐƯỢC

Khảo cổ học không chấp nhận vị trí của bất cứ đền thờ nào ở suối Gihon. Vào thế kỷ I sau cn, có người cho rằng Đền Thờ Jerusalem nằm ở triền núi bên trên suối Gihon. Từ năm 1995 cho đến khi về hưu năm 2011, giáo sư Ronny Reich thuộc đại học Haifa, chuyên viên khảo cổ đã có nhiều giải thưởng do công trình đóng góp lỗi lạc về khảo cổ, ông cũng là đồng giám đốc đào xới nghiên cứu thị trấn David. Khám phá của ông đã đóng góp  rất lớn cho sự hiểu biết về lịch sử của vùng này.

 Vậy thì ông đã khám phá ra những gì ở vùng này, nơi có những đền thờ ở Jerusalem? Trong một cuốn sách của ông xuất bản năm 2011 nhan đề: Excavating the city of David: Where Jerusalem’s History Began? Bác sĩ Reich đã cắt nghĩa những điều ông đã phải đào xới xuyên suốt chung quanh con suối Gihon: “đào sâu tới 8-9 thước đất, từng đống đá, mảnh đồ gốm vỡ -tất cả mọi sự rơi rớt dọc trên những đường dốc phía Tây của thành David…” Ông đã tả những lớp đất đá bao phủ lên nhau do những nhà khảo cổ trước đào xới tạo nên.

 Những lớp đất đá vật dụng này là gì? “....Là một lượng khổng lồ những mảnh vụn cả chừng trăm ngàn thước khối mà không lâu trước đó chúng ta đã nhận ra đó chỉ là vùng đổ đồ phế thải của đền thờ thứ hai vào cuối thời” –nghĩa là từ thời đền thờ Herod (pp.219-220).

Thực ra thay là vị trí của đền thờ Herod một thời huy hoàng mà Chúa Giesu đã có lần đến và giảng dạy ở đó, một vùng ở trên và chung quanh con suối Gihon thì lúc bấy giờ là nơi đổ đồ phế thải của thị trấn vào thời chúa Giesu!

 Ngoài ra những bá cáo khảo cổ còn cho thấy vào thời kỳ đền thờ Solomon, chính cái dốc này là vùng đất canh nông trồng cây mà ngày nay người ta thấy ở chung quanh Jerusalem là oliu., chứng tỏ đền thờ không thể tọa lạc tại đây được.

Thêm vào những nghiên cứu đào sới tất cả chung quanh và ở bên trên suối Gihon kể cả ít nhất là 8 nơi mà có người tưởng rằng đền thờ nằm ở đó. Nhưng các nhà khảo cổ đã đào dọc ở tất cả mọi mức độ có dấu vết người ở tại những vùng lân cận thị trấn David cũng không thấy có dấu tích gì liên hệ đến đền thờ như một số người nghĩ. Dù nhiều thập niên đào sới từ năm 1867 –tức hơn 150 năm về trước- cũng không tìm thấy dấu vết gì của đền thờ còn sót lại.

 Như vậy là không một thực tế hiển nhiên nào yểm trợ cho tư tưởng đền thờ đã hiện diện ở trên và gần suối Gihon.

 Những đào sới lan rộng thêm cũng được thực hiện tại đó cũng đi đến kết luận là đền thờ đã được nói tới trong Kinh Thánh không bao giờ hiện diện ở nơi đó.

 Nếu những bằng cớ hiển nhiên nằm dưới lòng đất không đủ thì cả hai là kinh Mishna / Tamud (chú giải luật truyền khẩu và cổ truyền của Do Thái về đền thờ, gồm cả những chi tiết nói về đền thờ mà sau này được viết xuống ở thế kỷ thứ hai và thức ba) và Josephus đều cho biết kích thước của sàn đền thờ là 500 và 600 cubits –nghĩa là chừng 900 đến 2.000 bước/feet rộng…

  Định vị cấu trúc kích thước của triền núi mà thị trấn David tọa lac thì không thể được. Nó sẽ trồi ra và che lấp phần lớn thung lũng ở cả hai bên (bao phủ cả con đường thế kỷ I chạy dài qua thung lũng ở phía tây của triền núi). Nếu được xây trực tiếp trên suối Gihon, thì nó hoàn toàn ngăn hẳn thung lũng Kidron như một cái đập thì lại càng vô lý không thể chấp nhận được.

Mà theo khảo cổ thì những vùng này là vùng dân chúng ở từ nhiều thế kỷ. Nếu nói đền thờ có nhiều vị trí thì những vùng này sẽ bị chôn vùi sâu dưới móng đền thờ. Như vậy theo vật lý nói về sức nặng thì tư tưởng này là bất khả thi.

ĐỒI ĐỀN THỜ KHÔNG THỂ LÀ PHÁO ĐÀI ANTONIA

Những người chủ trương đền thờ tọa lạc ở trên Suối Gihon trong thị trấn David đã dựa vào đặc tính của nền Đồi Đền Thờ. Họ gọi nó là pháo đài Antonia, một thành lũy do Herod đại đế xây và đặt tên người bạn thân đã yểm trợ ông là Mark Anthony, một trong những danh tướng của Julius Caesar. Nhưng có nhiều lý do cho thấy nó vô lý và bất nhất.

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với ý tưởng này là Josephus đã thẳng thắn nói rằng pháo đài Antonia nằm sát góc nền đền thờ ở phía tây bắc. Trong trận chiến với người Do Thái, ông viết: “Bây giò nói về cái tháp Antonia nằm ở góc hai cái cột của tiền đình đền thờ, một ở phía tây một ở phía bắc” (Book 5, chap.5, sec.8). Sau này ông lại nói đếncái cột đền thờ ở phía tây bắc dính sát vào tháp Antonia” (Wars of the Jews, Book 6, chap.2, sec.9).

Tuy nhiên suối Gihon lại ở chừng 900 feet về phía nam của nền Đồi Đền Thờ , nếu xây đền thờ ở trên suối Gihon thì chẳng còn cách nào có thể dính sát vào nó được. Để giải quyết vấn đề này, trong câu chuyện của Josephus, họ phải nghĩ đến một cây cầu dài 600 feet từ đầu này tới đầu kia. Một cây cầu như vậy thì lại chẳng có bằng cớ hiển nhiên nào về khảo cổ và lịch sử.

Với lỳ thuyết này cũng còn nhiều lôi thôi. Josephus nói 55 lần về pháo đài Antonia thì 44 lần ông gọi nó là “tháp Antonia” (những lần khác ông lại đơn giản gọi là Antonia”). Nền của Đồi Đền Thờ thì là một mặt bằng rộng 36 mẫu/acres thì không thể nói là “một cái tháp” được trong khi Josephus nói đi nói lại nó là Pháo đài Antonia.

Một trở ngại to lớn khác khi xác định nền của Đồi Đền Thờ như pháo đài Antonia là một số cổng lớn, lối vào, các cây cầu và những bậc thang nặng nề dẫn vào lối đi –ít nhất có 10 lối đi mà người ta biết. Pháo đài -theo định nghĩa- là phải có chủ đích ngăn cản không cho người ngoài vào. Ai lại xây pháo đài có 10 điểm vào cần phải bảo vệ nhỉ? Chắc chắn là chẳng có ai làm như vậy. Pháo đài phải có rất ít lối vào, nếu không thì mục đích của kiến trúc phòng vệ chẳng còn ý nghĩa gì.

 Một lập luận thêm nữa liên quan đến lối vào là một số tường ở phía nam có cổng mở đi vào hành lang mà nguyên thủy cho phép các tín hữu đi ra trên đỉnh sân thượng gần đền thờ.

Nhiều năm qua, trước khi các hành lang này được đóng lại vĩnh viễn không cho những người không phải Hồi Giáo đi, các bức hình và những bức tranh vẽ kiểu kiến trúc cho thấy cách trình bày hành lang bằng những cái cột tuyệt đẹp và những vòng cung rất hoành tráng được tô điểm bởi những cành nho và dấu hình học khắc vào đá –mà không hề có hình người và thú vật là những thứ bị cấm theo luật Do Thái.

 Những kiểu trình bày chau chuốt, vĩ đại và tốn phí như vậy được khắc trên đá thì không thể có được ở những doanh trại quân đội, mà chỉ thấy nơi những lầu đài tân thời huy hoàng đẹp đẽ ở mọi chỗ. Những mảnh vỡ rơi ra từ những công trình bằng đá huy hoàng cũng được thấy chung 1uanh Đồi Đền Thờ lẫn lộn trong những đống đá cuội.

Tuy nhiên, còn vấn đề nữa là ngày khơi công xây cất. Vào năm 2011 cuộc đào xới gần góc Đồi Đền Thờ ở phía Tây Nam, người ta thấy những đồng tiền kim loại (coins) ở dưới móng của bức Tường Phía Tây có từ năm 17-18 sau cn. Điều này chứng tỏ khối tường vĩ đại này vẫn còn đang được xây vào những năm gần công nguyên, những thập niên sau  khi công trình xây cất bắt đầu vào năm thứ 18 của triều đại Herod năm 22 trước cn. Khám phá này cũng xác nhận kết luận của thánh Gioan tông đồ (Ga 2:20) là vào thời gian này, cuối thập niên 20 sau cn, đền thờ được xây trong vòng 46 năm.

 Đây cũng là một khám phá chứng minh Đồi Đền Thờ không phải là pháo đài Antonia mà Herod Đại Đế xây rồi lấy tên một người bạn có công yểm trợ ông là một danh tướng tên Mark Anthony. Herod xây và hoàn thành pháo đài này trong thời gian ông trị vì trước khi băng hà vào khoảng năm 4 trước cn. Những đồng tiền kim loại thuộc những năm 17-18 sau cn đào thấy ở dưới móng tường cũng cho thấy đó không thể là pháo đài Antonia, là công trình được hoàn thành ít nhất là 2 thập niên sớm hơn.

THỰC TẾ ĐÃ QUÁ RÕ RÀNG

 Như vậy vị trí của những đền thờ ở Jerusalem đã quá rõ ràng. Những lý luận đền thờ được xây trên suối Gihon thì quá yếu, không có được những thực tế hiển nhiên công nhận.

Trái lại, thực tế hiển nhiên này lại trực tiếp đi ngược lại tư tưởng này, là không một nhà khảo cổ lừng danh thế giới nào mà chúng ta biết đã yểm trợ. Sự thật hiển nhiên hiện nay cho thấy điều đã được chấp nhận từ 2000 năm trước là đền thờ Solomon và Herod đã được xây trên Đồi Đền Thờ đúng như lịch sử, truyền thống và khoa khảo cổ đều cùng đồng ý.

 Độc giả nào ham đọc và thích  thì có thể coi cuộc phỏng vấn của Leen Ritmeyer, chuyên về Đồi Đền Thờ, thuộc loại lừng danh hang đầu về kiến trúc và khảo cổ bằng cách kiếm “Leen Ritmeyer” at ucg.org/learnmore

Dr. Ritmeyer đã tham dự vào nhiều cuộc đào xới khảo cổ chính ở Jerusalem. Ông đã cho ra nhiều sách liên quan đến Kinh Thánh, hình ảnh, và báo định kỳ có tính hàn lâm. Trên website của ông ritmeyer.com, ông thường bình luận về những di vật khảo cổ thấy trong thời đại Kinh Thánh.

 Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều sách rất có giá trị nói về Jerusalem, đền thờ và Đồi Đền Thờ, gồm cả Jerusalem –The Temple Mount (2015), Jerusalem in the Year 30 AD (2015), The Quest: Revealing the Temple Mount in Jerusalem (2012) and Secrets of Jerusalem’s Temple Mount (2006).  

Fleming Island, Florida

August 2018

NTC

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!