Hành vi quậy rối của trẻ con trong siêu thị đã trở nên quá thông thường đến nỗi có thể chấp nhận được như bình thường. Thật ra siêu thị không phải là sân chơi. Trẻ con nên được huấn luyện để hiểu sự khác biệt đó và để có hành động thích hợp.
Trước khi vào siêu thị, bà mẹ có thể nói: “Con ơi, siêu thị chứ không phải sân chơi. Con có thể đi theo mẹ và giúp mang đồ cho mẹ. Và nếu có cậu bé nào nhảy lên xe, bà mẹ ngay tức khắc nắm lấy tay, dẫn nó ra khỏi siêu thị và cho vào xe. “Mẹ xin lỗi vì con không có hành vi tử tế trong siêu thị cho nên con phải ngồi trong xe chờ mẹ”.
Với một hành vi cứng rắn như thế, bà mẹ có thể tỏ cho cậu bé thấy rằng bà muốn giáo dục. Bà không cần nói cho nó vào lần đi chợ kế tiếp, nhưng cho phép nó một sự chọn lựa đi với bà nếu nó nghĩ nó có thể tự chế. Bà phải chống lại sự cám dỗ dùng lời nói để đe dọa như : “Nếu con không tử tế con phải ở trong xe. Con không muốn điều đó xảy ra phải không? Vậy con phải nên tốt, có đúng không?” Nó sẽ không bao giờ.
Cu bé Quân 4 tuổi chạy dậm trên những luống vườn mà mẹ nó vừa gieo hạt giống. “Quân, con đi ra khỏi vườn ngay”. Cu bé cứ chạy qua chạy lại trên đó dường như không muốn nghe lời mẹ. “Quân, con chạy ra ngoài kia ngay. Con dậm nát hết rồi”. Nó vẫn tiếp tục chạy qua chạy lại. Bảo những 4 lần, mẹ nó mới quát lớn. Nó vẫn cứ thế, vừa chạy vừa cười cho tới khi mệt, nó chạy tới bụi cây và ngồi xuống trong bóng mát. Mẹ nó liếc nhìn nó và tiếp tục công việc của bà.
Một ít ngày sau, cậu bé chạy sang vườn người hàng xóm và cũng chạy trên những luống họ mới gieo. Một cách cố ý, nó bước mạnh lên những luống đã được làm đàng hoàng. Bà láng giềng nắm lấy tay nó lôi ra ngoài cữa vườn. “Cậu bé ơi, coi kìa. Cậu không được vào vườn nầy”. Nhìn lên, bà thấy mẹ nó đang đến với nó và cũng thấy rằng bà mẹ đã nghe biết tất cả những điều đó. Bà mẹ mới hỏi: “Nó đã quậy phá phải không?” Bà láng giềng đáp lại cách giận dữ: “Dĩ nhiên là nó đã phá phách. Tôi không muốn nó ở trong vườn nầy bây giờ và về sau”. Bà mẹ đáp : “Cho tôi xin lỗi”. Bà láng giềng tiếp tục: “Nó chẳng kể gì đến tôi. Tốt hơn là nó không trở lại vườn nầy nữa”. Cậu bé bật khóc. Bà mẹ an ủi và bế nó lên. Bà mẹ trở về vườn của bà với đứa bé đang khóc tựa vào vai bà trong lúc bà an ủi nó chống lại bà già nhà quê đó.
Quân là một cậu bé có hành vi không tốt, nó cảm thấy rằøng ngoại trừ hành động theo cách của nó, nó không có chỗ đứng. Nó là một bạo chúa. Nó làm như nó thích và không ai có thể ngăn cản được, ít ra là không với lời nói. Nó chỉ ngưng nhảy nhót trên mảnh vườn của má nó khi nó mệt mỏi sau khi đã làm mẹ nó chán đủ. Sự cảnh cáo liên tục của mẹ nó không có ích gì với lỗ tai điếc. Vì bà không làm gì cả ngoại trừ chỉ nói, nên cậu bé cứ tiếp tục làm như nó thích.
Bà hàng xóm thì khác, bà hành động. Bà nắm cổ nó dẫn ra khỏi vườn. Dĩ nhiên, bà tỏ sự giận dữ với cả hai mẹ con qua lời phê bình về sự không vâng lời của nó. Đáp lại, bà mẹ cậu bé cảm thấy nó bị tấn công và ngay tức khắc an ủi nó.
Nếu cậu bé hành động trong cách thế đó tạo nên sự giận dữ và thù địch, nó nên bị quở trách để từ bỏ hành vi quậy phá của nó hơn là được che chở chống lại người ta với tình cảm bệnh hoạn đó. Với cảm giác tội nghiệp nó, bà mẹ đã khuyến khích nó đi xa hơn nữa trong tư thế hành xử như một bạo chúa. Bây giờ nó biết rằng nó có thể làm như nó thích không chỉ ở nhà, mà hơn nữa mẹ nó còn bảo vệ nó khỏi những hậu quả của việc làm theo ý nó thích ở bên ngoài. Nhưng hành vi bạo chúa của cậu bé sẽ không được chấp nhận ở bất cứ nơi nào trong xã hội. Bạo chúa không còn có chỗ trong xã hội. Thật ra cậu bé muốn thuộc về trong một nhóm. Nó sống một mình trong thế giới người lớn. Và nó là đứa trẻ được cưng chìu nhất vì nó được sinh sau đến nỗi bố mẹ đều chìu theo những ước muốn kỳ cục của nó và tự biến họ thành những người đầy tớ đáng thương. Làm như thế, họ đã làm hư đi cái bản tính tự nhiên “muốn thuộc về” bằng sự hữu dụng, và họ đã khuyến khích nó có quan niệm sai lầm rằng nó có thể thuộc về chỉ nếu nó có quyền hành trên tất cả những người lớn không quyền.
Để giúp cậu bé ra khỏi lối đi sai lầm đó, bố mẹ nó phải nhận thức ra cái quan niệm sai lầm của họ về cách thế diễn tả tình yêu. Và rồi họ phải hành động hơn là nói.
Cậu bé lẽ ra nên được cho một ấn tượng sâu đậm hơn trong cảnh vườn đó nếu bà mẹ nắm lấy tay nó và dắt cổ nó về nhà. “ Mẹ rất tiếc con đã không có hành vi tử tế. Con không được ra ngoài cho đến khi con sẵn sàng”. Bà mẹ không cần cắt nghĩa dài dòng về hành vi của nó. Nó biết rất rõ rằng nó không nên chạy trên luống vườn được trồng trọt của người ta. Như là một bạo chúa, chắc chắn lối răn dạy mới nầy sẽ gặp phải sự chống cự mãnh liệt của nó. Vì thế, bố mẹ phải cứng rắn. Khi nó lại giẫm lên lối trồng trọt trong vườn, bà mẹ dẫn nó vào nhà và nói: “Con không được ra khỏi đây cho tới khi nào con biết xử sự lịch sự”. Cậu bé nên được cho cơ hội để làm lại cuộc đời và luôn bị dẫn độ về nhà mỗi khi nó tỏ ra không muốn cộng tác. Bao lâu bà mẹ còn giữ được thái độ trầm tĩnh và yên lặng thiết lập quyền hạn để giữ trật tự thì sẽ không có sự tranh chấp quyền hành. Sự cứng rắn của bà sẽ được hiểu và dĩ nhiên hành động của bà sẽ mang lại sự trọng kính. Cậu bé cần học sự kính trọng. Hành động chứ không phải lời nói sẽ mang lại kết quả đó.
Lm. levanquang