Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Suy Niệm & Cầu Nguyện
CHÚA GIESU, ÔNG VUA KHÔNG BIẾT CÚI ĐẦU

 

LỄ CHÚA GIESU KITO LÀ VUA VŨ TRỤ

Đn 7:13-14; Kh 1:5-8; Ga18:33b-37
                                                          

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

  Phiên tòa chất vấn Chúa Giêsu

Quan tòa Pilate trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu lại và hỏi: “Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu đáp: “Ngài tự ý nói điều đó hay ai khác đã nói với Ngài về tôi?”  Pilate trả lời: “Tôi không phải là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì? Chúa Giêsu trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian thì thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị bắt nộp cho người Do Thái. Nhưng đúng vậy, nước tôi không thuộc nơi này.” Pilate lại hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính Ngài nói tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian vì điều này, đến để làm chứng cho Sự Thật. Ai đứng về phía Sự Thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18:33) 

                                                *****                                                              

Hôm nay Chúa Nhật lễ trọng mừng Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ, kết thúc năm phụng vụ. Tin Mừng Gioan tả lại phiên tòa xử Chúa Giêsu (Ga 18:33-37). Pilate hỏi Chúa “Ông có phải là vua Do Thái không?” và câu trả lời của Chúa: “Tôi là vua, nhưng nước tôi không ở thế gian này” đã như  mũi giao nhọn đâm trúng tim, gây nhức nhối cả quan tòa lẫn các thượng tế và đám dân Do Thái đang tố cáo Chúa. Ở đây, chúng ta thấy giữa hai loại quyền lực trần thế và quyền lực trên trời có một tương phản rõ ràng. Đâu là thực đâu là giả?

 

QUANG CẢNH PHIÊN TÒA XỬ CHÚA GIÊSU

Đem nộp Chúa Giêsu cho quân La Mã để chắc chắn Ngài sẽ bị đóng đanh, chính quyền Do Thái đã hoàn thành nhiệm vụ để lời tiên tri được ứng nghiệm là Người sẽ bị kéo lên cao (Ga 3:14; 12:32-33). Thánh Gioan đã tả lại cuộc đối đáp giữa Chúa giêsu và Pilate, quan tổng trấn kiêm quan tòa. Pilate hỏi Chúa Giêsu:

“Ông có phải là vua dân Do Thái không?”(c.33). Bị cáo Giêsu nắm lấy câuhỏi đó và hỏi ngược lại ông tòa.

-  “Tự ngài hỏi câu đó hay có ai khác đã nói với ngài về tôi? (c.34). Cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều trở thành những lời khiêu khích đối với Philate.

Vẻ hống hách của Pilate cũng chẳng uy hiếp được chúa Giêsu. Chúa đã có sẵn câu trả lời:          “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (c 36). Ngay lập tức chúa Giêsu nêu lý do: ‘Nước tôi không có cảnh cưỡng chế và áp đặt.’ Đồng thời Chúa Giêsu lặp lại quan điểm của chúa: “Nước tôi không thuộc về thế gian này.”

Pilate rất tinh khôn, ông không muốn nhận câu trả lời của chúa Giêsu từ chối mình là vua trần thế, ông liền kết luận theo kiểu loại suy: “Vây ông là vua à?” (C.37). Chúa Giêsu chấp nhận lời tuyên cáo đó không ngập ngừng: “Ngài nói tôi là vua….Tôi đến thế gian này vì điều đó.”

Để làm gì? Để khai mở và kiến tạo một thế giới hòa bình huynh đệ, thế giới của công lý và nhân quyền, thế giới yêu Chúa và thương người, mọi người yêu thương nhau như anh em một nhà. Đó chính là vương quốc đã đi vào lịch sử loài người. Nó sáng ngời và đã vượt thoát khỏi chính nó để trở thành vương quốc đời đời vô tận, như khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: ‘Lạy cha chúng con ở trên trời…Xin cho nước Cha trị đến… .’

Đọc đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đối đáp trước tòa, chúng ta thấy quan tòa Pilate tỏ ra rất bối rối khi phải đối diện với một bị cáo tự xưng mình là ‘Sự Thật’. Hãy tự hỏi, mỗi người chúng ta có cái gì giống như ông tòa Pilate không? Cái gì đã ngăn cản chúng ta, làm cho chúng ta mất tự do, thiếu tự nhiên? Cái gì làm cho chúng ta sợ hãi? Danh hiệu của chúng ta là gì? Y phục nào chúng ta mặc, mặt nạ gì chúng ta đeo nơi công chúng mà không cảm thấy xấu hổ, sợ bị tổn thương? Lấy tư cách gì chúng ta làm lơ bạn bè, tài cán gì để trà đạp người khác hầu nâng mình lên, tạo thể diện cho mình hoặc tiếp tục nắm giữ địa vị cao, việc làm tốt, lương lớn? Có bao giờ vì thể diện hão mà ta muối mặt lấy những ý kiến hay tư tưởng đẹp của người làm của mình để tạo tư cách và uy danh cho mình không?

 

VƯƠNG QUỐC CỦA CHÚA GIÊSU

Điểm quan trọng của Tin Mừng Gioan là vương quyền của chúa Kito. Cốt lõi sứ điệp của chúa Giêsu là Vương Quốc Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô chính là Thiên Chúa của vương quốc. Người có Lời và liên quan đến lịch sử nhân loại, trong đó có hình ảnh của vương quốc, tức nước trời. Trong vương quốc của chúa Giêsu, không có khoảng cách giữa thế quyền và giáo quyền, nhưng có khác biệt giữa thống trị và phục vụ.

Vương quốc của Chúa Giêsu không phải là loại vương quốc mà Pilate biết, muốn hoặc không muốn tham dự. Vương quốc của Pilate là vương quốc La Mã, kiểu chuyên chế, đặc quyền đặc lợi, thống trị và xâm lăng. Vương quốc của Chúa Giêsu, trái lại, được xây dựng trên tình yêu, công lý và hòa bình.

Chúa Giêsu đã tuyên bố vương quốc của Thiên Chúa là vương quốc thánh, ân sủng, công lý, tình thương và hòa bình. Mục đích sau cùng của Thiên Chúa nơi vương quốc này đã được thực hiện qua mọi sự ngay từ khởi đầu. Đó là giải phóng và cứu chuộc, mục đích tối hậu của Chúa Giêsu. Vương quốc này là một thực tế ở tương lai, nhưng lại đang hiện diện một cách nhiệm màu nơi Người, trong hành động và Lời của Người, trong thân phận làm người của Người.

Nếu vương quyền của Chúa Giêsu được mừng long trọng, được tung hô trong ngày Lễ Kito Vua hôm nay có làm bực mình, ngứa mắt một số người, thì đó phải chăng vì những ông vua, những nhà lãnh đạo trần thế vẫn chưa giác ngộ? Vương quyền của Chúa Giêsu khác hẳn vương quyền của họ. Vương quyền và phương cách lãnh đạo của Con Một Thiên Chúa không chấp nhận thứ bậc, đặc quyền đặc lợi và bất cứ một toan tính âm mưu nào để làm chủ thế giới, làm thầy thiên hạ. Chúa không có tham vọng, không ham danh hám lợi và ham mê quyền lực. Chính Người, một quân vương vô tội đã không kết án, xử tội bất cứ ai, nhưng lại tự hiến thân mình chịu chết cho muôn dân. Chính trị của Người đã làm đảo lộn mọi ý niệm về vương quyền ở trần gian. Vương quyền của Người là vương quyền phục vụ, hy sinh cả mạng sống mình cho tha nhân.

Theo Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã chịu chết vì là Vua. Ngày Chúa bị đóng đanh treo trên thập giá chính là ngày lễ nhậm chức lên ngôi hoàng đế của Người, một biểu lộ tối hậu về phục vụ của vương quyền của Người. Nhờ Chúa Kito, cuộc đăng quang đau khổ đã hủy giệt sự chết, mang lại sự sống vĩnh cửu. Không ai có được phong cách hoàng đế như Chúa Giêsu, mà lại tỏ ra mình chẳng có quyền hạn gì trước mặt những kẻ có quyền thế. Trái lại, nhiều người trong chúng ta, bề ngoài thì làm vẻ chống đối, cưỡng lại quyền lực, nhưng bên trong vẫn dùng áp lực hoặc chạy chọt và mọi thủ thuật rất tinh vi để hợp tác. Chúa Giêsu không bao giờ dùng mánh khóe lươn lẹo, mưu sỉ, không dùng bạo lực chống lại bạo lực.

 

HAI  VƯƠNG MIỆN

Nếu ai có dịp đi thăm đất thánh Jerusalem, sẽ thấy Tu viện Ecce Homo/Này là Người, một trung tâm của các nữ tu Sion nằm trên đường Thương Khó / Via Dolorosa trong cổ thành Jerusalem. Toàn thể tu viện được xây trên một khu đất mà người ta tin rằng hồi xưa là tòa án của tổng trấn Pontius Pilate.

Miền đất thánh Jerusalem, nơi kỷ niệm những biến cố xoay quanh cuộc sống, cuộc khổ nạn và cái chết của chúa Giêsu, hàng năm đều có hai cuộc lễ lớn để nhắc lại những vui buồn trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Ngày lễ quan thầy của Tu Viện Ecce Homo là ngày lễ Chúa Kitô là Vua, biểu lộ niềm vui, kết thúc năm phụng vụ và biểu lộ nỗi buồn chúa Giêsu chịu đội  mạo gai vào ngày thứ sáu đầu tiên Mùa Chay. Hai ngày lễ, hai vương miện, hai hình ảnh, một ý nghĩa về chúa Giêsu là Thiên Chúa, được đưa ra trước cộng đồng Kito hữu để chúng ta cùng nhau suy niệm và noi gương.

Lễ Chúa Kito Vua cho chúng ta hình ảnh chúa Kito mang triều thiên, thoạt tiên là triều thiên mạo gai, rồi triều thiên chiến thắng, vương miện vinh quang không bao giờ tàn. Vào ngày chúng ta chịu phép Thánh Tẩy, khi dầu thánh được xức trên trán chúng ta là lúc chúng ta đội triều thiên, dấu hiệu của vương quyền làm cho chúng ta trở thành một Kito khác, một Kitô được xức dầu. Chúng ta đã có sức mạnh để Sống thật tin tưởng và Yêu thật mãnh liệt như chính chúa Giêsu đã sống và đã yêu. Triều thiên vinh quang –là của chính chúa Kitô- đã được hứa ban cho mỗi người chúng ta. Vậy thì triều thiên nào nằm ở trung tâm Đức Tin và Tuyên Hứa của chúng ta?

 

AI ĐÂY, NẾU KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ ĐÃ BỊ KẾT ÁN?

Chúa Giêsu đã trả lời quan tổng trấn La Mã một cách quả quyết ‘Ta là Vua’, nhưng không phải là vua thế gian (Ga 18:36). Người đến  không phải để chiếm đất dành dân, nhưng để giải phóng muôn dân khỏi nô lệ tội lỗi và hòa giải họ với Thiên Chúa. Người nói: “Vì lẽ đó mà tôi sinh ra và đến thế gian này, để chứng minh cho Sự Thật. Ai thuộc về Sự Thật thì nghe lời tôi” (Ga 18:37).

Sự Thật là gì mà chúa phải đến thế gian này để làm chứng?  Toàn thể cuộc sống của Chúa đã chứng tỏ Thiên Chúa là Tình Yêu: Vậy thì đây là Sự Thật đã được Chúa chứng tỏ một cách trọn vẹn bằng hy sinh mạng sống mình trên núi Calvary. Chúa Giêsu đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa một lần cho tất cả bằng thập tự giá. Con đường đi tới đích đó thì dài, không có đường tắt nào hết. Mọi người đều hoàn toàn tự do để chấp nhận Sự Thật của Tình Yêu Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Tình Yêu và là Sự Thật. Không có Tình Yêu nào, không có Sự Thật nào là áp đặt cả. Nó nhẹ nhàng đến gõ cửa tâm hồn chúng ta, chờ đợi chúng ta mở cửa lòng đón chào nó. Tuy nhiên đa số chúng ta sợ hãi không muốn tiếp đón người khách đó vào nhà chúng ta, vào cuộc sống chúng ta và vương quốc trần gian này, bởi vì có nhiều mâu thuẫn trầm trọng liên quan đến  tặng vật đó. Nhiều người ra mặt chống lại Sự Thật bằng quyền lực; có người lại dùng áp lực, mưu mô và thủ thuật dưới mọi hình thức rất tinh vi khéo léo để tạo nguy hiểm cho Sự Thật.

Khi chiêm ngưỡng hình ảnh Chúa bị đóng đanh, chúng ta cũng hiểu được phần nào tại sao Chúa vẫn giữ danh hiệu Vua cho đến thời nay.  Chúa đã không cúi đầu. Chúa là Sự Thật bẩm sinh, không bao giờ áp đặt bất cứ ai. Người đến. Người gõ cửa. Người đứng. Người chờ…Người không dùng bạo lực đáp trả bạo lực.

 

LỜI KẾT

     Chúng tôi mượn lời thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II để làm lời kết cho bài viết.

     Khi kết thúc đàng Thánh Giá tại Coliseum ở Rome vào đêm thứ Sáu năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã nói như sau:

    *Ai đây, nếu không phải là đấng Cứu Thế, có thể thấu hiểu một cách trọn vẹn nỗi đau đớn của những kẻ bị kết án một cách bất công?

    *Ai đây, nếu không phải là một ông Vua bị khinh miệt và làm nhục, lại có thể đạt được kỳ vọng của biết bao nhiêu người cả nam lẫn nữ hiện đang sống cuộc sống vô vọng và vô nhân phẩm?

    *Ai đây, nếu không phải là con Thiên Chúa, có thể biết đến những nỗi sầu buồn và cô đơn của biết bao nhiêu người mà cuộc sống của họ bị chà đạp, dày xéo, tan nát không tương lai?

     Chúa Giêsu đã mang những vết thương của Người về thiên đàng, ở đó đã dành sẵn một nơi cho những vết thương đau của chúng ta, bởi vì vua của chúng ta đã mang những vết thương của Người về trời trong vinh quang.

     Đức Vua của chúng ta bị đóng đanh và đưa lên cao giữa muôn dân, hai tay giang ra như chào đón, đầy vẻ yêu thương nhân hậu. Chớ gì chúng ta có đủ can đảm để cầu xin Người nhớ đến chúng ta trên vương quốc của Người, ban ân sủng cho chúng ta để chúng ta noi gương Người khi còn ở trần thế này, ban ơn khôn ngoan để chúng ta biết đón chào Chúa khi Chúa đến gõ cửa tâm hồn chúng ta.

     Chúa Giêsu Kitô là Vua chúng ta và Vua nhân loại. Vua của Tình Yêu, Công Lý và Hòa Bình. Ngài đã cứu chúng ta khỏi vũng lầy tội lỗi.

  Fleming Island, Florida Nov 2018

Tác giả:  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!