Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
TÁC PHẨM KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH - MẸ THIÊN CHÚA QUA LỜI CHÚA (CHƯƠNG 3)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Xin giới thiệu bản dịch tác phẩm KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH.

Đây là tác phẩm Thánh Mẫu được một giáo sư thần học viết. Ông trước đây là một mục sư Tin Lành, nên những dẫn chứng và toàn bộ tác phẩm có nền tảng Thánh Kinh rất vững vàng. Sách có thể dùng làm sách giáo khoa hay dùng trong những đề tài trao đổi Thánh Kinh và Thánh Mẫu.

Nguyên tác: Hail, Mary Queen; Tác giả: SCOTT HAHN là giảng sư thần học và Thánh Kinh tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, và gần đây được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ định Khoa Trưởng Thần Học Thánh Kinh và Tuyên Ngôn Phụng Vụ tại Đại Chủng Viện Saint Vincent. Ông là tác giả của hơn một tá tác phẩm, bao gồm The Lamb’s Supper; Hail, Mary Queen; Swear to God; và Understanding the Scriptures. Tiến sỹ Hahn còn là người sáng lập và chủ tịch của the St. Paul Center for Biblical Theology, ở Steubenville, Ohio, cũng là nơi ông đang sống với vợ ông là Kimberly, và sáu người con của họ.

Tác phẩm gồm 8 chương ngoài lời tựa, lời giới thiệu, phụ bản và kê cứu. Đặc San GSVN sẽ hân hạnh phổ biến mỗi kỳ một chương.

 

CHƯƠNG 3

NHỮNG KẺ TÔN SÙNG

HÒM BIA BỊ THẤT LẠC

 ISRAEL VÀ NGƯỜI KHIÊNG

GIAO ƯỚC MỚI

 Những gì chúng ta thoáng thấy dưới bóng của Phúc Âm của Gioan, chúng ta tìm ra “mặc áo mặt trời” trong Khải Huyền của Gioan. Ngay đến tên cuốn sách cuối cùng của bộ Thánh Kinh cũng đưa chúng ta trở lại với Phúc Âm của Gioan. “Khải Huyền” dùng trong Anh ngữ được dịch từ chữ apokalysis của tiếng Hy Lạp. Nhưng nguyên ngữ Hy Lạp phong phú hơn. Nó phải được dịch ra như “mở khăn che”, và được dùng bởi những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp để diễn tả giây phút khi cô dâu được mở khăn che mặt trước mặt người chồng, ngay trước khi hai người cử hành hôn lễ.

 Vì thế, một lần nữa, như tại Cana, chúng ta thấy mình cùng với Gioan trong tiệc cưới. Gioan đã viết trong Khải Huyền: “Phúc cho những ai được mời tham dự tiệc cưới của Con Chiên” (Kh 19:9). Giờ đây, qua sách Khải Huyền, dùng “Con Chiên” để chỉ về Chúa Giêsu. Nhưng ai là cô dâu trong tiệc cưới này? Cho đến kết thúc cuốn sách, một thiên sứ cầm tay Gioan và nói: “Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy cô dâu, hiền thê của Con Chiên.” Rồi cùng nhau, họ thấy “thành thánh Giêrusalem từ trời xuống nơi Thiên Chúa” (Kh 21:9-10). Giêrusalem được xem như cô dâu của Đức Kitô. Thật vậy, Giêrusalem mà Gioan diễn tả không giống như Giêrusalem trên mặt đất. Thay vào đó, nó chiếu sáng “ánh sáng giống như ngọc hiếm quí… Nền của tường thành được mạn kim cương… Mười hai cổng là mười hai viên ngọc, mỗi một cửa được làm bằng một viên ngọc, và đường trong thành bằng vàng dòng, long lanh như thủy tinh” (Kh 21:11, 19, 21).

 Đấy là những hình ảnh đẹp, nhưng nó khó có thể diễn tả về một thành quách - chưa bao giờ nghĩ tới một cô dâu. Vậy ai hoặc cái gì là thành thánh này mà cũng là một cô dâu? Hầu hết các nhà giải thích cựu và hiện đại, tin rằng thành thánh là Giáo Hội, được phác họa bởi Gioan như một Giêrusalem Mới; vì Thánh Phaolô cũng nói về Giáo Hội trong tương quan một cô dâu với Đức Kitô (Ep 5:31-32).

 Vâng, nếu đó là tất cả những gì mà Gioan cần để diễn tả cho chúng ta, thì Sách Khải Huyền của ngài phải là một tác phẩm ngắn hơn. Trong thực tế, nó gồm 22 chương, đầy dẫy những hình ảnh mà một đôi khi sáng chói, một đôi khi khủng khiếp, và thường xuyên là bí mật. Chúng ta không có chỗ để khảo cứu một cách đầy đủ cuốn Khải Huyền; nhưng tôi muốn nhấn mạnh vào một trong những quang cảnh cao nhất, “mở màn che” đầu tiên của nó, cũng là điểm giữa của cuốn sách.

  Bài Ca Giáng Sinh

(Ark the Herald Angles Sing)

Đối với những người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, điểm ngỡ ngàng trong Khải Huyền chắc chắn là sự tiết lộ của Gioan ở phần cuối chương 11. Nó chính là, sau khi nghe bảy tiếng kèn vang lên, Gioan thấy, đền thờ trên trời mở ra (Kh 11:19), và trong đó - một hiện tượng lạ - hòm bia giao ước.

 Đây được coi là câu chuyện mới của thiên niên kỷ. Hòm bia giao ước - một vật cực thánh đối với tiền nhân Israel - đã bị thất lạc từ 6 thế kỷ. Vào khoảng năm 587 B.C, tiên tri Giêrêmia đã cất kỹ hòm bia để tránh bị phá hủy khi quân Babylon xâm lược phá hủy đền thờ. Chúng ta có thể đọc câu truyện này trong sách Macabêô 2:

 Khi đến đó, ông Giêrêmia gặp thấy một cái nhà giống hình cái hang ; ông đưa Lều, Hòm Bia và bàn thờ dâng hương vào đấy, rồi bít cửa lại. Sau đó, một số người đồng hành với ông tính trở lại để ghi dấu đường, nhưng không tìm ra. Biết chuyện ấy, ông Giêrêmia trách mắng họ : “Nơi ấy chẳng ai được biết cho đến khi Thiên Chúa tập hợp dân lại và tỏ lòng thương xót họ. Bấy giờ Đức Chúa sẽ cho thấy tất cả những thứ đó : vinh quang của Đức Chúa và đám mây sẽ xuất hiện, như dưới thời ông Môisê, cũng như sau này dưới thời vua Salômon, khi vua cầu cho lễ thánh hiến Đền Thờ được cử hành long trọng.” (2 Mcb 2: 5-8. Bản dịch của GKPV)

Khi Giêrêmia nói về “đám mây”, có nghĩa là shekinah, hoặc đám mây vinh quang, đó là hòm bia của giao ước, và sự hiện diện của Thiên Chúa tỏ tường. Bên trong đền thờ Salômon, hòm bia được đặt ở nơi cực thánh. Thật ra, hòm bia đã làm cho bên trong cung thánh trở nên thánh. Vì hòm bia chứa đựng những tảng đá trên đó ngón tay Thiên Chúa đã ghi khắc mười giới răn. Hòm bia chứa thánh vật của mana, thức ăn Thiên Chúa đã ban để chống đỡ dân Ngài trong hành trình sa mạc. Hòm bia cũng lưu giữ cây gậy của Aaron, tượng trưng cho vai trò tư tế của ông.

Được làm bằng gỗ keo (acacia), hòm bia có hình hộp, được mạ vàng, và được phủ bởi hình chạm tổng thần cêrôbim. Ở trên hòm bia là con dấu tình thương, mà dấu này luôn luôn được mở ngỏ. Trước hòm bia, bên trong nơi thánh, là một cây đèn bảy ngọn nến.

 Tuy nhiên, những người Do Thái đầu tiên đọc Khải Huyền đã hiểu những chi tiết này từ lịch sử và truyền thống. Từ khi nơi Giêrêmia dấu không tìm thấy, đền thờ được xây lại không có hòm bia trong nơi cực thánh, không shekinah, không mana trong hòm bia, không có thần cêrôbim, hoặc con dấu lòng thương xót.

 Rồi sự mong mỏi đã đến từ lời cầu của Gioan để được thấy shekinah (“vinh quang của Thiên Chúa”, Kh 21:10-11, 23) - và dấu hiệu của tất cả, hòm bia giao ước.

 Đức Maria Có Con Chiên Nhỏ

 Gioan chuẩn bị độc giả của ông bằng nhiều cách cho sự xuất hiện của hòm bia. Hòm bia xuất hiện, thí dụ, sau khi tiếng kèn thứ bảy của vị thần trả nhục thứ bảy. Đây là một hình bóng rõ ràng đối với Israel của giao ước cũ. Trong trận chiến đầu tiên và khốc liệt mà Israel chiến đấu để vào đất hứa, Thiên Chúa đã truyền lệnh những người được chọn khiêng hòm bia trước khi họ bắt đầu cuộc chiến. Một cách đặc biệt, Khải Huyền 11:15 vọng lại Giosua 6:13, diễn tả làm thế nào, trong sáu ngày dẫn tới trận chiến Giêricô, bẩy tư tế thiện chiến của Israel đã tuần hành quanh thành với hòm bia giao ước trước đó, và ngày thứ bảy họ thổi kèn, bắt đầu hạ tường thành. Đối với những người Israel xa xưa, hòm bia, ở một nghĩa nào đó, là khí giới lợi hại nhất, vì nó đại diện cho sự chở che và sức mạnh của Thiên Chúa quyền năng. Cũng như thế, Khải Huyền chỉ rằng Isreal thiên quốc cũng có một cuộc chiến trong sự hiện diện của hòm bia.

 Như chúng ta có thể kỳ vọng, hòm bia xuất hiện với những nét rực rỡ chói lòa: “Rồi đền thờ Thiên Chúa trên trời mở ra, và hòm bia của giao ước Ngài được nhìn thấy bên trong đền thờ; và chói chang ánh sáng, những tiếng nói, sấm vang, một trận động đất và mưa lớn” (Kh 11:19).

Hãy tưởng tượng bạn là độc giả của thế kỷ thứ nhất, được nuôi dưỡng như một người Do Thái. Bạn chưa hề thấy hòm bia, nhưng toàn tôn giáo và được nuôi dưỡng bằng một nền văn hóa dạy bạn mong chờ xây dựng lại đền thờ. Gioan xây dựng một viễn ảnh, qua đó ông xem như diễu cợt những người đọc bằng cách diễn tả âm thanh và cơn thịnh nộ đi đôi với hòm bia. Trạng thái căng thẳng bi thương trở nên hầu như không chấp nhận được. Người đọc muốn thấy hòm bia như Gioan đã thấy.

 Trong lúc ấy, những gì tiếp theo thì chát chúa. Trong suy niệm của chúng ta về Thánh Kinh, sau tất cả việc xây dựng đó, trang sách bỗng nhiên xuất hiện ở chương 11, Gioan hứa với chúng ta về hòm bia, nhưng rồi lại chấm dứt một cách đột ngột hình ảnh ấy. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng chương sách ấy là những chương khó hiểu trong Khải Huyền -  cũng như trong toàn bộ Phúc Âm - đều nhân tạo, được sáng tác bởi những văn sỹ thời Trung Cổ. Không có một chương nguyên thủy nào trong sách Khải Huyền của Gioan, là tiếp tục tự thuật.

 Như vậy, những ảnh hưởng đặc biệt ở phần cuối chương 11 coi như một lời ngỏ trực tiếp cho hình ảnh mà lúc này xuất hiện ở phần mở đầu của chương 12. Chúng ta có thể đọc những dòng này như diễn tả về một biến cố đơn thuần: “Rồi đền thờ Thiên Chúa trên trời được mở ra, và hòm bia của giao ước Ngài được nhìn thấy… Một điềm lạ vỹ đại xuất hiện trên trời, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và triều thiên trên đầu là 12 ngôi sao; bà đang mang thai và kêu la trong lúc chuyển bụng, đau đớn trong lúc sinh con. (Kh 11:19-12:2).

 Gioan đã chỉ cho chúng ta hòm bia giao ước - và đó là người nữ.

 Sách Khải Huyền có thể xem như lạ lùng. Trước đó, chúng ta thấy một cô dâu xuất hiện như một thành đô, bây giờ chúng ta thấy một hòm bia xuất hiện như một người nữ.

 Những Làn Ranh Trận Chiến

 Ai là người phụ nữ và cũng là hòm bia? Hầu hết những nhà bình luận đều đồng ý rằng, ít nhất trên một mức độ, người phụ nữ này - giống như cô dâu trong Khải Huyền 19 - đại diện Giáo Hội, đang lâm bồn sinh ra các tín hữu qua mọi thời đại. Đúng vậy, nó không giống như Gioan có ý nhắm tới người phụ nữ một cách duy nhất hoặc ngay cả trước hết, để đại diện cho Giáo Hội, Đức Hồng Y Newman đã đưa ra một lý luận thuyết phục tại sao sự nhân cách hóa lại không đủ như đọc trong Khải Huyền 12:

 Hình ảnh người nữ, theo lối dùng chung của Sách Thánh, quá vững vàng và trội vượt cho việc thuần nhân cách hóa. Thánh Kinh không đơn thuần là những ngụ ngôn. Chúng ta thực ra, thường có nhiều những hình ảnh ở đây, như khi những tác giả thánh nói về cánh tay hoặc thanh kiếm của Chúa. Cũng thế, khi họ nói về Giêrusalem hoặc Samria trong nữ tính, hoặc về Giáo Hội như một tân nương, hay một cây nho. Nhưng họ không cho mặc nhiều những ý tưởng trìu tượng hoặc phổ quát trong những đặc tính con người. Đây là bút pháp cổ điển hơn là lối viết kinh thánh. Xenophon đặt Hercules giữa Nhân Đức và Tính Xấu, đã miêu tả như những người phụ nữ.  

 Thật ra, ngay việc nhân cách hóa cũng không phù hợp với phương pháp của Gioan qua cảnh xảy ra với người phụ nữ. Vì ông giới thiệu những đặc tính dị thường, người có thể đan dệt những ý tưởng chính, nhưng cũng không nghi ngờ rằng chúng cũng là những con người thật. Thí dụ, nhiều nhà dịch thuật chất vấn về đặc tính của “trẻ trai” người phụ nữ sinh (Kh 12:5). Cảnh huống trong Khải Huyền đưa ra, đứa trẻ nam này có thể chỉ là Đức Giêsu Kitô. Gioan kể cho chúng ta đứa trẻ “cai trị mọi dân tộc bằng roi sắt” và điều này rõ ràng chỉ về Thánh Vịnh 2:9, mà nó diễn tả vị hoàng đế cứu thế được hứa bởi Thiên Chúa. Gioan cũng thêm rằng trẻ này “được đem tới Thiên Chúa và đến ngai của Ngài,” điều mà chỉ có thể nói về Giêsu, đấng đã thăng thiên về trời.

 Những gì đúng cho đứa trẻ nam thì cũng đúng cho kẻ thù của Ngài, con rồng. Gioan tuyên bố một cách minh xác rằng con rồng không chỉ là một biểu tượng nhưng là một con người đặc thù: “con rắn xưa, nó được gọi là Quỷ Sứ và Satan, kẻ phỉnh lừa toàn thế giới” (Kh 12:9).

 Một cách tương tự, kẻ kết thân của con rồng, “con thú đi lên từ biển” (Kh 13:1), cũng đáp ứng với người thật. Chúng ta hãy nhìn vào con thú xấu xa và hãy nhìn lại lịch sử để xem những gì Gioan đã nhìn thấy. Con thú có “mười sừng và bẩy đầu, với mười triều thiên trên những sừng ấy và một tên lộng ngôn trên những cái đầu của nó.” Chúng ta biết qua chương 7 của sách tiên tri Đanien, những con thú này thường xuất hiện qua các triều đại. Những chiếc sừng, thường tượng trưng cho quyền lực vua chúa.

Rồi chúng ta hãy tự hỏi: ở thế kỷ thứ nhất, triều đại nào bị đe dọa nhất bởi sự trổi dậy của vị vua liên quan đến Đấng Cứu Thế từ dòng tộc Đavít? Phúc Âm của Mátthêu chương 2 đã làm sáng tỏ điều này: nó là triều đại của Hêrôđê. Thật ra, Hêrôđê không phải là người Do Thái, nhưng được Rôma chỉ định để cai trị Giuđêa. Để củng cố việc cai trị sai luật này, người Rôma đã loại trừ tất cả hậu duệ kế nghiệp của triều đại Hasmonean của người Do Thái. Đúng thế, Hêrôđê xưng mình là vua ở Giêrusalem, và còn đi xa hơn, tái xây dựng đền thờ lớn hơn. Một thủ lãnh đặc sủng, Hêrôđê - ngay cả ông ta là người tử tế - được ban cho, bởi những đáp trả, sự sợ hãi, lòng biết ơn, và cả đến việc thờ lạy những ngẫu tượng của ông ta qua việc thống trị sắt máu của ông. Hêrôđê đầu tiên đã giết vợ ông, ba con trai ông, mẹ vợ ông, anh vợ ông, và người chú ông, đó là chưa kể đến những con trẻ ở Belem.

 Hơn nữa, Hêrôđê còn mời gọi các tư tế đền thờ hợp tác với chính quyền của mình. Sau cùng, ai là người Hêrôđê đã hỏi ý kiến khi ông ta tìm kiếm Đấng Cứu Thế mới sinh? Triều đại Hêrôđê có thể nói là một bắt chước tồi tệ theo nhà Đavít. Giống như người thừa kế chính thức của Đavít là Salômon, Hêrôđê cũng xây một đền thờ và lấy nhiều vợ. Với sự giúp đỡ của Rôma, ông đã thống nhất Israel mà nó đã bị phân rẽ trong nhiều thế kỷ.

 Giòng họ Hêrôđê đã muốn biến họ trở nên một thách đố lớn lao cho việc tái lập vương quốc Đavít. Bảy người con ông đã nối tiếp cha mình, Antpater và cùng với mười Caesars của triều đình Rôma từ Julius đến Vespasian. Con thú mười sừng và bẩy đầu đáp ứng một cách kỳ lạ với bẩy triều thiên trên đầu bảy con của Hêrôđê, những kẻ đã thâu tóm quyền bính để cai trị từ triều đại của mười Caesars.

Để tuyên bố rằng Khải Huyền 12 là một thực hành trong nhân cách hóa có thể là một hình ảnh sáng ngời. Thị kiến của Gioan qua sự phong phú trong mẫu hình, cũng diễn tả lịch sự thực tế và con người thật, trong nhãn quan trời cao.

 Hơn Một Người Nữ

 Gioan đã diễn tả những xung đột chung quanh việc sinh ra và sứ mạng của Đấng Cứu Thế. Ông thấy, một cách tượng trưng, những vai trò mà Satan, Caesars, và Hêrôđê sẽ hành xử. Vâng, những mảnh ghép của Khải Huyền 12, những yếu tố nổi bật nhất, là người phụ nữ, người là hòm bia giao ước.

 Nếu bà là ý tưởng được thêu dệt, vậy bà là ai?

 Truyền thống kể cho chúng ta rằng bà cũng chính là người mà Chúa Giêsu gọi bằng “bà” trong Phúc Âm của Gioan, hình ảnh phác họa của Adong gọi “đàn bà” trong vườn Diệu Quang. Giống như khởi đầu Phúc Âm của Gioan, cảnh này của Khải Huyền nhắc lại một cách trùng hợp Ngụy Thư của Sáng Thế Ký. Ở đây, manh mối đầu tiên là Gioan - như trong phúc âm - không bao giờ cho biết tên của người này, ông ám chỉ đến người phụ nữ chỉ duy bằng tên Adong đã đặt cho Evà trong vườn: bà là “người nữ”. Sau này, trong cùng một chương giống nhau của Khải Huyền, chúng ta học cũng thế, giống như Evà - nàng là “mẹ của chúng sinh” (St 3:20) - người phụ nữ trong mặc khải của Gioan là mẹ không chỉ duy nhất một “trẻ trai”, nhưng còn đối với “toàn thể miêu duệ của bà”, hơn nữa được nhận biết như “những kẻ giữ những lệnh truyền của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Kh 12:17). Như vậy, hậu duệ của bà là tất cả những ai có đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô. Evà Mới vì vậy hoàn tất lời hứa xưa để trở nên, một cách hoàn hảo hơn, người mẹ của chúng sinh.

Sự tham chiếu minh bạch nhất của Sách Khải Huyền đối với Ngụy Kinh, tuy nhiên, là hình ảnh của con rồng, con vật mà Gioan nhận diện một cách rõ ràng với “con rắn xưa” trong Sáng Thế Ký, “kẻ dối gạt thế giới” (Kh 12:9; x. St 3:13). Rồi cuộc chiến tiếp theo giữa con rồng và đứa trẻ hoàn tất cách rõ ràng lời hứa của Sáng Thế Ký 3:15, khi Thiên Chúa thề đặt “mối thù” giữa con rắn “và người nữ; giữa dòng dõi con rắn và dòng dõi người phụ nữ.” Và sự đau đớn của người phụ nữ lúc sinh con xem như dẫn đến việc hoàn tất những lời của Thiên Chúa nói với Evà: “Ta sẽ gia tăng sự cực khổ của ngươi trong lúc thai nghén; trong đau đớn ngươi sẽ sinh con cái” (St 3:16).

 Gioan một cách rõ ràng muốn cho người nữ trong Khải Huyền gợi lại Evà, người mẹ của chúng sinh, và Evà Mới, người mà ông nhận ra như “người nữ” trong phúc âm.

 Maria, Maria, Hòm Đựng Thánh Tích?

 Tuy nhiên, chúng ta còn một câu hỏi về, làm thế nào người phụ nữ này có thể là hòm bia đáng kính của giao ước.

 Để hiểu điều này, chúng ta phải để ý đến những gì đã làm cho hòm bia trở nên thánh thiêng. Nó không phải được làm bằng gỗ keo hoặc trang điểm bằng vàng. Cũng không được khắc với hình các thiên sứ. Những gì làm cho hòm bia nên thánh là nó chứa giao ước. Bên trong hộp bằng vàng là mười giới răn, Lời của Thiên Chúa đã được khắc ghi bằng ngón tay Thiên Chúa; mana, bánh nhiệm mầu được ban bởi Thiên Chúa để nuôi dân Ngài trong hoang địa, và cây gậy của tư tế Aaron.

 Những gì làm cho hòm bia trở nên thánh càng làm cho Đức Maria trở nên thánh hơn nữa. Nếu hòm bia đầu tiên chứa đựng Lời Thiên Chúa khắc trên đá, thân xác của Maira đã mang Lời Thiên Chúa mặc xác phàm. Nếu hòm bia đầu tiên chứa đựng bánh thiêng từ trời, thân xác của Đức Maria cưu mang bánh Ban Sự Sống, bánh chiến thắng sự chết muôn thuở. Nếu hòm bia đầu tiên chứa cây gậy của Aaron, tư tế xưa, thân xác Đức Maria cũng mang con người tuyệt vời giữa hàng tư tế, Chúa Giêsu Kitô.

 Những gì Gioan đã nhìn thấy nơi đền thờ trên trời khác biệt xa vời vợi so với sự cao cả của hòm bia giao ước cũ - hòm bia chiếu tỏa áng mây vinh quang trước ngọn đèn bảy nến, ở trung tâm đền thờ của Israel xưa. Gioan đã thấy giao ước mới, bình được chọn chứa giao ước Thiên Chúa vào thế giới một lần thay cho tất cả.

 Những Điều Đối Nghịch Bị Khống Chế?

 Các Giáo Phụ thời kỳ đầu của Giáo Hội đã đưa ra những lời chứng mạnh mẽ đối với việc nhận định về Maria với hòm bia giao ước. Nhưng một số những nhà chú giải đã nêu lên những đối lập, và các Giáo Phụ đã trả lời ra sao.

 Một số đã phản đối, chẳng hạn, vì những đau đớn sinh nở của người phụ nữ xem như trái ngược với truyền thống lâu đời rằng Maria không trải qua đau đớn lúc sinh con. Nhiều tín hữu tin rằng, vì Maria đầu thai vô nhiễm, nên Người được miễn trừ khỏi lời nguyền rủa của Sáng Thế Ký 3:16; vì thế, Người không cảm thấy đau đớn khi sinh nở.

 Đúng vậy, sự đau đớn của người phụ nữ không nhất thiết chỉ về những đau đớn thể lý lúc lâm bồn. Đó đây trong Tân Ước, Thánh Phaolô dùng sự đau đớn lúc sinh nở như một ẩn dụ cho sự đau khổ tâm linh, cho sự đau đớn một cách tổng quát, hoặc cho sự mong chờ của thế giới khi trông đợi sự viên mãn cánh chung (Gl 4:19; Rm 8:22). Sự đau đớn của người đàn bà trong Khải Huyền có thể đại diện cho ước muốn đem Chúa Kitô vào thế giới; hoặc nó có thể đại diện cho những đau khổ tinh thần mà nó là giá của chức làm mẹ của Đức Maria.

Rồi một số những nhà chú giải lại băn khoăn cho rằng “dòng dõi khác” của người phụ nữ phản lại tín lý của sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria. Tóm lại, làm cách nào người sinh những con khác nếu như người giữ trọn đời đồng trinh? (Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này một cách chi tiết hơn ở Chương 5). Nhưng một lần nữa, miêu duệ này không cần phải là những đứa con thể lý. Các tông đồ thường xuyên nói về mình như “những người cha” với thế hệ các Kitô hữu đầu tiên (x. 1 Cr 4:15). “Hậu duệ khác” của Khải Huyền 12 chắc chắn là “những người làm chứng nhân cho Chúa Giêsu” và nhờ thế trở nên anh em của Ngài, chia sẻ Cha của Ngài trên thiên đàng - và mẹ của Ngài.

 Ngoài ra, có một số nhà giải thích đã đơn thuần bị đánh lừa bởi những chi tiết của Gioan, thí dụ, khi người đàn bà “được ban cho hai cánh của đại bàng để có thể bay khỏi con rắn vào hoang địa” (Kh 12”14). Những trích đoạn như thế mở ra nhiều giải thích khác nhau. Một số nhà chú giải tin rằng điều này miêu tả sự chở che thần linh của Đức Maria khỏi tội và khỏi ảnh hưởng ma quỷ. Một số khác nữa, đã nhìn nó như một diễn tả mẫu thức hóa cuộc lánh nạn qua Ai Cập (Mt 2:13-15), ở đó Thánh Gia bị con thú Hêrôđê rượt bắt.

 Hướng Tới Những Ngọn Đồi

 Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với các nhà dịch thuật, xem như là sự xuất hiện đồng nhất về khả năng thông tuệ của Gioan trong Khải Huyền. Ở đâu đó, sau tất cả, Đức Maria được gọi là hòm bia giao ước? Đúng thế, nghiên cứu kỹ hơn về Tân Ước, chỉ cho chúng ta rằng khả năng hiểu biết của Gioan không duy nhất - minh bạch hơn người khác, một cách rõ ràng, nhưng không cá biệt.

 Song song với những tác phẩm của Gioan, những tác phẩm của Luca là một kho báu khác của Phúc Âm viết về giáo lý Thánh Mẫu. Chính Luca người kể cho chúng ta câu chuyện thiên thần truyền tin cho Đức Maria, Đức Maria thăm viếng bà Isave, những cảnh huống đặc biệt của việc Chúa Giêsu giáng trần, cuộc thanh tẩy của Đức Trinh Nữ trong đền thờ, việc Người tìm kiếm Con ở tuổi mười hai, và việc Người hiện diện giữa các tông đồ ngày Lễ Ngũ Tuần đầu tiên.

 Luca là một văn nghệ sỹ tài ba, ông có thể tuyên bố ân điển phụ trội của Chúa Thánh Thần như đồng tác giả với ông. Xuyên qua các thế kỷ, các học giả đã kinh ngạc về việc Phúc Âm của Luca song hành một cách tinh xảo với các tác phẩm chính của Cựu Ước. Một trong những thí dụ sớm sủa trong trình thuật của ông là câu truyện Đức Maria thăm viếng bà Isave. Ngôn ngữ của Luca vang vọng trần thuật trong sách thứ hai của Samuen, qua những hành trình của Đavít khi ông đem theo hòm bia giao ước vào Giêrusalem. Câu truyện bắt đầu khi Đavít “chỗi dậy và đi” (2 Sm 6:2). Tường thuật của Luca về cuộc thăm viếng bắt đầu cũng bằng những chữ như vậy: Maria “chỗi dậy và đi” (1:39). Và trong những cuộc hành trình của họ, cả Đức Maria và Đavít đã vượt đồi miền quê Giuđa. Đavít nhận ra sự bất xứng của mình với những lời: “Tại sao hòm bia Thiên Chúa lại đến với tôi?” (2 Sm 6:9) - những lời chúng ta thấy vang vọng khi Đức Maria đến gần Isave chị em của Người: “Bởi đâu tôi được phúc này, đó là mẹ của Chúa tôi đến với tôi” (Lc 1:43). Ghi chú ở đây là câu văn hầu như đúng từng chữ, ngoại trừ “hòm bia” được thay bằng “mẹ”. Chúng ta đọc thêm là Đavít “múa nhảy” vì vui mừng trước hòm bia (2 Sm 6:14,16), và chúng ta tìm thấy một lối diễn tả giống nhau miêu tả sự nhẩy mừng của con trẻ trong dạ của Isave khi Đức Maria đến gần (Lc 1:44). Sau cùng, hòm bia được cất giữ ở ngọn đồi ba tháng (2 Sm 6:11), cùng giống thời điểm Đức Maria ở lại với Isave (Lc 1:56).

 Tuy nhiên, tại sao Luca lại dè dặt về điều này? Tại sao lại không thẳng thắn và xưng tụng Thánh Nữ Đồng Trinh là hình ảnh hoàn tất của hòm bia?

 Đức Hồng Y Newman thêm câu hỏi sau trong một thái độ phấn khởi: “Một đôi khi tự hỏi, tại sao những tác giả thánh không nhắc đến sự cao cả của Đức Mẹ? Tôi trả lời, Người đã, hoặc đã đang sống khi các tông đồ và các thánh sử viết; đó chỉ là một cuốn của Thánh Kinh được viết cách rõ ràng sau khi Người qua đời và sách đó là [Sách Khải Huyền], có thể nói phong thánh và đội triều thiên cho người.”

 Phải chăng Luca qua cách thế im lặng, chỉ ra Đức Maria là hòm bia của giao ước mới? Chứng cớ đã quá mạnh mẽ để giải thích một cách đáng tin cậy trong bất cứ cách nào khác.

 Những Kẻ Được Đặc Tuyển

 Người phụ nữ của Khải Huyền là hòm bia của giao ước trong đền thờ trên trời; và người phụ nữ ấy là Trinh Nữ Maria. Đây dĩ nhiên không phải là lời tựa những trang khác của Khải Huyền 12. Trên tất cả, Sách Thánh không phải là một bí ẩn để có thể khám phá nhưng là một mầu nhiệm chúng ta sẽ không bao giờ đo lường trong một đời sống.

 Thí dụ, trong thế kỷ thứ tư, Thánh Ambrôsiô đã thấy người nữ một cách rõ ràng như Đức Nữ Trinh Maria, “bởi vì người là mẹ của Giáo Hội, vì người đã sinh ra Ngài, Đấng là Đầu của Hội Thánh”; đúng vậy, Ambrôsiô cũng đã nhìn thấy người phụ nữ của Khải Huyền như một biểu tượng của chính Hội Thánh. Thánh Ephrem thành Syria cũng đã có cùng một kết luận, không sợ chống đối: “Đức Nữ Đồng Trinh Maria, một lần nữa, là hình ảnh của Giáo Hội… Chúng ta hãy gọi Giáo Hội bằng tên Maria; vì người xứng đáng được có cả hai tên.”

 Cả Thánh Augustinô nữa, đã xác nhận rằng người phụ nữ của Sách Khải Huyền “biểu thị Đức Maria, đấng không tỳ vết, sinh ra chiếc Đầu không tỳ vết của chúng ta. Người cũng chỉ ra chính mình trong hình ảnh Hội Thánh, bởi thế khi Người sinh một người Con vẫn còn đồng trinh, vì thế Giáo Hội cũng tiếp tục sinh sản những con cái mình, mà vẫn không mất đi sự trinh trong của mình.”

 Như Đức Maria sinh Chúa Kitô cho thế giới, cũng thế Giáo Hội sinh sản những tín hữu “những Kitô khác” qua mỗi thời đại. Như Giáo Hội là mẹ của các tín hữu trong bí tích thanh tẩy, cũng vậy, Đức Maria cũng trở nên Mẹ của các tín hữu như những anh em của Chúa Kitô. Giáo Hội theo từ ngữ của một học giả thời nay, “phát sinh mầu nhiệm của Đức Maria”.

 Chúng ta có thể đọc những dịch thuật này như một sự phong phú qua trích đoạn tìm được của Irenaeus mà chúng ta đã gặp trong chương vừa qua. Vì trẻ trai, không nghi ngờ, là “đấng tinh tuyền mở ra một cách tinh tuyền cung lòng mà nó làm mới lại con người trong Thiên Chúa”. Và “miêu duệ khác” chúng ta thấy trong Khải Huyền y như những kẻ họ chắc chắn được đổi mới trong Thiên Chúa, những ai được sinh ra từ cùng một dạ như Chúa Giêsu Kitô.

 Đọc dưới ánh sáng các giáo phụ, Khải Huyền 12 có thể chiếu sáng việc đọc của chúng ta sau này về tất cả những sách Tân Ước ở đó diễn tả Kitô hữu như anh em của Chúa Kitô. Chữ “anh” trong Hy Lạp là adelphos, những ý nghĩa một cách văn chương là “cùng chung một dạ mẹ”. Từ Gioan và Irênê qua Ephrem và Agustinô, những Kitô hữu tiên khởi đã tin rằng dạ này thuộc về Đức Maria.

 Một đoạn sách chứng minh được là phong phú một cách hiển nhiên. Các giáo phụ khác nhìn người đàn bà trong Khải Huyền như biểu hiện của Israel, mà nó sinh ra Đấng Cứu Thế; hoặc như người của Thiên Chúa qua các thế hệ, hoặc như vương triều Đavít, khác với Hêrôđê và Caesars.

 Người là tất cả những chuyện này, ngay cả là hòm bia của giao ước. Đúng vậy, trong khi những dịch thuật này hoàn toàn mang ý nghĩa phụ thuộc hoặc hình thức thứ hai, không gì có thể làm đầy đủ ý nghĩa ban đầu của tác phẩm. Tất cả những bài đọc ẩn dụ này cho thấy vượt qua chính chúng tới một ý nghĩa ban đầu là văn hóa lịch sử. Hoặc như Hồng Y Newman viết: “Thánh tông đồ đã không nói về Giáo Hội bằng một hình ảnh đặc biệt này ngoại trừ đã được hiện hữu một Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Người đã được nâng lên cao và là đối tượng tôn kính của mọi tín hữu.”

 Người đàn bả của Sách Khải Huyền, qua ngôn ngữ của một học giả khác, phải là “một con người cụ thể, con người hiện thân của một tổng hợp”. Hơn nữa, ý nghĩa chính - cho người phụ nữ và người con trai của bà - phải tùy thuộc vào cá nhân, lịch sử của người ấy, Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Người cùng lúc trở nên mẹ của Chúa Kitô và mọi chi thể của thân thể Ngài, là Hội Thánh.

 còn tiếp

Tác giả:  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt (chuyển ngữ)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!