Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
CHỦNG SINH: CÂY BÚT CHÌ TRONG TAY HỌA SĨ GIÊSU


 Lm. Jos. Đồng Đăng

Đời chủng sinh vô cùng ý vị
Tựa viết chì trong tay họa sĩ Giêsu.

Xin mở đầu bài viết về đời chủng sinh bằng câu chuyện cây bút chì của văn hào Brazil: Paulo Coelho.

“Có một cậu bé kia đang xem người bà yêu quý của mình viết thư. Khi bà ngừng tay, cậu bé hỏi: ‘Bà ơi, có phải bà đang viết về những gì chúng ta đã làm không? Có phải là câu chuyện về cuộc đời cháu không?’

Âu yếm nhìn cháu, bà đáp: ‘Quả thực bà đang viết về cháu, nhưng điều quan trọng hơn những dòng chữ bà đang viết đây chính là cây bút chì mà bà đang cầm ở tay. Bà mong rằng cháu sẽ trở nên giống như cây bút chì này khi cháu lớn lên’.

Vì tò mò, cậu bé nhìn chằm chằm vào cây bút chì và thắc mắc: “Bà ơi! Cây bút chì này có gì đặc biệt đâu. Cháu thấy nó vẫn giống mọi cây bút chì khác mà”.

Bà cụ đáp: “Nó tuỳ thuộc vào cách cháu nhìn nhận sự việc. Thật ra, nó có năm đặc tính mà cháu cần lưu tâm. Và nếu cháu cũng như vậy cháu sẽ là người hạnh phúc trong đời”. Thứ nhất, cây bút chì luôn vâng nghe sự điều khiển của người hoạ sĩ. Thứ hai, cây bút chì cần được mài dũa thì mới có thể sắc bén được. Thứ ba, cây bút chì luôn sẵn sàng cho người hoạ sĩ tẩy xoá khi nó gây ra những nét vẽ nguệch ngoạc hay dơ bẩn. Thứ tư, chất liệu đáng quý của cây bút chì là thỏi than ở bên trong. Cuối cùng, bút chì luôn để lại một dấu tích nào đó khi ta viết lên giấy”[1].

Thiết tưởng, câu chuyện cây bút chì trên đây với những đặc tính cao quý của nó có thể trở thành đề tài cho những ai muốn suy tư về cuộc đời. Với tôi, câu chuyện cây bút chì đã trở nên một biểu tượng gần gũi để tôi đi tìm một lý tưởng, một ơn gọi vốn rất huyền nhiệm so với cặp mắt lý trí của mình đó là ơn gọi làm chủng sinh của Chúa.

1. Cây bút chì và bài học vâng phục:

Như cây bút chì có thể vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp làm mê mẩn lòng người là nhờ nó được nâng niu bởi đôi tay tài hoa của hoạ sĩ. Người chủng sinh cũng vậy, để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước trong tương lai, họ cần được sự hướng dẫn, dạy dỗ của Chúa Giêsu mục tử ngang qua các đấng trung gian là Giám mục giáo phận, ban đào tạo của đại chủng viện, quý cha và cộng đoàn dân Chúa cách này hay cách khác. Chủng sinh phải luôn vâng theo thánh ý của Chúa, luôn sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Ngài. Vì vậy, họ luôn ý thức con đường mình đang vươn tới là bước theo tiếng gọi của Chúa trong sứ vụ mục tử chứ không phải là một nghề nghiệp để rồi làm công ăn lương như những công chức xã hội. Lời đáp trả của chủng sinh luôn chất chứa tâm tình phó thác vào Thiên Chúa quan phòng như “Abraham đã ra đi, vì hy vọng đến đất hứa. Maisen đã ra đi, vì hy vọng cứu dân Chúa khỏi nô lệ. Chúa Giêsu đã ra đi từ trời xuống đất, vì hy vọng cứu nhân loại” (ĐHV 4). Chủng sinh bước theo Chúa để được sai đi làm chứng nhân cho niềm vui của Tin Mừng, dẫu biết rằng Tin Mừng đó được đựng trong những chiếc ‘bình sành’ dễ vỡ nhưng đã có Chúa Giêsu là Đấng quan phòng để chiếc bình sành đó mãi vẫn nguyên tuyền.

Vâng phục có lẽ là nhân đức dễ diễn tả nhất nhưng để sống nó thì thật khó vô cùng. Có người nói rằng, chính trong sự vâng phục chứ không phải độc thân, mà linh mục ngày nay đi ngược lại trào lưu văn hoá nhất. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một thế giới mà trong đó cái tôi đang lên ngôi, đang được thần thánh hoá. Họ biện luận rằng, chỉ có hạnh phúc thực sự khi được phép làm bất cứ việc gì, bất cứ lúc nào, bất cứ với ai và cho ai, bất cứ kiểu cách nào, bất chấp mọi luật lệ và những chế tài nào khác. Họ còn cho rằng, trên thực tế, “không có quyền bính nào cao hơn” ước muốn, nhu cầu và ý thích của mình. Người Kitô hữu nói chung và chủng sinh nói riêng cũng bị thách thức về điều đó. Tuy nhiên, họ sẽ dễ dàng vượt qua nếu biết neo đậu đời mình theo thánh ý Chúa và đi trong chính lộ của Người (X. Tv 143, 10). Nếu mục đích của chủng sinh là nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô thì sự vâng phục là con đường dẫn tới đó. Thánh Ignatio nói: “Sự vâng phục là của lễ toàn thiêu mà trong đó toàn thể con người, không giữ lại một chút gì, được hiến dâng trong ngọn lửa bác ái cho Tạo hóa và Thiên Chúa...”[2].

2. Cây bút chì và bài học vượt khó:

Thứ hai, để những đường chấm phá luôn được sắc nét, cây bút chì cần luôn được gọt giũa bằng một dụng cụ nào đó. Dụng cụ mài giũa đó có thể làm cho cây bút chì phải đau nhưng rốt cuộc, nó sẽ sắc bén hơn. Người chủng sinh cũng vậy, để nên đồng hình đồng dạng với Chúa, họ phải kinh qua muôn khó khăn: khó khăn trong học tập và tu luyện, khó khăn trong việc từ bỏ bản thân, và vượt qua cám dỗ của ma quỷ và thế gian.

Thật vậy, chặng đường dài của quá trình học tập và tu luyện luôn là một thách đố đối với chủng sinh. Phần đa trong số họ là những người đã học xong bậc trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng hay đại học. Thậm chí có những giáo phận chỉ tuyển chọn những ứng sinh có bằng cao đẳng trở lên… Quá trình đào tạo tại tiền chủng viện và đại chủng viện kéo dài tới 9 đến 10 năm. Một số trong số họ được tuyển lựa để đi du học có thể kéo dài tới 15 năm… Quả thực, đối với nhiều người, đó là một gánh nặng, một điều dường như không thể, đó là chưa kể những người cho rằng, chọn lựa đó là một hành động điên rồ. Thế mà ta vẫn thấy bao thế hệ linh mục, tu sĩ vẫn đề huề, lớp lớp đàn em vẫn cứ hớn hở theo sau. Họ sẵn sàng vượt khó vì sự thúc bách của Tin Mừng như Thánh Phaolô: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2 Cr 5,14). Dù chặng đường dài của quá trình tu luyện có lúc đối với họ thực là gánh nặng nhưng lại trở nên ‘gánh nặng dễ thương’. Họ được nhào nặn để trở nên những ‘khí cụ’ của Chúa, tựa như người thợ gốm làm ra cái nồi đất. Dù rằng, nồi đất nấu mất nhiều thời gian hơn nhiều so với các nồi cơm điện, các máy siêu tốc, nhưng cơm nồi đất thì luôn đánh bại nồi cơm điện. Chủng sinh được được đào luyện trong trường đại chủng viện tựa như các thực phẩm cá, thịt… được nấu, được hầm, được thêm gia vị, để thật chín, hàng giờ, rồi mới lấy ra ăn. Và thực phẩm từ nồi đất luôn đánh bại cái món từ lò vi ba, siêu tốc. Chủng sinh luôn cần biết kiên nhẫn và vững tâm theo khuôn mẫu đích thực là Chúa Kitô, Đấng đã kiên nhẫn trong mái nhà Nazaret suốt ba mươi năm để chuẩn bị cho ba năm rao giảng. Nếu biết được như vậy, thời gian chủng viện quả là một ân ban. 

Trong đời tu, người chủng sinh luôn phải vượt qua những chướng ngại của xác thịt, thế gian và ma quỷ để thực hiện ba lời khuyên của Phúc Âm là khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Khó nghèo làm sao khi thế giới đang đề cao chủ nghĩa hưởng thụ cá nhân? Khiết tịnh làm sao khi “tình trạng thực tại gia đình đang bị thoái hoá, ý nghĩa đích thực của tính dục con người bị lu mờ hoặc bóp méo[3]? Vâng phục thế nào khi “chủ nghĩa chủ thể của ngôi vị vẫn được bảo vệ một cách khốc liệt, chủ nghĩa này có khuynh hướng vây kín ngôi vị trong cá nhân chủ nghĩa”? [4]

Chưa hết, đau khổ còn đến bởi sức mạnh hung hãn của Satan. Do những mưu thâm chước độc của thần dữ, người chủng sinh dễ rơi vào những chiến thuật đầy gian manh của chúng, chẳng hạn, khi một chủng sinh đang quyết liệt diệt trừ tội lỗi và đang tiến lên mãi trên đường phụng sự Chúa, thì ma quỷ lại “gây cắn rứt, làm buồn phiền và đặt chướng ngại bằng cách gây băn khoan, lo lắng với những lý lẽ giả tạo để người ta khỏi tiến tới[5].

Có khi người chủng sinh đang miệt mài theo Chúa nhưng phía trước họ lại là một áng mây u ám, điều mà các thánh thường gọi là ‘đêm tối đức tin’ – cuộc thử thách xảy ra trong chính nội tâm mình. Họ như kẻ tin bỗng rơi vào tình trạng hoài nghi, những giây phút mà tất cả những gì mình tin tưởng vững vàng lung lay như muốn sụp đổ, mất điểm tựa và nhìn đâu cũng chỉ còn là vực sâu hun hút của hư vô. Chỉ một trường hợp sau cũng đủ cho chúng ta thấy điều đó: Thánh nữ Têrêsa ở Lisieux, một vị thánh thật dễ thương và xem ra hết sức hồn nhiên như không hề có trở ngại gì trong đời sống đức tin. Một cuộc đời từ thuở thiếu thời đã được tắm gội trong niềm tin Kitô giáo; đức tin thấm nhuần đến từng giây phút cuộc sống. Thế giới thiêng liêng như là một phần của đời thường, thân thiết đến độ khó có thể dứt ra được. Niềm tin tôn giáo đối với chị là điều rất tự nhiên của cuộc sống hằng ngày, cũng giống như mối liên hệ với những thực tại thân quen khác, tưởng chừng không khó khăn nào có thể lay chuyển niềm tin sắt son ấy. Nào ngờ, chị đã để lại những dòng tâm sự làm chấn động lòng tín hữu khi viết:

Tâm trí con cứ bị ám ảnh bởi những ý tưởng mà có lẽ chỉ những kẻ duy vật tồi tệ nhất mới nghĩ tới. Bao nhiêu lý luận chống lại đức tin dồn dập tấn công tâm trí, cảm thức đức tin như tiêu tan, chết điếng, và có cảm giác mình hoá thành thân tội lỗi[6].

Người tín hữu hôm nay nói chung và chủng sinh linh mục nói riêng có khi cũng phải đối mặt với thách đố như vậy. Nhiều lúc hành trình theo Chúa như phủ đầy mây đen, tương lai phía trước như một chân trời xa xăm, diệu vợi khiến cho bản thân ra chán nản, thất vọng hay thậm chí có ý tưởng thoái lui.

Tất cả những thách đố trên như những ‘viên đá làm cho vấp’ mà người chủng sinh phải băng mình lên để vượt qua, hầu chiếm đoạt được Đức Giêsu Kitô là nguồn của chân lý. Như vậy, đau khổ và thử thách luôn xuất hiện như là một phần làm nên sự hoàn bị của chủng sinh, nếu biết “bỏ neo” cuộc đời vào Chúa, họ sẽ vượt qua dễ dàng. Và mỗi khi đã vượt qua những cơn thử thách ấy, Chúa lại ban cho họ một niềm vui chan chứa, quả đúng như lời Thánh Vịnh đã cất lên:

Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo;
Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”

(Tv 126, 5-6).

3. Cây bút chì và bài học từ bỏ: 

 Thứ đến, cây bút chì luôn luôn chấp nhận để người họa sĩ dùng cục tẩy mà xoá đi những chỗ nguệch ngoạc, nhem nhuốc trong tác phẩm của mình. Cũng vậy, sự uốn nắn, sửa lỗi cho các chủng sinh nhiều lúc không phải là điều gì tệ hại nhưng đơn giản là để giúp đỡ họ đi đúng hướng trên hành trình ơn gọi. Quả thực, hành trình tu luyện chẳng phải đơn giản chút nào. Các chủng sinh luôn phải khổ luyện, phải từ bỏ đến ‘trầy vi tróc vảy’ mới có thể nên đồng hình đồng dạng với Thầy chí thánh của mình. Đường tu trì không gì khác là quá trình thao luyện liên tục, tựa như các tay đua trên thao trường phải kiêng cự đủ điều mới mong chiếm được phần thưởng. Bỏ thế gian với những quyến luyến của nó có khi còn dễ nhưng bỏ mình thì quả thực chẳng dễ chút nào. Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận viết: “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con bỏ trước” (ĐHV 3).

4. Cây bút chì và bài học dấn thân “là” linh mục của Chúa:  

Ngoài ra, chúng ta còn thấy chất liệu đáng nói nơi cây bút chì không phải là lớp vỏ bọc bên ngoài nhưng là lõi chì bên trong. Thế giới đang mãi nhắm mắt chạy theo cái ‘có’ (to have) hơn cái ‘là’ (to be), còn chủng sinh linh mục thì nhất quyết phải chọn cái là trước mới chọn cái làm, cái có. Nghĩa là, trước khi làm linh mục, chủng sinh phải “là” linh mục, bởi lẽ làm linh mục không chỉ đơn thuần là dâng lễ, cử hành các bí tích như một cái máy rồi sau đó nhốt mình trong một ốc đảo cô tịch của cái tôi của linh mục, nhưng là để đi ra, để đến với đoàn chiên. Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng đã nói những câu thật sâu sắc: “Tôi thà có một Giáo hội bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”[7]. Trên hết, linh mục phải mang trong mình đức ái mục tử của Chúa Kitô để yêu thương người nghèo để sống cùng, sống với và sống vì đoàn chiên: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Và trên hết, chủng sinh phải là người cảm nhận sâu sắc mầu nhiệm khổ nạn và vượt qua của Chúa Kitô để trở nên chứng nhân hy vọng của Tin Mừng trong thế giới hôm nay. Bởi vậy, những thử thách trong quá trình đào luyện bản thân, những đau khổ của bản thân hay những cơ hội mục kích những người đau khổ bằng việc đi thăm những người ốm đau bệnh tật… như là cơ hội để chủng sinh “đụng chạm” vào “vết thương” của Chúa Giêsu. Một lần nữa, lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại trở nên như tiếng chuông cảnh tỉnh con người thời đại hôm nay:

Đôi khi chúng ta bị cám dỗ trở thành kiểu Kitô hữu đứng xa để nhìn các vết thương của Chúa. Nhưng Đức Giêsu muốn chúng ta chạm vào sự khốn cùng của con người, chạm vào da thịt đau khổ của người khác. Ngài hy vọng chúng ta ngưng tìm kiếm những cái tháp ngà của cá nhân hay cộng đồng để che chở chúng ta khỏi vòng xoáy những nỗi bất hạnh của con người; trái lại, Ngài muốn chúng ta đi vào thực tế đời sống của những người khác và biết được sức mạnh của sự dịu dàng[8].

Vậy, để làm được như thế, chủng sinh không còn con đường nào khác là rập đời mình theo Đức Kitô trong từng giây phút của cuộc sống, bởi lẽ  “Tu phục không làm nên thầy tu” nhưng là chính những trang sức của tâm hồn, của sự liên hệ cá vị với Đức Kitô. Về điều này, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nêu rõ: “Điều quan trọng nhất trên hành trình tiến tới thiên chức linh mục và trong suốt cuộc sống linh mục, đó là mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô[9]. Vì thế, mục đích của đời tu không phải là tấm áo choàng linh mục, là chiếc lúp đội đầu hay một chức vụ nào khác trong Giáo hội nhưng là để “chiếm đoạt Đức Kitô và để được Đức Kitô chiếm đoạt” (X. Pl 3,12 ). Nếu chủng sinh mà đặt mục đích của mình vào những thứ vô hồn kia thì đời tu chỉ là một tiếng thở dài liên lỉ. Tóm lại, việc trở thành linh mục là dịp để dấn thân, phục vụ chứ không phải là cơ hội để tiến thân. Mục đích tối hậu của đời người nói chung và người chủng sinh nói riêng chính là được kết hợp với Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, là Đầu và Mục Tử.

 

Kết Luận

Hình ảnh người chủng sinh trong tay họa sĩ Giêsu quả là một hình ảnh rất đẹp, nó không chỉ đẹp dưới lăng kính của đời tu mà còn cho mọi người ở mọi bậc sống. Hành trình để trở nên thành toàn của người Kitô hữu nói chúng và của chủng sinh linh mục nói riêng luôn luôn là hành trình của vâng phục đức tin, hành trình của thử thách, của sự từ bỏ để làm nên cái “ta là”. Quả vậy, mỗi con người là một hữu thể đang trở thành (becoming being), chủng sinh cũng tựa như một tác phẩm chưa thành toàn (unfinished work) trong tay Chúa. Con người chỉ thực sự hoàn bị khi vươn tới tầm vóc viên mãn trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. 

Cánh đồng truyền giáo đang mở ra mênh mông bát ngát trước mắt chúng ta. Hơn lúc nào hết, Giáo hội đang cần những môn đệ hăng hái cống hiến thời gian và sức lực để phục vụ Tin mừng, cần có những người trẻ biết để cho tình yêu của Thiên Chúa đốt nóng tâm hồn họ và họ sẽ quảng đại đáp lại lời mời gọi của Người. Tuy nhiên, điều tối quan trọng là họ phải biết rằng mình chỉ là đầy tớ vô dụng, muốn trở nên hình ảnh và dụng cụ của tình yêu thì cần chạy đến và kín múc nguồn mạch tình yêu và sự sống tuôn trào từ cạnh sườn Đức Giêsu Kitô (x. Ga 19,34). 



[1] Paulo Coelho, Like the Flowing River, (London: Harper Collins Publishers, 2006), tr. 10 -11.

[2] Timothy M.Dolan, Linh mục cho ngàn năm thứ ba, bản dịch của Linh mục Trần Đình Quảng, NXB Tôn Giáo, Hà Nội,  2009, tr. 112.

[3] Pastores Dobo Vobis, s. 7.

[4] Ibid. s. 7.

[5] Timothy M.Gallagher, O.M.V, Phân định thần loại trong cuộc sống hàng ngày theo thánh Ignatio, Giang Trung Kiên và các bạn chuyển ngữ, Tủ sách linh đạo Thánh Phanxicô, 2011, tr. 25.

[6] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô hôm qua và hôm nay, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr. 41.

[7] Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, bản dịch của Uỷ Ban Loan Báo Tin Mừng/HĐGMVN, Roma,  24/11/2013, s. 49.

[8] Ibid. s. 270.

[9] Giáo Hoàng Benedicto XVI,  Thư gởi các chủng sinh, Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ, (Vatican: 18/10/2010), s. 1.


Tác giả:  Lm. Jos Đồng Đăng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!