Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
CHUYỆN MỖI TUẦN - CHUYỆN MỘT KHU RỪNG…


 

Một câu chuyện có thật đã được kể về nguồn gốc của một khu rừng như sau: Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của Miền Trung nước Pháp để lập nghiệp. Thật ra, người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó khăn vất vả. 

Vùng đất khô cằn nơi ông đặt chân đến chỉ còn vỏn vẹn năm ngôi làng nhỏ với rất ít dân cư sống trong những căn nhà siêu vẹo đổ nát, đa số đã bỏ lên những thành phố lớn để tìm công ăn việc làm. Ông lão trên 60 tuổi đưa mắt nhìn khung cảnh xung quanh và đi đến kết luận: nếu không có cây cối, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang tàn. Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Ông chọn những hạt dẻ tốt để riêng và ngâm vào nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt nhọn moi những lỗ nhỏ và đặt cứ mỗi lỗ một hạt dẻ.

 Ngày ngày như thế, trong liên tiếp 3 năm, ông lão đã trồng được 100 ngàn cây dẻ con. Ông hy vọng rằng ít nhất 10 ngàn cây còn sống sót. Ông cũng hy vọng rằng Chúa sẽ cho ông sống được thêm vài năm nữa để làm cho xong công tác trồng cây này. 

Ông qua đời năm 1947, hưởng thọ 89 tuổi. Từ những hạt dẻ ông đã cặm cụi moi từng lỗ bỏ vào, nay nước Pháp đã có được một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới. Trong ba khóm rừng mỗi khóm dài 11 cây số, những cây dẻ xanh tươi cao lớn đã có mặt để giữ nước mưa, làm cho cây cối xung quanh được xanh tươi và biến khu đồi khô cằn ngày xưa thành những dòng suối róc rách. Chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại các ngôi làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời…

Cơn bảo số 3 – cơn bão Yagi – đã qua đi được vài ba tuần nay rồi…Lũ và lụt cũng giảm bớt từng ngày…Người người lo dọn dẹp và tính toán cho những ngày tháng sắp tới…Những gì cấp thiết rồi cũng lắng dần…và tự thân sẽ phải đứng lên để xây dựng lại…Ai ai cũng hiểu như vậy…Và Thiên Chúa – Đấng Tạo Thành – đã hình thành “con- người- đầu- đội- trời-chân- đạp- đất” là để con người “đứng dậy” trong những hoàn cảnh như thế này…

Người viết tình cờ đọc được câu chuyện về một khu rừng…Và tạ ơn Thiên Chúa Tạo Hóa cũng như cám ơn ông lão người Pháp nọ…

Cho đến hôm nay – ngày 23/9/2024 – thì Việt-nam đã gần lắm rồi với cái hạn và cũng là cái hẹn về “chương trình trồng mới một tỷ cây xanh” giai đoạn 2021 – 2025…Mục đích của chương trình là để phủ xanh đất trống, đồi trọc  cũng như xanh hóa đô thị và nông thôn…nhằm tạo nên cho hôm nay – đặc biệt là cho tương lai – một Việt-nam xanh, tươi, mát, điều mà chương trình “NetZero – gửi tương lai” được bà con nhà Đài miệt mài biên tập và lên tiếng…với khá nhiều hình ảnh thuyết phục…nhằm đánh thức nơi những con người của hôm nay về nỗi niềm hạnh phúc cần phải nỗ lực tạo nên và dành cho những con người của mai ngày…Quý giá nhất vẫn là một hành tinh đủ trong sáng, đủ thanh tịnh, đủ thông thoáng…để người trẻ - từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành – thấy rằng mình có được một không gian tương đối lành để hít thở, một thời gian được dưỡng nuôi và chăm sóc không phải chỉ trong khung cảnh gia đình thôi, nhưng là cả một cộng đồng – cộng đồng lo lắng cho thế hệ con, thế hệ cháu … với những công viên, những khu dã ngoại nhiều cây xanh, líu lo tiếng hót của chim, trong lành tiếng ru của gió…chứ không chỉ là những trò chơi mạo hiểm, ganh đua nặng tính hơn/thua…rất được ưa thích trong hôm nay cả ở thế giới phụ huynh lẫn thế giới con cái : thế giới của phụ huynh là để có ảnh đưa lên mạng, thế giới của con cái là để chúng tập tành dần cho chuyện hơn/thua…Ở cái năm 685 trước Công Nguyên, cổ nhân đã nghĩ đến chuyện “nhất niên chi kế mạc như thụ cốc – thập niên chi kế mạc như thụ mộc – bách niên chi kế mạc như thụ nhân” rồi…Cái hôm nay nó tệ hại thì là lỗi của chúng ta, của con người qua từng giai đoạn, từng thế hệ…Cho nên  “lá thư xanh” dành cho “dear future”…thì không chỉ là những trình diễn…mà là “lời kêu gọi” cấp thiết lắm lắm…

Sau cơn bão số 3 vừa qua, những gốc cổ thụ trốc rễ đã được cắt tỉa gọn gàng nhằm tiết kiệm tối đa giòng nhựa giúp nuôi thân…cùng với giây nhợ đưa dưỡng chất bồi bổ thêm vào giòng nhựa trong hy vọng giúp cây gượng lên để đâm chồi nảy lộc…Nhìn những thân cây ấy, người viết liên tưởng tới thân phận…và thấm thía hơn cái định mệnh của thụ tạo – dĩ nhiên của muôn loài: loài người cũng như cây cối và muôn sinh vật khác…Ước mơ bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chỉ là chuyện phập phồng 50/50 cả ngoài lề đường lẫn trong phòng hồi sức tích cực…

Người viết vốn thích cây cối…Cây cảnh thì cũng thích nhưng không dám mơ…Vả lại dáng này hay dáng khác…thì cũng chỉ là do tưởng tượng và bàn tay uốn nắn của con người…Từ bao giờ mà cây cối trong tự nhiên được khai thác để trở thành “những tác phẩm tiền tỷ”  !!! Thỉnh thoảng có chút tò mò, dừng lại ở một thế cây uốn éo, ngoằn ngoèo…với khuôn mặt khá là hạnh phúc của “ông chủ”, người viết chép miệng…Dàn cây của người viết ngay trước căn phòng hưu của mình chỉ là mươi mười lăm chậu lan…mà chính người viết cũng không biết tên…Điều quan trọng là nó làm mát mắt…Thỉnh thoảng tặng chủ nhân đôi ba cánh hoa…Ba bốn năm qua người viết chăm chút cho một gốc ngọc lan nay thường xuyên cho hoa…Người viết đã chuyển gốc ngọc lan thân thương ấy ra một chỗ thoáng và rộng rãi hơn để mọi người chung quanh có thể hít thở chút hương thơm tinh khiết…Để ý xem có ai chia sẻ về chút hương ngọc lan thoang thoảng mỗi tinh mơ ấy không…Không một ai ! Không biết vì sao và từ bao giờ mà mùi hương của hoa cỏ trong tự nhiên lại trở thành vô nghĩa đến như thế với con người nhỉ…Thật là tội nghiệp…Người viết cũng thích chăm sóc chim chóc, câu kéo…Ngày xưa khi còn trẻ, còn dẻo dai, thỉnh thoảng rảnh rỗi công việc, cũng lồng mồi trước ngực, sào treo cột dọc theo sườn xe, túi cơm trưa muối mè kè  kè bên hông, vừa huýt sáo vừa đạp cái xe cà tàng bánh 700…vào rừng…gác cu…Có lần anh bạn giáo xứ hàng xóm  nể tình nể nghĩa…cũng cố tham dự…Nhưng rồi anh ta mệt mỏi buột miệng: mình thề là từ nay không theo cậu nữa !!! Vậy đấy – cái mê !!! Gác cu được xếp loại trong bốn cái ngu lớn : Làm mai – lãnh nợ - gác cu – cầm chầu…Tuy nhiên bản thân người viết – qua những lần trải nghiệm gác cu – lại chiêm nghiệm được những bài học đời dễ thương…Trên rừng thì con cu gáy mà dưới nước là con cá tràu hay cá lóc : bản năng bảo vệ lãnh thổ của chúng rất cao…Khi nghe tiếng chiêu của một con cu lạ vang lên, lập tức con chim tại khu vực gáy đáp…Mươi mười lăm phút sau, ta sẽ nghe những tiếng phạch phạch vỗ cánh dương oai mà tiếng dân chơi gọi là “tấu”…rồi một chú chim xếp cánh bên hông vút thẳng lên cao như tên bắn…và từ từ giang rộng đôi cánh xà xuống cành cây có con chim lạ…Cuộc đối đầu khởi sự bằng những tiếng gáy, tiếng gù liên tục…Con chim bảo vệ lãnh thổ sẽ dần dần đi gần đến lồng treo…Rồi những dụ, những thúc của con mồi lão luyện…và “phựt” – cánh lưới ập xuống, nhúm lông lá lả tả, con chim thất thế…đứng trước mưu mẹo của động vật cấp cao là “con-người-đầu-đội-trời-chân-đạp-đất” và “tên-đồng-loại-phản-nòi” là con chim mồi được huấn luyện…Thế nhưng Tạo Hóa cũng cho chúng ta nhận ra những bài học tuyệt vời qua những lần “gác cu”…Bạn có biết con chim nào dễ bị sập bẫy không? Con chim vừa lớn, ngựa non háu đá, vòng cườm còn chưa tròn…Thế nhưng nếu đụng một anh chim cao tuổi…thì sẽ là những lần trao đổi tiếng gáy, tiếng gù qua lại dai dẳng…như chuỗi kinh cầu lê thê…cho đến khi đường ai nấy đi…và kết quả là chuyện…ngủ gật…mà anh bạn giáo xứ hàng xóm đã thề trong mệt mỏi là từ nay mình sẽ không đi theo cậu nữa !!! Kế anh chàng cu non háu đá…là anh “cu độc hay cu một” bay về một mình…Cuộc đọ sức tuy có cam go do tuổi đời giàu kinh nghiệm chiến trường, nhưng cuối cùng không kềm hãm được sự nóng nảy của mình…nên anh ta sập bẫy…Thế nhưng nếu về cành thế một cặp…thì rất khó để sập bẫy…Chị chim mái im lìm để cho “chàng” tha hồ đọ sức…Khi cảm thấy nguy hiểm cận kề, chị ta sẽ bay đến đuổi con chim trống…và cả hai cùng bay đi, hoặc chị ta đạp lồng bẫy cho sập…Thậm chí có những con mái chấp nhận nhảy vào bẫy để con trống có thể thoát…Thật là tuyệt vời…Nếu giả như “con-người-đầu-đội-trời-chân-đạp-đất” cũng có được sự “đồng hành” cỡ đó…thì hạnh phúc biết bao…

Hiện tại thì có thể nói khu vườn của Nhà Hưu Tấn Tài là thế giới an lành cho đàn sẻ vài ba chục con đêm đêm về ngủ trên hai cây vối ngay cạnh Nhà Nguyện…Mỗi buổi sáng, trong Thánh Lễ, ở giây phút tĩnh niệm tạ ơn sau khi rước Chúa, nghe đám sẻ tỉnh giấc líu lo trò chuyện trước khi tung cánh lo chuyện sống còn trong ngày sống mới  làm người viết thấy lòng mình thanh thoát…

Sáng nay – ngày 29/9 – tình cờ được chiêm ngưỡng hình ảnh một con chim mẹ chia mồi cho ba con chim con rối rít há miệng đòi ăn…Chim mẹ khéo léo cắt con giun thành ba phần để bỏ vào miệng cho con…rồi nhẹ nhàng nuốt hai cục phân bên thành tổ…và bay đi…Tổ chim thường thì rất sạch, bởi Thiên Chúa Tạo Hóa đã ban cho những chú chim non một bản năng tuyệt vời là mỗi lần cần thải, chú sẽ rướn phần sau của mình đưa ra ngoài tổ…Khi đang ham ăn, có thể vài ba cục phân còn vướng lại thành tổ…Chim mẹ sẽ lo giải quyết…

Nhân tiện câu chuyện vườn cây dẻ của ông lão 89 tuổi, người viết “tản mạn” đôi giòng về thiên nhiên và nỗi ước mong “NetZero - gửi tương lai” ngày càng được nhiều người hưởng ứng, bởi thiên nhiên và muông thú…vẫn để lại cho con người những bài học vô giá…

 

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!
Lạy
Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!

                                 [………………………………………………………………………]

 

10 Chúa khơi nguồn: suối tuôn thác đổ,
giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
11 đem nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê.
12 Bên dòng suối, chim trời làm tổ,
dưới lá cành cất giọng líu lo.

13 Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan phước lộc của Ngài.
14 Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
15 chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ

                    [………………………………………………………………………………………]

 

 

31 Vinh hiển Chúa, nguyện muôn năm tồn tại,
công trình
Chúa làm Chúa được hân hoan.
32 Chúa nhìn đất thấp, đất sợ run lẩy bẩy,
Người chạm núi cao, núi toả khói mịt mù.

33 Suốt cuộc đời, tôi sẽ ca mừng Chúa,
sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi.
34 Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả,
đối với tôi, niềm vui là chính
Chúa - Tv 104 (103)

 

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!