Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
CHÔM CHỈA

 

Sách “Cổ Học Tinh Hoa” có kể một mẩu chuyện mang tựa đề là “Lấy của ban ngày”, đại khái như thế này :

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi, một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng :

- Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được…

Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi tiền, anh ta nói :

- Lửa tham nó bốc lên làm mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ, tôi cứ tưởng là của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại.

Người coi chợ thấy càn dở, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng :

- Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dùng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày, so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư ? Các ngươi cười ta là các ngươi chưa nghĩ  kỹ.

Từ câu chuyện trên gã nhận thấy cái bệnh “cầm nhầm” của anh chàng này, mặc dù đã thấm nhiễm vào lục phủ ngũ tạng, di căn tới tận tim gan phèo phổi, khiến cho tẩu hỏa nhập ma, khi “lửa tham bốc lên làm mờ cả hai con mắt”, khiến cho thấy mọi sự đều là của mình. Quả là hết thuốc chữa.

Tuy nhiên nếu so sánh với những vị tai to mặt lớn, vì ham mê phú quí, mà lừa thày phản bạn, ngấm ngầm làm hại đồng bào, thì cái bệnh ăn cắp lẻ tẻ của anh chàng kia chẳng thấm tháp vào đâu. Vì thế, người làm sách, tức là tác giả “Cổ học tinh hoa”, mới thở dài kết luận :

- Trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm vặt, chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.

Đọc xong lời kết luận này, gã bèn nhớ tới một sự thật mà người xưa đã từng “đề cao cảnh giác” :

- Con ơi, nhớ lấy lời này,

  Cướp đêm là giặc, cướp ngày là…quan.

Sự thật cay đắng ấy, ngày hôm nay vẫn đang liên tục phát triển ở bất cứ xã hội nào : dân khố rách áo ôm ăn trộm, ăn cắp tí tiền lẻ thì bị tù mọt gông, còn những xếp nhớn, nuốt trửng bạc tỉ thì lại sống phây phây, hưởng thụ giàu sang phú quí. Tiền bạc ở Việt Nam sợ bị bại lội, thì đem cất kỹ ở ngân hàng Thụy Sĩ, hay mua sắm biệt thự ở bên Mỹ, bên Tây.

Liếc qua bất kỳ tờ báo nào, nhất là ở mục “chó cán xe” gã đều thấy nhan nhan những tin tức về trộm cắp, dân đạo tặc lộng hành khắp nơi khắp chốn như ở chỗ không người vậy, dù cho công an cảnh sát có đứng đầy đường, đầy phố.

Có rất nhiều lý do khiến cho tệ nạn này bành trướng.

Lý do thứ nhất đó là do lòng tham. Lòng tham của con người ví như chiếc thùng không đáy, có thể bỏ vào đó tuốt luốt, từ con gà con vịt đến những máy móc đắt tiền chất lượng cao. Khi lòng tham bừng bừng nổi dậy, thì trông gà hóa quốc, của người cứ tưởng là của mình, nên ung dung thò tay ra….cầm nhầm.

Lý do thứ hai đó là do sự lười biếng, muốn giàu mà lại sợ không dám đổ mồ hôi sôi nước mắt. Muốn bốc lên mau mà lại sợ phải lao động vất vả cực nhọc, nên chi đi “thuổng” của thiên hạ là…thượng sách :

- Con ơi học lấy lời cha,

  Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

Lý do thứ ba là do sự túng quẫn. Đói quá thì phải đi ăn trộm, Túng quá thì phải đi ăn cắp, như người xưa đã diễn tả :

- Bần cùng sinh đạo tặc.

- Đói ăn vụng, túng làm càn.

Từ những lý do kể trên, tệ nạn trộm cắp như gặp được một thửa đất màu mỡ để nảy mầm và lớn lên như nấm sau cơn mưa.

Người ta sẵn sàng chôn vùi lương tâm, miễn sao vơ vét về cho thật nhiều. Người ta sẵn sàng cười hô hố trên những khổ đau của người khác, miễn sao những cú làm ăn bất chính của mình được trót lọt. Người ta coi đức công bằng là một cái gì cổ hủ và lỗi thời…xưa rồi Diễm ơi !!!

Thế nhưng cho tới ngày hôm nay, công bằng vẫn phải là yếu tố căn bản cho mọi liên hệ xã hội, bởi vì công bằng phải đi trước và làm nền tảng cho bác ái.

Thực vậy, nếu không có công bằng thì tình thương sẽ bị méo mó, lệch lạc và sụp đổ. Nếu không có công bằng thì tình thương cũng sẽ đi…đong luôn. Chính vì thế, ngay từ hồi còn tấm bé, trước thánh lễ  ngày Chúa nhật, người ta thường đọc :

- Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn, thứ bảy chớ lấy của người…thứ mười chớ tham của người.

Hai điều răn này xuất phát từ lời Thiên Chúa truyền dạy cho ông Maisen trên Núi Sinai như sau :

- Ngươi không được trộm cắp…Ngươi không được thèm muốn nhà của người ta, đồng ruộng, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa hay bất cứ vật gì của người ta.

Hẳn rằng ai trong chúng ta cũng đều biết :

- Của cải vật chất là điều rất cần thiết giúp chúng ta sống và sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.

Thiên Chúa biết rõ điều ấy. Ngài đã quy định hai điều răn trên và đòi buộc chúng ta phải tuân giữ.

Sách giáo lý còn xác định một cách cụ thể hơn :

- Điều răn thứ bảy dạy ta không được lấy hay giữ của người ta một cách trái phép.

Trong phạm vi lấy của người ta một cách trái phép, gã xin ghi nhận có nhiều thứ “ăn” bất ổn mà chúng ta cần phải xa tránh, đó là ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, ăn gian, ăn hối lộ, ăn lời…Tuy nhiên, hôm nay gã chỉ bàn đến mấy vụ “ăn” thông thường mà thôi.

Trước hết, đó là ăn trộm và ăn cắp.

Theo nghĩa bình dân thì ăn trộm và ăn cắp là lấy của người ta một cách kín đáo bằng tài khéo của mình.

Tuy nhiên, ăn trộm nhấn mạnh đến khía cạnh khổ chủ vắng mặt, hay ngủ mê không biết. Chẳng hạn ban đêm lẻn vào nhà người ta mà lấy đi đồ đạc, tiền bạc hay bắt heo,  bắt gà, bắt vịt…

Còn ăn cắp thì thường được thực hiện nay trước mắt khổ chủ mà khổ chủ cũng không hay. Chẳng hạn lợi dụng lúc chen lấn nhau lên xe, quân gian ác bèn  thuổng mất chiếc ví hay rạch cái túi xách, lấy đi tiền bạc, áo quần của thiên hạ.

Vào một buổi sáng Chúa nhật đẹp trời, ông bố dẫn những đứa con của mình đi thăm sở thú. Lúc về tới nhà, thọc tay vào túi quần thì mới hay chiếc ví của mình đã không cánh mà bay. Trong chiếc ví ấy hãy còn một số tiền nhỏ và ông đã tự hỏi :

- Việc xảy ra vào lúc nào nhỉ ? Rõ ràng lúc lên xe, mình còn mở ví, lấy tiền trả cho bác tài cơ mà.

Có lẽ lúc ngồi trên xe, hay lúc kẻ lên người xuống, quân đạo tặc đã nhanh tay lẹ con mắt “nẫng” mất chí ví của ông bố.

Hồi xưa, khi còn phải qua phà ở bắc Mỹ Thuận, có lần gã cũng đã được chiếu cố, phải nếm thử kinh nghiệm đau thương ấy.

Lúc đó, gã đang đứng lơ tơ mơ, tựa vào lan can mà ngắm dòng sông hiền hòa, đem lại phù sa cho đồng bằng sông Cửu Long, rồi suy nghĩ  tản mạn  tới những chuyện trên trời cũng như những chuyện dưới đất. Khi phà cặp bến, gã bèn ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo xe, nhưng bỗng thấy chiếc xắc của mình bị kéo “phẹc mơ tuya”, mở toang hoác từ lúc nào không rõ.

Mồ hôi mồ kê vãi ra ròng ròng. Mắt nổ đom đóm. Kiểm tra lại thì  phát giác ra bị bay hơi mất một tí tiền còm. Từ lần đó, mỗi khi đi đâu, gã  thường để tiền ở một vài chỗ khác nhau : trong túi quần, trong xắc, ngăn ngoài ngăn trong, để lỡ có mất chỗ này thì vẫn còn chỗ kia.

Tiếp đến, đó là ăn cướp.

Ăn cướp có nghĩa là dùng sức mạnh, dùng vũ lực để uy hiếp hầu cưỡng đoạt của cải người khác một cách công khai. Chẳng hạn vào đêm khuya trên đoạn đường vắng, bọn côn đồ dùng dao búa hay súng đạn chặn đường, rồi giật mất chiếc đồng hồ trên tay thiên hạ. Hay xông vào nhà, trói gô tất cả mọi người lại, đẩy vào phòng tắm, rồi ung dung chiếm lấy tiền bạc, hay dinh tê  những đồ đạc quí giá.

Qua sách vở cũng như báo chí, gã thấy những kẻ làm nghề này thường kết thành băng, thành đảng. Một khi đã cướp của thì phải lấy đi cho nhiều, hay là lấy đi những thứ quí giá nhất.  Đồng thời, cướp của lại thường đi đôi với giết người.

Thực vậy, đồng tiền thì liền với khúc ruột. Nhìn thấy tiền bạc do mình ky cóp tích lũy và của cải do mình chắt chiu gầy dựng, bỗng dưng bị lấy đi như vậy, khổ chủ thường ra sức chống cự để bảo vệ tài sản của mình, chứ  ít ai dám “bỏ của chạy lấy người”,  vì thế bọn cướp phải dùng đến biện pháp mạnh như đánh đập và có khi giết chết để chiếm đoạt cái họ muốn lấy.

Sau cùng, đó là ăn gian.

Ăn gian là dùng mưu mô xảo trá để lừa gạt hầu lấy đi tiền bạc hay của cải người khác.

Chẳng hạn trường hợp của những người buôn bán. Thiên hạ thường bảo :

- Phi thương bất phú. Không buôn bán thì khó mà giàu.

Để được chóng giàu và “phất lên” một cách mau chóng, thì không thể thật thà  như đếm, chân chỉ hạt bột hay thành thực chất phác mà trái lại phải mánh mung, lươn lẹo, gian dối và xảo trá. Thí dụ khi cân đo đong đếm hàng hóa cho người mua, thì phải dùng những chiếc cân thiếu, hoặc những chiếc thước hụt, hầu ăn chạên, ăn bớt được tí nào hay tí ấy.

Chẳng hạn trường hợp của những kẻ sản xuất. Họ chế tạo  ra những mặt hàng dổm,  kém phẩm chất và tung ra thị trường, rồi nhờ quảng cáo, đánh lận con đen, trở thành hàng xịn, hàng tốt, hàng chất lượng cao mà dối gạt các vị thượng đế là khách hàng.

Chẳng hạn trường hợp của các nhân viên hay người giúp việc, lợi dụng uy tín, được chủ tin cậy mà bớt xén số tiền đã được trao cho mình.

Hiện thời gã đang cắm dùi tại một vùng sâu vùng xa, thuộc vào hàng khỉ ho cò gáy, nên sách vở hơi…hiếm. Suốt tuần qua, gã đã phải chạy toạc cả cẳng, hỏi chỗ này, nhờ chỗ kia để mượn đỡ cuốn “Nghệ thuật ăn trộm và bắt trộm” của Toan Ánh, để dùng làm tư liệu ngâm…kíu. Dù đã kiếm mờ cả con mắt, mà rốt cuộc cũng đành phải chào thua, tìm không ra nổi cuốn sách đó.

Hồi xưa gã đã đọc một lần, nhưng bây giờ vì có tí tuổi, nên hay quên, chỉ còn nhớ lõm bõm mà thôi. Gã xin kể lại một vài mánh ăn trộm ăn cắp của người xưa mà Toan Ánh đã ghi nhận.

Ở thôn quê Việt Nam, nhiều người đã nuôi ngỗng để coi nhà. Mỗi khi có động dạng, ngỗng sẽ kêu lên quang quác, thay cho tiếng chó sủa. Thế nhưng dĩ độc trị độc. Ngỗng vốn sợ rắn. Biết được yếu điểm này, bọn trộm cắp bèn làm giả một con rắn, rồi quơ quơ trước mặt ngỗng. Và thế là những chú ngỗng liền bị tê liệt, đứng ngây như phỗng đá. Bọn trộm chỉ việc thò tay bắt bỏ vào bị.

Còn để bắt trộm vịt, phường đạo tặc hay dùng những mánh sau đây.

Mánh thứ nhất đó là bí mật đào một cái hố rồi phủ rơm lên trên. Khi người chăn lùa bày vịt ra đồng ăn và đi ngang qua, thế nào cũng có mấy chú vịt sập bẫy mà rơi xuống hố. Khi người chăn và bày vịt đã đi xa, quân đạo tặc mới xuất hiện và…tóm cổ.

Mánh thứ hai đó là dùng một sợi dây nhỏ, một đầu thì buộc lưỡi câu với tí mồi, còn một đầu thì buộc vào một cục đá, rồi để trên những chiếc lá súng lớn. Vịt ăn phải lưỡi câu, bị hòn đá kéo ghì và từ từ chìm xuống dưới nước. Đợi lúc thuận tiện, khi không còn người chăn nữa, phường trộm cắp chỉ việc lội xuống và bắt vịt lên.

Tuy nhiên, độc chiêu hơn cả phải kể đến mánh bắt chó. Để bắt trộm chó, chúng cũng có hai mánh như sau.

Mánh thứ nhất là dụ khị. Hẳn rằng ai cũng biết chó ở Việt Nam rất thích xơi…phân người. Vì thế, một tên trộm ra bãi rác đầu làng, rồi ngồi…ị để dụ chó đến. Khi chó đang nhởn nhơ xơi món thực phẩm khoái khẩu còn nóng hổi, thì một tên khác cầm chiếc vồ, rón rén đến phái sau, rồi đập mạnh xuống. Tuy nhiên, cần phải nhắm cho kỹ, kẻo thay vì đập vồ xuống chó, thì lại đập vồ xuống đồng bọn thì quả là chí nguy.

Mánh thứ hai được gọi là “mỹ cẩu kế”. Hẳn rằng ai cũng biết các nàng chó có mùa tìm bạn bốn phương. Và khi mùa tình yêu tới, do tài đánh hơi trời đã phú ban cho, các chàng chó “đào hoa phong nhã” từ khắp nơi kéo về. Lợi dụng cái “basic instinct”, cái bản năng gốc ấy, chủ nhân của các nàng chó đã nghĩ ra một mưu sâu chước độc như sau :

Hắn ta khoét một cái lỗ nhỏ ở bờ tường vây quanh nhà, thả nàng chó ra, rồi lại gọi vào qua cái lỗ nhỏ ấy. Cứ thế, cứ thế mà tập cho quen. Sau khi nàng chó đã vào qua cái lỗ nhỏ, thì các chàng chó “ga lăng” khác cũng lần lượt thò đầu vào theo qua cái lỗ nhỏ ấy. Thế nhưng, vào được chàng nào thì lập tức bị thộp cổ chàng ấy. Quả là tuyệt vời và hết ý.

Hồi trước năm 1975, có lần gã được theo chân mấy chàng cảnh sát đi kiếm…mồi. Tối hôm đó, không hiểu tại sao ai cũng thèm nhậu. Thế là cả toán liền đồng ý và nhất trí cử vài người lên xe díp, trực chỉ bãi rác vào đêm khuya. Muốn xơi con chó nào, thì chỉ cần…đoàng một phát, chờ cho chảy hết máu, rồi nhét vào bao bố đem về bót mần thịt. Vì thế, trong những đêm giới nghiêm, Sàigòn yên giấc, bỗng nghe tiếng súng nổ xa xa, gã liền nghĩ ngay tới mấy chàng cảnh sát bắn chó đem về nhậu.

Còn rất nhiều những độc chiêu khác nữa mà gã nhớ không ra và nếu có nhớ ra thì cũng không thể kể cho hết.

Trong những năm gần đây, giới báo chí tại Việt Nam đã phệu ra hai từ “chôm chỉa” để ám chỉ hành động trộm cắp. Hai từ này xem ra có vẻ nhẹ nhàng hơn, thanh lịch hơn, nhưng lại bao gồm một lãnh vực rộng rãi hơn, bởi vì không phải chỉ lấy đi của thiên hạ tiền bạc, đồ dùng và những thứ vàng bạc đá quí, mà còn lấy đi âm nhạc, thơ văn, hội họa….xơi luôn cái tác quyền mà chẳng tốn một đồng xu cắc bạc nào cả.

Nếu so sánh nghề trộm cắp ngày xưa với nghề chôm chỉa hôm nay, gã nhận thấy nghề trộm cắp ngày xưa vừa vất vả, vừa nguy hiểm mà lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Còn nghề chôm chỉa hôm nay ấy hả, vừa nhàn nhã, lại vừa phong lưu, có khi cứ việc ngồi trong phòng gắn máy lạnh, phì phèo điếu thuốc lá mà vẫn ung dung chôm chỉa được của thiên hạ, còn lợi nhuận thì  nhiều lúc đếm không kể xiết. Gã xin kể ra một vài trường hợp điển hình mà thôi.

Trước hết là chôm chỉa của nhà nước.

Chẳng hạn khi mua bán cho nhà nước, ta cứ việc bắt tay với chủ tiệm, tự động nâng giá vật liệu lên rồi ghi vào hóa đơn, mà xơi khoản tiền chênh lệch.

Chẳng hạn nhà nước có một dự án xây dựng và đem đấu thầu công khai. Theo luật giang hồ thì ai bỏ giá rẻ thì sẽ trúng. Vậy thì ta cứ việc bỏ giá thật rẻ mạt. Khi dự án đã về tay ta, hoặc ta bán lại cho công ty khác để kiếm tí tiền cò, hoặc là ta bắt đầu thực hiện, nhưng rút bớt vật liệu, rồi cưa đôi số tiền bớt xén ấy cho những vị có nhiệm vụ giám sát công trình. Và như vậy là huề cả làng, hai bên cùng có lợi. Chính vì thế mà những công trình này vừa mới khánh thành thì đã vội sụp lún. Nhưng không sao cả. Sụp lún thì nhà nước lại sửa chữa và ta lại có cơ hội chia nhau đớp hít.

Tiếp đến là chôm chỉa của tư nhân.

Chẳng hạn chôm chỉa những sáng chế của người khác. Một mặt hàng, sau nhiều ngày đầu tư công sức, mới được tung ra thị trường, thì lập tức liền bị chôm chỉa mẫu mã. Và chỉ trong một thời gian rất ngắn, khắp nơi đều thấy bày bán những thứ hàng “nhái”, giống y chang hàng thiệt, mà giá lại rẻ. Và thế là có người vỡ mặt và sập tiệm.

Hồi trước năm 1975, ai cũng biết Bata là một hãng giày vải nổi tiếng tại Việt Nam. Thấy Bata làm ăn có lời, thiên hạ bèn ăn cắp mẫu mã và để đánh lận con đen, rồi gắn cho hàng nhái này một tên mới là Bala. Dân hai lúa miệt vườn làm sao nhận ra cái nào là Bata, còn cái nào là Bala.

Cũng như bây giờ, khi Biti’s đang làm mưa làm gió trên thị trường giày dép tại Việt Nam thì bỗng thấy xuất hiện những mẫu mã giống hệt, nhưng là của Bita’s. Quả là đến quỷ thần cũng không phân biệt nổi.

Đặc biệt trong lãnh vực văn hóa và nghệ thuật. Do những phương tiện sao chép và in ấn qúa dễ dàng, nạn chôm chỉa tác quyền lại càng lộng hành hơn bao giờ hết.

Một cuốn phim vừa mới ra lò ở bên Mỹ, thì liền sau đó đã thấy những dĩa xuất hiện tại Việt Nam. Hồi năm ngoái khi chương trình XP của Microsoft chưa được trình làng, thế mà tại Việt Nam người ta đã cài đặt và sử dụng nó một cách anh dũng.

Một người bạn của gã bỏ ra bốn năm trăm triệu đồng để  thực hiện một dĩa VCD nhạc đạo. Thiếu tiền phải đi vay mượn thiên hạ. Thế nhưng dĩa nhạc chính hiệu con nai vàng tiêu thụ chưa được bao nhiêu thì đã thấy bày bán tận hang cùng ngõ hẻm những đĩa sao chép với giá thật rẻ. Và để gỡ lại vốn, thì chỉ có nước vác mang sang Mỹ mà bán.

Có lần một anh bạn điện thoại cho gã và bảo :

- Chắc kỳ này mi làm ăn khấm khớ lắm, bởi vì ta thấy sách của mi bày bán tại Hà Nội, nhưng sao thời buổi này mà in ấn lại có phần lem luốc quá.

Và thế là gã mới “ngộ” ra rằng sách của mình đã bị thiên hạ vô tư “mần thịt”, đem đi phôtô cóppy rồi bán, mà chẳng được một lời…cám ơn!!!

Ấy là gã chưa bàn đến những vụ chôm chỉa lẻ tẻ, chẳng hạn như chôm một đoạn văn của người khác cho vào bài của mình mà không đề xuất xứ, hay chôm hẳn một bài của báo này thảy lên báo kia mà lại lỡ quên không ghi tên tác giả…

Để kết luận, gã xin ghi lại một mẩu chuyện cũng được trích trong sách “Cổ học tinh hoa”. Mẩu chuyện mang tên “Cũng là ăn trộm”.

Họ Quốc ở nước Tề rất giàu. Họ Hướng ở nước Tống rất nghèo. Hướng bèn sang Tề hỏi Quốc cách làm giàu. Quốc bảo :

- Ta chỉ khéo ăn trộm thôi. Thoạt đầu ta ăn trộm một năm thì đủ dùng, hai năm thì thừa ăn, ba năm thì giàu to. Từ đó trở đi, tài sản ta có đến cả làng, cả tỉnh.

Hướng nghe nói mừng lắm, nhưng khốn nỗi chỉ hiểu được câu chuyện ăn trộm chứ không hiểu cái lối ăn trộm ra sao.

Lúc về, bèn trèo tường, khoét ngạch, phàm cái gì trông thấy, tay cầm được là cũng lấy tất.

Hướng đi ăn trộm chưa được bao lâu, bị bắt quả tang, thành phải tội, cả bao nhiêu của cải lúc trước khó nhọc kiếm ra cũng bị tịch thu hết.

Bấy giờ Hướng cho Quốc là đánh lừa mình, đến tận nơi trách. Quốc hỏi :

- Anh ăn trộm như thế nào chứ ?

Hướng bèn thuật lại cung cách ăn trộm cho Quốc nghe. Nghe xong, Quốc nói :

- Chết thật ! Cái lối của anh ăn trộm sai lầm đến thế kia ư ! Này, để tôi bảo rõ cho mà biết. Trời có thời tiết, đất có hoa lợi. Ta ăn trộm thời của trời, lợi của đất, sự thuận hòa của mưa gió, những sản vật của non sông, để ta cấy lúa trồng cây, xây tường, làm nhà, trên cạn thì ta ăn trộm giống chim muông, dưới nước thì ta ăn trộm giống loài tôm cá. Nầy lúa mạ, đất cát, cây cối, chim muông, cá mú, ba ba đều là của ăn trời sinh ra cả há có phải của ta đâu. Song ta ăn trộm của trời, nên không có tai vạ gì. Còn như vàng, ngọc, châu, báu, thóc, lúa, của cải đều là người ta làm kiếm ra mới có, há có phải là của trời đâu. Nên anh ăn trộm những của ấy mà phải chịu tội là phải lắm, anh còn trách gì ai nữa…

Kể xong câu chuyện này, người làm sách góp ý bàn thêm :

“Cách làm giàu không phải ở sự bon chen tranh cướp nhỏ nhen những cái người ta làm ra, nhưng ở sự lợi dụng những vật trời đất sinh ra. Chiếm của riêng của người đã kiếm được mà làm giàu cho mình, thế  là không chánh đáng, thế tức là ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, có luật pháp trừng trị, có công lý bắt phải bồi thường lại. Chứ lấy của chung của trời đất, biết lợi dụng những sản vật thiên nhiên, tuy không phải của mình mà lấy thì khác gì ăn trộm, nhưng trộm cái kho vô tận của tạo hóa, chẳng những không ai buộc được tội, mà người ta lại còn phải phục, phải chịu là tài giỏi biết khéo lấy nữa. Muôn vật ở đời không phải là của riêng một ai, hay một loài nào, nhưng của công của cả mọi người, ai khôn thì biết lợi dụng, ai hèn thì chịu bó tay…”

Quả là ý vị lắm thay !!!

 

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!