Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
SỐ CÔ…

 

Nơi gã hiện đang cắm dùi, đó là một nơi khỉ ho cò gáy. Vì muốn có tí ánh sáng văn minh, nên dân chúng đã phải móc hào bao, đóng tiền, dựng cột, kéo dây để đem điện về.

Mang tiếng là “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhưng thực chất dân chúng đã phải đầu tư từ A đến Z để mua điện của nhà nước, giống như gã sắm thùng, sắm lu để mua nước vậy. Thế mà điện thì cứ bữa đực bữa cái, bữa sáng bữa tắt. Những hôm bị cúp điện, chỉ còn việc ngồi chơi xơi nước, hay đọc báo đến mờ cả mắt.

Cũng nhờ ơn điện cúp và đọc báo, mà hôm vừa rồi gã mới chớp được một mẩu tin ngăn ngắn của báo Công An thành phố đại khái như sau :

Ông Nguyễn Chuyên, 49 tuổi, ngụ tại thị trấn Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, vốn chẳng có tí máu “dế mèn phiêu lưu ký”, nhưng lại khao khát được “trời” cho không, biếu không một kho báu.

Biết được ước mơ thầm kín của ông, Nguyễn Công Triều cấu kết với Trịnh Văn Xanh tìm cách lừa gạt. Chúng dụ ông Chuyên đến dự một cuộc lên đồng. Tên Xanh giả làm thần “Bạch Hổ” nhập xác, báo tin mừng rằng :

- Ông sẽ được tặng một chiếc chuông đồng 800 tuổi cực kỳ đắt giá, nhưng phải “bồi dưỡng” 40 chiếc vòng vàng để 40 tên giữ chuông làm ngơ…

Và thế là chúng đã ẵm của ông Chuyên 150 chỉ vàng. Sợ bị bể mánh, tên Xanh bèn “nhả” lại 10 chỉ, đúc thành hai cục vàng chôn xuống đất cho ông Chuyên đào gặp để bớt hồ nghi. Nhưng lòng tham không đáy của tên Triều lại quá mạnh, y đã tráo những cục chì để lấy luôn vàng. Đào mãi chỉ thấy…chì là chì, nên ông Chuyên phẫn uất. Vụ lừa đảo bị đổ bể và hai tên gian manh phải ngồi tù đếm lịch.

Từ câu chuyện trên gã đi tới một kết luận : mê tín cũng chết, và lợi dụng óc dị đoan của thiên hạ cũng chết. Thế nhưng nguyên do bởi đâu mà tệ trạng mê tín dị đoan lại xuất hiện trên mặt đất này ?

Theo các nhà “ngâm kíu” thì vào một thuở rất xa xưa, khi con người còn man di mọi rợ, còn ăn sống nuốt tươi, còn ở hang ở hốc…họ đã run sợ khiếp hãi trước bất kỳ một sức mạnh nào vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ. Do đó, họ đã quì gối thờ lạy đủ  thứ thần linh nhảm nhí, hầu mong sao cho cuộc sống được bảo đảm và an toàn.

Như đeo vào mắt cặp kính màu xám, họ nhìn chỗ nào cũng thấy những dấu ấn của thần linh, như tục ngữ đã diễn tả :

- Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề.

- Đất có thổ công, sông có hà bá.

Thần linh của họ có thể là một hiện tượng thiên nhiên như sấm sét, giông bão…cũng có thể là một con vật như con bò, con hổ, con rắn…hay một người mà theo họ đã “thăng” vào giờ linh, như thằng đánh dậm bị chết rét trong ngày mùa đông… Thôi thì thượng vàng hạ cám, hầm bà làng xáng cấu.

Chính vì thế, mấy xếp nhiễm nặng chủ nghĩa vô thần đã đánh lận con đen, khi đồng hóa niềm tin tôn giáo với óc mê tín dị đoan, nên lớn tiếng quả quyết :

- Ánh sáng khoa học chiếu đến đâu, thì tôn giáo lùi bước đến đó.

Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại lời quả quyết trên : chỉ có chủ nghĩa vô thần là tiêu tùng, chứ còn niềm tin tôn giáo vẫn vươn lên, vươn lên mãi, bởi vì nó đáp ứng những khát vọng sâu xa nhất của con người. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì  :

- Người là một con vật có tôn giáo. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy ngàn đời vẫn không thay đổi.

Theo ngu ý của gã thì mê tín dị đoan là một tình tình trạng trong đó niềm tin tôn giáo đã bị sa đọa, đã bị lệch lạc. Hay nói một cách khác, đó là những tình cảm tôn giáo sai quấy. Nó không phải chỉ tồn tại nơi các bộ lạc bán khai, mà còn tồn tại ngay cả nơi những dân tộc vốn vỗ ngực tự hào là văn minh, tiên tiến. Tại bất cứ thành phố lớn nào trên thế giới, như Paris, Nữu ước…con số những người hành nghề thày bói sờ mu rùa cũng rất đông đảo và họ kiếm được một lợi nhuận không nhỏ.

Sự thật trên như muốn nói rằng : Nếu đóng cửa chính không cho Thiên Chúa bước vào, thì ma quỉ sẽ tiến tới bằng những khung cửa sổ. Hay nếu xóa bỏ kinh tin kính, thì lập tức hàng ngàn vạn điều điên khùng khác sẽ thay thế. Sở dĩ như vậy vì tâm hồn con người vốn khao khát và hướng tới Thiên Chúa, nếu gạt bỏ Ngài ra bên rìa cuộc sống, thì những tình cảm tôn giáo sẽ rơi vào tình trạng lệch pha mang màu sắc mê tín dị đoan.

Làm sao có thể bàn cho hết những việc làm mê tín dị đoan, chúng mọc lên nhiều như nấm sau cơn mưa, biến ảo thiên hình vạn trạng. Vì thế, gã chỉ xin nói tới một vài hành động quen thuộc chúng ta thường gặp thấy mà thôi, còn những độc chiêu hay quái chiêu khác thì gã xin…hạ hồi phân giải, đành phải hẹn một dịp khác vậy.

Trước hết là những việc cần phải tránh, cần phải kiêng để không rước họa vào thân

Người bình dân vốn quan niệm :

- Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.

Hay :

- Linh tại ngã, bất linh tại ngã, có nghĩa là linh thiêng tại ta, mà không linh thiêng cũng tại ta.

Nhìn vào bất cứ xã hội nào, đông cũng như tây, tiến bộ cũng như mọi rợ, tất cả đều có những việc kiêng cữ, những việc không được làm…hết sức vô lý và nhảm nhí, chẳng có lấy một tí “lô-gích” vững chắc nào sốt, cốt để không bị sao quả tạ chiếu tướng.

Chẳng hạn người tây phương thì kiêng con số mười ba. Hẳn chúng ta đã biết bữa tiệc ly là bữa tiệc sau cùng của Chúa Giêsu gồm có Ngài và mười hai tông đồ. Tổng cộng vị chi là mười ba.Và người ta đã gán con số mười ba này cho Giuđa, người môn đệ phản Thày và đã treo cổ trên cây mà chết. Họ tin rằng con số này đem lại những xui xẻo.

Vì thế, thiên hạ không dám ngồi vào bàn  ăn có mười ba người. Thiên hạ cũng không xuất hành hay lên đường vào ngày mười ba. Có những bệnh viện và khách sạn không có phòng mười ba, bởi vì phòng này chẳng được ai thuê mướn bao giờ.

Cũng theo ngu ý của gã, thì con số mười ba chỉ là một con số vô hồn, như những con số khác, chẳng có một ảnh hưởng chi tới công việc cũng như tương lai hậu vận của mỗi người.

Trong khi đó, người Việt Nam  lại lưu ý và tránh xa những ngày đặc biệt xúi quẩy, như ca dao tục ngữ diễn tả :

-Mồng năm, mười bốn, hăm ba,

  Dù ai buôn bán cũng là về không.

- Mồng năm, mười bốn, hăm ba,

  Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng.

- Mồng năm, mười bốn, hăm ba,

  Đi chơi cũng thiệt, lọ là đi buôn.

- Mồng năm, mười bốn, hăm ba,

  là ngày nguyệt kỵ chớ ra xuất hành.

Riêng khi lấy vợ lấy chồng, người ta phải tính xem tuổi tác có hạp với nhau hay không :

- Thìn, tuất, sửu, mùi, tứ hành xung.

Thí dụ anh chàng tuổi hợi cầm tinh con lợn thì không bao giờ được cưới chị nàng tuổi dần cầm tinh con cọp, bởi vì lợn sẽ bị cọp xơi tái, anh chàng chắc chắn sẽ bị chị nàng…mầm thịt.

Tiếp đến là những việc người ta cần phải làm vì tin rằng nó sẽ đem lại may mắn. Chẳng hạn như đeo móng lừa, đeo ngà voi…hay tin vào đất đai mồ mả như tục ngữ diễn tả :

- Sống vì mồ mả,

  Chứ không ai sống vì cả bát cơm.

Nếu ông cố bà kỵ  được chôn táng vào  cái hàm rồng, thì thế nào con cháu sau này sẽ phất lên, không làm ông bí thư thì cũng làm bà chủ tịch. Vì thế, người ta cũng thường bảo :

- Có đất làm quan, có đất đỗ cụ.

Thiết tưởng những quan niệm trên đều bất ổn. Bởi vì thành công hay thất bại, phần lớn do bản thân chúng ta. Nếu không cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, mới tí tuổi đầu đã lêu lổng chơi bời, thì làm sao có thể nên vương nên tướng sau này.

Hơn thế nữa, nếu đất đai mồ mả mà linh thiêng như thế thì tại sao mấy thày địa lý lại không mày mò tìm kiếm cho ông bà, cha mẹ và gia đình mình những phần đất tuyệt vời nhất, để con cháu sau này được phát tài to.

Rồi chẳng nhẽ bây giờ người ta hỏa táng, đem xác đi thiêu, chỉ giữ lại một nắm tro tàn, thì hậu duệ sẽ muôn đời mang kiếp con rệp, chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi hay sao.

Bởi những lẽ ấy, mà người xưa đã rút kinh nghiệm :

- Hòn đất mà biết nói năng,

  Thì thày địa lý cái răng không còn.

Như vậy, tin vào đất đai mồ mả chỉ là chuyện nhảm nhí, phần lớn do các thày địa lý bày đặt ra để kiếm tí tiền còm. Thành thử nhiều khi tiền mất tật mang :

- Mồ cha không khóc, khóc đống mối.

  Mồ mẹ không khóc, không bối bòng bong.

Chọn đất đai mồ mả cho người chết đã đành, mà còn phải chọn ngày lành tháng tốt cho kẻ sống.. Hễ làm việc gì quan trọng một tí, thì liền mở lịch “Tam thông miếu” ra để tính toán và chọn lựa. Chẳng hạn phải chọn ngày nào giờ nào để làm đám cưới…Có khi phải rước dâu vào chính nửa đêm hay lúc mới tờ mờ sáng, cực khổ cho mọi người mà vợ chồng thì vẫn cứ lục đục, thiếu điều muốn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau như cơm bữa.

Gã đã thấy có những đám cưới chấm hết ngày nọ đến ngày kia. Cữ ngày lẻ không hên, kiêng ngày xui phải tránh, cuối cùng chọn được ngày lành cả hai họ cùng ưng. Thế nhưng chính trong ngày lành ấy, trời nổi cơn bão, gió thổi mạnh và mưa dầm dề, nên chi khách khứa thưa thớt , nhà đám lỗ chổng vó!!!

Cũng lại theo ngu ý của gã : thời gian là của Thượng đế, nên ngày giờ nào cũng tốt, cũng trọng. Điều cần thiết là phải biết sử dụng thời gian cho đúng đắn, đồng thời phải biết cố gắng và cộng tác với nhau thì mới có thể mở được cánh cửa hạnh phúc.

Ngoài ra, người ta còn tin vào những điều nhảm nhí như sách “Giáo lý Công Giáo” đã đề cập tới, như tin vào tiếng chim kêu, tiếng gà gáy cùng với biết bao nhiêu điều lỉnh kỉnh khác nữa.

Người ta  bảo :

- Chim heo kêu là điềm dữ, thế nào cũng có người chết.

Theo gã nghĩ :

- Chim kêu là chuyện thường, nó không kêu mới là chuyện lạ.

Nhiều khi chim heo kéo nhau về làm tổ trên tháp chuông nhà thờ. Chúng kêu suốt đêm và kéo dài cả tháng, thế mà cũng chẳng có ai chết. Trái lại, có những tháng không một cặp chim heo nào làm tổ và kêu lên một tiếng, thế mà người bệnh thì vẫn cứ chết, thậm chí có khi đang khỏe mạnh mà cũng lăn đùng ra chết.

Ngày xửa ngày xưa, có người hối hả chạy đến nói với ông Cato rằng :

- Chuột cắn giày là điềm xui.

Ông Cato bèn cười ruồi một phát và trả lời  cách dí dỏm :

- Chuột gặm giày là chuyện thường, chứ bao giờ giày gặm chuột mới là điều đáng nói.

Gã xin liệt kê ra đây một số những tin tưởng nhảm nhí, không có chút căn bản nào cả.

Chẳng hạn :

- Mèo đến nhà thì khó,

  Chó đến nhà thì sang.

Theo gã, thì dù mèo hay chó mà lạc bước vào nhà mấy ông bợm nhậu, thì đều tốt , đều vui vẻ cả làng bởi vì các tay bợm ấy sẽ có được   mồi màng thật “bén”, không chừng chén chú chén bác tới lúc ngoắc cần câu vẫn chưa thôi.

Chẳng hạn :

- Chuột chù rúc, nhà phát tài.

  Chuột cống rúc, nhà có việc.

Ở nông thôn, đêm nào chuột chù, chuột nhắt mà chẳng kêu chí chóe, còn chuột cống thì hơi hiếm, thế mà quanh năm suốt tháng vẫn khố rách áo ôm, chỉ biết bầu bạn với…bà cả đọi mà thôi.

Chẳng hạn :

- Ra ngõ gặp gái, mọi cái mọi xui.

  Ra ngõ gặp trai, vừa may vừa mắn.

Thời buổi bây giờ, xe cộ như nước, nên chi ra phố bất luận gặp giai hay gặp gái, mà nếu cứ phóng nhanh vượt ẩu,thì cầm chắc là sẽ bị đo đường và không chừng sẽ phải đi tàu suốt sang thế giới bên kia để chầu Diêm vương.

Rồi những điềm xui như :

- Chó lê trôn, gà gáy gở.

- Nhện đen sa thì sang,

  Nhện vàng phải mắng,

  Nhện trắng ăn đòn.

- Đổ đèn, đổ muối thì kiêng,

  Đổ mắm, đổ muối cũng nên dè chừng.

Nếu cứ kê đơn hoàn tán theo kiểu này, thì không biết đến bao giờ mới hết. Gã bèn “xì tốp”, để chuyển sang một mục khác, mà phần lớn quí bà quí cô đều…thích, đó là coi bói.

Báo Công An Thành phố số ra ngày 14.10.1990 có một mẩu tin với tựa đề : “Thày bói hại ba mạng người” như sau :

Đúng vào đêm rằm tháng tám âm lịch,  chiếc xe Kamaz có trọng tải 18 tấn chở đá của công ty cầu đường 72 bò lên dốc cầu sắt Phán Tề, thuộc phường 18, thị xã Cà Mau thì cầu bị sập. Cả chiếc xe và khối lượng đá ập xuống đè bẹp căn nhà dưới chân cầu, khiến cho anh Quắn 31 tuổi, cùng với hai con, một đứa 14 tuổi và một đứa 12 tuổi bị thiệt mạng. Riêng mẹ và vợ anh thì bị thương nặng.

Trước đó chính quyền địa phương biết chiếc cầu này xuống cấp nghiêm trọng, nên đã động viên gia đình anh Quắn dọn đi nơi khác. Nhưng vì anh Quắn và gia đình lại tin lời một tên thày bói nói rằng :

- Không được dời nhà, phải chờ tới ngày 19 tháng 8 mới là ngày tốt.

Và tai nạn thương tâm đã xảy ra.

Trong sinh hoạt thường ngày, có nhiều người, nhất là đờn bà con gái, vốn tin vào bói toán. Sở dĩ như vậy vì đờn bà con gái rất hay tò mò, muốn biết về tương lai hậu vận, nhất là đường tình duyên của mình có chi trắc trở.

Nhà cửa không chịu trông coi, máy móc cứ vứt lỏng chỏng ngoài hè ngoài ngõ, đến khi bị mất trộm, liền chạy đi thỉnh ý ông thày bói, để rồi về nhà, của mất không tìm thấy, lại thêm cái tội nghi ngờ người này người nọ.

Trong gia đình có người đau ốm, không lo chạy chữa thuốc men, nhưng lại vội đi tìm ông thày bói đề xem có bị ma làm, quỉ ám hay có bị ai trù ếm gì không.

Gã quen với một đôi vợ chồng nọ. Người chồng rất chí thú mần ăn. Còn bà vợ cứ hai năm một lứa, lần lượt trình làng 5 cô con gái. Người thì an ủi :

- Ngũ long công chúa đấy ông ạ.

Kẻ thì châm chọc :

- Nhà ông chỉ toàn vịt giời là vịt giời.

Giữa lúc đang thất vọng ấy, thì bà vợ cho ra lò một cậu con giai kháu khỉnh. Làm sao diễn tả hết nỗi vui mừng của hai vợ chồng. Vì sinh vào ngày Chúa nhật lễ lá, nên mọi người trong gia đình đều gọi cậu ấm bằng một cái tên thân thương :

- Cu Lá.

Nghe lời chị vợ, anh chồng bèn đi tìm thày, chấm cho cậu ấm một lá số tử vi trọn đời. Lá số tử vi này phán rằng :

- Cậu ấm mai ngày sẽ thành công, làm lớn và gia đình được nhờ vả rất nhiều.

Và cũng kể từ đó, hai vợ chồng ra sức chiều chuộng cu Lá, đúng với nhãn hiệu “quí tử” và đẳng cấp “cậu ấm”. Họ cưng cu Lá như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Cu Lá đòi gì được nấy. Nhất là cu Lá được mẹ bênh chằm chặp dù việc cu Lá  làm rất sai trái.

Ngày nọ, không hiểu vì quậy phá trong lớp thế nào, mà cu Lá bị thày cho ăn mấy cái bợp tai. Nghe tin ấy, bà mẹ đã mắng vốn ông thày như sau :

- Nó không đẻ, nó không đau, nó dám đánh con người ta như thế à.

Cu Lá được gửi lên Saigon học, nhưng vì quen thói được muông chiều, chẳng chịu học hành, nhưng lại đua đòi theo bè bạn, cũng xì ke ma túy và bị công an rờ gáy. Tới lúc này, hai vợ chồng mới “ngộ” ra thì  e rằng đã quá muộn…

Xét theo kinh nghiệm bình thường, thì hầu hết những lời thày bói nói là những lời phỏng đoán chung chung, không lấy gì làm chắc chắn đáng cho chúng ta tin tưởng. Chẳng thế mà ca dao đã đề cao cảnh   giác :

- Thày bói nói dựa.

Bói kiểu này, thì ai mà chẳng bói được :

- Số cô chẳng giàu thì nghèo,

  Ba mươi tết có thịt heo trong nhà.

  Số cô có mẹ có cha,

  Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

  Số cô có vợ có chồng,

  Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Hay như :

- Nhà này có quái có ma,

  Có con chó mực cắn ra đàng mồm.

Bởi đó cho nên :

- Bói ra ma, quét nhà ra rác.

Hậu quả của việc coi bói, đó là tương lai thì vẫn bấp bênh, hậu vận thì vẫn mù mờ, mà còn bỗng dưng khoác thêm một nỗi lo :

- Tay cầm tiền quí bo bo,

  Đưa cho thày bói, thêm lo vào mình.

- Thừa tiền thì đem mà cho,

  Đừng có xem bói, đem lo vào mình.

- Tiền buộc dải yếm bo bo,

  Đưa cho thày bói, thêm lo vào mình.

- Ốm đau chạy chữa thuốc thang,

  Đừng đi xem bói mua vàng cúng ma.

- Thày bói, thày số, thày đồng,

  Nghe ba thày ấy cái lông chẳng còn.

Tới đây, gã xin mượn đỡ câu chuyện “Hà Bá lấy vợ” trong sách “Cổ học tinh hoa” để kết luận về thói mê tín dị đoan.

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để lấy vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy đã có lâu ngày, không ai phá nổi.

Lúc ông Tây Môn Báo đến làm quan ở đấy, ông thân hành đứng ra làm chủ lễ cưới vợ cho hà Bá. Trước mắt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng :

- Người con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà Bá xin hoãn lại hôm khác để tìm người đẹp hơn.

Ông lập tức sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc sau, ông nói :

- Sao lâu thế này!

Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc sau, ông nói :

- Sao không thấy tin tức gì cả. Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho.

Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc sau, ông nói :

- Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc. Phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong.

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại, van lạy xin thôi. Tây Môn Báo nói :

- Để thong thả ta xem đã.

Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo :

- Thôi tha cho. Thế là Hà Bá không lấy vợ nữa rồi.

Thành thử từ đấy dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ nữa.

Và tác giả sách “Cổ học tinh hoa” đã góp thêm lời bàn :

- Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại.

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!