Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
TỰ ÁI

 

Ngày nay, mỗi khi nói tới hai chữ “thất tình”, gã liền nghĩ ngay đến khuôn mặt buồn so của một anh chàng đã đánh mất tình yêu, không còn được thương nữa, hay nói một cách khác anh chàng ấy đang “đứng ngẩn trông vời” tình yêu chấp cánh bay đi mất tiêu…Thành thử cứ phải kéo lê những bước chân âm thầm và thinh lặng gậm nhấm nỗi cô đơn héo hắt của mình.

Thế nhưng, ngày xưa hai chữ “thất tình” còn có một ý nghĩa khác nữa, đó là bảy giai điệu tình cảm luôn rung lên phừng phực trong “lái tim” con người, hay  bảy thứ tình cảm luôn chiếm ngự cõi lòng chúng ta. Bảy giai điệu ấy là : hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố và dục. Có nghĩa là mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét và muốn. Bảy thứ tình cảm này luôn tả đột hữu xung và làm cho chúng ta nhiều cơn xính vính, Vì thế Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc” đã muốn tẩy trừ tận gốc rễ :

- Mối thất tình quyết dứt cho xong.

Trong bảy thứ tình cảm này, theo thiển ý của gã, thì yêu là hoạt động quan trọng nhất, chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chả thế mà các cụ ta đã từng nói :

- Cái tình là cái chi chi,

  Dù chi chi, cũng chi chi với tình.

- Tương tư không biết nói làm sao,

  Muốn vẽ mà chơi, vẽ thế nào,

  Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,

  Lúc say, lúc tỉnh lúc chiêm bao…

Như vậy, cái tình lúc nào nó cũng canh cánh bên lòng và chữ yêu lúc nào cũng bàng bạc ở mọi nơi và trong mọi lúc, có khác nhau là khác ở nồng độ đậm nhạt mà thôi.

Vậy phải yêu những gì ?

Gã xin thưa đối tượng của tình yêu quả thực là hầm bà lằng, thôi thì thượng vàng hạ cám, đủ mọi thứ, chẳng thiếu thứ chi. Trước hết là yêu mình, tiếp đến là yêu người, rồi tới yêu đời và những thứ lỉnh kỉnh khác nữa, như yêu tiền, yêu quyền, vân vân và vân vân.

Hôm nay, gã chỉ xin bàn đến cái phạm trù thứ nhất, đó là yêu mình. Nếu diễn tả hành động yêu mình bằng chữ nho, thì phải dùng hai chữ…“tự ái”.

Theo “Hán Việt Tân Từ Điển” của Nguyễn Quốc Hùng, thì tự ái có nghĩa là lòng yêu chính mình, cho mình là hay là tốt. Còn theo “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức, thì tự ái có nghĩa là thương mình, quá nghĩ về mình rồi sanh hờn mát mỗi khi bị đụng chạm đến. Trong thực tế, người bình dân thường hiểu tự ái là đùng đùng nổi giận khi bị…chạm nọc, chứ không phải chỉ là hờn mát mà thôi đâu.

Nếu phân tích kỹ lưỡng hơn, gã thấy yêu mình chính là một bản năng thông thường mà Thượng đế đã phú ban cho con người ta. Ai mà lại chẳng yêu mình. Nào có ai nỡ ghét mình bao giờ đâu. Họa chăng chỉ có những vị thánh sống, đường nhân đức cao vòi vọi, thì mới cảm thấy mình thật vô duyên tệ, để rồi…ghét mình mà thôi. Còn hầu như tất tật bàn dân thiên hạ đều…yêu mình tuốt luốt hết.

Một khi đã yêu mình, thì đều muốn vơ vét về cho mình những cái hay, những cái tốt, những cái lợi…Và hễ kẻ nào đụng chạm đến, thì lập tức lòng tự ái hay thói yêu mình nổi lên đùng đùng, cùng với cơn giận phừng phừng, kèm theo những phản ứng khó mà lường nổi, cốt ý dạy cho những kẻ “hỗn láo” kia một bài học. Vì tự ái, vì yêu mình, nên chúng ta không thể bỏ qua một sự khinh bỉ nào của kẻ khác. Và hơn thế nữa, khi lòng tự ái đã bị sỉ nhục, thì người ta khó có thể tha thứ.

Lòng tự ái và thói yêu mình theo chúng ta như hình với bóng và cùng đi với chúng ta trong suốt cả cuộc đời, như danh ngôn đông tây đã xác quyết :

“Càng thêm tuổi, các đam mê càng lụi tàn, nhưng lòng tự ái thì khác, nó sẽ chẳng bao giờ chết.”

“Người ta chỉ có thể làm tổn thương lòng tự ái, chứ không giết  chết được nó.”

“Lòng tự ái là một con thú kỳ dị, nó có thể ngủ yên trong cơ thể của những kẻ tàn bạo nhất, nhưng một khi đã thức tỉnh dậy, nó sẽ đả thương cho đến chết chỉ vì một trầy trụa nho nhỏ.”

Tuy nhiên, ở một mức độ trung bình và vừa phải thì tự ái chính là ổ khóa của trái tim, đóng lại và không cho phép mình làm những điều xằng bậy, bởi vì chính mình cũng phải tự trọng, nghĩa là phải biết tôn trọng chính mình, cũng như phải biết bảo vệ danh dự của mình. Trong khi đó, sự nịnh bợ là như một chiếc chìa để mở tung ổ khóa này và sự tâng bốc là như một thứ thuốc nổ phá tan rào cản này.

Thực vậy, nếu không còn tự ái, người ta sẽ trở nên một thứ mặt mo, mặt thớt hay một thứ mặt dày mày dạn, trơ trơ như đá, không còn  nhạy cảm trước những lời phê bình hay góp ý, để rồi mặc sức lặn ngụp trong bùn nhơ tội lỗi, sẵn sàng làm những hành động tồi tệ nhất, mà chẳng cảm thấy một chút hổ thẹn hay áy náy gì sốt.

Thế nhưng, để được gọi là một nhân đức, bao giờ cũng phải ở vào cái thế trung dung, bởi vì thái quá thì bất cập, phàm cái gì quá đà, đều gây nên những bất ổn.

Biết tự trọng và bảo vệ danh dự của mình, đó là điều tốt. Tuy nhiên, vì “tự ái hão” mà bảo vệ cái “danh dự ảo”, cái danh dự mình tưởng là có, nhưng thực sự lại chẳng có, hay vì “tự ái vặt”, bởi những lý do nhỏ mọn không đâu, cũng đùng đùng nổi giận,  la hét, quát tháo, đánh đập người ta, thì rất rất cần phải xét lại.

Đời vua Trang Công nước Tề, có một chàng tên là Tân Ti Tụ, đêm nằm mơ thấy một người to lớn mặc quần gai, áo vải, đội mũ trắng, đi giày mới, đeo thanh gươm, tự dưng vào tận nhà mắng mỏ, rồi nhổ vào mặt.

Chàng ta giật mình sực tỉnh dậy, tuy biết là chuyện chiêm bao, nhưng chàng ta vẫn tức, rồi suốt đêm lấy làm bực dọc khó chịu lắm.

Sáng hôm sau, chàng ta mời một người bạn thân đến và nói rằng :

- Bác ơi ! Từ thuở bé đến giờ, tôi vẫn là người thích dùng sức mạnh, tới nay đã sáu mươi tuổi, chưa hề bị đứa nào làm  cho mất mặt bao giờ. Thế mà đêm hôm qua phải một đứa nó làm nhục. Tôi định tìm kỳ được đứa ấy để báo thù mới thỏa. Nếu tôi tìm thấy nó thì hay, còn nếu không tìm thấy thì tôi chết mất.

Rồi từ hôm đó cứ sáng nào chàng ta cũng cùng người bạn ra đứng ngoài đường cái để rình. Rình đã ba ngày mà không thấy đâu, chàng ta về nhà uất lên mà chết.

Bình luận về câu chuyện trên, tác giả viết như sau :

“Xem chuyện này không cho là phải được, vì tức ai, chứ tức một người gặp trong lúc chiêm bao mơ ngủ, là tức hão huyền, tức cái không đáng tức. Nhưng tựu trung, câu chuyện lại có một điều thật rất đáng khâm phục là chính thâm ý câu chuyện muốn nâng cao cái lòng biết nhục, biết lấy liêm sỉ làm trọng.  Ôi ! trong giấc  ngủ mơ màng, bị người làm nhục, còn không chịu được, thì trong khi thật tỉnh táo rõ ràng mà bị làm nhục, thì đáng như thế nào ? Thế mà lạ thay, ở đời có lắm kẻ  hoặc ham mê danh lợi, hoặc quen thói tôi đòi, chôn hết cả liêm sỉ, chịu hết mọi nỗi nhục nhằn đè nén, không bút nào tả cho xiết được mà vẫn hớn hở như không. Đối với những hạng không biết nhục, Tân Ti Tụ thực đáng là một cái gương soi sáng sâu vào đến tâm não họ vậy.”

Đúng như một kinh nghiệm sống…sượng mà người đời thường diễn tả :

- Thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt,

  Len lỏi, lợi lộc, lại lên lương.

Hay :

- Lươn lẹo, luồn lách, lắm lợi lộc.

Nhưng hơn thế nữa, vì tự ái, cho dù là chính đáng, để rồi từ đó có những hành động, có những phản ứng quá mạnh, làm tổn thương và gây thiệt hại cho kẻ “lỡ” xúc phạm đến chúng ta,  thì e rằng chúng ta cần phải “xì tốp” lại, kẻo mà :

- Chửa đánh được người, mặt đỏ như vang,

  Đánh được người rồi, mặt vàng như nghệ.

- Chửa đánh được người, mày xanh, mắt tía,

  Đánh được người rồi, hồn vía lên mây.

Qua những hành vi bạo động kiểu này, ắt hẳn thiên hạ sẽ tôn phong chúng ta lên hạng anh hùng, nhưng lại là một thứ anh hùng…dổm, anh hùng…rơm :

- Anh hùng gì ?  Anh hùng rơm,

  Tôi cho nắm lửa, hết cơn anh hùng.

Chúng ta đã xác quyết :

- Phàm đã là người thì ai cũng có tự ái và lòng tự ái ấy luôn theo chúng ta trong suốt cả cuộc đời.

Hơn thế nữa, hình như càng làm lớn, tự ái lại càng to. Nếu không biết kiềm chế, thì với quyền lực trong tay, họ sẽ có những hành động tàn bạo đến quỷ thần cũng không lường nổi.

Hán Vũ Đế ngày kia sai đại tướng Lý Lăng đem quân đi đánh Hung Nô. Trong thời gian đầu, Lý Lăng thắng lớn, tin chiến thắng báo về triều đình, Hán Vũ Đế rất hài lòng. Các quan đại thần đua nhau ca tụng Vũ Đế là minh quân, biết chọn tướng tài, khen Lý Lăng là anh hùng.

Thế rồi Lý Lăng tiến quá sâu vào nội địa Hung Nô, bị quân Hung Nô bao vây. Vũ Đế sai cận thần Lý Quảng Lợi đem binh vào đất Hung Nô tiếp viện cho Lý Lăng. Nhưng Lý Quảng Lợi bất tài, khiếp nhược, bị quân Hung Nô đánh tan tành, đành phải rút về. Lý Lăng bị bao vây cho đến lúc lương tận, hết cả tên bắn, phải đầu hàng Hung Nô.

Tin Lý Lăng đầu hàng Hung Nô về tới triều đình. Vũ Đế nổi giận. Các quan đại thần chê Lý Lăng bất trung, kết  Lý Lăng vào tội phản quốc. Riêng có quan thái sử Tư Mã Thiên, trước mặt Hán Vũ Đế, đã lên tiêng bênh vực Lý Lăng. Tư Mã Thiên nói :

- Đại tướng Lý Lăng không bất tài, không bất trung và cũng không có tội. Lý Lăng sở dĩ phải đầu hàng vì lương hết, võ khí thiếu và quân tiếp viện đáng lý phải đến đã không đến. Lý Lăng chỉ còn có năm ngàn quân, nhưng đã anh dũng đánh trận cuối cùng giết cả năm mươi ngàn quân Hung Nô. Như vậy, xét ra Lý Lăng vẫn có công chứ không có tội…

Lời biện hộ cho Lý Lăng của tư Mã Thiên thật khẳng khái và công bình, nhưng Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên có ý chê trách mình sai lầm trong việc dùng Lý Quảng Lời cầm quân đi tiếp viện. Bị chạm tự ái, Vũ Đế bèn nổi giận, ghép Tư Mã Thiên vào tội khi quân,ra lệnh tống ngục và sau đó bắt Tư Mã thiên chịu cái tội tàn tệ nhất thời đó đối với những người trí thức, đó là tội “hủ hình”, tức là tội bị…thiến.

Năm ấy Tư Mã Thiên mới khoảng bốn mươi tuổi. Bị hoạn, ông quyết định tự tử, nhưng sau đó đã nghĩ lại :

- Mình có chết đi cũng chẳng ai thương tiếc, mình chẳng là cái thớ gì hết trong xã hội này, mạng sống của mình có mất đi cũng chỉ như “chín con trâu bị mất một sợi lông” mà thôi.

Rồi ông nhủ thầm :

- Mình chết thực là vô ích, chi bằng cố sống những năm cuối cùng của cuộc đời mà làm một công trình để lại cho hậu thế.

Nghĩ như thế, Tư Mã thiên bỏ ý định tự vận, ông phấn phát tinh thần và dẹp hết buồn rầu, tủi hận sang một bên để chuyên tâm vào việc biên soạn bộ Sử Ký. Ông hoàn thành bộ Sử vĩ đại này trước khi chết. Bộ Sử của ông hiện nay được gọi là Sử Ký Tư Mã Thiên, bộ Sử vĩ đại nhất, giá trị nhất của Trung Hoa mà cho tới nay vẫn chưa có bộ Sử mới nào hơn được.

Không phải chỉ những vị tai to mặt lớn, mà nhiều khi cả một dân tộc cũng dễ dàng bị lôi cuốn vào vòng xoáy của lòng tự ái.

Thực vậy, trong những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến những cuộc biểu tình của Trung Quốc, của Hàn Quốc nhằm phản đối con cháu đất Phù Tang vì  những lệch lạc về lịch sử được ghi lại trong sách giáo khoa, cũng như vì những hành động bạo tàn mà những người lính Nhật Bản đã làm trong cuộc thế chiến lần thứ hai. Với niềm tự ái dân tộc, họ đã đòi Nhật Bản phải chính thức xin lỗi và bồi thường.

Và gần đây hơn, vì một câu nói hớ hênh của một ca sĩ nào đó, đại khái cho rằng khu đền Angkor-Vat  là do người Thái Lan xây và thuộc về người Thái Lan. Thế là dân “Cam bốt” nổi giận đùng đùng, đã xuống đường, nổi lửa đốt tòa đại sứ Thái Lan tại Nam Vang và cách đây không lâu, lại còn định đóng cửa biên giới nữa, khiến cho mối bang giao giữa hai quốc gia  trở nên căng thẳng và ngột ngạt.

Nhưng những va chạm tự ái thường xảy ra hơn hết là trong mối liên hệ hằng ngày, chẳng hạn như giữa bè bạn với nhau. Gã xin đưa ra một thí dụ điển hình :

Mấy tên bợm nhậu ngồi lai rai với nhau trong một  bàn tiệc. Khi rượu đã thấm, thì sự phấn khởi bèn nở rộ trên từng khuôn mặt đỏ gay. Họ gặp ai cũng kết làm bạn để chén thù chén tạc và nhìn bất cứ cái gì cũng thấy là đẹp. Rồi người này nâng cốc mời người kia một ly.

Rủi thay, người kia hôm ấy “long thể bất an”, nên đã từ chối. Và thế là  bị chạm nọc, người này cho rằng nó khinh mình, nó coi mình chẳng có tí “gờ ram” nào cả, bèn hất cả ly rượu vào cái tên dám hỗn láo, đã coi thường mình. Không chừng người này còn lật đổ cả bàn ghế, hất tung cả chén bát và nện cho người kia một trận rách cằm, xẻ tai và phun máu đầu, với dụng ý dạy cho người kia một bài học để biết được rằng thế nào là…lễ độ.

Nhất là trong phạm vi đời sống gia đình, những va chạm ấy thường xảy ra như cơm bữa giữa vợ chồng với nhau. Đúng vậy, đối đấu với thực tế, người ta thấy “đời không như là mơ”. Và hơn nữa, “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”, sống gần nhau, người ta mới khám phá ra những khuyết điểm của nhau. Chính những khuyết điểm này đã châm ngòi cho những bất đồng bùng nổ.

Gã xin mượn tạm những lượm lặt của tác giả Ánh Ngọc trong một bài viết mang tựa đề “Thách thức”, được đăng trên báo “Phụ Nữ Chủ Nhật”, đại khái như sau :

Anh dẫn xe ra khỏi cửa rồi mà chị vẫn còn chạy theo níu áo : Nè, có “ngon” thì đánh tui đi ! Đánh đi ! Chớ đừng có nói rồi không dám làm ! Và thế là “bốp ! Bốp !...Chị bị hai bạt tai in dấu trên gò má một cách…ngon ơ ! Trong khi anh đã cố nhịn bằng cách lấy xe đi khỏi nhà để dằn cơn nóng giận trong một trận cãi vã. Trước khi đi anh nói thòng một câu cho đỡ quê : “Cô mà nói nữa là coi chừng ăn đòn !”. Bị chạm tự ái vì câu hăm dọa ấy, chị đã chạy theo và thách thức, đẩy anh vào cái thế phải “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với vợ mình.

Sự thực thì nhiều ông chồng đánh vợ chỉ vì bất đắc dĩ mà thôi, chứ họ cũng ý thức : “Mình là đàn ông, có sức khỏe, giỏi thì đánh với mấy tay ngang cơ ! Chứ còn đánh đàn bà chân yếu tay mềm thì hèn lắm…Vợ chồng nào mà chẳng có chuyện cãi nhau. Tức quá thì mình dọa cho mấy bả ngán. Ai dè mấy bả thách lại mình và còn nhấn mạnh “nói mà không làm là kẻ…tiểu nhân !”. Thế là vì tự ái đầy mình, nên chồng mới quyết giữ thể diện bằng cách chứng tỏ “quân tử nhất ngôn”. Vậy là nhiều bà bị ăn đòn lãng xẹt !

Có khi vừa bị nện cho một trận tơi bời khói lửa, lại còn bị “tiền mất tật mang” như câu chuyện này : Anh là người hay uống rượu và mỗi lần say lại có tật chửi đổng. Mỗi lần anh chửi, thì chị lại bảo : Ổng hổng chửi tui thì chửi ai. Hai người cứ lời qua tiếng lại, nên chuyện nhỏ hóa chuyện to. Anh đòi chị đưa tiền đi uống rượu tiếp nên dọa : Không đưa thì chết với tao. Nghe vậy chị bèn hét lên : Dám làm gì thì làm đi. Anh xô mạnh chị ngã và bị trặc tay, phải bó thuốc cả tháng. Tức quá, chị thảy hết số  tiền vừa bán bắp hơn ba triệu cho anh và nói : có ngon thì đi mà nhậu hết. Anh nghe vợ thách, bèn ôm tiền đi tuốt. Hai ngày sau mới về, trong túi không còn một đồng.

Không phải chỉ có những ông chồng, mà ngay cả những bà vợ, khi bị chạm tự ái, thì cơn giận cũng nổi lên đùng đùng.

Liên tiếp hai tuần rồi, ngày nào anh cũng phải ghé quán đầu ngõ để ăn cơm bụi, bởi vì chị đang hạ quyết tâm thực hiện đúng lời “thách lẫy” của anh, khi anh chị cãi nhau tuần trước, chỉ vì chị lỡ nấu cháy món bao tử phá lấu, là món ruột của anh : Làm đàn bà có bi nhiêu chuyện đó mà làm hổng xong nữa thì còn làm cái giống gì ? Dẹp luôn cái bếp này, đi ăn cơm tiệm luôn. Chị kể : Hở ra là biểu dẹp bà đi ! Vứt hết đi ! Còn không thì bà đi đâu cho khuất mắt tui, hỏi ai mà không tự ái ? Bị ổng nói nhiều lần rồi, nay tôi mới làm theo cho…biết thân. Biết thân ai không thấy, chỉ thấy tháng đó cả nhà bị thâm thủng ngân sách trầm trọng vì toàn đi…ăn cơm tiệm.

Nhưng “lớn gan” hơn phải là câu chuyện sau : giận chồng không cho đi coi cải lương, cãi nhau một hồi anh bèn thách : Có đi thì coi thằng kép hát nào mà theo nó luôn…Chị đi luôn thiệt, nhưng không phải theo kép hát, mà là đến ở nhà thằng em, mua vé cải lương coi liền nửa tháng cho bõ ghét ! Đáng lẽ chị cũng chưa chịu “hồi cung”, nhưng vì thằng con trai lớn qua kiếm chị và “mật báo” : Ở nhà, ba đem xe đạp, tivi đi bán rồi. Chị mới hốt hoảng trở về.

Nếu cứ kể ra như thế, thì không biết đến thuở nào mới hết. Để kết thúc, gã xin đưa ra mấy việc cần làm ngay để chữa trị cái chứng tự ái hão, tự ái vặt, như đã trình bày ở trên.

Việc thứ nhất đó là hãy tự biết mình.

Người Tây thì  khuyên :

- Connais-toi, toi-même. Này bạn, bạn hãy biết chính mình bạn.

Còn người Tàu thì nói :

- Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng. Biết mình biết người, trăm trận đều thắng.

Tại một thung lũng hoang vu, có chú chim cú. Cú ta ngày thì ru rú trong hang, đêm đến mới có thể bay đi kiếm ăn. Sở dĩ cú làm thế vì mắt cú quáng gà, chỉ có thể nhìn thấy ban đêm. Ngày kia, cú thầm  nghĩ :

- Quái lạ, tại sao ta cũng là loại chim quí hiếm, diện mạo ta oai hùng, mỗi lần ta xuất hiện, muông thú đều chạy trốn, tiếng ta kêu rùng rợn trong đêm. Thế mà ta thua loài phượng hoàng, cái anh chàng trông dễ ghét nhưng lại có thể bay cao tận mây xanh, hiên ngang lượn cánh dưới ánh mặt trời, làm như thể hắn là vua loài chim vậy.

Rồi cú tự nhủ :

- Được rồi, ngày mai khi hừng đông, ta sẽ bay khỏi hang sâu, tung mình vút tận mây xanh, cho phượng hoàng khiếp vía, muông chim nể vì.

Hôm sau, khi mặt trời lên cao, cú ta vận sức bay ra, bay lên cao, cao mãi…Nhưng bỗng cú chạm phải vật gì cứng. Cú lóa mắt, không còn nhìn thấy gì. Rồi rầm một tiếng, cú lao vào thành núi và rớt xuống tan xương.

Việc thứ hai, đó là khi bị chạm tự ái và cơn giận bốc lên, thì hãy án binh bất động, hoãn binh chi kế, đừng vội có bất cứ hành động nào sốt, vì giận quá thì mất khôn.

Nhà hiền triết Atenodoro đã khuyên vua Augustô, vốn là người có tính dễ nóng mỗi khi bị xúc phạm, như sau :

- Khi vua cảm thấy mình tức giận, hãy nhẩm đọc hai mươi bốn chữ cái.

Nhà vua áp dụng lời khuyên này và tránh đi được những hành động đáng tiếc.

Một cha xứ già đã nhắc nhở các đôi tân hôn như sau :

- Khi các con sắp sửa cãi vã hoặc gây gổ với nhau, các con hãy nhủ thầm : để sáng mai rồi hãy tính. Và sáng hôm sau, các con sẽ thấy  việc hôm qua thật nhỏ nhoi, chẳng đáng gì.

Có một cặp vợ chồng già, thường xuyên cãi vã với nhau. Người hàng xóm thấy vậy bèn góp ý :

- Vị ẩn sĩ sống trên núi chế biến được một thứ thuốc rất linh, giúp cho nhiều gia đình được êm ấm.

Bà vợ nghe lời người hàng xóm, lên núi tìm vị ẩn sĩ. Sau khi nghe trình bày, vị ẩn sĩ  bèn trao cho bà một chai thuốc khá to và nói :

- Đây là một loại thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm. Hễ khi nào ông gây sự, bà chỉ cần uống một ngụm, ngậm trong miệng, không được nuốt và cũng chẳng được nhổ ra, cho tới khi ông không còn nói nữa, rồi mọi chuyện sẽ được ổn thỏa.

Bà vừa về tới nhà, thì ông liền quát tháo. Nghe vậy, bà liền hớp một ngụm thuốc, giữ trong miệng, đúng như lời căn dặn của vị ẩn sĩ. Thấy vợ không đáp lời, một lúc sau ông cũng thinh lặng. Bà vợ hết sức vui mừng :

- Đúng là một loại thuốc gia truyền. Linh thật…

Và cứ thế, cứ thế…Từ đó hai ông bà dần dần trở lại cuộc sống êm ấm và hạnh phúc của thời còn trẻ. Thứ thuốc gia truyền ấy, chẳng có gì khác hơn là nước lã mà thôi.

Đừng tự ái hão và cũng đừng nóng giận, nhất là đừng vội có những hành động trả đũa rước những lời bình phẩm có tính cách xúc phạm, bởi vì ai khen ta mà khen phải, ấy là bạn ta, còn ai chê ta mà chê phải, ấy là thày ta vậy.

 

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!