Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Tin Vui Thời Điểm
VĂN HÓA & NIỀM TIN: TRANG NHẬT KÝ RẤT RIÊNG TƯ TRONG NGÀY THƯƠNG BỐ

Vào ngày Ghi Ơn Bố tôi thích gợi lại hình ảnh Bố qua anh chàng Hải trong phim Ba Mùa (Three Seasons) do Tony Bùi đạo diễn. Ở Miền Nam nước Việt mình thì chỉ có hai mùa, là mùa nắng cháy khô và mùa mưa sũng ướt. Mùa nào cũng khổ, làm sao mà kham nổi?! Vậy mà Tony Bùi đã tìm ra được cái nét nằm sâu trong máu của dân mình qua mùa thứ ba là mùa “rung tim” hóa giải mọi nỗi oan khiên. 

Bốn câu truyện trong phim đan dệt với nhau thật tài tình, được gắn lại bằng một chất keo mầu nhiệm qua bài hát ca dao như cái hồn ẩn mật của dân tộc làm nền: 

      

Đố ai biết lúa mấy cây

Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng. 

Đố ai quét sạch lá rừng 

Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây. 

Bốn câu truyện với sáu bảy nhân vật đều là những cảnh rung cây, như bốn truyện điển hình của cuộc đời Việt nam trong suốt một thế kỷ qua, trong suốt dọc dài lịch sử bi đát của dân mình. Cây cứ bị gió rung hoài, lá cứ rụng mà chẳng ai còn đủ sức quét sạch được lá rừng! 

Ông Đào vốn là một nhà thơ có hồn, đẹp trai, nhà giầu. Vậy mà lại bị bệnh phong cùi phải ẩn tránh mọi người, sống đóng kín thầm lặng trong ngôi nhà ngói giữa một hồ sen lớn. Ông cho thuê nhiều nhân công hái hoa sen đưa lên Sài Gòn bán, trong đó có một cô gái nhà quê rất chơn chất mộc mạc tên là Kiến An. Cô gái quê này có nước da ngăm ngăm, thường mặc áo bà ba với dáng vẻ nghèo túng. Cô lam lũ vất vả như những người đàn bà khác cùng hái sen trong hồ để kiếm sống. Nhưng nét hồn nhiên qua đôi mắt trong sáng diễn tả một tâm hồn thật dễ thương như một đóa sen, cũng là nét đẹp và giầu có của trái tim Việt Nam nhẫn nhục giữa bùn lầy qua bao thời đại. Trong những cần cù mồ hôi nhễ nhãi, bài hát ca dao khác lại vang lên: 

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Cây đời ông Đào bị rung quá mạnh phải quị xuống, ngón tay ông bị rụng dần không còn viết thơ được nữa. Vậy mà bỗng một ngày ông thấy yêu đời, cánh thơ mọc lại cho ông vượt ra khỏi bốn bức tường giam hãm mà thênh thang bay lên cõi trời cao, nhờ nghe được giọng hát ca dao của Kiến An từ hồ sen vẳng vào. Thì ra độ rung cây đã bắt gặp được độ rung tim, một thứ tình thương tinh ròng mở cánh sen tỏa hương nhè nhẹ ít gặp được trong xã hội này, với một niềm cảm thông sâu thẳm vượt qua ngôn ngữ. Chất ca dao qua giọng hát Kiến An được mẹ thổi vào hồn, chuyển vào mạch máu qua tiếng ru ngọt mềm từ lúc còn trong nôi, nay bỗng chạm tới độ rung mầu nhiệm cho chất thơ sống lại: mùa rung cây đã trở thành mùa rung tim, khiến cho nhà thơ mong ước được thả hoa sen xuống dòng sông làm đẹp dòng sông cuộc đời.  

Cũng một thứ hoa sen và giọng hát ca dao đó, anh chàng Hải đạp xích lô đã mang được trong tim mình. Anh có thể là một nhà giáo lỡ thời phải làm cái nghề kỳ dị này trong một thành phố ngột ngạt chen sống. Lúc ngồi chờ khách thì anh đọc sách. Suốt ngày phải dầm mưa giãi nắng, anh đúng là hiện thân của hai mùa nóng cháy khô và mùa mưa sũng nước. Cây đời anh cũng bị rung mạnh lắm. Vậy mà tim anh có chất hương sen, đi đeo đuổi một bông hoa dại mọc ven đường là cô gái ăn sương vấy bùn tên Lan với loại tình yêu cũng rất khác lạ: loại tình yêu hoa sen với bông trắng nhị vàng. Thứ tình này đã khiến cho cây Lan đang độ rung bật gốc tìm lại dáng nét tình hoa phượng nở hồi còn làm nữ sinh áo trắng thơ ngây. 

Trong lúc lam lũ đạp xích lô, Hải thường bắt gặp một anh chàng người Mỹ ngồi thơ thẩn trước khách sạn như tìm kiếm một điều gì. Thì ra anh ta trước đây đã từng là lính GI ở Việt Nam, nay trở lại tìm đứa con gái lai bị bỏ rơi lại. Mãi rồi anh ta cũng tìm thấy. Anh ta mua một bó hoa sen của Kiến An đưa tặng cho đứa con gái với lời tạ tội. Tim anh ta cũng mang được chất tình hoa sen còn biết rung động.

Chen giữa những câu truyện gắn bó với nhau là hình ảnh một đứa bé thường lầm lũi lội dưới mưa. Nó có tên trong phim là Woody, có thể vì tên nó là Mộc, cũng là một loại cây dại mọc bên đường, là đứa con tượng trưng của cả một dân tộc. Nó tội tình gì mà bị xã hội vất ra ngoài đường, sống nghèo khổ với cái thùng đồ bán diêm quẹt và xâu móc chìa khóa? Vậy mà nó vẫn sống hồn nhiên với cặp mắt thật sáng, vẫn ham mê giấc mộng bình thường thả con thuyền giấy trên dòng nước mưa.

TIẾNG HÁT RUNG TIM BA MÙA 

Anh chàng Hải giống Bố tôi ở dáng phong sương với nước da đen sạm, nhưng con mắt thì thật sáng diễn tả một tâm hồn thanh thản và cương nghị có sức hóa giải tất cả, vượt qua tất cả, kham nổi nắng oi nực cũng như mưa đầm đìa. Chắc là anh bị lỡ thời, chữ nghĩa không còn giá trị bằng cặp giò đạp xích lô. Những lúc ế ẩm không có khách, nhớ chữ nghĩa quá thì anh lôi cuốn sách cũ nhàu nát ra đọc, hay ban đêm ngước nhìn sao trời làm người nhà giầu hưởng thú khách sạn "nghìn sao." Chứng kiến bao cảnh oan trái và trớ trêu, anh vẫn nhẫn nhục góp phần thả hoa xuống dòng sông cuộc đời, bằng một thứ tình yêu tinh ròng, nguyên thủy. Những giọt mồ hôi nhễ nhãi của anh có thể thơm hơn những đồng tiền trong những khách sạn năm sao ăn chơi sang trọng mà bần tiện kia.

Bố tôi cũng bị sa cơ thất thế. Dòng nội tổ có thể đã từ đâu tụ về vùng Trà Lũ bên Nam Định, nơi phát sinh cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành chống lại cái cơ chế đã rã của nhà Nguyễn. Sau khi thất bại, thì nhiều người được Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ khôn khéo bao che cho về "núi vàng" Kim Sơn từ năm 1829 làm "nguyên mộ," tức là những người đầu tiên có công mộ dân đi lập nghiệp nơi cánh đồng lầy với những làng mang tên thật đẹp cho lên tinh thần như Hòa Lạc, Chí Tĩnh, Quy Hậu, Tôn Đạo... và đã nhiều đời đứng đầu một lý, với bao chông chà thuở ban đầu như ca vè vùng đất Kim Sơn còn ghi lại: 

Đường đi như thể chông chà,

Ầm ầm muỗi bọ như là thóc xay.

"Núi vàng" với những đống lúa cao như núi thì chưa thấy, chứ gia phả để lại thì chỉ kể chuyện về những cảnh phá giặc và dẹp cướp Tàu Ô vùng cửa Thần Phù rất gian khổ. 

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.

Nơi Bố tôi sinh trưởng không có gì là "địa linh nhân kiệt" cả. Không phát xuất nhiều bậc tài ba mà cũng chẳng là nôi sinh văn hóa trống đồng hay trống da trâu gì hết, ngoại trừ một di tích đã xưa cũ là động Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu và cái gia sản tinh thần tự do không chịu luồn cúi chầu chực một cái khuôn rã nát của lớp cai trị đã làm cản bước tiến. Vào thập niên '30, Bố phải bỏ quê sang Thái lan lập nghiệp mấy năm, nhưng ông nội bắt về lập gia đình để cầm chân cho chắc ăn. Mà Bố có muốn an phận thủ thường cũng đâu có dễ. Chỉ biết những ngày thơ ấu, tôi đã chứng kiến cái cảnh sau hiệp định Genève bố tôi được thả tù trở về đúng là một con chó chết ốm o, vì  như lời Bố kể vùng rừng núi nhà tù nước độc đến nỗi con chó lội qua suối lên là trụi không còn một chiếc lông nào. Hình ảnh mẹ tôi hồi còn trẻ khóc lăn lộn vật vã suốt những tháng ngày Bố tôi bị bắt vào đêm "tháp chuông Hòa Lạc" vẫn mãi mãi ghi đậm trong tôi.  

Thế là Bố tôi mang gia đình di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, sống thấp cổ bé miệng không sao ngóc đầu lên được.Trong nhiều kỷ niệm của gia đình, tôi còn nhớ cái đêm Bố khóc. Vào khoảng năm 1957 gì đó, mẹ tôi và tất cả các em đều bị đau nặng nằm ở nhà thương, mà nhà quá nghèo không sao chạy được tiền thuốc. Vào khoảng hai ba giờ sáng, tôi bỗng giật mình dậy vì những tiếng nấc và những tiếng kể lể thổn thức rằng "mẹ ơi, con là đứa con bất hiếu, con để mẹ lại ngoài Bắc, mang vợ con chạy vào đây mà bây giờ cùng quẫn không còn biết xoay xở làm sao!" Thì ra ban ngay Bố tôi cố nén niềm đau xót. Tôi hiểu vậy nên nằm nín thinh không dám cho Bố hay là tôi đã thức, chỉ biết chảy nước mắt thương Bố, cảm được tâm hồn của Bố, mặc dù tôi còn nhỏ. Càng lớn lên tôi càng hiểu Bố tôi có tính chẳng chịu cầu cạnh lụy ai, vì thế nghèo lâu là phải! Nhưng tôi lại thương luôn cái ngang tàng này của Bố mà cũng tập tành đi vào cuộc đời. Vì thế mà xem phim Ba Mùa (Three Seasons) tôi chịu ngay cái anh chàng Hải hào sảng đạp xích lô. Và tôi bèn kiếm ngay cho Bố tôi một cái nghề mới là nghề đạp xích lô, mặc dù Bố tôi đã qua đời từ lâu do gánh chịu bệnh hoạn tật nguyền của những ngày tù tội, không được hưởng cái làm ăn lên của gia đình về sau. 

CON ỐC MANG QUÁ KHỨ ĐI CHÔN 

Có lần nhà thơ Quan Dương ở New Orleans kể truyện Chiếc Lá giữ làm kỷ niệm như một con ốc cõng quá khứ. "Người ta trước khi có hiện tại đều bị có quá khứ hết. Quá khứ nhiều lúc muốn cởi bỏ nó không phải dễ. Ngày xưa có một con ốc nhỏ sống cô quạnh trong một vũng đầm lầy với chuỗi tháng ngày mà nó cho là buồn thảm. Cứ mỗi một ngày trả một ngày về cho quá khứ, sự buồn thảm vì thế trở thành chất chồng nặng nề một quá khứ nặng nề trên lưng con ốc. Một hôm nó quyết định mang quá khứ đi chôn. Nó nghĩ chỉ có thế nó mới được nhẹ nhàng trong cuộc sống. Nghĩa địa nằm bên kia đường. Khi con ốc chở quá khứ đến được mé đường thì nó mới thấy rằng băng qua không phải dễ. Xe cộ ngược xuôi như mắc cửi, không chừa một khoảng trống thời gian nào để khả dĩ tương xứng với vận tốc chậm như ốc để nó có thể băng qua. Cuối cùng con ốc hiểu rằng nếu nó muốn qua bên kia thì không thể nào thoát khỏi sự cán nát dưới những bánh xe. Vì thế nó đành cõng quá khứ trở về nơi đầm lầy nước đọng xưa kia. Con ốc đã không đủ can đảm làm một cuộc cách mạng hy sinh mạng sống mình để trút bỏ một quá khứ dẫu quá đau buồn. Con ốc tự nó biết là cả suốt một cuộc đời đành lẩn quẩn ôm một quá khứ đau buồn của mình và chờ chết." (Văn, tháng 4, 1999, trang 75) 

Truyện con ốc này được diễn ra thật nơi một ông bố ở vùng tôi. Ông này là một nghệ sĩ, trước kia ở Việt Nam cũng vào loại có hạng. Vậy mà sang Mỹ ông đành phải đi làm cái nghề gọi sang là "sửa sắc đẹp thành phố", "chuyên trị" rác và cỏ công viên. Ông mặc cảm vô cùng về cái thân phận chẳng giống ai. Có lần nhân có chuyện chạy qua vùng đó, tôi rà rà xe tới có ý chào ông thì từ đàng xa ông đã quay mặt đi chỗ khác làm như không thấy! Chiều về là ông đưa rượu ra vườn sau uống. Và luôn say mèm, rồi nổi cơn la hét vợ con.  

Một hôm ông nhờ tôi thu cho ông một băng nhạc bình ca, loại nhạc êm ả bằng tiếng La-tinh xưa. Ông vui ra mặt, đưa băng nhạc về nhà, đuổi vợ con đi chỗ khác hết. Ông vào phòng tắm vặn nước cho chảy róc rách, hạ độ máy lạnh xuống thật thấp, lên giường kéo mền đắp kín để chừa hai bàn chân ra, rồi mở nhạc bình ca nằm nghe thú vị quá chừng.  

Đố ai đoán được ông đang diễn trò gì đấy? Ông đang sống lại những ngày êm đềm ở Bắc Việt xưa kia. Một buổi chiều mưa rơi róc rách ở mái hiên, trời mùa thu đất Bắc lạnh sớm nên phải đắp chiếu thường không kín được chân nên cái rét ngọt len lỏi một cách đáng yêu. Từ xa xa có tiếng chuông nhà thờ lẫn tiếng nhạc La-tinh vẳng lại. Ôi mê quá là mê!  

TIN VUI GỬI CON ỐC BUỒN THẢM (Chúa nhật 12b )

Ấy, ông chuyên viên "sửa sắc đẹp thành phố" của chúng ta chán hiện tại đến tột độ rồi. Ông mắc bệnh nghiền quá khứ. Vậy mà ông cũng chế được linh dược chữa bệnh. Ông cõng quá khứ trên lưng một cách trân quí chứ chẳng chịu chôn nó. Quan Dương mà biết truyện này hay xem phim Ba Mùa thì thế nào cũng chịu cho con ốc cõng quá khứ trên lưng như những đóa sen mà thả trôi xuống dòng sông cuộc đời. Anh chàng Hải đạp xích lô, cô Kiến An đều thích cho tiếng hát ca dao chảy róc rách len lỏi vào hồn mà tạo được Mùa thứ ba làm thứ thuốc thần hóa giải hai mùa nóng khô và mưa sũng của hiện tại chẳng mấy khả quan.

Con người không ngờ mà lại sợ nhiều thứ. Sợ nghèo. Sợ mất mát. Sợ mặc cảm thua kém. Sợ quá khứ đau buồn. Sợ hiện tại trớ trêu. Sợ bóng sợ vía. Sợ chính mình nữa, như con ốc tự nhốt giam thu mình lại vào cái vỏ, tự đầy đọa mình trong đầm lầy nước đọng.

 

Tình Bố, Ảnh của Cao Tường (từ hình khắc của Willow Tree)

Người Bố nào mà chả có đốm lửa trong mắt, cố nuốt niềm xót xa để bật sáng lối đi tin tưởng cho con "ráng mà ngóc đầu lên con nhá."  Bố thường bảo: Ở đời quí nhất là cái tâm, cái tâm vốn trong sáng và giầu có: không một bóng tối nào lấn át được, không một thứ tiền của hay quyền lực nào sai bảo mình được, không ai có thể làm cho mình hèn được trừ ra chính mình. Có ai và có gì vùi dập mình xuống bùn được đâu? Mà giả như có bị nhận xuống bùn như những cây sen kia, thì lá vẫn xanh, hoa vẫn trắng, nhị vẫn vàng, như ca dao là hơi thở của Việt tộc vẫn chuyển diễn qua bao đời. Trong máu người mình có chất hào sảng như vậy rồi, vì vốn mang niềm tin như An Tiêm trong truyện thiêng Dưa Hấu: Trời sinh Trời dưỡng. Ca dao Việt vốn diễn lên niềm tin này:

Dù ai nói ngược nói xuôi,

Ta đây vẫn cứ đạo Trời khăng khăng.

 Đó là niềm tin tạo sức mạnh hóa giải mọi oan khiên, khiến người mình cứ bướng bỉnh bước tới với đầu cao mắt sáng dù bất cứ gì. Niềm tin này thật hài hòa với niềm tin Đạo Chúa. Cuộc sống nào mà chả có những lúc “cuồng phong nổi lên sóng ập vào thuyền”! Vậy mà khi tin tưởng vào Trời thì đâu cũng vào đó. Tin Vui tuần này nói lên niềm tin như thế, và Chúa Giêsu đã ra tay ngăm đe gió và ra lệnh cho biển:

   “Im đi, Câm đi! Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” (Mc 4:39)

Mọi người lấy làm kinh ngạc thán phục:

   “Vậy người này là ai mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mc 4:41) 

PHÚT BẬT SÁNG TỪ TÂM 

Trong ngày Vinh Danh Bố, con nhớ Bố và muốn ghi ơn Bố. Trong dịp này con bỗng bắt gặp ánh mắt Bố cười qua mắt chàng Hải đạp xích lô trong phim Ba Mùa. Nét đặc biệt của Bố là cười bằng mắt. Khi Bố cười, khóe mắt bật bật như đẩy ra chất laser, có sức xua xa nỗi sợ và coi  mọi niềm đau là chuyện nhỏ. Bố còn sống hay đã qua đời thì Bố vẫn cười bằng mắt, khuyến khích con biết ngẩng đầu lên, nhất là bây giờ con đã sang Mỹ, có cơ may hơn Bố. Từ ánh mắt Bố, con cũng hiểu được sức mạnh của cõi tâm và sự giầu có của niềm tin trong mạch máu dân mình. Con muốn cùng Kiến An hát cho Bố nghe, cho Mẹ nghe, cho thầy Đào và cả con nghe nữa bài tiếp nối ca dao "đố ai quét sạch lá rừng, để ta khuyên gió gió đừng rung cây", trải dài hoa sen minh triết trong phim Ba Mùa: 

Đố tằm ăn mấy ruộng dâu

Đủ tơ xe áo lụa màu ngày xưa.

Đố trời đổ mấy cơn mưa

Để cho nước mắt ngập bờ đại dương.

 

Lm. Trần Cao Tường  

Mời vào Tin Vui Thời Điểm trong Mạng Lưới Dũng Lạc www.dunglac.org

Tác giả:  Tin Vui Thời Điểm, Lm. Trần Cao Tường

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!