Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

LÒNG BIẾT ƠN VÀ LỜI TẠ ƠN
Trong các nền văn hóa, dù Đông hay Tây Phương, dù văn minh hay mọi rợ, thì lòng biết ơn và lời cám ơn là nét đẹp văn hóa vô cùng quan trọng. Biết ơn và cám ơn không chỉ ở lãnh vực và cấp độ cá nhân, mà cả ở lãnh vực và cấp độ quốc gia. Lễ Tế Đàn Nam Giao của các vua triều Nguyễn là nét đẹp của văn hóa Việt Nam: Ngày đầu năm nhà vua dâng lễ vật và lời tạ ơn lên Trời Đất, thay cho bá quan văn võ và thần dân. Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) cuối tháng 11 mỗi năm là nét đẹp của văn hóa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lễ này đã có từ thời những người Anh đến lập nghiệp trên mảnh đất mênh mông và trù phú này.

MỌI VIỆC TÙY VÀO TIẾNG XIN VANG

Nói hay viết về Đức Ma-ri-a, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội và Mẹ của mỗi người tín hữu, chúng ta có thể dùng 3 từ chia khóa:

FIAT= XIN VÂNG,

Magnificat = NGỢI KHEN và

Stabat = ĐỨNG BÊN THẬP GIÁ.

Mọi việc bắt đầu và tùy vào tiếng XIN VÂNG = YES, OK, OUI! của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thưa với sứ thần, với Thiên Chúa, với kế hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Thật kỳ diệu và lạ lùng!

TÔI ĐÂY LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA!
Trong Cựu Ước không có nhân vật nào có thể so sánh được với ông Mô-sê. Thế mà Danh Xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất với ông là TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ngoài Chúa Giê-su, thì không có nhân vật nào đáng kính, đáng trọng, đáng mến cho bằng Đức Ma-ri-a. Thế mà Danh Xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất với Mẹ là NỮ TỲ CỦA THIÊN CHÚA. (Theo ngôn ngữ của báo chí bình dân ngày nay, Đức Ma-ri-a là Ô-SIN của Thiên Chúa)

CỦA CẢI LÀ CON DAO HAI LƯỠI
Câu châm ngôn: “Đồng tiền là tên dầy tớ hữu dụng nhưng lại là ông chủ tàn ác” có ý nói hai mặt (tốt/xấu) của đồng tiền nên được ví như con dao hai lưỡi. Có tiền, ngưòi ta có thể làm được nhiều việc lớn lao, phúc đức, cứu sống nhiều mạng người và thậm chí có được sự sống đời đời nếu biết dùng của cải làm việc bác ái và chia sẻ (đọc Mt 25). Nhưng có tiền mà không biết dùng hoặc tệ hơn nữa là ỷ vào nó mà làm hại người khác, thì người ta sẽ bị trừng phạt như những nhà cầm quyền Ít-ra-en thời ngôn sứ A-mốt hay như ông nhà giầu trong câu truyện dụ ngôn của Phúc Âm hôm nay. Vì thế, chúng ta cần phải cảnh giác với đồng tiền nằm trong tay chúng ta mà xử dụng nó sao cho đẹp lòng Thiên Chúa là Đấng đã ban nó cho chúng ta như những nén vàng nén bạc phải sinh lời sinh lãi.

SỰ NGUY HIỂM CỦA ĐỒNG TIỀN
Chúa Giê-su có một nhận xét rất chính xác về lòng con người đối với của cải vật chất: “Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6,19). Cha ông chúng ta cũng đã từng nói“Đồng tiền liền khúc ruột” như một đúc kết kinh nghiệm. Đồng tiền quả thật rất quan trọng trong đời sống con người. Đồng tiền càng quan trọng và được đề cao hơn trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21 này. Chả thế mà ở Việt Nam ngày nay ai cũng biết câu: “Tiền là Tiên, là Phật, là Sức Bật của Tuổi Trẻ, là Sức Khỏe của Tuổi Già, là Đà Thăng Tiến Xã Hội, là Cơ Hội có thêm Chức, thêm Quyền và thêm Tiền nhiều hơn nữa.”

THIÊN CHÚA GIẦU LÒNG THƯƠNG XÓT!
Trong mấy năm gần đây, ở hải ngoại cũng như ở trong nước, rộ lên một phong trào đạo đức sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Xuất phát điểm của Phong Trào thánh thiện này là ‘mạc khải’ mà Chúa Giê-su đã ban cho Hội Thánh qua Thánh Nữ Faustina Kowalska (1) và sự cổ võ mạnh mẽ của người đứng đầu Hội Thánh Công Giáo toàn cầu là Thánh Gio-an Phao-lô II, vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ XX.  

ĐIỀU CƠ BẢN CỦA ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU
Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn có thêm, muốn có nhiều hơn nữa. Vì thế mà hy sinh từ bỏ là việc rất khó khăn đối với mọi người không trừ ai. Khó khăn nhưng không có nghĩa là không thể, vì với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa thì không có gì là không thể. Nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ thấy hy sinh từ bỏ là điều cơ bản của đời sống tôn giáo nói chung và của đời sống Ki-tô hữu nói riêng. Thật vậy trong đời tôn giáo và tâm linh, hy sinh từ bỏ là điều kiện không thể thiếu; vì chỉ bằng hy sinh từ bỏ, con người mới được lột xác thành một tạo vật mới, mới có thể bước theo Chúa Ki-tô Giê-su. Muốn dễ dàng hy sinh từ bỏ, ngoài sự trợ giúp của Trên, các Ki-tô hữu cần biết nhìn xa trông rộng và suy tính khôn ngoan. Đó chính là điều mà Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta trong bài Phúc âm Chúa nhật 23 Thường Niên Năm C hôm nay.

SỐNG KHIÊM CUNG VÀ VÔ VỊ LỠI
Tội con người dễ phạm nhất là tội kiêu ngạo tức tự cao tự đại. Một khi đã tự cao tự đại thì điều tất yếu sẽ xẩy ra là coi khinh người khác. Thường tội kiêu ngạo chỉ xẩy ra trong cõi lòng sâu kín nhưng nhiều khi lại được che đậy bằng những lời khiêm tốn lạ thường, khiến nhiều người bị lừa.

SỐNG ĐẠO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC DẠO CHƠI
Không ít giáo dân lầm tưởng rằng sống đạo chỉ là một cuộc dạo chơi nhàn hạ. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút là chúng ta hiểu sự thật không phải là như thế. Để đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện chúng ta đã cần phải có sức mạnh phi thường. Để sống trong sạch, công bằng, bác ái, yêu thương… chúng ta cũng cần một sức mạnh lớn như thế. Để phúc âm hóa môi trường xã hội, chống lại bất công, tội ác xã hội, chúng ta phải là các chiến sĩ. Vì thế mà Chúa Giê-su mới dậy các môn đệ:  "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào được Nước Trời, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.”  

SỰ TRUNG TÍN CỦA NGƯỜI QUẢN GIA
Xã hội loài người ngày nay nói chung và xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng, đầy dẫy những kẻ không chu toàn trách nhiệm của mình, dù trách nhiệm ấy được hiểu là do Thiên Chúa hay do Tổ Quốc hay nhân dân giao phó. Trong nhãn quan Ki-tô giáo thì mỗi người -Ki-tô hữu hay không Ki-tô hữu- sống trên cõi đời này chỉ là những người QUẢN GIA chứ không phải là CHỦ NHÂN ÔNG đối với của cải, sức khỏe, tài năng, cơ hội, điều kiện, chức vụ của người ấy. Chính THIÊN CHÚA và chỉ một mình THIÊN CHÚA mới là ông chủ đích thực của tất cả, kể cả sự hiện hữu, của tạo vật và con người.

THAM THÌ THÂM
Nếu suy nghĩ một cách bình tĩnh và khách quan, chúng ta phải nhìn nhận rằng rất nhiều điều tồi tệ, xấu xa (nêu không nói là tất cả) của cá nhân, tập thể, xã hội đều do lòng tham mà ra. Có nhiều người vì tham của cải mà làm hàng giả, hàng độc hại cho xã hội. Có nhiều người khác, vì tham của cải mà tham nhũng, lừa gạt, ăn cắp của công. Lại có nhiều nguời, vì tham quyển lực mà đàn áp hãm hại người khác. Cũng còn có người, vì tham sự vui thú xác thịt mà phá hoại các giá trị đạo đức và cho làm gia đình tan nát.

CẦU NGUYỆN THEO SỰ CHỈ DẬY CỦA CHÚA GIÊ-SU
Trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, điều nổi bật nhất là con người không ngừng lỗi phạm đến Thiên Chúa và Thiên Chúa không ngừng thứ tha cho con người. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta có thể nói: cũng nhờ sự lỗi phạm ấy mà con người biết rõ hơn về Thiên Chúa và về chính bản thân mình: mình thì hết sức mỏng dòn và Thiên Chúa thì thật gần gũi, rộng lượng và luôn thứ tha. Ước gì kinh nghiệm tâm linh này giúp mỗi người sống khiêm nhường, tin cậy phó thác hơn vào Thiên Chúa và và kiên trì hơn trong cầu nguyện. Trong lãnh vực quan trọng này, chúng ta có một vị tôn sư tuyệt vời là chính Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Hãy học với Người để biết cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và ích lợi cho bản thân mình.

ĐÓN RƯỚC THIÊN CHÚA
Nếu cốt yếu của Đạo Chúa là mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người thì điều quan trọng nhất của người có đạo là đón rước Thiên Chúa vào trong tâm hồn và cuộc sống của mình. Nhưng cũng như trong tương quan giữa người với người, trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, sự gặp gỡ, đón rước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Câu truyện của sách Sáng Thế (St 18,1-10) cho thấy ông Áp-ra-ham đã đón rước Thiên Chúa một cách trân trọng và nồng hậu như thế nào. Và trong câu truyện của Phúc Âm Lu-ca (10,38-42) chúng ta thấy hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a đều ân cần đón rước Chúa Giê-su. Nhưng rõ ràng là Chúa Giê-su ưng ý hài lòng vể cách đón rước của Ma-ri-a hơn cách đón rước của Mác-ta.

CỨU GIÚP NHỮNG NGƯỜI HOẠN NẠN
Qua các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta không khỏi đau lòng về thái độ  vô cảm và dửng dưng của nhiều người trước những khổ đau, hoạn nạn của người khác. Thái độ ấy trái ngược hẳn với điều mà Chúa Giê-su muốn các Ki-tô hữu thực hành.

“ANH EM HÃY RA ĐI!”
Từ ngày Đức Giê-su ra lệnh cho 72 môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!”  thì  các tín hữu Ki-tô vẫn không ngừng thực thi mệnh lệnh ấy. 

THEO CHÚA CÁCH DỨT KHOÁT VÀ TRIỆT ĐỂ
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào các thánh đường đầy ắp người dự lễ ngày chủ nhật thì chúng không khỏi vui mừng cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ: “GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Điều làm nên sự khác biệt của dân Ít-ra-en trong Cựu Uớc so với các dân tộc khác là dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ Giao Ước Xi-nai. Dân Ki-tô giáo là Ít-ra-en mới chẳng những kế thừa Giao Ước cũ mà còn được nâng cấp trong Giao Ước Tình Yêu nhờ/trong Hiến Tế Thập Giá của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa.

GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng là Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi quyền năng và yêu thương. Ba Ngôi mà một Chúa duy nhất, vì cùng một bản tính duy nhất. Vì thế Giáo hội là mầu nhiệm hiệp thông, hiệp thông giữa các tín hữu với Thiên Chúa và giữa các tín hữu với nhau.

“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
Với mỗi người cũng như mỗi cộng đoàn Ki-tô hữu, điều làm nên sự khác biệt là người/cộng đoàn ấy có tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa hay không? là người/cộng đoàn ấy sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần hay không?  

ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH
Cách nay mấy năm Đức Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần đã có bài viết rất hay, đáng chúng ta tìm đọc. và suy nghĩ, nhất là trong dịp Lễ Chúa Thăng Thiên: “Chúa Giê-su Phục Sinh với những thành tích và những thương tích.” 

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [13/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!