Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU
Trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng, các mối tương quan giữa người với người hiện đang bị điều khiển và chi phối bởi các động cơ quyền lực, tiền bạc, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, khiến nhiều người trở thành nạn nhân của những người khác. Tương quan xã hội càng xấu, con người càng mất tính người. Muốn cải tổ xã hội trước hết phải cải thiện mối tương quan giữa người với người.   

CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
Nhìn vào thực tế, ở tầm mức quốc tế, quốc gia rộng lớn cũng như ở tầm mức cá nhân nhỏ bé, chúng ta thấy người ta tìm hết mọi cách để chèn ép, giẫm đạp lên nhau, bóc lột nhau, tranh giành của cải, quyền lực như những người khùng điên, thậm chí triệt hạ nhau không run tay. Quả người La-mã xưa đã đúng khi tuyên bố:

“Homo homini lupus” nghĩa là
“con người đối xử với con người như sói”. 

MỤC TỬ NHÂN LÀNH HẾT LÒNG VÌ CHIÊN
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để mọi tín hữu chiêm ngắm chân dung vô cùng đáng kính đáng yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô.

ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ
Giáo hội Công giáo vừa mừng kỷ niệm 6 năm trong cương vị giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Sáu năm tuy chỉ là một thời gian ngắn nhưng đã có bao điều tươi mới trong đời sống của Giáo hội. Sự kiện đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn vai trò của Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô trong giai đoạn này của lịch sử Giáo hội và loài người. Vì thế bài Phúc Âm về “ơn gọi và sứ mạng” của Tông Đồ Trưởng Phê-rô mà chúng ta đọc hôm nay tạo ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm hồn chúng ta là những kẻ đọc và lắng nghe Lời Chúa.

CẢM TẠ VÀ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II là người đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina:  “Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký, số 699).

TÔN VINH TÌNH YÊU THẬP GIÁ (CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM C (14/04/2019)
Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá và kết thúc với Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tuần Thánh là thời gian thuận lợi nhất để các Ki-tô hữu suy ngắm và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng có tấm lòng và hành động yêu thương vô bờ vô bến đối với loài người. Trong “cuộc khổ nạn” Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa mang hình ảnh, dáng dấp và thân phận của Người Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a đã miêu tả từng chi tiết từ mấy trăm năm về trước.

SÁM HỐI LÀ HOA TRÁI MÀ THIÊN CHÚA MONG ĐỢI
Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối, là cải tà quy chính, là  thay đổi suy nghĩ và hành động, cả trong phạm vi cá nhân lẫn trong phạm vi gia đình, giáo xứ, giáo phận. Nếu chúng ta kiểm điểm một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta chưa làm được bao nhiêu, so với điều mà Thiên Chúa mong đợi.

“ĐÂY LÀ CON TA YÊU DẤU, CÁC NGƯỜI HÃY NGHE LỞI NGƯỜI”
Nếu trong đời thường sự nghe lời (người khác) càng ngày càng khó và càng ngày càng bị phản đối (vì cho rằng việc ấy hạ thấp giá trị bản thân) thì trong đời sống tâm linh, sự nghe lời, nhất nghe Lời Thiên Chúa hay vị đại diện Thiên Chúa, càng ngày càng cần thiết và cấp bách, vì loài người càng ít nghe lời Thiên Chúa bao nhiều thì càng tệ hại bấy nhiêu. Lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử Ít-ra-en nói riêng cho thấy rõ điều ấy.

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ TIN!
Phần đông giáo dân đều hiểu rằng Mùa Chay là khoảng thời gian ăn năn sám hối nên việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức được mọi người đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiểu như vậy không sai. Nhưng nếu hiểu sâu xa và bao trùm hơn thì Mùa Chay chính là thời gian để các tín hữu thể hiện thái độ và hành động của mình với tư cách là kẻ tin.

HÃY THẬT LÒNG SÁM HỐI ĂN NĂN
Thư tư Lễ Tro mở đầu Mùa Chay. Mùa Chay là Mùa của Sám Hối, Hoán Đổi. Lễ Tro là lễ bỏ tro trên đầu, nhắc nhở các Ki-tô hữu thân phận tro bụi của mình. Chẳng những con người là tro bụi hèn hạ tầm thường, mà con người còn là những tội nhân trước mặt Chúa và trước mặt đồng loại. Không nhiều thì ít mỗi con người đã làm Thiên Chúa buồn lòng, làm anh chị em thiệt hại và làm chúng ta nên hèn hạ, xấu xa hơn, vì tội lỗi xấu sa của chúng ta.

CÂY TỐT SINH QUẢ TỐT
Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao trong xã hội Viêt Nam ta hiện nay đầy rẫy những cái xấu: trộm tiền cướp của và giết người xẩy ra ở khắp mọi nơi; tham nhũng, cửa quyền, chung chi, gian lận ở khắp các cơ quan Nhà Nước; dối trá, lường gạt ở mọi tầng lớp xã hội, từ bình dân tới trí thức. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người Việt Nam hôm nay không tốt, nên những điều xấu sinh ra trong gia đình và xã hội.

THA THỨ CHO KẺ HẠI MÌNH LÀ DẤU CHỨNG SỨC MẠNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN!
Trong cuộc sống đời thường cũng như trong đời sống tâm linh cản trở lớn nhất của sự bình an là lòng ghen ghét, hận thù trong tâm hồn con người. Câu nói “sống để bụng, chết mang theo” nói lên nỗi khăn của việc tha thứ cho những người đã làm hại mình. Thế mà Chúa Giê-su lại dạy các môn đệ: “hãy yêu kẻ thù, làm ơn cho người ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình.”  Với, và chỉ với, sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa, thì những điều tưởng như bất khả kia mới trở thành hiện thực trong đời sống của kẻ tin.

SỐNG THEO THIÊN CHÚA HAY THEO NGƯỜI ĐỜI ?
Là người Công Giáo không chỉ đơn giản là tin vào Mạc Khải của Thiên Chúa  và Giáo Lý mà Giáo Hội giảng dạy, mà còn là chọn lựa một lối suy nghĩ,  nói năng và hành động phù hợp với Mạc Khải và Giáo Lý Ki-tô giáo. Nói một cách cụ thể người Ki-tô hữu phải sống theo Thiên Chúa chứ không sống theo người đời, cậy dựa vào Thiên Chúa chứ không cậy dựa vào người đời.

ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA THIÊN CHÚA
Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, cùng với việc sai Con Một Người xuống trần gian, Thiên Chúa còn dành cho con người một vai trò quan trọng là làm cộng sự viên của Người vì Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình.

MỒNG MỘT TẾT KỶ HỢI (05/02/2019) LỄ TÂN NIÊN - CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Năm Mới bao giờ cũng đem lại Niềm Vui và Hy Vọng cho mọi người. Vui và Hy Vọng về sức khỏe, về công ăn việc làm, về điều kiện sống và phục vụ của mình và của những người thân trong gia đình. Vui và Hy Vọng về sự phát triển của đất nước, về tự do và phẩm giá của người dân được tôn trọng nhiều hơn.

LỜI THẬT MẤT LÒNG
Có một sự trùng hợp diệu kỳ giữa các Bài Sách Thánh của các Chúa Nhật đầu Mùa Thương Niên Năm C và thực tế của xã hội và Giáo Hội Việt Nam! Kinh nghiệm kim cổ cho chúng ta thấy rằng khi thì hành sứ mạng ngôn sứ, các “phát ngôn viên” của Thiên Chúa thường gặp phải sự chống đối, thù hận, thậm chí ám hại của người đời nữa. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong thời Cựu Ước mà vẫn đang xẩy ra trong thế giới văn minh ngày nay. Bằng chứng hùng hồn là hàng năm con số các nhà báo và các nhà truyền giáo bị giết hại luôn làm cho nhiều người phải kinh ngạc. Họ bị giết hại, không phải vì chiến tranh bom đạn mà vì họ đã “to gan” dám nói lên sự thật, dám bênh vực công lý và dám tố cáo cách làm ăn phi pháp hay tội ác của một số cá nhân hay đảng phái, thậm chí cả chính quyền của một số quốc gia.  

LÀ “PHÁT NGÔN VIÊN” CỦA THIÊN CHÚA
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, các Ki-tô hữu trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô là Hội Thánh (mà Chúa Ki-tô là Đầu) nên tham dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của chính Chúa Giê-su Ki-tô. Trong ba chức vụ cao trọng ấy thì chức vụ ngôn sứ là khó thực thi nhất. Vì làm ngôn sứ hay “phát ngôn viên” của Thiên Chúa đòi hỏi ở người Ki-tô hữu chẳng những một sự hiểu biết tương đối về Chúa, mà còn cần có một lòng dũng cảm, dám liều thân vì sứ mạng nói Lời Thiên Chúa, trong lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi, cho những người muốn nghe cũng như cho những người không muốn nghe Lời Chúa.

Ý NGHĨA DẤU LẠ Ở CA-NA
Các tác giả 4 Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giê-su đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Pa-lét-tin. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giê-su và của Thiên Chúa.

Ý NGHĨA DẤU LẠ Ở CA-NA
Các tác giả 4 Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giê-su đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Pa-lét-tin. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giê-su và của Thiên Chúa.

MỘT TRANG SỬ MỚI
Sau biến cố Chúa Giê-su cùng cha mẹ lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem khi 12 tuổi, không Phúc Âm nào viết về gần hai mươi năm Người sống ẩn dật ở Na-da-rét. Hôm nay chúng ta được đọc bài tường thuật của Thánh sử Lu-ca về câu chuyện Chúa Giê-su xuất hiện bên dòng sống Gio-đan để nhận phép rửa từ tay Gio-an Tẩy Giả. Xét theo một góc nhìn, thì Chúa Giê-su không cần phải chịu phép rửa, vì Chúa Giê-su là Đấng vô tội. Nhưng Chúa Giê-su đã hòa mình vào dòng người nhận thức mình là tội nhân,  muốn thể hiện lòng sám hối và nóng lòng mong đợi ngày Cứu Độ của Thiên Chúa. Việc làm của Chúa Giê-su được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần chứng nhận một cách hết sức long trọng, khiến câu chuyện phép rửa mở đầu một trang sử mới trong kế hoạch mạc khải và thực hiện Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [14/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!