Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

KHÔNG CÓ LỜI NÀO ÊM TẠI VÀ MÁT LÒNG HƠN
Loài người không sai khi cho rằng cuộc đời này là bể khổ: nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, hận thù, lừa đảo và bất công xã hội. Trong bối cảnh ấy mọi người, lương cũng như giáo, đều ao ước nghe được những lời êm tai và mát lòng từ những người xung quanh và nhất là từ Thiên Chúa Tối Cao. Chúa Giêsu Kitô, đai diện của Thiên Chúa đã đáp lại sự mong đợi của loài người khi Ngài nói:  "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng!”

HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA và ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA
Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Không chỉ hy sinh từ bỏ những cái xấu, những cái chưa hoàn hảo (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà hy sinh từ bỏ cả những cái tốt những cái có giá trị (của cải, ý riêng, người thân). Càng  hy sinh từ bỏ nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu. Càng hy sinh từ bỏ nhiều thì người tín hữu càng trở nên tốt lành, thánh thiện.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THEO CHÚA
Nhiều người Công giáo thắc mắc là không hiểu tại sao ngay ngày hôm nay trên thế giới vẫn có những người có đạo bị đàn áp bởi nhà cầm quyền. Các Kitô hữu bị đàn áp không phải vì họ làm điều xấu xa mà chỉ vì họ theo một tôn giáo mà chính quyền không thích không ưa. Nếu đọc những lời cảnh báo của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thì chúng ta sẽ hiểu rằng: Theo Chúa hay theo đạo Công  giáo không phải là điều đơn giản, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà trái lại nhiều lúc rất cam go vất vả, thậm chí nguy hiểm nữa. Cái giá phải trả có khi rất cao (bị người đời ghét bỏ, giết hại). Nhưng phần thưởng thì rất lớn, vô cùng lớn: được Chúa Giêsu tuyên bố nhận làm môn đệ trước mặt Thiên Chúa Cha.

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA DÂN ISRAEL VÀ KITÔ GIÁO
Con người và xã hội càng văn minh tiến bộ thì người ta càng đề cao tính đặc thù riêng biệt của mỗi người, mỗi nhóm người. Chúng ta biết dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc lớn nhỏ tạo nên và mỗi một dân tộc có đặc thù riêng về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, gia đình… Xét về tôn giáo thì mỗi tôn giáo có tính đặc thù riêng. Riêng dân Kitô giáo hay dân công giáo có đặc thù rất riêng: đó là dân đã được hiến thánh và năng cấp thành dân tư tế (bài đọc 1), là dân được sai đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ (bài Phúc âm).

LỄ MÌNH MÁU CHÚA - PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
Trong hành trình xuyên qua sa mạc tiến về Đất Hứa dân Israel đã được Thiên Chúa ban cho man-na mỗi buổi sáng để có sức mà sống và tiến bước. Đó là hình bóng của Thánh Thể mà Chúa Giêsu Kitô ban cho Dân Mới là Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế. Nhưng Thánh Thể thì trổi vượt hơn manna vì Thánh Thể là Thịt, là Máu, là Lời của chính Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người. Thánh Thể là Phép Lạ của Tình Yêu!

THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
Nói theo ngôn ngữ giáo lý, thần học thì mầu nhiệm cao siêu, khôn lường và khó hiểu nhất của Kitô giáo là mầu nhiệm một Chúa ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì mầu nhiệm ấy lại dễ hiểu, gần gũi và có sức an ủi nhất vì đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu. Quả vậy từ Sách Xuất Hành qua Thư của Thánh Phaolô đến Tin Mừng của Thánh Gioan, Thiên Chúa là Đấng “nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giầu nhân nghĩa và thành tín”. Chính vì Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người “đã sai Con Một đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.”

CẢM NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN
Kitô giáo được khai sinh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày mà Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô xuống trên các Tông Đồ là cộng đoàn những người tin theo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Thánh Thần luôn đồng hành cùng Hội Thánh từ ngày đó đến nay, không lúc nào Người vắng bóng; nên người tín hữu chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần. Nhưng có những thời điểm chúng ta có thể cảm nghiệm một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, như trong những ngày này: chúng ta có Đức Phanxicô trên ngôi vị Giáo Hoàng và chúng ta vừa mới có hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là hai Thánh Giáo hoàng của Công Đồng Vatican II là Công Đồng của canh tân đổi mới và trở về nguồn.

LỆNH TRUYỀN VÀ LỜI HỨA CỦA ĐẤNG PHỤC SINH
Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm niệm ý nghĩa của Lễ Chúa Giêsu Kitô Thăng Thiên và hãy mạnh dạn đi đến với chư dân như Chúa đã truyền.

LÔ-GÍCH CỦA TÌNH YÊU
Thế giới loài người càng ngày càng phức tạp và nhiều xung đột vì mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi dân tộc sống theo một lô-gích riêng và các lô-gích ấy khó hòa hợp với nhau.

“THÀY Ở ĐÂU, ANH EM CŨNG Ở ĐÓ!”
Vào thời Xuất Hành (khoảng 1250 năm trước Công Nguyên) dân Israel chỉ là một bộ tộc nhỏ bé sống dưới chế độ nô lệ Ai-cập là một cường quốc giầu mạnh. Nhưng điều mà dân Israel hãnh diện, điều làm nên căn tính, phẩm giá và hạnh phúc của dân Israel là có Thiên Chúa ở cùng! Hơn thế nữa Thiên Chúa của Israel là Đấng Thiên Chúa luôn đi cùng với dân; luôn sống bên cạnh dân; thấy hết những gì làm cho dân khổ sở cơ cực và luôn lắng nghe tiếng kêu than của dân và ra tay cứu giúp dân.

“TÔI ĐẾN ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO!”
Trong nhiều thập niên gần đây Giáo Hội Công Giáo có diễm phúc là có được những Vị Giáo Hoàng vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ: từ Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô I và II cho đến Đức Bênêđitô XVI và Đức Phanxicô, các Vị Giáo Hoàng trên đều là các vĩ nhân về thánh thiện và khôn ngoan. Nhưng trước hết các vị Giáo hoàng kể trên đều là các MỤC TỬ NHÂN LÀNH đúng như lời của Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào!”

MẮT HỌ LIỀN MỞ RA VÀ HỌ NHẬN RA NGƯỜI!
Tin vào Đấng Thiên Chúa đã sinh ra làm người sống cách đây hơn hai ngàn năm đã là một chuyện vô cùng khó khăn, không thể nào nói cho hết. Tin vào Đấng Thiên Chúa làm người ấy đã phục sinh từ cõi chết và hiện đang sống giữa chúng ta trong thế giới này thì quả là một sự điên rồ, nhất là khi sức mạnh của sự dữ vẫn ngày đêm hoành hành như giữa chốn vườn hoang, điển hình lá dịch cúm Covid 19 và bạo lực chiến tranh xung đột ở nhiều nơi trên thế giới!

LỄ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Từ ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được tuyên Thánh (27/04/2014) Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như có thêm sức lôi cuốn trong Hội Thánh, vì chính Thánh Giáo Hoàng đáng kính yêu ấy là người đã cỗ võ mạnh mẽ Lòng Thương Xót Chúa trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.

LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG CHÚA KITÔ PHỤC SINH!
Nói theo lô-gic bình thường thì Chúa Giêsu Nadarét phải phục sinh, vì Thiên Chúa (Cha) làm cho Người trổi dậy từ cõi chết là cách tưởng thưởng xứng hợp nhất đối với sự vâng phục vẹn toàn mà Người đã thể hiện với Chúa Cha. Mặt khác nếu như Chúa Kitô không sống lại từ cõi chết thì tất cả công trình Người xây dựng và rao giảng trở thành công cốc hết thẩy! Nhưng lô-gíc không phải là cơ sở của Niềm Tin Phục Sinh của Kitô giáo. Chúng ta tin Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh là dựa vào lòng tin và lời chứng của Phêrô, Gioan và các Tông Đồ là những người đã được diễm phúc sống cùng Người trong một thời gian dài và đã gặp lại Người sau khi Người phục sinh từ cõi chết!

CHIÊM NGẮM DUNG MẠO CHÚA GIÊSU KITÔ TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Nếu 4 Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc Bài Tường Thuật ấy ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ chúng ta hãy chiêm ngắm dung mạo tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.

ĐẤNG BAN SỰ SỐNG & LÀM CHO LOÀI NGƯỜI SỐNG LẠI
Dịch Virus Corona cho chúng ta thấy loài người sợ bệnh và sợ chết như thế nào. Nó cũng cho chúng ta thấy tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé, giầu nghèo, sang hèn, đều muốn sống, muốn được an toàn tính mạng như thế nào. Như vậy thì chúng ta càng dễ hiểu hơn giá trị của phép lạ Chúa Giêsu đã làm cho ông Ladarô sống lại sau khi ông đã chết được ba ngày tại ngôi làng nhỏ Bêtania gần Giêrusalem. Nhờ tường thuật của Tin Mừng Gioan chúng ta khám phá ra quyền năng và sự tinh tế của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đọc kỹ câu chuyện ấy và mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa: “Chính Thầy là Sự Sống Lại và là

ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CUỘC ĐỜI!
Con người cần cơm bánh và nước uống để sống thì cũng cần ánh sáng để bước đi trong cuộc đời trần thế tối tăm và đầy cản trở này. Ánh sáng thể lý cần cho người đi  đường thì ánh sáng tâm linh cần cho các lữ khách trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và hạnh phúc đích thật.

LÀM CÁCH NÀO CHO CON NGƯỜI HẾT KHÁT?
Đàng sau những tất bật đầu tắt mặt tối của tuyệt đại đa số người đời và cả đàng sau những tranh chấp, xung đột trong xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, chúng ta nhận ra những cơn khát khôn nguôi của con người. Có rất nhiều người khao khát một cuộc đời sống ấm no và bình yên. Có rất nhiều người khao khát tự do và hạnh phúc. Nhưng cũng có nhiều người khát khao quyền lực, danh vọng, chực vị và của cải thế gian. Làm thế nào để con người hết khát? Và ai có thể làm cho con người hết khát? Đó là những vấn đề nhức nhối đối với những người có lương tri và thiện chí?

TỪ “LẮNG NGHE” ĐẾN “VÂNG NGHE” LỜI CHÚA
Tiếng Việt của chúng ta quả là rất phong phú. Bằng chứng là 2 từ “lắng nghe” và “vâng nghe” tuy cùng có từ NGHE nên nội dung rất gần nhau, nhưng lại rất khác nhau. Trong lãnh vực tôn giáo và tâm linh, nếu “vâng nghe” Lời Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, là việc quan trọng nhất đối với các Kitô hữu thì trong Mùa Chay việc ấy càng quan trọng hơn gấp triệu triệu lần, vì Mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất cho việc “vâng nghe” Lời Chúa. Nhưng việc “vâng nghe” giả thiết việc “lắng nghe”, vì có “lằng nghe” Lời Chúa, các Kitô hữu mới biết Thiên Chúa muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ở mỗi người, mỗi cộng đoàn. Và có “lắng nghe” Lời Chúa, các Kitô hữu mới khám phá ra những cái được và cái chưa được trong cách sống đức tin của mình mà sửa đổi.

YÊU ĐỒNG LOẠI ĐÃ KHÓ, YÊU KẺ THÙ CÒN KHÓ HƠN.
Người La-mã xưa có châm ngôn: “Homo homini lupus” Dịch đúng nghĩa là “người đối với người chẳng khác gì sói”. Đó là mối tương quan của những người sống theo thú tính hơn là theo nhân tính. Buồn thay là ngày nay vẫn còn có nhiều người  đối xử với người khác chẳng khác gì sói dữ. Không ngày nào chúng ta không được được trên báo chí (báo giấy, báo mạng) những vụ giết người man rợ của người Việt chúng ta. Đó chẳng phải là hình ảnh của “homo homini lupus” sao?

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [3/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!