Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
Nhìn vào thực tế, ở tầm mức quốc tế, quốc gia rộng lớn cũng như ở tầm mức cá nhân nhỏ bé, chúng ta thấy người ta tìm hết mọi cách để chèn ép, giẫm đạp lên nhau, bóc lột nhau, tranh giành của cải, quyền lực như những người khùng điên, thậm chí triệt hạ nhau không run tay. Quả người La-mã xưa đã đúng khi tuyên bố: “Homo homini lupus” nghĩa là “con người đối xử với con người như sói”. Phải chăng vì thế mà khi nghe nói tới “trời mới, đất mới” thì đại đa số giáo dân đều nghĩ rằng hoặc đó là “chuyện ảo tưởng”, hoặc đó là “chuyện đời sau” chứ ở trên thế gian này, làm sao có chuyện “trời mới, đất mới”.

MỤC TỬ NHÂN LÀNH SỐNG CHẾT VÌ CHIÊN
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, với hai mục đích tuyệt vời: Một là để mọi tín hữu chiêm ngắm nhận ra hạnh phúc được Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô nhận làm chiên, chăm sóc, bảo vệ như của riêng của Người. Hai là để các Ki-tô hữu cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và các cộng đoàn Công Giáo những mục tử như lòng Chúa mong ước là sống chết vì chiên.

ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ TRƯỞNG
Có hai sự kiện đáng chúng ta quan tâm: một là chuyến viếng thăm và làm việc của  Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam (20-27/4/2022) và hai là hội nghị thường niên lần 1 năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám Mục Thái Bình (26-28/4/2022). Hai sự kiện trên đều liên quan tới quyền và trách nhiệm lãnh đạo của Đức Thánh  Cha Phan-xi-cô (là Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô) và của các Giám mục Việt Nam (là các Đấng Kế Vị các Thánh Tông Đồ) trong giai đoạn hiện nay của lịch sử Giáo hội toàn cầu và đĩa phương (Viêt Nam).

LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Chính Thánh Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho Thánh nữ Maria Faustina (1905-1938):  

TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY
Nếu đặt mình vào hoàn canh của các Tông đồ vác các môn đệ của Chúa Giê-su Na-gia-rét thì chúng ta mới thấy sự thay đổi vô tiền khoáng hậu trong tâm trí và khung cảnh tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem trong  những ngày đấu của bến cố Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết. Niềm vui Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh tạo nên nỗi háo hức làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. Từ ngày ấy, hai việc TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐÃ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY luôn đi cùng nhau, không bao giờ tách lìa nhau. Chỉ sau này, và nhất là ngày nay, mới có sự tách rời giữa hai hành động ấy, vì có nhiều Ki-tô hữu tin mà không làm chứng.

TÔN VINH TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu cho Tuần Thánh và dẫn tới Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá mừng biến cố Chúa Giêsu vào thánh thánh Yêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia mà Israel mong đợi. Nhưng Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá bị bài Thương Khó của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Luca chi phối cả tâm trỉ người tin hữu và bầu khí của Tuần Thánh. Dù sao thí Tuần Thánh cũng là thời gian thuận lợi nhất để các Ki-tô hữu suy ngắm và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng có tấm lòng và hành động yêu thương vô bờ vô bến đối với loài người. Trong “cuộc khổ nạn” Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa mang hình ảnh, dáng dấp và thân phận của Người Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a đã miêu tả từng chi tiết từ mấy trăm năm về trước.

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
Trọng tâm và cao điểm của mạc khải Ki-tô giáo là Thiên Chúa là Đấng yêu thương và tha thứ cho loài người khi họ xúc phạm đến Người. Thiên Chúa đã mạc khải chân lý ấy cho dân Ít-ra-en nói chung và cho các ngôn sứ nói riêng, trong suốt dòng lịch sử Cựu và Tân Ước của dân Chúa.

HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC LÀM HÒA CÙNG THIÊN CHÚA LÀ CHA GIẦU LÒNG TỪ BI THƯƠNG XÓT
Mùa Chay là Mùa Ăn Năn Sám Hối để được làm hòa cùng Thiên Chúa. Làm hòa cùng  Thiên Chúa thì chúng ta vừa tránh được đại họa là đánh mất sự sống vĩnh cửu của mình, vừa được Thiên Chúa thứ tha mọi tội lỗi và phục hồi phẩm giá và tước vị làm con.

SÁM HỐI VÀ SINH HOA TRÁI LÀ ĐIỀU THIÊN CHÚA MONG ĐỢI
Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối và cải tà quy chính, tức là  thay đổi suy nghĩ và hành động, cả trong phạm vi cá nhân lẫn trong phạm vi cộng đồng (gia đình, giáo xứ, giáo phận, xã hội, thế giới). Nếu chúng ta kiểm điểm một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta chưa làm được bao nhiêu, so với điều mà Thiên Chúa mong đợi.

CHÚA CHA GIỚI THIỆU CON CỦA NGÀI
Nếu trong đời thường sự nghe lời (người khác) càng ngày càng khó và càng ngày càng bị phản đối (vì cho rằng việc ấy hạ thấp giá trị bản thân) thì trong đời sống tâm linh, sự nghe lời, nhất nghe Lời Thiên Chúa hay vị đại diện Thiên Chúa, càng ngày càng cần thiết và cấp bách, vì loài người càng ít nghe lời Thiên Chúa bao nhiều thì càng tệ hại bấy nhiêu. Lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử Israel nói riêng cho thấy rõ điều ấy.

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ TIN!
Phần đông giáo dân đều hiểu rằng Mùa Chay là khoảng thời  gian dành cho việc ăn năn sám hối nên việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức phải được mọi người tín hữu đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiểu như vậy là rất đúng. Nhưng nếu hiểu cách sâu xa và bao trùm hơn thì Mùa Chay chính là thời gian để các tín hữu thể hiện tư cách của kẻ tin qua thái độ và hành động của mình.

HÃY THẬT LÒNG ĂN NĂN SÁM HỐI VÀ SỬA ĐỔI
Thư Tư Lễ Tro mở đầu Mùa Chay. Mùa Chay là Mùa của Ăn Năn Sám Hối và Hoán Đổi. Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro linh mục bỏ tro trên đầu mình và trên đầu giáo dân, nhắc nhở các Ki-tô hữu thân phận tro bụi của mình. Chẳng những con người là tro bụi hèn hạ tầm thường, mà con người còn là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa và trước mặt đồng loại. Không nhiều thì ít mỗi con người đã làm Thiên Chúa buồn lòng, làm anh chị em thiệt hại và làm cho chính mình nên hèn hạ, xấu xa hơn, vì nhữrng tội lỗi xấu sa của mình.

XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY
Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao trong xã hội Viêt Nam ta hiện nay đầy rẫy những cái xấu: trộm cướp và giết người xẩy ra ở khắp mọi nơi; tham nhũng, cửa quyền, chung chi, gian lận ở khắp các cơ quan Nhà Nước; dối trá, lường gạt ở mọi tầng lớp xã hội, từ bình dân tới trí thức. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người Việt Nam hôm nay không còn tốt như trong mấy thập niên trước, nên những điều xấu sinh ra trong gia đình và xã hội.

TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA CHỌN THEO THIÊN CHÚA HAY THEO NGƯỜI ĐỜI?
Là người Công Giáo không chỉ đơn giản là tin vào Mạc Khải của Thiên Chúa  và Giáo Lý mà Giáo Hội giảng dạy, mà còn là chọn lựa một lối suy nghĩ,  nói năng và hành động phù hợp với Mạc Khải và Giáo Lý Kitô giáo. Nói một cách cụ thể người Kitô hữu phải chọn lựa hoặc sống theo Thiên Chúa, hoặc sống theo người đời và hoặc cậy dựa vào Thiên Chúa, hoặc cậy dựa vào người đời.

ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA THIÊN CHÚA
Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, cùng với việc sai Con Một Người xuống trần gian, Thiên Chúa còn dành cho con người một vai trò quan trọng là làm cộng sự viên của Người vì Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ, trong đó có Isaia. Thời Tân Ước, Thiên Chúa dùng các Tông Đồ và các môn đệ Chúa Giêsu, trong đó có Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê, Phaolô và nhiều vị khác. Còn thời nay, Thiên Chúa dùng những con người thời nay và ở địa phương nào Thiên Chúa dùng những con người của địa phương ấy.

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Thật là đang buồn khi rất nhiều người, kể cả người có đạo, xem việc làm chỉ có một mục đích duy nhất là kiềm tiền, kiếm càng nhiều tiến càng tốt. Thật ra mục đich chính của việc làm không phải là để kiếm tiền, mà là để phát huy tài năng của bản thân (mà Thiên Chúa đã ban) và làm cho danh Chúa được cả sáng và cộng đồng xã hội [quốc gia và nhân loại] được tiến bộ. Ngay từ những ngày đâu của lịch sử loài người Thiên Chúa đã xác định mục đích cao cả của việc làm khi Thiiên Chúa giao cho con người trách nhiệm quản lý công trình tạo dựng. Dĩ nhiên là khi con người bỏ công sức, mồ hôi trong khi làm việc thì con người được thưởng công, được đền bù (không chỉ bằng tiền). Chính vì thế mà Giáo Hội mới dành Ngày Mồng Ba Tết cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Công ăn việc làm của chúng ta cần được thánh hóa để lao động ấy đạt đươc mục đích chính và tốt lành của nó.

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ: BIẾT ƠN
Tuy cách đón mừng và ăn Tết của người Công giáo Việt Nam có đôi chút khác biệt với cách đón mừng và ăn Tết của truyền thống văn hóa dân tộc Việt, nhưng Giáo Lý Kitô giáo và Văn Hóa Việt có điểm rất giống nhau là cả hai đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, trước hết chúng ta kính nhớ và cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ là các bậc đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người và nên người Kitô hữu. Chúng ta còn kính nhớ và cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ là những người đã đón nhận, đã sống và truyền đạt Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta trong lòng Giáo Hội Việt Nam.

CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của ba Ngày Tết cổ truyền theo văn hóa Việt hòa nhập với Phúc Âm Kitô giáo:

LÒNG NGƯỜI THẬT KHÓ LƯỜNG
Có một sự trùng hợp diệu kỳ giữa các Bài Sách Thánh của các Chúa Nhật đầu Mùa Thương Niên Năm C và thực tế của xã hội và Giáo Hội Việt Nam! Kinh nghiệm kim cổ cho chúng ta thấy rằng khi thì hành sứ mạng ngôn sứ, các “phát ngôn viên” của Thiên Chúa thường gặp phải sự chống đối, thù hận, thậm chí ám hại của người đời nữa. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong thời Cựu Ước mà vẫn đang xẩy ra trong thế giới văn minh ngày nay. Bằng chứng hùng hồn là hàng năm con số các nhà báo và các nhà truyền giáo bị giết hại luôn làm cho nhiều người phải kinh ngạc. Họ bị giết hại, không phải vì chiến tranh bom đạn mà vì họ đã “to gan” dám nói lên sự thật, dám bênh vực công lý và dám tố cáo cách làm ăn phi pháp hay tội ác của một số cá nhân hay đảng phái, thậm chí cả chính quyền của một số quốc gia.  

CHÚA GIÊSU ĐEM NIỀM VUI ĐẾN CHO CÁC GIA ĐÌNH
Tác giả các Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Palestina. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giêsu và của Thiên Chúa trên đời sống và tâm hồn con người mà Chúa Giêsu gặp gỡ trên các nẻo đường.

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [6/30]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!