Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA VÀ NIỀM TIN CỦA HAI BÀ QUẢ PHỤ TRONG KINH THÁNH
Sống chết là hai thái cực đi ngược chiều nhau và có những tiến trình riêng. Sống thể xác nhưng chết tinh thần lại là vấn đề luân lý đạo đức cấn phải được soi sáng rõ ràng. Qua những phép lạ chúa Giesu làm cho kẻ chết sống lại cũng như tiên tri Elijah vâng lời Thiên Chúa thi hành sứ vụ, làm cho đứa con trai duy nhất của bà quả phụ là ân nhân của ông được sống lại là những câu chuyện có nhiều ý nghĩa rất sâu xa chúng ta cần phải tìm hiểu.

CÁM TẠ CHÚA VÌ VINH QUANG CAO CẢ CHÚA
Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là lễ Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần,  chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa Giesu và đi tới chân lý. Mỗi tín hữu đều có cảm nghiệm riêng của mình cách thiết thân với chính Thiên Chúa, khám phá ra Người không cô đơn, nhưng hiệp thông với ánh sáng và tình yêu, với mạng sống cho đi và nhận lại trong đối thoại đời đời giữa Chúa Cha, Chúa Con trong Chúa Thánh Thần.

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - MỘT THỜI ĐẠI MỚI BẮT ĐẦU
Chúng ta chắc ai cũng biết câu chuyện Chúa Thánh Thần hiện xuống đươc tả lại trong sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 2:1-11). Vào một buổi sáng khi bình minh vừa hé lộ lúc các tông đồ đang tụ họp nhau để cầu nguyện và chờ đợi…Một ngày mới bắt đầu với tiếng nổ vang từ trời xuống cùng với gió thổi ào ào…. Nghe thấy tiếng động thì đồng thời cũng nhìn thấy hình lưỡi lửa lan tỏa trên đầu mỗi người. (Cv 2:3). Đây là quà tặng đầu tiên mà Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ là nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau.

BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI
Hàng năm vào ngày 22 tháng giêng, kỷ niệm sinh nhật đầu tiên vụ án Roe v.Wade, (22-1-1974), những bộ mặt công cộng, lãnh đạo các tôn giáo và những người lãnh đạo phong trào, tổ chức phò sự sống trên khắp nước Hoa Kỳ và tất cả những ai phò sự sống đều ra đường làm một cuộc tuần hành phản đối phá thai dưới mọi hình thức. Ở Hoa Kỳ người ta tụ họp về Washington DC là thủ đô và tuần hành trên bậc thềm phía Tây của US Capital, đi vòng tròn chung quanh tòa nhà Capital trước khi đi vào quốc hội để yêu cầu các nghị sĩ dân biểu phải có thái độ với những trẻ không được chào đời. Năm đầu tiên (1974) số người tham dự khoảng 20,000 người. Dần dần mỗi năm số người tham dự tăng lên, năm 2009 là 300.000, năm 2013 là 650.000 và năm nay người ta nói là cuộc tuần hành lớn nhất thế giới, có tới hơn triệu người tham dự, gồm đủ mọi thành phần, già trẻ, trai, gái, sinh viên học sinh…thuộc mọi tôn giáo.

Chúc Mừng Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo: Tân Giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc

Cộng Đồng Giáo Dân Miền Đông Nam Hoa Kỳ

Hân hoan chúc mừng Đức Giám Mục Giuse ĐINH ĐỨC ĐẠO, Tân GM chính tòa Giáo Phận Xuân Lộc.

Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và thánh cả Giuse luôn luôn gìn giữ sức khỏe Đức Cha để Đức Cha chu toàn bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

và toàn thể CĐGD/ĐNHK

VỚI CHÚA GIESU, TA CÓ TƯƠNG LAI (LỄ CHÚA VỀ TRỜI)
 Theo Tin Mừng Luca, Jerusalem là thị trấn của số mệnh. Nơi đây ơn cứu độ đã hoàn thành. Nơi đây sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu và Jerusalem là trọng điểm, nơi xuất phát tiên khởi của sứ vụ các môn đệ Chúa Kito rồi lan ra khắp mọi nơi đến “tận cùng thế giới”. Nơi nào có bóng dáng các môn đệ thì ở đó, cộng đồng sơ khai có những tiêu chuẩn giáo lý (Cv 15:2,6).

HỘI ĐỒNG JERUSALEM VÀ NHỮNG Ý KIẾN BẤT ĐỒNG.
Bất đồng ý kiến có xấu không? Chưa chắc xấu. Trái lại, nó là cơ hội để một tập thể trở nên đồng nhất và đoàn kết hơn. Cộng đồng Giáo Hội sơ khai ở Jerusalem không phải là không có vấn đề như thấy trong bài đọc sách Công Vụ Tồng Đồ (Cv 15:1-2, 22-29).

TÂN JERUSALEM, NƠI THIÊN CHÚA SẼ TỪ TRỜI XUỐNG
Dựa vào bài đọc sách Khải Huyền ( Kh 21:1-5a), chúng ta tìm hiểu và suy niệm về thị trấn thánh Jerusalem và những địa danh quan yếu của nó theo tinh thần Kito giáo.

TIẾNG GỌI CỦA CHÚA CHIÊN LÀNH
Chúa nhật II, chúng ta suy nghĩ về những vết thương của Chúa, giúp chúng ta hâm nóng lại tình bạn với Chúa nơi bàn tiệc trong phòng họp ở lầu trên. Chúa nhật III dẫn chúng ta vào khung cảnh biển hồ cho chúng ta thấy những thất bại do thiếu niềm tin và thất vọng, nhưng cho chúng ta cơ hội để tái xác nhận tình yêu của chúng ta đối với chúa Kito. Chúa nhật IV hôm nay, chúng ta gặp được Chúa Chiên lành tuyệt vời; Người biết rất rõ đoàn chiên của người. “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành” hôm nay cũng là  ngày cầu nguyện cho ơn gọi trong Giáo Hội. Cả ba chu kỳ phụng vụ trong năm, các chúa nhật IV Phục Sinh đều lấy đoạn Tin Mừng Gioan nói về Chúa Chiên Lành làm chủ đề.

CUỘC PHỤC HỒI CỦA PHERO VÀ CỦA CHÚNG TA
Phần lớn những mục vụ của chúa Giêsu đều được thực hiện dọc theo bờ Tây Bắc biển Galilée hay còn gọi là biển Tiberia (Ga 6:1) và hồ Gennesaret (Lc 5:1). Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Ga 21:1-19) xẩy ra trong bối cảnh của Biển Galilee.Gọi là biển nhưng thực tế nó là một hồ nước ngọt có hình giống như một cây thụ cầm dài cỡ 12-13 dậm và rộng chừng 7-8 dậm. Cá và nghề chài lưới giữ một vai trò quan trọng trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai. Bắt cá đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội từ lúc chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ “thả lưới bắt cá người ta” (Mt 4:19; Lc 5:10; Mc 1:17). 

LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÓNG HÌNH CỦA PHERO VÀ ĐỤNG CHẠM CỦA TOMA

Bài đọc sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay (5:12-16) cho chúng ta thấy mức sinh hoạt khá sống động của Cộng Đồng Kito Giáo Sơ Khai ở Jerusalem. Giáo Hội đã phát triển một cách nhanh chóng và lạ lùng (2:41,47, 4:4; 6:1; 9:31). Một số lớn người, nam có nữ có đã chịu phép Thanh Tẩy và trở thành môn đệ Chúa (5:14). Những dấu chỉ lạ lùng và ngạc nhiên trước mắt này là quà tặng do Chúa Thánh Thần ban qua những “phép lạ và việc lành” (1Cr 12:9, 28) do các tông đồ làm. Hình bóng Phero đầy quyền năng được thể hiện qua những quang cảnh được mô tả trong Công Vụ Tông Đồ (5: 15-16):

XIN THẦY Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI !
Sung sướng. Hồi hộp. Lo sợ. Buồn phiền. Thất vọng. Tất cả tưởng như chẳng có thể cứu vãn được nữa. Nhưng bất ngờ, bừng sáng vì kinh hãi và sung sướng. Hy vọng lại tràn lan. Chúa đã sống lại thật, vì cử chỉ Chúa “bẻ bánh”.

CHÚA GIESU KITO CÓ SỐNG LẠI THỰC KHÔNG?
Chúa Giesu Kito sống lại là nền tảng của niềm tin Kito giáo. Nếu Chúa không sống lại, chúng ta không có thượng tế can thiệp với Thiên Chúa Cha, không có đấng Cứu Chuộc sống với chúng ta để giúp chúng ta thoát khỏi tội lỗi và không hy vọng có ngày sau sống lại. Thánh Phaolo đã viết: “Nếu đức Kito không sống lai thì niềm tin của chúng ta thật là hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi” (1Cr 15:17).

SUY NIỆM NGHI THỨC RỬA CHÂN THEO Ý NGHĨA MỤC TỬ VÀ KINH THÁNH
Giáo Hội ngày nay -thay vì giảng một bài về lịch sử lập phép Thánh Thể- lại cho đọc Tin Mừng thánh Gioan nói về  Chúa Giesu rửa chân cho các tông đồ, một cử chỉ biểu lộ “yêu thương và phục vụ”.

THEO CHÚA TRÊN ĐƯỜNG KHỔ NẠN CỦA THẬP GIÁ
 Lễ Lá bắt đầu Tuần Thánh và là khởi đầu giai đoạn mới của Tin Mừng về mục vụ của Chúa Giesu ở Jerusalem trước khi Chúa chịu chết và sống lại. Lễ lá có hai phần: Phần làm phép lá và phần đọc Tin Mừng thánh Luca diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa sau khi dân chúng tung hô Chúa là Vua lúc Người đi vào Jerusalem (Lc 19:28-40).

CÂU CHUYỆN NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Mùa Chay là mùa ăn năn thống hối và tha thứ. Câu chuyện người đàn bà phạm tội ngoại tình được thánh Gioan kể lại (Ga 8:1-11) là cơ hội giúp chúng ta suy nghĩ về cá nhân cũng như cộng đồng chúng ta trong mùa chay và năm thánh này.

HỐI CẢI và THA THỨ
Tin Mừng thánh Luca đoạn 15 nói về “những gì bị mất được tìm thấy” như ngụ ngôn chiên đi lạc (c.1-7), đồng bạc bị mất (c. 8-10), và tuyệt đỉnh là câu chuyện người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng trong bài Phúc Âm hôm nay (c.11-32).

GIỚI LUẬT VÀ TỰ DO
Trong các tài sản tinh thần của con người thì Tự Do là trên hết và cao quí nhất. Thiên Chúa đã giải thoát dân Người khỏi ách nô lệ của Ai Cập thì hiển nhiên là Thiên Chúa yêu thương con người và dành phần tốt đẹp nhất cho họ. Nhưng, qua quá trình cuộc sống của con người, có phải tất cả mọi người đều đạt tới và nắm giữ trọn vẹn Tự Do như Chúa đã ban cho không? Cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa và ông Maisen ở núi Horeb tại Sinai và cuộc di hành của dân Israel sau khi thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập để đi đến Tự Do đích thực và hoàn toàn là một bài học quí giá cho chúng ta. 

VINH QUANG CHÚA TRÊN NÚI TABOR
Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay nói về chúa Biến Hình trên núi Tabor. Đây là một trong những viễn kiến tuyệt vời và kỳ diệu nhất có liên quan đến chúng ta được diễn tả trong Ba Tin Mừng Nhất Lãm: Luca, Mathieu và Marco (Mc 9:2-8; Mt 17:1-8; Lc 9:28-36).

CÁM DỖ VÀ CẠM BẪY
Mùa Chay chính là thời gian thuận lợi để cầu nguyện, riêng và chung, đươc hướng dẫn bởi Lời Chúa trong kinh phụng vụ mỗi ngày. Mùa Chay mời gọi chúng ta suy niệm việc Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Vậy làm sao chúng ta có thể phát huy những tập quán tốt để có thể vượt qua được những cám dỗ mà chúng ta thường gặp hàng ngày trong cuộc sống?

[1] 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 [23/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!