Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Trước hết chúng ta thấy thái độ sẵn sàng của người môn đệ được thể hiện trong chính cách ăn mặc của người làm việc cũng như của người lữ hành. “Thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” là những hình ảnh rất quen thuộc của dân tộc Dothái trong dịp mừng lễ Vượt qua cũng như để tỏ lòng mong đợi Đấng Mêsia đến giải thoát. Đây còn là thái độ của người luôn luôn sẵn sàng tham dự. Thái độ này không chỉ mang tính nhất thời, làm cho có, chiếu lệ mà phải luôn thường xuyên trong suốt cuộc đời.

Nhà phú hộ dại khờ

Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này. Ước mong mỗi người chúng ta biết tận dụng món quà quý giá này, để không ngừng chạy đến với Chúa, trò chuyện, chia sẻ với Người. Chắc một điều, Chúa sẽ không quên chúng ta và không ngừng thi ân giáng phúc cho hết những ai chạy đến với Người.

Biết lắng nghe và dấn thân…
Trong tư thế của người môn đệ đối với Thầy, Maria không làm gì, không nói gì, chỉ biết ngồi và lắng nghe. Có thể nói dường như Maria đã quên chính con người của mình để tất cả các giác quan, các cơ năng đều tập trung vào Chúa, ghi nhớ tất cả lời của Chúa. Hệ quả tất yếu chúng ta có thể thấy là, đàng sau sự say mê ngồi bên chân Chúa để nghe lời Người, để tâm sự với Người, Maria chắc chắn sẽ làm theo những gì Chúa truyền dạy. Chị sẽ trở nên một môn đệ nhiệt thành, ra đi làm chứng cho Thầy mình.

Ai là người thân cận của tôi?
Càng đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình tiến về Giêrusalem, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Chúa muốn thực hiện khi cương quyết đến nơi mà Người biết chắc sẽ chịu nhiều đau khổ, sỉ nhục và bị giết chết. Tin mừng hôm nay giúp chúng ta khám phá ra rằng con đường tiến về Giêrusalem của Chúa nhất thiết phải là con đường của tình yêu, con đường của cảm thông và chia sẻ với đồng loại. Với dụ ngôn người Samari tốt lành, hẳn Chúa Giêsu muốn mở ra cho chúng ta giới luật yêu thương đồng loại cách nhưng không.

Này Thầy sai anh em đi…
Chúa Giêsu đã không ngần ngại loan báo cho các môn đệ biết trước những gian nan khốn khó đang sẵn chờ các ông ở phía trước. Hành trình của các ông ra đi được ví như “chiên con đi vào giữa bầy sói”. Sứ giả của Thiên Chúa một khi phục mệnh ra đi thì cần phải chấp nhận đi vào những hoàn cảnh khó khăn và thử thách, đi đến những nơi mình không muốn, và ngay cả liều mất mạng sống nữa. Họ chấp nhận những thử thách gian lao, là vì, đối với họ, niềm vui chính là được chính Chúa Giêsu tin tưởng trao phó cho công việc loan báo sứ điệp Tin mừng- sứ điệp của tình yêu.

Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Giữa nơi hoang vắng, ngày lại sắp tàn và với một lượng người quá đông đã khiến các môn đệ lo lắng. Các ông lo lắng là phải. Bởi các ông biết rằng đối với đám đông, các ông cũng có một vai trò nhất định nào đấy. Một điều dễ hiểu là để lời Thầy được thính giả lãnh hội thì công việc của các môn đệ trong vấn đề tổ chức chẳng dễ dàng gì. Chính vì thế, giữa đồng không hiu quạnh, các ông lo cho số phận của năm ngàn con người sẽ ra sao khi đêm về mà không có gì lót dạ. Lương thực dự trữ bấy giờ chỉ vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Thật chẳng thấm vào đâu với số người quá đông như thế. Vì thế, theo các ông, cách tốt nhất là giải tán đám đông, cho họ về nhà, nhẹ gánh nặng, thầy trò còn có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc. Hợp lý quá đi chứ. Nhưng Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. “Chính anh em hãy cho họ ăn”.

Chân lý toàn vẹn
Công việc của Chúa Thánh Thần như thế đã rõ. Sứ vụ Người là giải thích, là một “ký giả trung thành”, không thêm gì và cũng không bớt gì đàng sau những giáo huấn và cuộc đời của Chúa Giêsu ở trần gian này. Mục đích của công việc này là nhằm dẫn đưa các môn đệ tìm đến “chân lý toàn vẹn”.

Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Hoa trái của Chúa Thánh Thần chính là bình an và sự tha thứ. Tiếng nói của Chúa Thánh Thần chính là ngôn ngữ của tình yêu sẽ nối kết tất cả nên một. Từ nay, sứ mạng của Giáo hội chính là đi đến muôn dân để rao giảng về một Đức Kytô chịu đóng đinh, làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa lòng thế giới với sự trợ giúp cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần.

Bàn tay giơ ra để chúc lành
Biến cố Thăng Thiên không chỉ cho thấy công trình cứu chuộc như lời Kinh thánh loan báo đã hoàn thành mà còn là thời điểm làm cho tất cả mọi người nhận ra những lầm lỗi của mình, ăn năn sám hối để hưởng nhờ ơn tha thứ của Thiên Chúa; biến cố Thăng Thiên không chỉ là lúc Chúa Kytô Phục sinh trao trách nhiệm rao giảng cho các môn đệ mà còn là thời điểm đánh dấu những hoạt động truyền giáo cho muôn dân của các ông sau này; biến cố Thăng Thiên không chỉ là một lời hứa, một lời chúc phúc nhưng còn là một sự hiện diện, một sức mạnh của Chúa Kytô làm cho các môn đệ hoan hỷ, không ngớt lời tụng ca Thiên Chúa và giúp các ông trở nên can đảm và nhiệt huyết hơn trong sứ vụ chứng nhân Tin mừng.

Thầy để lại bình an cho anh em
Có bình an của Chúa Kytô, có sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, điều đó thật rõ ràng, vấn đề ở chỗ chúng ta có biết đón nhận những ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa ban tặng để làm nảy sinh hoa trái trong đời sống hiện tại hay không, tất cả đều nằm trong tầm tay của chúng ta. Thật vậy, khi chúng ta biết đón nhận nhận bình an từ chính Chúa Kytô, biết lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, hiệu quả tất yếu sẽ làm nảy sinh trong tâm hồn chúng ta chính là lòng yêu mến.

Yêu như Thầy đã yêu
  Yêu như Thầy đã yêu là gì? Thật ra liên từ “như” ở đây không chỉ là sự so sánh mà đó còn là sự thể hiện cội nguồn của tình yêu xuất phát từ chính Chúa. Chúa Giêsu muốn các môn đệ yêu thương nhau không phải bằng một tình yêu “đầu môi chót lưỡi”, “trên mây trên gió”, lãng mạn, xa rời thực tế mà là một tình yêu được kín múc trong tình yêu của Chúa. Chính Chúa đã đi bước trước để thể hiện tình yêu đối với nhân loại và Người muốn các môn đệ hãy làm phát sinh hoa trái tình yêu đó nơi anh em mình. Tình yêu của Người được diễn tả cách sống động và cụ thể. Chúng ta có thể thấy cuộc đời của Chúa Giêsu chính là một cuộc hành trình ra khơi, đi đến với người nghèo khó, bệnh hoạn và tội lỗi.

Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Chiên tôi thì nghe tiếng tôi”. Nghe ở đây có nghĩa là gì? Trong thực tế, chúng ta thấy chiên là một loài động vật rất “nhạy” với tiếng của chủ. Nơi đồng cỏ, chúng có thể đi tứ tán khắp nơi, xen lẫn với các con chiên khác thuộc những chủ khác nhau để ăn uống, nhưng khi chiều về, chúng luôn nghe theo tiếng nói của chủ chăn để đi theo anh về chuồng mà không lạc sang bầy đàn khác.

“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Để quy tụ mọi dân tộc, mọi giống nòi về một Giáo hội duy nhất, điều Chúa Giêsu muốn là phải có một người dẫn dắt đoàn chiên như lòng Chúa ước mong, người đó không ai khác, lại chính là Phêrô – vị tông đồ có không ít những lỗi lầm. Chúng ta thấy là, để được Đấng Phục sinh long trọng xác nhận tư cách là thủ lãnh để lãnh nhận sứ mệnh tông đồ đặc biệt thì điều kiện tiên quyết không phải là “văn hay chữ tốt”, “tài đức vẹn toàn” mà chỉ được gói gọn trong hai chữ “yêu mến” mà thôi : “Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”

Bình an cho anh em

Ông thấy và tin
Chúa nhật Phục Sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta cùng đồng hành với những chứng nhân đầu tiên là Maria Mađala, Phêrô và Gioan xung quanh sự kiện ngôi mộ trống và cùng với họ khám phá ý nghĩa của phía sau sự kiện này là gì.

Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chiêm ngắm đường Thương khó Chúa là dịp để mỗi người chúng ta đồng hành và chia sẻ những đớn đau mà Chúa phải trải qua trên đường Thập giá; là dịp để chúng ta nhận ra tình yêu, lòng bao dung và sự tha thứ Chúa dành cho con người. Chúng ta cũng được mời gọi bước theo Thầy Chí Thánh trong vâng phục và yêu thương để rao giảng và làm chứng cho thế giới này biết thế nào là tình yêu đích thực, tình yêu tự hiến mà Thiên Chúa ưu ái dành cho nhân loại.   

Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
 Những người Pharisêu và nhóm Kinh sư vốn từ lâu đã không ưa gì cách giáo huấn và việc làm của Chúa Giêsu, họ tìm mọi cách để có thể cáo buộc Người. Dịp may hiếm có đã đến, khi Chúa Giêsu trở lại Đền thờ để giảng dạy dân chúng sau một đêm ở trên núi Ôliu. Ngay tại Đền thờ, họ điệu một phụ nữ bị cho là phạm tội ngoại tình tới gặp Chúa Giêsu để xin Người xét xử.  Đây là một chiêu bài rất nham hiểm của bọn Pharisêu và Kinh sư hòng đạt được mục đích khử trừ nhân vật mà họ cho rằng ngày càng ảnh hưởng dân chúng, đe doạ quyền uy của họ. Chúng ta hãy xem Chúa Giêsu hoá giải cái bẫy này như thế nào.
  

Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ

Xin để lại năm nay nữa…
Thiên Chúa chúng ta là thế. Người luôn nhân hậu và kiên nhẫn. Người luôn yêu thương chúng ta bất luận chúng ta là ai và tình trạng của chúng ta như thế nào. Như người cha, Thiên Chúa luôn nhẫn nại chờ đợi chúng ta, mong ước chúng ta nhận ra những lầm lỗi để trở về với Người trong tình yêu. Vấn đề ở chỗ chúng ta có nhận thức được đây là thời hạn sau cùng mà Thiên Chúa dành cho chúng ta trước khi Người ra tay “đốn” những cây vả vô dụng vì không biết sinh hoa trái.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [2/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!