Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phaolô Phạm Xuân Khôi

Bài Giáo Lý Thứ 8 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa
“Phụng vụ Lời Chúa là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tám của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 31 tháng 1, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ĐTC giải thích về Phụng Vụ Lời Chúa: “Trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng… Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành.”.

Bài Giáo Lý Thứ 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Kinh Vinh Danh và Lời Nguyện Nhập Lễ (The Collect).
 

“Nguyện xin phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ bảy của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 10 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican.  Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Vinh Danh, và đặc biệt là về ý nghĩa của Lời Nguyện Nhập Lễ (The Collect) và giây phút im lặng trước Lời Nguyện này: “Với lời mời ‘Chúng ta hãy cầu nguyện’, vị linh mục khuyên nhủ dân chúng cùng hồi tâm với ngài trong một lúc im lặng để ý thức rằng mình đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa và mỗi người nói lên trong lòng mình những ý chỉ riêng mà với chúng họ tham dự Thánh Lễ…. Nếu không có phút im lặng này, chúng ta có nguy cơ bỏ qua việc hồi tâm của linh hồn”. Ngài kết luận rằng các Lời Nguyện này chứa đầy ý nghĩa, và chúng ta có thể suy niệm chúng ngoài Thánh Lễ để “học cách hướng về Thiên Chúa ra sao, cầu xin gì, sử dụng những lời nào” vá gọi phụng vụ là “trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”.

Bài Giáo Lý Thứ 6 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Cử Chỉ Sám Hối
 

“Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 3 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican.  Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của Cử Chỉ Sám Hối: Cử chỉ sám hối “củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình….  Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ”.

Bài Giáo Lý Thứ 5 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Nghi Thức Đầu Lễ
 Những cử chỉ này, … là những cử chỉ rất quan trọng bởi vì chúng diễn tả ngay từ ban đầu rằng Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ yêu thương với Đức Kitô.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ năm của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 20 tháng 12, 2017 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican.  Hôm nay ĐTC giải thích về Nghi Thức Đầu Lễ: “Mục đích của chúng … là để đảm bảo ‘rằng các tín hữu đến với nhau, hợp thành một cộng đồng, và chuẩn bị chính mình để lắng nghe Lời Chúa với đức tin và cử hành Thánh Lễ một cách xứng đáng’”.

Bài Giáo Lý Thứ 4 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Tại sao phải Tham Dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật
“Cuộc gặp gỡ Chúa vào ngày Chúa Nhật ban cho chúng ta sức mạnh để sống ngày hôm nay với niềm tin cậy và can đảm, và tiến bước với niềm hy vọng.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tư của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 13 tháng 12, 2017 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích tại sao chúng ta phải tham dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật: “Chúng ta cần phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật bởi vì chỉ với ân sủng của Chúa Giêsu, với sự hiện diện sống động của Người trong chúng ta và giữa chúng ta, mà chúng ta mới có thể thực thi giáo huấn của Người, và như vậy là các nhân chứng đáng tin cậy của Người”.

Bài Giáo Lý Thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô
 “Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn.

Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Thánh Lễ là Kinh Nguyện
 Thánh Lễ “là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 15 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Ngài nói rằng “Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất, do đó chúng ta không được nói chuyện hay chụp hình trong Thánh Lễ, mà phải chú t6am vào cuộc gặp gỡ với Chúa để Người phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa.”.

Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Dẫn Nhập vào Thánh Lễ
Chúng ta… phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 8 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Loạt bài giáo lý này rất quan trọng vì Thánh Thể là “trái tim” của Hội Thánh. ĐTC nói rằng chúng ta “phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”;  đồng thời “lớn lên trong sự hiểu biết … về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể”.

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô Gửi Các Tham Dự Viên Buổi Hội Thảo Quốc Tế về Việc Dạy Giáo Lý 2017
 Dưới đây là bản phỏng dịch Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên Buổi Hội Thảo Quốc Tế về việc Dạy Giáo Lý 2017 được tổ chức tại Buenos Aires, từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 7 năm 2017.  Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “việc Dạy Giáo Lý không phải là một ‘công việc’ hoặc một nhiệm vụ ở ngoài con người của giáo lý viên, mà là ‘giáo lý viên’ và tất cả cuộc sống xoay quanh nhiệm vụ này”.  Nguyên văn tiếng Ý được đăng tại http://w2.vatican.va/content/francesco/it/messages/pont-messages/2017/documents/papa-francesco_20170705_messaggio-simposiocatechesi-argentina.html

Tất Cả Mọi Người Phải Trở Thành Môn Đệ Truyền Giáo
 Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Môn Đệ Truyền Giáo”, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bàiNo one is exempt from call to be missionary disciple” của Đức Cha Michael Mulvey, Giám Mục Giáo Phận Corpus Christ, Texas. Trong bài này Đức Cha nói: “Hội Thánh ngày nay cần các môn đệ có một sự hiểu biết và lòng nhiệt thành để trở thành các nhà truyền giáo”.  Tất cảchúng ta được mời gọi làm chứng và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho những người khác..., để giúp mở cánh cửa ân sủng cho những người đã xa lìa Hội Thánh và Thiên Chúa vì bất cứ lý do nào”.  Nhưng chúng ta phải “trước hết sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng và chia sẻ sứ điệp ấy không chỉ bằng cách lặp lại các lời của Tin Mừng, mà bằng hoa quả của việc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong những lời ấy và ảnh hưởng của Người trong cuộc sống của mình”.  Ngài mời gọi mọi người hãy “xét lại bằng một cách mới mẻ tất cả những gì chúng ta nói và làm trong việc làm chứng và công bố Đức Kitô”.  Ngài kết luận rằng “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm mang Đức Kitô đến cho người khác.  Không ai được miễn chước lời mời gọi này”.  Bài này được đăng trên South Texas Catholic ngày 1 tháng 5 năm 2014: https://southtexascatholic.com/news/no-one-is-exempt-from-call-to-be-missionary-disciple.

Sự Khác Biệt giữa Truyền Giáo, Cải Đạo và Phúc Âm Hóa
Sau khi giới thiệu chủ đề Sống như Môn Đệ Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bài trước, có một số người thắc mắc là “Tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra những điều mâu thuẫn: Nếu ngài khuyến khích chúng ta làm môn đệ truyền giáo, thì tại sao gần đây ngài lại tuyên bố rằng ‘người Công Giáo không cần phải truyền giáo vì tryền giáo là một tội nặng’”?  Thực ra, đây là một hiểu lầm vì cách chuyển dịch không chính xác những từ ngữ chuyên môn liên quan đến việc truyền giáo.  Để tránh hiểu lầm, chúng tôi thấy cần phải phân tích ý nghĩa của một số từ chuyên môn như các từ “cải đạo”, “trở lại đạo”, truyền giáo, Phúc Âm (hay Tin Mừng) hóa và Tân Phúc Âm Hóa trước khi tiếp tục trình bày về việc Làm Môn Đệ Truyền Giáo.

Sống như Môn Đệ Truyền Giáo
Năm nay Hội Thánh Hoa Kỳ mừng Chúa Nhật Giáo Lý vào ngày 17 tháng 9 với chủ đề “Sống như Môn Đệ Truyền Giáo”.  Bài này phản ảnh suy tư của tác giả về chủ đề này, đặc biệt trong bối cảnh các giáo xứ và cộng đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ dựa trên các giáo huấn của Huấn Quyền.  Đây là bài thứ nhất trong loạt bài về Phúc Âm hoá và Truyền Giáo của tác giả.

Sứ điệp cho Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2017 - Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
Dưới đây là bản dịch sứ điệp cho Khánh Nhật Thế giới Truyền Giáo 2017, được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10.  Sứ điệp của Đức Thánh Cha được Tòa Thánh phát hành vào Chúa Nhật, mùng 4 tháng 6 2017.

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Vai Trò Truyền Giáo của Gia Đình
“Ở đâu có tình thương yêu gia đình, ở đó phát sinh những cử chỉ từ con tim, là những cử chỉ hùng hồn hơn những lời nói.  Những cử chỉ của tình yêu.... Nơi nào có một gia đình với tình yêu, thì gia đình ấy có thể sười ấm trái tim của toàn thể thành phố bằng chứng từ tình yêu của mình.”  ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Cầu Nguyện trong Gia Đình
“Nếu tình yêu đối với Thiên Chúa không thắp lên ngọn lửa, thì tinh thần cầu nguyện không sưởi ấm thời gian được.… Một tâm hồn được tình yêu đối với Thiên Chúa cư ngụ biến ngay cả một tư tưởng không lời, hay một lời khẩn cầu trước một ảnh thánh, hoặc một nụ hôn gửi đến nhà thờ, thành lời cầu nguyện.” ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Việc Làm
“Việc làm, như người ta thường nói, là điều cần thiết để nuôi nấng gia đình, dưỡng dục con cái và đảm bảo cho những người thân yêu của mình một đời sống xứng đáng… Công việc… là điều đặc trưng của con người.  Nó biểu hiện phẩm giá được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa.  Vì thế mà người ta cho công việc là thánh thiêng.” ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Các Ngày Lễ trong Gia Đình
“Thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, được dành riêng cho chúng ta để chúng ta có thể tận hưởng điều không thể sản xuất và không thể tiêu thụ và không thể mua bán được… Ngày lễ là một món quà quý giá của Thiên Chúa; một món quà quý giá mà Thiên Chúa tạo thành cho gia đình nhân loại: Chúng ta đừng làm hỏng nó!”  ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Những Vết Thương trong Gia Đình (bài 2)
“Chúng ta cần có lòng hiếu khách huynh đệ và chu đáo, tình yêu và sự thật, đối với những người đã được rửa tội nhưng đã thiết lập một mối quan hệ mới sau thất bại của cuộc hôn nhân bí tích; thực ra, những người này không bị rút phép thông: không bị vạ tuyệt thông!  Và chúng ta không bao giờ được đối xử với họ như vậy: họ luôn luôn là phần tử của Hội Thánh” ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Những Vết Thương trong Gia Đình
“Khi người lớn mất bình tĩnh, khi mỗi người chỉ nghĩ đến mình, khi bố mẹ làm sự dữ, linh hồn con cái bị ảnh hưởng rất nhiều, nó phải gánh chịu một cảm giác tuyệt vọng.  Và đó là những vết thương để lại một vết hằn suốt đời.” ĐTC Phanxicô

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Cái Chết trong Gia Đình
“Mỗi khi một gia đình gặp tang tóc - thậm chí tang tóc khủng khiếp – họ tìm thấy sức mạnh để bảo vệ đức tin và đức mến là những điều liên kết chúng ta với những người mà chúng ta yêu thương, nó ngăn chặn không cho sự chết lấy đi tất cả mọi sự.”   ĐTC Phanxicô

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [4/12]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!