Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Vĩnh Sang, DCCT

GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ (Lấy lại tên một cuốn sách của Nhã Ca – 1968)
Tôi vừa rời Huế để trở lại thành phố. Sàigòn ấm áp làm dễ chịu hơn cái lạnh, cái mưa, cái giá rét của Huế. Những hình ảnh quen thuộc của Huế cứ quyến luyến đến nao lòng. Trong đoàn đi làm việc ở Huế những ngày qua có hai Nữ Tu, đến Huế, sống vài ngày ở Huế, tiếp xúc với người Huế nhất là với phu nữ Huế, các chị chia sẻ: sau chuyến đi này chúng con phải thay đổi, ôi phụ nữ Huế sao dịu dàng, nhỏ nhẹ và dễ thương làm sao! Cái dễ thương, dịu dàng, tiếng nói ngọt lịm của phụ nữ Huế là điều đương nhiên không chối cãi.

PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN
“Phá cường địch, báo hoàng ân” là sáu chữ thêu trên cờ của một danh tướng Việt Nam, Trần Quốc Toản. Điều đặc biệt là vị danh tướng này không nằm trong quân lực của chính quyền Việt Nam thời đó (Thế kỷ thứ 13), khi khởi nghĩa chống xâm lăng, Trần Quốc Toản mới chỉ 16 tuổi, và bị đuổi ra ngoài cuộc họp bàn việc nước có tên là Bình Than vì còn nhỏ tuổi.

SẼ CHẲNG QUÊN BAO GIỜ
Mấy ngày nay tôi loay hoay với nhiều cảm xúc, không biết giữa bề bộn các vấn đề, chúng ta sẽ cùng chia sẻ đề tài nào. Những chuyện đang diễn ra chung quanh chúng ta, một phần có lẽ do mạng Facebook với những thông tin tràn ngập, những bình luận đủ chiều làm rối loạn suy nghĩ chăng?

QUYỀN LỰC
Với ngày lễ Chúa Hiển Linh, Phụng Vụ chấm dứt Mùa Giáng Sinh để bước sang Mùa Thường Niên với những sinh hoạt thường niên của Phụng Vụ, đầu vậy, không khí Giáng Sinh vẫn còn tồn tại nhiều nơi, không chỉ trong lòng người nhưng còn nơi mọi công trình ngoài xã hội, vẫn còn những giai điệu Thánh Ca Giáng Sinh vang lên đó đây, vẫn còn ánh đèn màu khắp ngang cùng ngõ hẻm, vẫn còn cây thông phủ đầy tuyết trắng giữa sảnh của các khách sạn, vẫn còn những hang đá chưa dỡ bỏ như còn nuối tiếc tâm tình mùa thánh thiện này…

RỪNG LÀ NHÀ
Trong mối tương quan với các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc miền cao nguyên, nghiên cứu và kinh nghiệm cho chúng ta một sự thật, đó là họ gắn với nùi rừng, hay có thể nói rừng là nhà của họ. một cảm giác mà bất cứ ai thuộc các sắc tộc miền cao đều có khi về thành phố, đó là cảm giác nhớ rừng.

MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
 Tận dụng những ngày sau Lễ Giáng Sinh, các sinh hoạt trong sân Nhà Thờ Kỳ Đồng tạm ngưng, nhóm Linh Mục phòng Công Lý và Hòa Bình, DCCT Sàigòn, tổ chức họp mặt sinh hoạt trao quà xuân với một số Thương Phế Binh VNCH thuộc vùng Sàigòn và các tỉnh phụ cận. Theo tin từ phòng Công Lý và Hòa Bình loan báo, có khoảng trên 6.000 ông ghi danh tham dự chương trình “Tri Ân TPB – VNCH” do Phòng Công Lý và Hòa Bình tổ chức, lần họp mặt này dành cho khoảng trên 4.000 ông. Trên 700 ông vùng miền Trung (từ Phú Yên trở ra Quảng Trị) vì đường xa và sức khỏe yếu kém nên các cha sẽ đến tận nơi để trao quà cho các ông, cùng lúc thăm nhà, xem xét hầu có những hỗ trợ cần thiết. Khoảng hơn 1.000 ông khác rải rác ở các vùng xa thuộc miền Nam hay Đông Nam, hoặc vì yếu sức không đến được, hoặc vì không liên lạc được, các ông vì nghèo nên thường dùng sim khuyến mãi, dùng hết tài khoản rồi bỏ nên số điện thoại thay đổi liên tục, hoặc vì phải di chuyển chỗ ở nên mất liên lạc với người thường dùng nhờ điện thoại, các cha cũng sẽ tổ chức đến nơi để trao quà. Nhưng dầu sao được họp mặt, ca hát và tâm sự với nhau trực tiếp tại DCCT vẫn là điều các ông yêu thích.

LẠI MỘT NOEL NỮA…
Những điệu nhạc du dương tình cảm dạt dào mùa Giáng Sinh đã văng vẳng bên tai, những bóng dáng ánh đèn màu rực rỡ đã xuất hiện trên đường phố, nơi các cửa hiệu, nơi những chốn vui chơi giải trí. Tất cả đều rộn ràng báo hiệu mùa Giáng Sinh, mùa Hồng Ân.

GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
Từ ngày mạng thông tin xã hội phát triển tại Việt Nam, chúng ta từng chứng kiến những cơn sốt dư luận trên các trang mạng xã hội. Một biến cố, một vấn đề nghe có vẻ rất ngang ngược xảy ra, người ta đưa lên các trang mạng, thế là bao nhiêu là các lời bình phẩm, tranh luận thậm chí cả phê phán gay gắt, xuất hiện gây ra như một cơn bão dư luận, hầu như mọi người đều chú tâm vào đấy.

"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"
Năm 2018, Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam được tuyên phong hiển thánh. Một biến cố quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam, những ai đã sống qua thời kỳ ấy (1998), dù hệ thống thông tin lúc đó không mở như bây giờ nhưng bầu khí căng thẳng trong Giáo Hội hẳn vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người, đó là trí nhớ. Nhưng lịch sử không phải là trí nhớ, mà lịch sự thì khách quan, ghi chép đầy đủ và phơi bày sự thật của nó. Chúng ta đã thấy lịch sử trả lại sự thật cho con người, chẳng có gì bưng bít hoặc bóp méo bằng sự xảo trá mà lại không bị lộ diện.

TRỜI HÀNH HAY NGƯỜI HÀNH?
Năm nay, cơn bão số 12, rồi 13 vừa thổi qua miền Trung gây biết bao thiệt hại về nhà cửa, tài sản và nhân mạng, bão chưa tan thì lũ lại về, cái gì tai? Thiên tai hay nhân tai? Lại đổ vỡ, tan hoang, mất mát, tang tóc... Những người có tránh nhiệm tiếp tục lẩn trốn, không một ai chịu trách nhiệm, thậm chí họ còn đẩy mạnh các sinh hoạt khác, các hội nghị khác, không ăn nhập và hoàn toàn vô cảm với nỗi đau đang oằn trên lưng dân nghèo miền Trung, cái vô cảm trong những lời phát biểu như cú đấm chứ không phải cái tát vào mặt đồng bào nữa.

"XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"
Giữa một xã hội Việt Nam hôm nay đầy thương tích, như thương tích trên cơ thể Đấng Cứu Thế, từ khi nào Thiên Chúa đã an bài cho Dòng Chúa Cứu Thế gieo mầm và nảy sinh, thì chính mỗi Tu Sĩ DCCT có còn trung tín với ơn gọi của mình nữa chăng? Có còn lý do để hiện diện nữa không? Sinh nhật thứ 285 của Nhà Dòng là một dịp xem xét và biện phân dưới ánh sáng đặc sủng. Xin chia sẻ với bạn đọc với lời thỉnh cầu mọi người thêm lời cầu nguyện cũng như thêm gắn bó đồng hành với anh em DCCT chúng tôi.

CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Năm 1977, vùng truyền giáo cho người dân tộc thiểu số mà chúng tôi dấn thân bị xóa sổ sau một trận nổi loạn của một nhóm anh em dân tộc có vũ trang. Anh em Tu Sĩ Linh Mục chúng tôi, kẻ bị bắt ngồi tù, kẻ bị quản thúc tại nhà dân, nhiều chị em Nữ Tu bị bắt, bị kết án, các cộng đoàn Nữ Tu bị giải tán, Bản thân tôi thì chạy về được Sàigòn bình an. Có một nhóm chạy dạt về Bến Thủ, Long An, là quê của một vị Nữ Tu đứng tuổi, cùng đi với chị là một vị Nữ Tu già, cả cuộc đời dấn thân và yêu thương người dân tộc.

MÙA HỘI TÌNH THƯƠNG
Hằng năm, cứ vào tháng 11, người Công Giáo tận hưởng một mùa sinh hoạt tôn giáo thú vị, đầy nghĩa tình. Mùa này khởi đi từ ngày 1 tháng 11, ngày lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa, ngày tôn vinh tất cả những con người đã cống hiến cuộc đời của mình cho Thiên Chúa và tha nhân, đã trung tín và đã đi đến cùng cuộc đời trong ơn nghĩa Chúa. Kính Thánh nói họ là những người “đi qua những đau khổ lớn lao mà đến” và Kinh Thánh cũng nói họ “đông vô số kể, từ muôn nước muôn dân”.

PHÚC ĐỨC NƠI NÀO MÀ ĐỂ CẦU AO RÁCH NÁT?
Cha tôi xuất thân từ vùng quê đồng bằng sông Hồng, sinh ra và lớn lên trên ruộng lúa, cả tuổi trẻ chân lấm tay bùn lăn lóc ở những vuông đất nghèo kiệt. Năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, cha tôi thoát vội vàng ra khỏi xóm làng bởi những cuộc truy đuổi, người thanh niên trẻ bỏ lại vợ con lang thang lên đất Hà Nội, ở đó, nỗi tủi buồn vì nghèo và mù chữ dằn vặt ông mỗi ngày. Năm 1954 di cư vào Nam, nhờ hệ thống giáo dục của Cụ Ngô, cha tôi cắp sách đến trường khi tóc bắt đầu điểm sương, ông đi về mỗi tối từ các lớp Bình Dân Học Vụ, kiên trì từ giã nỗi nhục để bước vào con đường tri thức.

"THÔI! ĐỪNG LỪA DỐI NHAU LÀM GÌ!"
Trong những ngày vừa qua, báo chí nước ngoài loan tin một quan chức Việt Nam trong chuyến công du tại Nhật đã ăn cắp hàng trong một siêu thị, hình ảnh được camera của siêu thị ghi nhận, viên chức này đã bị cảnh sát lưu giữ, Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Nhật đã bảo lãnh cho viên chức này được tự do. Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ việc xảy ra ở Nhật cũng như nhiều nơi trên thế giới, thậm chí có trường hợp tái phạm vẫn được Tòa Đại Sứ bảo lãnh với giấy chứng nhận bị tâm thần, nhưng trở về nước vẫn được thăng chức trong một cơ quan hoạt động về văn hóa nghệ thuật!

HỌ DẠY THÌ LÀM, HỌ HÀNH ĐỘNG THÌ ĐỪNG LÀM THEO !
Các bài đọc Tin Mừng từ cuối tuần 21 sang đến giữa tuần 22 Thường Niên ( Tin Mừng theo Thánh Mátthêu chương 23 và 24 ) cho ta những lời khuyên dạy việc ăn ở ngay lành, trung thực, và có trách nhiệm. Trước khi đưa ra những lời khuyên đối với người tin, Chúa Giêsu hướng về hàng lãnh đạo, những bậc cha thầy trong dân để tỏ rõ thái độ lên án mạnh mẽ không chấp nhận lối sống giả hình, chỉ môi miệng bề ngoài, gian tham và hiểm ác. Chúa mắng đến 7 lần: "Khốn cho các người…" Chúa dùng những hình ảnh như mồ mả tô vôi để nói về thói xảo ngôn của họ.

"HÃY CỨ ĐỂ MẶC CHÚNG TÔI LÀM NÔ LỆ…"
Trong tháng 7 năm 2017 thuộc tuần 15 và 16 Thường Niên, chúng ta nghe các bài đọc một trong Thánh Lễ mỗi ngày trích trong sách Xuất Hành, đặc biệt là các bài tường thuật về cuộc chiến đấu của dân Israel với người Ai Cập.

"BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?" (Lc 1, 43)
Hằng năm, cứ vào những ngày cuối tháng sáu, mọi Đền Thờ, mọi Nhà Thờ, mọi cộng đoàn DCCT trên khắp thế giới, cách riêng tại Việt Nam lại rộn ràng với những sinh hoạt mừng kính bức Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Năm 2016, Hội DCCT đã tổ chức mừng 150 năm kỷ niệm ngày Đức Thánh Cha Pio IX trao bức Linh Ảnh này cho Hội Dòng với lời nhắn nhủ: “Hãy làm cho mọi người biết Mẹ”.

"NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI…" (Tựa đề một tình ca của Phạm Đình Chương)
Chiều thứ ba ngày 2 tháng Năm, tôi có một buổi chiều tối với các em con người chú, chú và thím đã qua đời cách đây vài năm, các em muốn tôi thăm gia đình để họp mặt và chia sẻ tình thương với nhau, cho con cháu biết và có dịp gặp gỡ bác. Cô con gái lớn của chú làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn trong thành phố đã nghỉ hưu, hiện đang làm theo hợp đồng. Thế nhưng buổi họp mặt phải ngưng lại sớm vì các em cùng bạn bè gọi nhau ra phi trường đón thi hài cha giáo Giuse Maria Đỗ Đình Ánh. Sở dĩ có việc này vì các em từng là những giáo lý viên của Giáo Xứ thời cha giáo Giuse Maria Đỗ Đình Ánh lãnh sứ vụ Linh Mục rồi về làm phó xứ phụ trách Thiếu Nhi và Giáo Lý.

UNG THƯ
Tuần qua, mấy người bạn cũ thuở trung học gọi điện báo tin một anh đang bệnh nặng tại Bệnh Viện Ung Bướu, gia đình cần gặp tôi để lo cho anh những giờ phút cuối vì anh là người Công Giáo, tôi vội vã lên xe một người bạn đón để đến ngay bệnh viện. Mấy tháng trước, nhân dịp một anh bạn khác từ Mỹ về, bọn chúng tôi có gặp nhau, trông anh còn khỏe mạnh, anh còn bảo với mọi người là chắc đã vượt qua căn bệnh ung thư bao tử, ai ngờ bây giờ bệnh tái phát và nặng hơn.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [2/21]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!