Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
HY. Phạm Minh Mẫn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của HY. Phạm Minh Mẫn

THƯ CHÚC XUÂN NĂM THÁNH VÀ XUÂN CANH DẦN
  Đối thoại chính thực không phải là tiếng nói của thế lực hay bạo lực, mà là tiếng nói của tình huynh đệ và tinh thần trách nhiệm liên đới, nhằm đi đến hợp tác xây dựng công ích cho mọi người.  Kinh nghiệm cho thấy đối thoại là con đường mới mẻ, đồng thời cũng đầy trở ngại.  Trở ngại lớn nhất, ngoài tư kiến và tư lợi, là tính đối kháng cố hữu trong mỗi người, cùng những hậu quả đau thương của hành vi đối đầu kéo dài trong lịch sử. 

THƯ CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI
Nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh và Năm Mới, chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa về mọi ân ban, và bày tỏ lòng chân thành biết ơn đối với những thành viên quá cố đã dày công xây dựng ngôi nhà giáo phận, cũng như đối với mọi người đang làm nên gia đình giáo phận hôm nay trong Thành phố nầy.  Chúng ta hãy đi đến gặp gỡ Chúa, tạ ơn Ngài, và khẩn cầu xin Ngài thương ban ơn cho mọi người, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, biết quan tâm củng cố tình huynh đệ liên đới trong gia đình giáo phận, nhằm giúp nhau vượt mọi khó khăn và bất đồng, mọi gian truân cùng thử thách trong cuộc sống, đồng thời tạo cơ hội cho nhau tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, góp phần vào sự phát triển toàn diện con người cùng quê hương đất nước, đặc biệt trong Năm Thánh 2010.        

ĐHY Phạm Minh Mẫn trả lời phỏng vấn, và một số tư liệu có liên quan
Tôi nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng có thể có những bất đồng.  Nhưng tôi hy vọng rằng qua đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự thật, dần dần đôi bên hiểu nhau hơn, và cùng nhau vượt qua những bất đồng trong tình làng nghĩa xóm.  Ngày 4.12.2009, tôi có phổ biến bản tin "Tìm hiểu dư luận, bình luận, nhận định về Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI và Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý", nhằm góp phần vào sự hiểu biết nhau hơn (xem bản văn I đính kèm).

Tài Liệu Năm Thánh của TGP Saigon (gồm Lời Chủ Chăn 6.11.2009 và 6 phần hướng dẫn)
Thưa anh chị em, Trong Lời Chủ Chăn 18.10.2009, theo Thư Công bố Năm Thánh 2010 của HĐGM.VN, tôi đã ghi lại những điều cần làm trong việc chuẩn bị (Tuần Cửu Nhật) cũng như trong việc cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin, và sống đức tin trong Năm Thánh 2010.  Trong Lời Chủ Chăn tháng này, tôi đề nghị (1) cử hành Tuần Cửu Nhật chuẩn bị Năm Thánh ; (2) thể thức cùng ý nghĩa mục đích cử hành Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại giáo phận cũng như tại các giáo hạt và giáo xứ,  (3) và những việc cần làm trong Năm Thánh 2010.  ...File kèm Attach file

LỜI CHỦ CHĂN 18.10.2009 (TGP Saigon)

Năm Thánh 2010 và sự phát triển con người cùng Giáo Hội và xã hội
Năm 2010 đánh dấu kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Saigon. Mục đích của việc cử hành Năm Thánh 2010 là tạo cơ hội cho mỗi người kitô hữu Việt Nam nhìn lại hồng ân cứu độ mà Cha trên trời đã thương ban cho Giáo Hội tại VN để dâng lên Ba Ngôi Thiên Chúa lòng hiếu thảo cảm mến tạ ơn, cùng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với các bậc tiền nhân và chứng nhân đức tin đã dày công vun đắp nên gia đình Giáo Hội ngày nay.  Đồng thời cũng nhìn tới sự tồn tại và phát triển của Giáo Hội ở ngày mai, mọi người trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam, với tấm lòng hiếu thảo và biết ơn đó, hiệp ý cùng nhau khẩn cầu Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, thương ban ơn giúp sức cho mỗi người ý thức và quyết tâm chủ động xây dựng và phát triển bản thân cùng Giáo Hội và xã hội theo như lòng Chúa mong muốn.

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN VẸN
Đức Thánh Cha cũng lưu ý, trong tình hình thế giới hôm nay với những vấn đề nghiêm trọng và những khủng hoảng trầm trọng bao trùm phần lớn nhân loại trên hành tinh, công cuộc xây dựng cùng phát triển đất nước cũng như thế giới cần những con người không chỉ có kiến thức về khoa học kỹ thuật, song nhất thiết phải có cái tâm công minh chính trực, có lòng thành cùng quyết tâm phục vụ cho ích chung của cộng đồng dân tộc, cho công lý và hoà bình trong cộng đồng nhân loại.  Nói cách khác, công cuộc xây dựng và phát triển trong mọi lãnh vực sống hôm nay, cần những con người không những có cái đầu đầy kiến thức thực dụng về khoa học kỹ thuật, song đặc biệt phải có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý.

Giáo dục kitô giáo và Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội
Trong lời Chủ chăn này, tôi xin nhường lời cho Đức Thánh Cha giới thiệu về Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lý" của Ngài. 

Giáo dục đức tin sống mầu nhiệm Thánh Thể trong hoàn cảnh xã hội hôm nay

Trả lời 8 câu hỏi của cha Trần Công Nghị, VietCatholic

Lá Thư Mục Tử
Trước hết, bổn phận của người kitô hữu là cầu nguyện cho nhà cầm quyền cũng như giới hữu trách được khôn ngoan sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân và rủi ro của môi trường thiên nhiên.  Giáo Hội Công giáo đề nghị rằng trong những trạng huống mà các dữ kiện khoa học mâu thuẫn nhau hoặc dữ kiện thu thập được chưa đủ, giới hữu trách nên hành động theo nguyên lý dự phòng, nghĩa là chỉ đưa ra những quyết định tạm thời, có thể sửa đổi dựa trên những dữ liệu khoa học sau này mới biết được. 

LÁ THƯ MỤC TỬ NHÂN NGÀY QUỐC TẾ TRUYỀN THÔNG 24-5-2009
Trong khi tham gia vào công việc truyền thông, bản thân của các tín hữu cũng được trở nên phong phú hơn nhờ được thông truyền tri thức, tình yêu và sự sống mỗi ngày một nhiều hơn từ Thiên Chúa và mọi người trên hoàn cầu. Họ trở nên giống Chúa Giêsu là mẫu mực truyền thông trọn hảo, và khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể là đỉnh cao của truyền thông, họ lại được mời gọi tham gia một cách mãnh liệt hơn nữa vào việc thông truyền Lời Chúa và tình yêu của Chúa cho người khác.

Lời Chủ Chăn tháng 5.2009
Mục tử như lòng Chúa mong ước là những mục tử có các đức tính nhân bản cần thiết và đời sống thiêng liêng sâu xa, nhất là đức Aí mục tử. Khi thiết lập Năm Linh Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng nêu cao tấm gương thánh thiện của Thánh Gioan Maria Vianney cho các linh mục noi theo. Ngài là vị linh mục gắn bó mật thiết với Chúa trong đời sống cầu nguyện và chay tịnh, đồng thời hết sức nhiệt thành lo cho phần rỗi các linh hồn, đặc biệt qua việc giảng dạy giáo lý, cử hành bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà giải. Chính nhờ đó, ngài đã biến một xứ đạo nhỏ bé và khô khan nguội lạnh trở thành trung tâm hành hương, thu hút không biết bao nhiêu người đến xưng tội, cầu nguyện và được ơn hoán cải. Ngày nay Giáo Hội rất cần những mục tử thánh thiện và mẫu mực như thế. 

Người công giáo và giáo dục kitô giáo trong môi trường xã hội hôm nay
Bốn viên đá nền hay bốn trụ cột đó là bốn giá trị nền tảng từ Tin Mừng Chúa Kitô.  Bốn giá trị nền tảng từ Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô là : một là chân lý, hai là công lý, ba là tình bác ái huynh đệ liên đới và đại đồng, bốn là sự an bình và hoà bình.  Xây bốn trụ cột đó có nghĩa là chung sức thể hiện cùng chiếu toả đủ cả bốn giá trị nền tảng đó, trong đời sống gia đình, đời sống giáo hội, và đời sống xã hội hôm nay.  Bốn giá trị nền tảng đó sẽ là bốn trụ cột vững chắc chống đỡ những mái nhà nhân loại.

Lời Chủ Chăn tháng 3.2009

Lời Chủ Chăn tháng 4.2009
Công đồng Vatican II xác định phương tiện "Truyền Thông" nhằm 3 mục đích sau đây: -  Một là phổ biến và bảo vệ Chân lý, nói cách khác là loan truyền Tin Mừng Đức Giêsu Kitô là Chân Lý tròn đầy (xem Văn kiện "Truyền Thông Xã Hội", Vatican II, 1965, số 2);   -  Hai là cung cấp Giáo dục kitô giáo, cổ võ nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong cộng đồng dân tộc hôm nay (xem số 17 cùng một văn kiện); -  Ba là khai mở dòng chảy hiệp thông cho đời sống gia đình Giáo Hội, bằng cách thông đạt và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống đạo yêu thương trong gia đình giáo phận, đồng thời cũng nhằm hỗ trợ cho cả gia đình giáo phận làm chứng cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong xã hội hôm nay. 

LÁ THƯ MỤC TỬ MÙA CHAY 2009
Trong Mùa Chay này, tôi xin mỗi người trong anh chị em tiết giảm chi tiêu mua sắm và dành phần tiết giảm đó cho Quỹ Tổ chức Năm Thánh 2010. Đây vừa là cách chúng ta sống tinh thần chay tịnh trong mùa Chay, vừa là cách đóng góp cụ thể cho công việc chung của Giáo Hội. Xin anh chị em gởi phần đóng góp của mình đến các cha xứ, các cha sẽ tổng kết chung cả giáo xứ và gởi về Toà Tổng Giám Mục.

Giáo dục kitô giáo và Lời Chúa
Lịch sử loài người chứng minh: Lời Chúa là nền tảng và là định hướng, là ánh sáng và là sức mạnh cho công cuộc xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển đất nước vững bền.  Kinh nghiệm nhân loại còn xác minh : thiếu Lời Chúa, công cuộc xây dựng và phát triển trong xã hội luôn luôn để lại những tiêu cực và tệ nạn, thậm chí những phân rã và đổ vỡ.  Vì thế, ước nguyện và là lời cầu chúc chân thành của tôi là người người, nhà nhà, xây dựng cuộc đời mình, gia đình mình, xã hội đất nước của mình, theo như Lời Chúa dạy, theo đường lối yêu thương cứu độ của Đức Giêsu Kitô, theo tôn ý của Cha trên trời, là Đấng đã tạo thành mình, là người chủ và là cùng đích của lịch sử và của xã hội loài người.

Giáo dục kitô giáo và công cuộc phát triển đất nước
Đối với các thành phần nắm giữ quyền lực, thế lực, tài lực trong xã hội, địa vị càng cao càng có trách nhiệm đi đầu và dẫn đầu lòng tự trọng và lòng yêu nước hôm nay.   

Giáo dục kitô giáo, con đường xây dựng nền văn minh tình thương

[1] 1 2 3 4 [3/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!