Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gioan Lê Quang Vinh

ĐỪNG SỐNG THEO LUẬT CỦA KẺ PHÀM NHÂN
Cách đây ít năm, tôi có trách nhiệm phỏng vấn nhân viên mới cho một Công ty bảo hiểm ngoại quốc hoạt động ở Sàigòn. Một anh sinh viên mới ra trường nộp hồ sơ và được mời phỏng vấn. Sau khi anh ta đã trả lời các câu hỏi, tôi nhận thấy anh ta không đủ tiêu chuẩn, nên hỏi thêm một câu để biết đời sống tôn giáo của anh ta có giúp gì cho chính anh ta không. “Xin bạn vui lòng cho biết bạn có theo tôn giáo nào không và bạn nghĩ gì về tôn giáo?” Anh ta hăng hái nói: “Em đã học môn triết Mác Lê và biết tôn giáo là thuốc phiện mê dân. Ba mẹ em muốn em phấn đấu vào đảng như ba mẹ nên em không thích các tôn giáo”.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI DẠY GIÁO LÝ
Trong cuốn Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie viết đại ý là nên tránh chỉ trích. Nếu có phê bình thì nên giữ thể diện cho người khác và biết khen cái tốt của họ trước. Có những lúc theo tính con người, giáo lý viên thấy bực bội khi các em không học bài, quậy phá và hỗn hào. Hơn nữa, có em chẳng chịu sửa lỗi dù đã được chỉ bảo nhiều lần. Khi đó, việc chỉ trích, la mắng các em trước lớp có thể xảy ra dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta làm như thế, chúng ta đi ngược lại với đường lối rao giảng của Đức Giêsu. Người không la mắng trẻ em bao giờ. Người chỉ quở trách người lớn khi lỗi của họ nghiêm trọng, gây gương xấu lớn lao và không phù hợp với chương trình Cứu độ. 

TẢN MẠN HỘI NGỘ BA MIỀN
Đã lâu rồi, cái từ “hội họp” ở Việt nam dường như mất đi ý nghĩa cao quí. Họp cơ quan là để ngủ gật rồi nhận phong bì. Họp phê bình nội bộ là để gật đầu đồng ý. Họp mặt buổi chiều là để bia bọt và chơi bời. Tuổi choai choai họp mặt là để đua xe, quậy phá. Quần chúng “tự phát khùng” họp lại để chửi bới thoá mạ và hành hung người ngay chính. Giữa tứ bề họp hội bè cánh như  thế, bỗng có một ngày hàng năm, các nhóm những con người trẻ có trung niên có, đến với cuộc hẹn có Giêsu ở giữa, để chia sẻ cho nhau những hạt mầm mà họ đã nghe lời Giêsu mà đi gieo vãi.

MẸ LÀ NỮ VƯƠNG YÊU THƯƠNG
Một cô giáo trường Đại Học Mở Sàigòn đặt câu hỏi, cũng là câu hỏi của những người tìm hiểu thông điệp Deus Caritas Est: “Tại sao nói Đức Maria là người đang yêu?”. Đức Thánh Cha trả lời ngay cho chúng ta, ấy là vì Mẹ là  “người tin và suy nghĩ trong đức tin với tư tưởng của Thiên Chúa, ao ước với ý muốn của Thiên Chúa, nên Mẹ chỉ có thể là một người đang yêu mà thôi”. Xin được lặp lại: Thiên Chúa là Tình Yêu.

ĐỨC MARIA, CHIẾC LA BÀN KỲ DIỆU
Một lần tôi ra đề cho các em làm bài giáo lý: “Em hãy kể lại việc thiên thần Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria”. Có một em nhỏ viết thế này: “Lúc ấy, Đức Maria đang làm việc trong bếp”. Mới đọc câu trả lời này thì chắc ai cũng thấy bất ngờ vì chúng ta đã quen với việc tưởng tượng hình ảnh Đức Maria được sứ thần hiện đến báo tin trọng đại lúc Mẹ đang quì cầu nguyện. Nhưng ngẫm lại thấy em nhỏ cũng có thể có lý...

NỖI LÒNG THẤU TRỜI XANH !
Những lập luận hay luật lệ kiểu “giữ làm di tích” là phản luật và phản văn minh. Mới đây nhiều tiệm vàng ở thành phố Sàigòn này bị cướp. Chẳng lẽ lại có luật bắt để nguyên tủ kính hay cửa gỗ bị đập, bị phá để làm chứng tích tội ác kẻ cướp? Không, người dân cần làm lại từ đầu để còn sinh sống. Cứ ngẫm nghĩ nhiều việc như thế, người ta sẽ nhận ra rằng chuyện chứng tích rõ ràng chẳng hợp lý. Đó là chưa nói đến những chuyện khác phức tạp hơn.

CHIẾC VÒNG ĐEO TAY KONXOMLUH, KONTRANG - HỘI THÁNH TRÊN NÚI CAO
Đường vào nhà xứ quanh co, lầy lội giữa mùa mưa. Nhà xứ nghèo nàn nhưng đẹp kiểu nhà sàn vách gỗ mái ngói. Nhóm giáo lý viên người dân tộc thiểu số, đơn sơ chất phác, tiếng Kinh nói chưa lưu loát, nhưng lúc nào cũng thật hăng hái nhiệt thành. Cha xứ trẻ măng, hăng say và hết lòng vì dân Chúa. Tất cả làm cho tôi cảm được sự hiện diện dịu dàng trìu mến của Đức Giêsu, Chúa của Tình Yêu mà chúng tôi được gọi đến để chia sẻ cùng anh chị em mình trong mấy ngày cuối mùa hè.

GIÊSU TẤM BÁNH BỊ NGHIỀN NÁT
Không một tôn giáo hay tổ chức nào ngoài Kytô giáo trình bày hình ảnh thủ lãnh của mình như “một con chiên hiền lành bị đưa đi đến chỗ xén lông” (x.Is. 53), một thủ lãnh bị đánh bị giết đến nỗi “không còn hình dạng người ta nữa” . Cũng không hề có một tôn giáo hay tổ chức nào có vị thủ lãnh dám hiến mạng mình làm tấm bánh bẻ ra cho tín đồ mình. Và bởi đó, không có vị thủ lãnh nào lại có thể dám tuyên bố “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” như thủ lãnh Giêsu, và có vị nào đã chết vì yêu thương và phục sinh vinh hiển như Người? 

NHỮNG CHIẾC BÁNH CỦA THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG
Cuộc sống hôm nay vẫn chan chứa hồng ân từ bao phép lạ “hoá bánh” hàng ngày. Cứ đến bữa ta ung dung ăn uống mà có bao giờ ta nghĩ thức ăn từ đâu đến. Đi xa về đến nhà bình an, ta quăng mình xuống giường thoải mái, có bao giờ ta nghĩ ai đã chở che ta tránh bao nguy cơ trên đường. Ta có là gì mà sao bao người yêu thương, tình thương ấy là chiếc bánh hoá ra muôn vàn phủ bóng trên ta. Phép lạ đó!

TỘI DANH MỚI: CẦU NGUYỆN!
Nhiều người phản đối việc cầu nguyện. Có người bảo “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” mà lại khom lưng cúi đầu ư? Cầu nguyện là tự hạ mình xuống, là cúi mình khiêm tốn, là tự nhận mình hèn yếu. Nhưng họ đâu biết, sở dĩ họ còn có chút sức mạnh là nhờ bao tâm hồn ngày đêm nguyện cầu.

CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI MỤC TỬ CHÂN CHÍNH
Đức Giêsu là mẫu mực cho các mục tử. Để biết mục tử nào là chân chính, dễ lắm. Khi các ngài vào nơi thanh vắng, hễ người ta cứ băng rừng vượt suối mà tìm đến thì các ngài là mục tử chân chính. Ngày đó, dân tìm đến với mục tử Giêsu vì Người dẫn họ đến nguồn nước mát trong. Có những “mục tử” mà chiên thấy thì ẩn mình vào bụi rậm thà nhịn đói mà thôi.

BỐN GIÁ TRỊ CĂN BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Bốn nguyên tắc của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo gắn liền với bốn giá trị xã hội, những giá trị phổ quát và là nền tảng cho mọi định chế xã hội qua mọi thời gian. Bốn giá trị xã hội đó là Sự Thật, Tự Do, Công Lý và Tình Yêu. Các nguyên tắc và các giá trị này đi chung và bổ túc cho nhau. Giáo Hội còn nhấn mạnh “Các giá trị ấy chính là điểm tham chiếu không thể thiếu cho chính quyền”(1). Ở đây chúng tôi xin sắp xếp trình bày bốn giá trị này theo một bố cục chung để quí độc giả tiện theo dõi: Nghĩa vụ đối với giá trị đó; giá trị đó đặc biệt ứng dụng trong lĩnh vực nào; kết quả của việc sống giá trị đó. 

HỌC THUYẾT GIÁO HỘI VỀ VIỆC XÂY DỰNG NGÔI NHÀ SỰ SỐNG (bài 1)
Kinh Thánh dùng những hình ảnh tuyệt vời để diễn tả sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người. Đó là việc Thiên Chúa chiều chiều dạo chơi trong khu vườn Eden với ông bà nguyên tổ. Đó là hình ảnh vị mục tử nhân dũng đưa dẫn đàn chiên hiền hoà đến nguồn nước mát trong. Hình ảnh của hoà bình ấy chính là hình ảnh của sự sống, cho nên không gì ngạc nhiên khi chúng ta đọc thấy Học Thuyết Xã Hội Công Giáo gần như đồng nhất ngôi nhà hoà bình và ngôi nhà sự sống của nhân loại chúng ta. Và để xây dựng ngôi nhà ấy, xã hội loài người – cả xã hội dân sự lẫn chính trị - đều cần đến bốn cây cột và bốn đà ngang. Đó là bốn nguyên tắc của học thuyết Xã Hội Công Giáo và bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. 

RA ĐI CHO CÔNG LÝ VÀ BÌNH AN
Mà bình an thế nào được khi không có công lý? “ Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp. Công Lý nhìn xuống tự trời cao”. (Thánh Vịnh 85,11-12). Khi ban ơn cứu độ toàn diện cho con người trần thế, Thiên Chúa ban xuống cho họ cả bình an và công lý. Cứu Chúa Thiên Sai dùng Công Lý mà quét sạch những gian tà của trần thế để dọn đuờng cho bình an.

CANH TÂN SƯ PHẠM GIÁO LÝ (Bài 5): ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM”
Trong mấy thập niên gần đây, các khoa sư phạm không ngừng thay đổi để tìm ra phương thế dạy học hữu hiệu hơn. Nhưng ít người biết là phương pháp hoàn hảo và tối ưu đã được vị Thầy vĩ đại của mọi thời đại là Đức Giêsu đã áp dụng từ đầu Công nguyên. Đó là phương pháp lấy người học là trung tâm, giảng dạy cách sinh động bằng hình ảnh, chú ý đến nhu cầu và trình độ của họ… 

GIÁO HỘI VIỆT NAM NGÔN SỨ, NỖI MONG CHỜ CỦA GIÁO DÂN CHÚNG CON
Ngôn sứ thì không hô khẩu hiệu, ngôn sứ luôn rao giảng một cách mạnh mẽ, kiên cường và bền bỉ, thậm chí khi phải bị bạo quyền giam giữ như Gioan Tiền Hô, vẫn khẳng khái lên tiếng rao giảng, bênh vực cho công lý. Chúng con vui mừng vì một vị mục tử đã lên tiếng: “Bây giờ, chính chúng tôi, được hiện diện, được rao giảng Tin Mừng trong một nước cộng sản, anh chị em hãy khích lệ chúng tôi rao giảng Tình Yêu của Thiên Chúa bằng “lời nói và hành động”, cho mọi người, không trừ một ai.”

CANH TÂN SƯ PHẠM GIÁO LÝ (BÀI 4): GIÚP CÁC EM SỐNG ĐẠO VÀ ĐÀO TẠO NHÂN CÁCH CÁC EM
Ở nhiều giáo xứ, hoạt động giáo lý được chú trọng và giáo lý viên để tâm đến cách sống hàng ngày của từng em học sinh của mình. Đó là điều lý tưởng mà mọi giáo lý viên cần hướng đến. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có những cản trở về thời gian và hoàn cảnh xã hội, ở nhiều nơi, giáo lý chỉ đơn giản là đến lớp nghe cắt nghĩa bài có trong sách và khi hết giờ thì hoạt động giáo lý chấm dứt. Nếu giáo lý chỉ cần như thế thôi thì Giáo Hội đã không thao thức tìm những đường hướng thích hợp và ân cần nhắc bảo như Giáo Hội đã làm. Vậy, dạy giáo lý còn phải được hiều sâu xa hơn và thực hành thật chu đáo. 

CANH TÂN Sư Phạm Giaó Lý (bài 3): GIÁO LÝ CẦN GẮN LIỀN VỚI LỜI CHÚA
Hiến chế Mục Vụ Lời Thiên Chúa Verbum Deum dạy: “Việc dạy Giáo Lý, một hình thức của thừa tác vụ Lời Chúa, phải được nuôi dưỡng và thăng tiến trong sự thánh thiện nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh” (số 12). Dạy giáo lý chính là dạy Lời Chúa. Nhưng dường như lâu nay ở nhiều nơi, Thánh Kinh chỉ có một chỗ đứng trong giáo lý. Đó là việc đọc một đoạn Tin Mừng vào đầu giờ giáo lý, và lắm khi sau giờ giáo lý là các em quên mất. Điều quan trọng trong giáo lý là phải làm sao cho Lời Chúa thấm sâu vào cuộc đời các em và cuộc đời giáo lý viên, như hạt giống đi vào lòng đất và sinh sôi nẩy nở. 

CANH TÂN Sư Phạm Giaó Lý (bài 2): GIÁO HUẤN CỦA HỘI THÁNH VỀ GIÁO LÝ
Ở thời đại này, giáo lý viên cần đọc kỹ cũng như nghiền ngẫm bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và Tông huấn Catechesi Tradendae để nắm vững những điều mình phải làm trong khi thi hành công cuộc rao giảng cao cả của mình.  

CANH TÂN SƯ PHẠM GIÁO LÝ, bài 1
Cha Peter Rushton, một linh mục người Úc vừa được Chúa gọi về, có điều đặc biệt là ngài để lại người vợ và ba người con. Lý do là vì trước kia ngài là linh mục Anh giáo, sau này ngài trở lại Công giáo và được Toà Thánh cho phép thi hành sứ vụ linh mục. Cha Rushton có gia đình, nhưng ngài lại không hợp với việc tông đồ gia đình cho bằng giảng dạy và hướng dẫn tĩnh tâm cho các nữ tu. Do đó ngài thường hay nói “Thiên Chúa có tính hài hước”. Quả thật, nhờ Chúa có tính hài hước mà chúng tôi, người giáo dân nhiều khiếm khuyết, lại được sai đi để giúp đỡ giáo lý nhiều nơi khác nhau. Từ những tiếp xúc, lắng nghe, chia sẻ, chúng tôi nhận thấy rõ ràng việc canh tân sư phạm giáo lý là điều rất cấp bách trong công tác rao giảng Tin Mừng.

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [8/11]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!