Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng

THẦY LÀ AI?
Nhiều người đã gặp Chúa, nghe Chúa giảng và chứng kiến các phép lạ Chúa đã thực hiện nhưng vẫn chưa biết Chúa là ai. Cho dù nhiều người đã được thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1, 29). Ngay cả những người thân tín nhất là các tông đồ, cũng không biết căn tính thật của Chúa. Người ta đi hết ngạc nhiên ngày tới ngạc nhiên khác, tò mò nhìn xem phép lạ, muốn thưởng thức bánh miễn phí và chứng kiến nhiều sự lạ nhưng nhiều người chỉ nghĩ Chúa Giêsu là một tiên tri nào đó. Hôm nay Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô" (Mc 8, 29). 

GIẢI THOÁT (CHÚA NHẬT 23 MÙA THƯỜNG NIÊN)
Sứ vụ giảng dạy của tiên tri Isaia tại Giêrusalem vào khoảng năm 742-701 trước Công Nguyên, dưới thời các vua Giuđêa là Uzziah, Jotham, Ahaz và Hezekiah. Isaia đã nói tiên tri về Đấng Thiên Sai sẽ đến và giải thoát con dân khỏi sự cùng khổ. Một niềm hy vọng bừng sáng lên cho những ai biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên ChúaTiên tri đã loan báo ơn cứu độ sẽ đến như suối nước chảy vào nơi đồng vắng, tràn ngập vào hoang địa khô cằn và lòng người hoan hỉ được chữa khỏi bệnh hoạn tật nguyền. Họ sẽ được nghe loan báo Tin Mừng giải thoát khỏi sầu khổ, tội lỗi và sự ràng buộc của ma quỷ.

HÀNH LUẬT
Luật tự nhiên là tiếng nói trong lương tâm mà Tạo Hóa đã đặt để trong tâm hồn của mỗi người. Từ rất sớm, khi xã hội loài người hình thành và phát triển, các quốc gia và các tôn giáo đã có những bộ luật riêng để hướng dẫn mọi người. Con người sống chung với nhau đã từ từ phát sinh ra nhiều thứ luật lệ để bảo vệ quyền lợi cho nhau và cho xã hội. Trong đạo Do-thái xưa có bộ luật Torah trong Ngũ Thư (Pentateuch). Năm cuốn sách đầu trong Kinh Thánh Cựu Ước (Sách Sáng Thế Ký, Sách Xuất Hành, Sách Lêvi, Sách Dân Số và Sách Đệ Nhị Luật) bao gồm những luật lệ căn bản của dân Do-thái, hiên nay một số đông các cộng đoàn Do-thái vẫn áp dụng.

HÃY CHỖI DẬY
Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa trao ban sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tạo vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử.

NGUỒN SỐNG
Tiên tri Ezêkiel xuất hiện thực hành sứ vụ khoảng giữa năm 592-571 trước Công Nguyên. Tiên tri mang lại cho dân một niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không quên dân tộc mà Ngài đã chọn. Chúa không bỏ mặc dân trong lưu đày khổ nạn. Chúa sẽ cứu họ và sẽ đưa họ trở về quê hương xứ sở. Hình ảnh cây hương nam được trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Thiên Chúa đã làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Cho dù Dân có phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn ngóng đợi và tạo mọi cơ hội cho dân trở về. 

THÁNH THỂ (LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hoặc trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.

Chúa Về Trời.
Lễ Chúa Chúa Giêsu Lên Trời hay còn gọi là Lễ Thăng Thiên, có nghĩa là Chúa Giêsu trở về nơi Ngài hằng ở cùng Đức Chúa Cha. Thánh Gioan viết rằng: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời hằng ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Gioan 1:1). Chúa Giêsu về trời đánh dấu sự kết thúc nhiệm vụ của Chúa trên trần gian và trở về trong vinh quang với Cha của Ngài.

YÊU THƯƠNG NHAU
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa, vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè…. Hơn nữa chúng ta có tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và tình yêu tha nhân.

CÂY NHO
Chúa là cây nho và người tín hữu là cành. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc vì chúng được trồng trên mọi miền đất Palestine của người Do-thái. Chúa Giêsu nói: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử và là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.

MỤC TỬ TỐT
Tình yêu Chúa cao vời biết bao, ngút cao như mây trời và mênh mang như biển cả. Chúa yêu thương con người qúa bội. Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ và đã thực hiện trọn vẹn lời hứa. Chúa Giêsu đã xuống thế mang thân phận con người để hòa nhập cuộc sống. Thiên Chúa làm người để cùng chia sẻ mọi nỗi trăn chuyên, cơ cực, khổ đau, chối bỏ và ruồng rẫy trong thân phận người. Ngài đã dám hy sinh xả thân vì đàn chiên. Hình ảnh người mục tử chăn chiên thật ấn tượng. Chủ chiên đi trước và đoàn chiên theo sau. Chủ chiên mong tìm nguồn suối mát để chiên được giải khát. Chủ chiên đi tìm cánh đồng cỏ xanh tươi để chiên bồi dưỡng, nghỉ ngơi. Chúa Giêsu ví Ngài như người Chủ Chiên nhân lành.

DANH CHÚA GIÊSU
Thời Cựu Ước, Thiên Chúa thường sai các sứ thần, sứ giả, các tiên tri và các tổ phụ cha ông để truyền dạy về mầu nhiệm ơn cứu độ. Khi thời đã mãn, Thiên Chúa sai chính Con Một Ngài là Đức Giêsu xuống thế để mạc khải về Nước Trời. Đức Giêsu là Chúa, qua Ngài muôn loài được tạo thành. Danh thánh Chúa Giêsu là danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu “Khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2,10). Danh Chúa Giêsu có quyền lực biến đổi và chữa lành mọi vết đau thương cả hồn lẫn xác. Do vậy, trong tất cả các lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội, luôn kết thúc bằng lời cầu: Chúng con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

LÒNG THƯƠNG XÓT
Giáo Hội dành Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh để kính nhớ Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các môn đệ và chúc: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Bình an là món qùa vô giá. Sự bình an sẽ xóa bỏ mọi nỗi lo âu, sợ hãi, áy náy, buồn phiền và chán nản. Chúa đã ban cho các Tông đồ một sự bình an nội tâm. Sự bình an đích thực trong tâm hồn. Chúa Giêsu sống lại đã mở con đường cứu rỗi trong ánh sáng chan hòa. Chúa đã tiêu diệt bóng tối sự chết và sự dữ. Chúng ta không còn sợ hãi con đường cụt hay vực thẳm của cõi nhân sinh. Chúa Kitô chính là niềm hy vọng và là đường dẫn chúng ta đến sự sống thật vì Ngài đã hứa “ Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em” (Ga 14,2).

NGÀY THỨ NHẤT (CHÚA NHẬT PHỤC SINH)
Phúc âm của thánh Gioan viết là ‘ngày đầu tuần’ còn thánh Matthêu, Maccô và Luca gọi là ‘ngày thứ nhất trong tuần’. Từ sáng sớm khi trời còn tối, các bà ra thăm mộ và thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ. Ngôi mộ trống. Xác Chúa Giêsu không còn ở đó. Được báo tin, ông Phêrô và Gioan cùng chạy ra xem. Các ông chỉ thấy những khăn liệm và những giây băng còn lại đó. Đây là sự kiện nền tảng đã làm thay đổi tất cả. Một sự kiện chưa bao giờ xảy ra. Chúa Giêsu đã Phục Sinh từ cõi chết. Sự kiện mồ trống và việc Chúa Giêsu hiện ra với nhiều người đã mở ra một kỷ nguyên mới của Nước Trời. 

TÌNH CHÚA TÌNH NGƯỜI
Bước vào Tuần Thánh, Giáo hội bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá.  Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa.

BIẾN ĐỔI
Trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến cùng đích. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật đều có nhắm hướng dẫn tới cùng đích. Tất cả mọi chuyển dịch trong hoàn vũ đều qui về một tâm điểm. Thánh Gioan tông đồ đã viết: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,3). Quan sát mọi loài, mọi vật trên trời dưới đất, chúng ta nghiệm ra rằng mọi sự đều chuyển động để được phát triển. Cái mới thay cái cũ. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia. Sự hiện hữu này nối tiếp sự hiện hữu khác. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm thành một chuỗi dây sự sống liên tục. Mỗi vật có sinh có tử. Không có gì tồn tại mãi. Hiện hữu đó rồi lại trở về hư vô cát bụi. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình.

ƠN CỨU RỖI
Câu chuyện cuộc sống ngày xưa cũng là câu chuyện của ngày hôm nay. Sách Sử Biên Niên ghi lại rằng: Các đầu mục tư tế và dân chúng bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của dân ngoại. Người dân làm dơ bẩn đền thờ và nhạo báng các sứ giả của Chúa được sai đến. Năm 588 B.C, Thiên Chúa đã để cho quân thù thiêu đốt đền thờ, phá hủy thành quách và bắt con dân đi lưu đầy tại Babylon. Dân chúng bị dẫn đi làm nô lệ cho ngoại bang trong suốt 70 năm ròng rã. Trong lúc thất vọng và bĩ cực, dân chúng đã than van ăn năn khóc lóc và nhớ đến những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha ông. Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem và xóa bỏ những nhơ nhớp lỗi lầm của họ. Chúa dùng hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, để tuyên bố trả tự do và cho dân bị lưu đầy được trở về quê hương xứ sở để xây lại đên thờ.

DẤU CHỈ
Thiên Chúa đã truyền dạy các giới răn cho dân Do-thái qua ông Môisê. Biến cố Xuất Hành ra khỏi nước Ai-cập là một biến cố vĩ đại. Từ cuộc xuất hành Vượt Qua biển đỏ, Thiên Chúa đã chọn người Do-thái làm dân riêng. Từng bước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho Dân. Thiên Chúa đòi hỏi dân riêng sẽ chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, Chúa hùng mạnh và Chúa ganh tị. Chúa sẽ tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến và tuân giữ các giới răn. Thiên Chúa đã trao ban Mười Giới Răn cho ông Môisê để hướng dẫn dân riêng đi trong đường lối của Chúa. Thập giới này là những luật lệ căn bản của con người mọi thời. Những điều răn này cũng được khắc ghi trong lương tâm của mỗi người.

HY SINH
Thiên Chúa rất mực khoan dung và đầy lòng nhân ái xót thương. Chúa giơ cao đánh khẽ. Nghe câu chuyện thật cảm động của tổ phụ Abraham đã vâng lệnh Chúa dâng đứa con trai độc nhất làm của lễ toàn thiêu. Ông Abraham hoàn toàn phó thác niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Chỉ những người có con và là đứa con độc nhất, mới hiểu thấu sự đau lòng tê tái và buồn sầu thẳm sâu trong tâm hồn của Abraham. Ý muốn của Thiên Chúa là một thách thức tuyệt đối phải chọn lựa giữa sống và chết. Không mấy ai trong chúng ta đã phải đối diện với những kinh nghiệm thử thách hiến dâng đau thương như thế này. Biết được tâm hồn của ông biết kính sợ Chúa, Chúa đã chấp nhận của lễ hiến dâng trong niềm tin và đã tha của lễ hy tế Isaac. Chúa đã thương yêu tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông. Abraham được ca ngợi như là cha của những người tin.

PHONG CÙI (Suy niệm CHÚA NHẬT 6 MÙA THƯỜNG NIÊN)
 Cùi hủi là một con bệnh đáng ghê sợ nhất. Nhiều ngàn năm trước, bệnh phong cùi đã xuất hiện. Đây là một bệnh truyền nhiễm và ô uế. Theo luật của dân Do-thái, ngay từ thời Môisê đã có những hướng dẫn riêng dành cho những người bị bệnh phong cùi. Những người mắc chứng bệnh phong cùi phải ở riêng, mặc áo rách, để đầu trần, lấy tay che miệng và la cho mọi người biết để đừng ai đến gần. Thật là khổ sở và đau lòng! Con vi trùng cùi hủi quái ác đã ăn mất nhân phẩm của con người. Thân phận của những người phong cùi thật đáng thương, họ bị tách lìa khỏi gia đình, cộng đoàn và mọi sinh hoạt chung. Họ bị bỏ rơi và bị người đời khinh bỉ, bị xem như là những thân xác đáng ghê tởm mà mọi người cần xa tránh. Người xưa chưa có cách phòng bệnh và trị bệnh nên những ai bị mắc phong cùi thì như lãnh một bản án chung thân.

NƯỚC TRỜI
Cuộc đời của ông Gióp là một bài học quý giá cho những ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Một cuộc đời có những thăng trầm năm chìm bảy nổi. Có khi giàu sang phú quý, có lúc bị tước đoạt tất cả. Sông có khúc, người có lúc. Ông được hưởng những tháng ngày vui sướng ngập tràn, nhưng rồi bỗng một ngày ông trở thành trắng tay và rơi vào cơn cùng khốn. Khi khỏe mạnh cường tráng cũng như bệnh tật yếu đau, ông Gióp luôn một niềm cậy trông vào Chúa. Ông diễn tả cuộc đời rất thật, chân chạm đất với những nỗi lo âu sầu khổ. Ông Gióp không chạy trốn thực tại nhưng đối diện với cuộc sống trong thời gian thử thách. Sự mong ước thúc đẩy niềm hy vọng vào một ngày mới tươi đẹp. Ông luôn ý thức đời sống chỉ là một hơi thở qua mau.

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [8/54]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!