Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Nguyễn Thành Long

ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Thực trạng y đức xuống cấp dẫn đến những vụ đập phá bệnh viện, rượt đuổi, hành hung, thậm chí là truy sát các bác sĩ mà báo chí loan tải trong thời gian gần đây (…) .Tin Mừng Máccô hôm nay cho chúng ta chiêm ngắm dung mạo của một vị lương y hoàn toàn khác: vị lương y đích thực, lương y thứ thiệt. Đó chính là Đức Giêsu Kitô. Ngài là vị lương y quyền năng siêu phàm, nhưng cũng đầy lòng từ bi nhân hậu.

Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Có thể nói không sai rằng Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh kéo dài qua 3 Chúa Nhật. Hiển linh cho dân ngoại, mà các đạo sĩ là đại diện (Chúa Nhật lễ Ba Vua), hiển linh cho dân Do Thái, qua biến cố Chúa chịu Phép Rửa tại sông Giođan (Chúa Nhật I TN), và hiển linh cho các môn đệ và gia quyến đôi tân hôn qua phép lạ hoá nước thành rượu tại tiệc cưới Cana (Chúa Nhật II TN - C). Hôm nay, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu hiển linh tại sông Giođan qua biến cố Chúa chịu  phép rửa của Gioan. Vậy đâu là ý nghĩa của biến cố này?

Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
 Nếu mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh là mầu nhiệm về một Thiên Chúa tự hủy, tự hủy tận cùng qua cái chết của mình, thì mầu nhiệm Nhập Thể, Giáng sinh lại là mầu nhiệm về một Thiên Chúa tự hạ, tự hạ tột cùng trong thân phận làm người.

Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
  Trong đời sống hôn nhân gia đình cũng có những thứ “vi-rút” nguy hiểm không kém, vì nó có khả năng làm suy giảm tình yêu và giảm suy hạnh phúc gia đình. Xin được tạm nêu tên 3 chủng loại “vi-rút” nguy hiểm mà bất cứ gia đình nào cũng có nguy cơ bị phơi nhiễm.

CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
Chúng ta đang cùng với toàn thể Giáo Hội long trọng mừng kỷ niệm một biến cố đặc biệt, biến cố Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đi vào trần gian. Tất nhiên, Ngài đi vào trần gian không phải để đi du lịch, hay để đi tham quan một vòng cho biết trần gian; cũng không phải để vi hành như các vua chúa trần gian thường làm. Con Thiên Chúa nhập thể vào trần gian là để làm người và ở với con người.

XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
Trên bất kỳ Thánh Giá nào, ta cũng thấy có chữ INRI ngay phía trên đầu Chúa Giêsu. Đây là những chữ viết tắt của câu La tinh:Iesus Nazareus, Rex Idaeorum”, nghĩa là  Giêsu Nazaret, Vua dân Do Thái. Vậy tước hiệu Giêsu Vua mà Giáo Hội hôm nay mừng kính có phải là tước hiệu Giêsu, Vua dân Do Thái như trên Thánh Giá không? Thưa không. Dẫu theo lệ thường khi nói đến vua là người ta liên hệ đến một nước nào đó. Nhưng với Chúa Giêsu thì khác. Ngài không phải là vua của một nước nào, hay dân tộc nào, mà là vua toàn thể vũ trụ, vua của mọi dân nước, và trên hết Ngài là vua của mọi tâm hồn.

CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
Phật giáo cũng có lễ cầu siêu; Kitô giáo chúng ta có lễ cầu hồn. Cầu siêu tức là cầu nguyện cho hồn người chết được siêu thoát. Cầu hồn cũng có nghĩa là cầu cho linh hồn người đã qua đời sớm được siêu thăng. Có điều khác ở chỗ bên Phật giáo cầu cho âm hồn được siêu thoát, để tiếp tục đầu thai vào kiếp khác, có khi là một kiếp thấp hơn: một con vật nào đó, như chó mèo chẳng hạn. Còn ta cầu cho linh hồn được siêu thoát, tức là được giải thoát khỏi những tơ vương của bụi trần tục lụy, để được đi vào cõi phúc hạnh ngàn thu.

DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Người Kitô hữu chúng ta, vào tháng 11 hằng năm, được Giáo Hội mời gọi tham gia những chuyến du lịch tâm linh, du lịch tưởng nhớ, không phải đến những trung tâm hành hương, tôn giáo, cũng không phải đến những Sao Hoả, Sao Kim xa xôi, mà là xuống Luyện Ngục, nơi mà một ngày nào đó, chắn chắn chúng ta cũng sẽ đến tạm cư ở đấy, để thanh luyện, để gột rửa tâm hồn trước khi vào dự tiệc Nước Trời. Dĩ nhiên xuống Luyện Ngục lúc này chưa phải là xuống thật sự mà là xuống trong tâm tình và suy nghĩ.

Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
Trong một bản dịch khác, người ta còn dịch câu Kinh Thánh này theo một nghĩa khác hơn: “Tôi nói thật với các ông:những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa thế chỗ cho các ông”. Không phải là vào trước hay vào sau, vì vào sau nghĩa là cũng được vào.Ởđây,có nghĩa là vào “thế chỗ”.Những hạng mọt dân, làm tay sai cho ngoại bang, và hạng đàng điếm ô nhơ lại thế chỗ cho các bậc vị vọng trong giới chức Do thái giáo trong Nước Thiên Chúa.Thế mới sốcđối với các Thượng Tế, Kỳ lão và Luật sĩ vốn là những người thườngkiêu căng hống hách.

NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
Thiên Chúa thì không có tên, nhưng khi sinh xuống làm người thì Chúa cũng phải có một cái tên như tất cả chúng ta đúng không con?Cái tên đó là gì vậy? Ạ, Giêsu. Tên đầy đủ là Giêsu Nazarét. Nazarét là quê hương của Chúa, gắn liền với tên gọi Giêsu.

BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
Có một trường mà ở đó chương trình học rất nhẹ nhàng, rất thoải mái, trường đó mang tên là Trường Dạy Đức Tin. Vị Thầy Số Một làm hiệu trưởng ngôi trường đó là Thầy Giêsu. Ai học ở trường này chẳng phải đóng một khoản học phí hay lệ phí nào hết. Vả lại những bài học mà Thầy Giêsu đưa ra lại rất thiết thực và sống động, chứ không nặng tính lý thuyết, và từ chương như ở các trường học khác. Cụ thể hôm nay một trong những bài học rất dễ thuộc mà Chúa Giêsu dạy các môn sinh của Ngài đó là bài học hiền lành và khiêm nhường: “Hãy học với Ta, vì TA hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).

QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
 Có người bảo rằng tại sao Chúa Giêsu không ở với con người luôn mà lại về trời. Thực ra nếu Chúa Giêsu ở vĩnh viễn nơi dương thế này, thì viễn cảnh tương lai của con người cũng chẳng sáng sủa gì. Bởi lẽ trái đất là nơi mãi còn đó những bất trắc rủi ro của thiên tai, của nhân tai đủ loại. Con người có được phục sinh đi nữa mà vẫn ở trên trái đất này thì cũng không thoát khỏi cảnh khổ đau do tai ương hoạn nạn….

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
 Vì muốn mạc khải cho nhân loại biết về lòng thương xót, năm 1931, Chúa Giêsu đã hiện ra với một nữ tu khiêm hạ Dòng Đức Mẹ Nhân Lành người Ba Lan, có tên là Faustina, người mà năm 2000 đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh. Chúa Giêsu hiện ra với chị thánh Faustina với trái tim toả ra hai nguồn ánh sáng trắng và đỏ, biểu tượng máu và nước đổ ra cho đến giọt cuối cùng vì yêu nhân loại, như trong các bức hình Lòng Chúa Thương Xót mà ta vẫn thường thấy.Cũng năm 2000, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thể Giáo Hội, và truyền dạy phải mừng kính trọng thể lễ này vào Chúa Nhật II Phục Sinh với ơn toàn xá. Chúa Nhật hôm nay, vì thế, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.

PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Vào Google gõ mục “Người chết hồi sinh”, ta sẽ thấy có đến hơn 128 ngàn kết quả hiển thị. Vậy thì việc Chúa Giêsu sống lại có gì khác lạ, có gì đặc biệt mà cả thế giới Kitô giáo với gần 3 tỉ tín đồ phải mừng một cách long trọng và hân hoan, với bậc lễ trọng nhất trong năm như thế? Thưa sự Phục Sinh hay sống lại của Chúa Giêsu có rất nhiều khác biệt, khác biệt rất lớn.

Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nhiều người vẫn còn nhớ dịp Mùa Chay năm ngoái, ngày 19.03.2013, tại quảng trường Thánh Phêrô, đã diễn ra Thánh Lễ khởi đầu sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô. Mọi người vẫn thấy nơi ngài một cung cách đơn sơ giản dị như xưa. Ngài bận phẩm phục thậm chí còn kém lộng lẫy hơn mũ và áo lễ của một số vị đại diện của các Giáo Hội Kitô giáo khác. Ngài vẫn đi đôi giầy đen, chứ không phải giầy đỏ vốn được dành riêng cho giáo hoàng, và đi trên một chiếc xe Jeep bình thường mui trần, chứ không phải là chiếc xe chuyên dụng có kính chống đạn.

Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
 Các đây không lâu, trang Thanh Niên Online đưa tin rằng: ông Gerard Lalanne, trưởng ngôi làng Sarpourenx của Pháp có 260 cư dân, đã ban hành một qui định rất lạ đời, với tựa đề là “Cấm Chết”. Trong đó, ông ta còn nói thêm một cách dứt khoát: "Tất cả những ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề".

Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
 “Hãy yêu thương tha nhân và ghét thù địch”. Mệnh lệnh này được ghi rõ trong sách Lêvi (Lv 19,18). Theo đó, người Dothái chỉ yêu thương những người đồng loại, tức là những người thuộc dân riêng của Chúa, dân Israel. Nói cách khác là họ chỉ yêu thương những người đã được cắt bì mà thôi. Còn dân ngoại, họ coi như thù địch. Họ còn có luật và bổn phận ghét người ngoại bang, nhất là dân Amalec, dân Moab (x. Đnl 25,18; 23,6). 

CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
 Sau bài giảng trên núi, trong dân chúng có dư luận cho rằng Chúa Giêsu đến là để huỷ bỏ lề luật của Môisê và các tiên tri. Vậy do đâu mà các môn đệ và nhiều người khác nghĩ như thế? Đơn giản là do những lời nói và hành động của Chúa Giêsu quá “lạ” đối với họ, chẳng hạn: Ngài tự so sánh mình như rượu mới (x. Lc 5,39); Ngài tuyên bố Con Người làm chủ ngày Sabát (x. Mt 12,8); Ngài dạy dỗ không nhân danh Môsê, nhưng nhân danh chính mình (x. Mt 7,28-29); v.v... Đây chính là những nguyên nhân khiến cho dân chúng nghĩ rằng Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ lệ luật.

50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
 Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các anh chị Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng trong các cuộc họp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị 50 câu đố vui liên quan đến năm con Ngựa sau đây. Chúc các anh chị Năm Mới vạn an! ...File kèm Attach file

Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Có thể nói không sai rằng Giáo Hội mừng lễ Chúa Hiển Linh kéo dài qua 3 Chúa Nhật. Hiển linh cho dân ngoại, mà các đạo sĩ là đại diện (Chúa Nhật lễ Ba Vua), hiển linh cho dân DoThái qua biến cố Chúa chịu Phép Rửatại sông Giođan (Chúa Nhật I TN), và Hiển Linh cho các môn đệ và gia quyến đôi tân hôn qua phép lạ hoá nước thành rượu tại tiệc cưới Cana (Chúa Nhật II TN C). Hôm nay, chúng ta cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu hiển linh tại sông Giođan qua biến cố Gioan làm phép rửa.Vậy đâu là ý nghĩa của biến cố này?

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 [2/8]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!