Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

CÓ DỪNG CHÂN NHƯNG KHÔNG ĐỨNG LẠI
Là Kitô hữu, chúng ta thường nghe cụm từ “hành trình đức tin”. Tin là một quá trình bước đi không ngừng, tiến mãi về phía trước để gặp Đấng vô hình. Thỉnh thoảng có dừng chân nhưng không bao giờ đứng lại.

ĐỂ ĐƯỢC VINH QUANG

(LỄ CHÚA HIỂN DUNG)

Qua hình thức hỏi đáp, xin cùng nhau suy niệm về mầu nhiệm Chúa Hiển Dung.

CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiễn ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.

ĐỂ ĐƯỢC KHÔN NGOAN
Theo truyền thống Kitô giáo, dựa vào  sách tiên tri Isaia 11,1-2, thì một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần và cũng là ơn đầu tiên đó là ơn khôn ngoan. Để trình bày sự phát triển cách sung mãn của Đấng Cứu Độ, thánh sử Luca ghi: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52). Khôn ngoan là một trong những nhân đức đáng kính, đáng trọng, vì người khôn ngoan là người biết hành xử như là tạo vật trỗi vượt trên các loài tạo vật hữu hình.

GIẾT NGƯỜI ĐI THÌ TA Ở VỚI AI ?
  “Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (x.Ed 18,23). Câu Lời Chúa thường được lặp đi lặp lại trong suốt mùa Chay thánh nói lên tấm lòng của Đấng chúng ta tôn thờ. Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật XVI TN A khởi đầu bằng đoạn trích sách Khôn ngoan làm nổi rõ lòng từ nhân của Thiên Chúa đồng thời gieo rắc niềm hy vọng cho tội nhân xiết bao: “Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh… Làm như thế, Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái. Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Ngài ban ơn sám hối” (Kn 12,16-19). Chúng ta lại được nghe Chúa Giêsu nói thêm một số dụ ngôn về Nước Trời, đặc biệt là dụ ngôn “cỏ lùng trong ruộng” (Mt 13,24-29).

VƯỢT QUA KHỔ ĐAU
Người ta luôn không hài lòng về số phận của mình (On n’est pas toujours content de son sort). Câu ngạn ngữ trên đây một cách nào đó nói lên thực trạng của con người trong kiếp nhân sinh lữ thứ. Đời là một bể trời khổ dâu. “Thoặt sinh ra thì đà khóc chóe. Trần có vui sao chẳng cười khì!” Lời than thở của một thi nhân Việt Nam như chứng thực điều này. Hết chuyện ngày ngày lo kế sinh nhai “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì lại đến chuyện gia thất “con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng!” Những cảnh vui, cảnh an bình thì thấp thoáng như vó câu qua cửa sổ, còn các chuyện buồn, cảnh khổ thì cứ đằng đẵng tiếp nối dù lòng chẳng mong, chẳng đợi bao giờ. Đúng là phúc bất trùng lai mà hoạ thì vô đơn chí.

ĐỊA CHỈ TỐI ƯU
Các bạn trẻ ngày nay rất thích nghe diễn giảng về chủ đề thành công trong cuộc sống. Có một vài điểm chung trong các bài diễn thuyết của nhiều danh nhân, doanh nhân thành đạt mà có thể kể ra hai điểm chung thường thấy trình bày đó là để đạt thành công trong cuộc sống thì cần phải có “hoài bão” (ambition) và biết cách “đầu tư” (investing). Sống mà không có hoài bão tức là không có mục đích, lý tưởng cụ thể thì hầu chắc không thể thành công. Người có hoài bão mà không biết đầu tư công sức, thời giờ và cả vật chất cho mục tiêu lý tưởng muốn đạt thì cũng chỉ là người mộng mơ viễn vông.

ĐỂ GIÚP NHAU ĐỪNG SỢ
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ, trong thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng lẫn sau khi từ cõi chết phục sinh, đó là “anh em đừng sợ!”. Bài Tin Mừng Chúa Nhật XII TN A một lần nữa cho ta nghe sứ điệp này. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!” Là con người, chúng ta khó tránh nhiều nỗi sợ hãi, có nguyên nhân cũng nhiều mà vô cớ cũng không thiếu: sợ đói, sợ khát, sợ khổ, sợ thất bại, sợ thiên tai, sợ dịch bệnh, sợ gặp phải những điều xúi quẩy, không may… Phúc bất trùng lai mà họa vô đơn chí. Chính vì thế người ta thường hành xử kiểu khôn ngoan, tìm sự an toàn bằng cách không kiêng thì cũng dè. Những hình thức kiêng cử, úy kỵ trong dân gian là một minh chứng về nỗi sợ hãi ít nhiều đã và đang hiển hiện. Chúng ta có thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự bất an ấy không? Là Kitô hữu, hy vọng rằng ít có ai để cho nhiều nỗi sợ hãi “vu vơ” khiến mình dây vào những chuyện mê tín. Tuy nhiên thử hỏi có ai dám vỗ ngực xưng mình không hề sợ hãi bất cứ điều gì. Có nhiều nỗi sợ như sợ đói, sợ khổ, sợ chết…mang tính tự nhiên dễ chấp nhận với kiếp nhân sinh. Tuy nhiên có những nỗi sợ thiếu chính đáng cần loại bỏ. Được gợi ý từ ba bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật XII TN A, xin được chia sẻ một vài nỗi sợ mà ta phải biết nói “không” hay là“ đừng sợ!”.

TÌNH CHO KHÔNG
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó (you get what you pay). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay của thời quá khứ xa xưa. Đây là một trong những nguyên cớ làm phát sinh sự vị kỷ, tâm lý thực dụng cá nhân chủ nghĩa.

VÀI CÂU HỎI ĐÁP ĐƠN SƠ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
+ Hỏi: Bí tích Thánh Thể là gì?

+ Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể để làm gì?
+ Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể là dành cho những ai?
+ Hỏi: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian tại thế và trong bí tích         Thánh Thể có giống nhau không?
+ Hỏi: Có phải trong thời gian tại thế rất nhiều người có thể đến với Chúa Giêsu Kitô và chính Người cũng tìm cách tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nghèo hèn và cả những người tội lỗi?
+ Hỏi: Vì sao có đó rất nhiều người “không được quyền” tiếp cận Chúa Giêsu khi Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể? (Những người chưa gia nhập Công giáo hay đã gia nhập mà chưa đủ tuổi khôn hoặc đủ tuổi khôn mà bị xem là “mắc tội trọng” hoặc có gương xấu nặng nề, công khai...)

ĐỂ THỰC SỰ LÀ SỐNG
“Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.” (Ga 6, 53). Khi Chúa Giêsu đã dùng kiểu nói trịnh trọng theo văn phong thời bấy giờ “thật, Tôi bảo thật.. (Amen…Amen…)” thì không chỉ nói lên tầm quan trọng của nội dung lời tuyên bố mà còn nói lên tính tất yếu và thiết yếu của chân lý đối với thính giả bấy giờ và nhân loại mọi thời. Căn cứ vào những lời Chúa Giêsu tuyên phán ở trên, chúng ta thử hỏi rằng những thính giả lúc bấy giờ, thực sự có sự sống nơi họ không. Hay nói cách khác, cần phải đặt vấn đề: sống là gì?

VẤN NẠN QUYỀN BÍNH DÂN SỰ
 “Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.

HÃY YÊU ĐI RỒI SẼ BIẾT SỰ THẬT
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN (Ga 20,22)
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”.Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín (x.Ga 20,26). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý…

MỪNG CHÚA LÊN TRỜI.
Chúa lên trời nghĩa là Người đã từ trời xuống: “ Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu. “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa…Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).

TRẢ LỜI VỚI THIÊN CHÚA

(Lễ tạ ơn tân linh mục Phêrô Nguyễn Tiến Đạt - 13/5/2023)

Hôm nay cộng đoàn giáo xứ Phúc Lộc chúng ta hiệp ý cùng Giáo hội toàn cầu, giáo phận Ban Mê Thuột, cùng gia đình, thân quyến của tân linh mục Phêrô Nguyễn Tiến Đạt tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân thiên chức linh mục mà Thiên Chúa đã trao ban cho tân linh mục Phêrô cùng 16 bạn ngày hôm qua. Để lời tạ ơn của chúng ta thực sự có ý nghĩa thì không gì hơn chúng ta hãy hiệp lòng với tân linh mục Phêrô khi ngài chọn câu Lời Chúa cho đời linh mục của ngài: “Mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt Thiên Chúa” (Rm 14,12).

CÂU TRẢ LỜI CHO NIỀM HY VỌNG
Thánh Phêrô nhắn nhủ tín hữu ở các xứ: Pontô, Galat, Capadokia, Axia và Bithynia và với chúng ta, những người được Thiên Chúa tuyển chọn là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1P 3,15). Có thể nói động thái hy vọng là khao khát, là mong chờ điều tốt đẹp nào đó với niềm tin rằng sẽ đạt được. Niềm hy vọng của Kitô hữu chúng ta mà thánh Tông Đồ Cả nói ở đây chính là được hưởng phúc lành vĩnh cửu mà Thiên Chúa hứa ban. Và để đạt phúc lành này thì ngài khuyên bảo phải hiệp nhất nên một với nhau, biết cảm thông, yêu thương nhau như anh chị em, đừng lấy ác báo ác nhưng ăn ở nhân hậu (x.1P 3,8-9). Để thực hiện điều này thánh nhân nhấn mạnh: “hãy tôn Đức Kitô, là Đấng Thánh, làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta”.

VĂN HOÁ BIẾT NHỜ VÀ BIẾT NHƯỜNG
Vì thiện ích của cộng đoàn Antiôkia, Barnaba đã đi Tacxê mời Phaolô đến cộng tác để rao giảng Tin Mừng. Và sau đó Barnaba đã nhường vị thế đầu cho Phaolô cũng vì thiện ích dân Antiôkia.

BIỆN CHỨNG MỤC TỬ– CHIÊN
Hằng năm cứ vào ngày Chúa nhật IV Phục Sinh, Hội Thánh mời gọi chúng ta, Kitô hữu đặc biệt cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Qua các con số thống kê, chúng ta nhận ra đây là một nhu cầu vừa chính đáng và hợp lý lại vừa mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, dù có cấp thiết đến mấy thì Hội Thánh vẫn kiên trì chủ trương rằng cần “chất hơn là lượng”. Chính vì thế mà không thể vì lý do thiếu hụt linh mục hay tu sĩ mà hạ thấp tiêu chí cũng như các yêu cầu của việc đào tạo. Xin được góp một vài suy nghĩ về vấn đề này dựa trên các bản văn Lời Chúa của ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh. Cụ thể, xin chia sẻ đôi nét về biện chứng mục tử nhân lành và con chiên ngoan hiền.

HÀNH TRÌNH EMMAUS (Chúa Nhật III Phục Sinh)

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật III Phục Sinh, năm A

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

Ban Mê Thuột.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/40q8R0d

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [3/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!