Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Đăng Trúc
Mục Lục

I. Giêsu

II. Giêsu khởi từ Giêsu

III. Giêsu hay là Giêsu-Kitô ?

IV. Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta

Từ vựng

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học

Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)

Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)

Giêsu-Kitô

Thánh Thần, Hơi Thở Sống Động của Giáo Hội

Tông huấn Christifideles Laici

Giêsu-Kitô
Từ vựng

Affaire « Jésus » (ou cause de Jésus)

Công cuộc của « Đức Giêsu » (hoặc sứ vụ của Đức Giêsu)

Sự kiện liên quan đến việc, sau khi Đức  Giêsu đã chết, người ta vẫn tiếp tục nhắc nhở Ngài và « đi theo* », sống theo giáo huấn và gương mẫu của Ngài qua bao thế kỷ đến ngày hôm nay. Trong ý nghĩa đó, sự kiện « Giêsu » luôn dấy lên nơi nhiều người câu hỏi mà chính Ngài đã từng nêu lên về thân thế Ngài : «Và các bạn, các bạn nghĩ thế nào ?  Đối với các bạn, thầy là ai ? » (Mc 8,27-29)

 

Agneau de Dieu

Chiên Thiên Chúa

Tước hiệu áp dụng nơi Đức Giêsu (nhất là sách Khải Huyền, cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh)  kết hợp hai hình ảnh Chiên vượt qua của người Do-Thái (Xh 12,1...) và hình ảnh Tôi tớù của Giavê (Is 53,7). Con chiên được tế lễ và tôn vinh nơi Đức Giêsu-Kitô tượng trưng sự toàn thắng của Ngài trên sự chết và ơn cứu độ mà Ngài mang lại cho nhân loại bằng chính máu của Ngài đã đổ ra.

 

Apôtres

Các Tông Đồ (tông đồ)

Tiếng Hy-Lạp có nghĩa là « được gửi đi ». Trước hết, một cách tổng quát, trong Tân Ước chữ nầy nói đến những vị mang sứ điệp Phúc Âm và những vị thành lập – thăm viếng những cộng đoàn Kitô-giáo tiên khởi ;  nhưng dần  dà được thực sự dành riêng để chỉ Mười Hai vị môn đệ-đồng hành được Đức Giêsu chọn, kết tập và gửi đi (xem Mc 3,13-19) nhằm kéo dài và tiếp nối công việc của Ngài.

 

Apparitions

Những lần hiện ra

Những lần Đức Giêsu xuất hiện giữa các môn đệ*  Ngài sau khi Ngài chết. Chứng thực* rằng Ngài không còn bị cấm cố trong mồ, không những Ngài sống lại mà mãi hiện diện ở giữa người của Ngài, mặc dầu bằng một lối mới – đó là ý nghĩa của lần ra đi dứt khoát (sau lần hiện ra cuối cùng) trước mặt họ trong ngày « Lên Trời »

 

Attestation, attester

Chứng thực, Làm chứng

 

 

Baptême

Phép thanh tẩy, phép thánh tẩy, phép rửa

Được tắm trong nước, mặc dầu mắt không thấy nhưng con người thực sự được làm hồi sinh và được thanh tẩy, mà nước là dấu chỉ và biểu tượng. Phép rửa là bí tích* khới nguyên của Kitô-giáo

 

 

 

Baptistes

Phái Thanh Tẩy

Những tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo chủ trương thực hiện nhiều cuộc lặn, tắm trong nước như nghi lễ thanh tẩy. Gioan xem ra thuộc vào trào lưu  tôn giáo nầy – nên gọi là « Tẩy Giả » , và là người sẽ làm phép rửa cho chính Đức Giêsu -  nhưng khác với các nhóm ấy nhiều điểm : chỉ thực hiện phép rửa một lần mà thôi, ưu tiên đề cao cuộc sống đạo đức hơn là hình thức nghi lễ ; Gioan lên tiếng kêu gọi mọi người (chứ không phải chỉ những « người chuyên môn » tìm đức tinh khiết hoặc những « kẻ ưu tiên sống thánh thiện ») ; Ngài kêu mời hoán cải tâm hồn chuẩn bị cho kỳ Phán Xét đang đến gần, thấu soi « lòng dạ » con người nhằm mở ra một Triều Đại « công chính » của « thời mới » (Mt 3,1..)

 

Catholiques

Người Công  giáo

Trước hết họ là Kitô-hữu*. Tuy nhiên họ khác với những phần tử các « giáo hội » (confessions = cộng đồng tuyên xưng đức tin) Kitô-giáo khác (nhất là giáo hội Tin Lành và Chính Thốâng-giáo) về nhiều điểm quan trọng về tín điều : Giáo Hội và giáo hoàng, các bí tích, Trinh Nữ Maria v.v. Họ khẩn thiết tìm kiếm sự hiệp nhất chân thật để thực hiện cụ thể sự phổ quát (Công-giáo-tính có nghĩa là phổ–quát-tính) của Giáo Hội,  như lời cầu xin của Đức Giêsu :  «  Xin cho tất cả nên một như Cha và Con chúng ta là một » (Gioan 17,21).

 

Cène  (ou : dernière Cène)

Tiệc ly

Bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ của Ngài, bữa ăn vào « ban tối, đêm Ngài chịu giao nộp ». Trong bữa ăn nầy, Đức Giêsu nhắc  lại giáo huấn của Ngài về yêu thương và hiệp nhất, diễn tả sự phó thác của Ngài nơi Cha Ngài và tin tưởng vào sự toàn thắng của Ngài trên sự chết sắp đến ; và cuối cùng Ngài xin họ thực hiện lại cử chỉ của Ngài « để nhớ đến (Ngài) » (phép Thánh Thể*).

 

Christ

Kitô

Tiếng Hy-Lạp  – Christos – dịch chữ Do-Thái là « Thiên Sai* » và từ  đó kết hợp tên Đức Giêsu làm thành  chữ « Giêsu-Kitô »

 

Concile

Công đồng

Các giám mục họp nhau để xét nhiều vấn đề của cuộc sống Kitô-hữu và đức tin Giáo Hội vào một thời kỳ nào đó. Có những công đồng riêng và những công đồng chung (hoặc: phổ quát, toàn thế giới, hoặc đại kết (oecuméniques) nghĩa là toàn thể các vùng đất có người cư ngụ : oikouméné). Hai công đồng chung đầu tiên đề cập đến Mầu nhiệm* Thiên Chúa-Ba Ngôi* : Nicée (325) và Constinôpôli I (381), hai công đồng chung kế tiếp về Mầu nhiệm* Đấng Kitô : Êphêsô (431) và Chalcédoine (451). Hai công đồng chung gần đây nhất về chính Giáo Hội và đức tin trong thế giới ngày nay : Vaticanô I (1869-1870) và Vaticanô II (1962-1965).

 

Consubstantiel

Đồng bản tính

Tương ứng với chữ homoousios tiếng hy lạp được dùng trong công đồng Nicée (325) nhằm diễn tả, một cách chính xác tối đa có thể, sự kiện Ngôi Lời* nhập thể*  được mạc khải*  nơi Đức Giêsu ngang với Chúa Cha trong mọi điểm, nên cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha, mặc dầu là Con* Ngài. Bản Kinh Tin Kính chúng ta đã dịch homoousios là « đồng bản tính (với Đức Chúa Cha) ».  Tiếng Latinh là consubstantialem Patri – cùng một bản thể: Chúa Con hay Lời Thiên Chúa thực sự thuộc về cùng chính « Thựïc Thể-Thiên Chúa », cùng chính « Hữu Thể-Thiên Chúa » như Chúa Cha ; Chúa Cha và Chúa Con-Ngôi Lời ( và Thánh Thần) cùng nhau  là một Thiên Chúa duy nhất.

 

Croire

Tin  (xem bản văn, mục «Tin Đức Giêsu-Kitô » tr. 61)

 

 

Croix

Thánh giá  (xem chữ Passion*)

 

 

Descente aux enfers

Xuống âm phủ, địa ngục

Nói rằng Đức Giêsu « xuống địa ngục » (Kinh Tin Kính đọc  là ‘xuống ngục tổ tông’ trang 24, sánh Nhựt Khóa, Tân-Định- Saigon 1965) là nói rằng Ngài đã kinh nghiệm sự chết trong mọi chiều sâu bi thảm của nó ;  nhưng cũng xác nhận Ngài đã vượt thắng sự chết một cách hoàn toàn và vĩnh viễn. Từ nay mọi người được kêu gọi để hiệp lời tung hô của thánh Phaolô : « Ôi sự chết, đâu là chiến thắng của ngươi ? » (1 Co 15,55)

 

Disciples

Các Môn Đệ 

Những người đã nhìn nhận Đức Giêsu là thầy mình và đi theo* Ngài, đón nhận lời dạy của Ngài và cố gắng thực thi.

 

Esprit Saint

Thánh Thần, Chúa Thánh Thần  (xem bản văn, mục  « Chúa Con và Chúa Thánh Thần » tr. 78 ...)

 

Eucharistie

Phép Thánh Thể

Bí tích* của Giáo Hội (xem Baptême : Phép Rửa) tưởng nhớ biến cố  Vượt qua* của Đức Giêsu-Kitô. Vừa để « tạ ơn = eu-charisten » Thiên Chúa vừa để tiếp nhận những hoa trái do công cuộc nầy, bằng việc thực hiện lại Hy tế* là ý nghĩa của biến cố Vượt qua, trong mỗi thánh lễ. Việc tín hữu tiếp nhận những hoa trái nầy kết hợp họ thành một thân thể sống động – là Giáo Hội - , và chính Giáo hội ấy lại được kêu mời để sống đúng Mầu Nhiệm* Vượt qua.

 

Exégètes

Các nhà chú giải (minh giải) Kinh Thánh

Những người có kiến thức chuyên môn nghiên cứu các bản văn Kinh Thánh, áp dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu các bản văn (phê bình văn chương và lịch sử, ký hiệu học...) nhằm trình bày lại rõ ràng việc thành hình ( trước tác), cấu trúc và cả « ý nghĩa » của chúng.

 

Exode

Xuất hành, đi ra khỏi đất Ai Cập hướng về Đất Hứa

(xem chữ Pâque*)

 

Fils de Dieu

Con Thiên Chúa

Tước hiệu dùng nhiều trong Kinh Thánh (và trong vùng Cận-Đông) để nói đến mối liên hệ và sự thân mật của những người liên quan (nhất là vua, nhưng đôi khi cũng nói đến dân, các thiên thần...) và Thiên Chúa. Khi áp dụng vào Đức Giêsu (đặc biệt nơi thánh Phaolô) thì tước hiệu nầy nói đến Đức Giêsu là Con riêngthật sự, « duy nhất » và « luôn được mến yêu » của Chúa Cha, có bản tính* Thiên Chúa và đồng bản tính* với Chúa Cha, (với Thánh Thần) kết hợp với Chúa Cha thành một Thiên Chúa duy nhất (xem chẳng hạn Rm 8,32)

 

Fils de l’homme

Con người, Con của người

Tước hiệu nầy chính yếu rút từ  sách Daniel (Đn 7,13...) ; dường như đây là tước hiệu duy nhất mà Đức Giêsu trực tiếp áp dụng cho chính Ngài. Một mặt nó diễn tả nhân tính thực sự của Đức Giêsu, mặt khác nó cũng nhấn mạnh chiều kích siêu việt, vinh hiển, « chiều kích trời », mà ngay cả Khổ nạn của Ngài càng cho thấy rõ hơn (Mc 8,31 ; 9,31 ; 10,32). Chiều kích ấy sẽ khai mở trọn vẹn vào Ngày Quang Lâm, Thời Cánh Chung, nghĩa là lúc Ngài sẽ Trở Lại « trên các tầng mây trời » (Đn , như trên) và tỏ bày vinh quang của Ngài vào ngày tận thế ( Mc 13,26).

 

Foi

Đức tin  (xem chữ Croire*)

 

Gloire

Vinh quang  (Xem chữ Puissance*)

 

Grâce

Ân sủng, ơn huệ

Sự hiệp thông mà Thiên Chúa tự ý nối kết với con người theo sự tốt lành nhưng không, phát sinh từ chính sự sống của Ngài - nghĩa là phát sinh từ chính Ngài – nhờ Con* Ngài  Đức Giêsu-Kitô, trong Thánh Thần*.

 

Hérésie

Lạc thuyết

Sai lạc về tín lý, thường phát sinh  từ việc phóng đại hay nói quá mức về một chân lý cục bộ hơn là việc quả quyết một điều sai lạc hoàn toàn. Những chân lý có tầm quan trọng tương đương hoặc cao hơn bấy giờ bị che khuất hoặc bị bác khước.

 

Hypostase

Ngôi vị

Xem chữ Personne*, lúc ban đầu ý nghĩa khác nhau, nhưng không bao lâu lại xem là tương đương (xem ngay bản văn của công đồng Chalcédoine trích trong sách nầy tr. 27-28)

 

Identité

Lý lịch, căn cước, căn tính

Là điều xác định X là X chứ không phải là Y (như « giấy căn cước, tờ khai lý lịch »)

 

Image de Dieu

Hình ảnh Thiên Chúa

Từ ngữ nầy áp dụng vào Đức Kitô theo một nghĩa rất mạnh trong nhiều bản văn của thánh Phaolô (2 Cr 3,18 ;Cl 1,15 ; xem Dt 1,3) để giúp chúng ta hiểu rằng, nếu nơi chính Thiên Chúa, Ngôi Lời*-Chúa Con* là đấng toàn hảo như  Chúa Cha, thì dưới đất và trong lịch sử, con người Giêsu xét về mặt nhân loại là sự  (đại) diện - sự biểu lộ - sự mạc khải trung thực của Mầu nhiệm về Thiên Chúa (vốn không thể với đến hay nhìn thấy được).

 

Incarnation

(Mầu nhiệm) Nhập thể

Từ ngữ trừu tượng nhằm chỉ việc chính Thiên Chúa, trong Ngôi Lời*-Chúa Con* (mà từ đó lại nói « Ngôi Lời nhập thể », « Chúa Con nhập thể») đến trong « thân xác » và sống trong « thân xác » -  nghĩa là trong thân phận con người với tất cả những giới hạn của con người  « ngoại trừ tội lỗi ».

 

Israel

Israel

Bên cạnh những ý nghĩa cục bộ hơn, tên gọi nầy nhằm nói đến Dân của Cựu Ước, đối lại  – theo thánh Phaolô -  với Israel « mới » hoặc « theo Thánh thần », đó là Giáo Hội, Thân Thể Đức Kitô.

 

 

Judai¨¨sme

Do-Thái giáo

Toàn bộ những niềm tin, truyền thống và định chế đã và đang giúp cho người Do-Thái quan niệm mình là một đơn vị văn hoá-xã hội và tôn giáo nhất định (như một dân tộc), xuyên qua các thời đại với những thăng trầm và chuyển biến của lịch sử.

 

Logos

Lời  (xem chữ Verbe*)

 

Lumières

(Trào lưu) Ánh Sáng

Phong trào tư tưởng quan trọng của Âu Châu trong các thế kỷ XVII và XVIII chủ trương lấy lý trí kiểm thảo làm thẩm quyền duy nhất về chân lý và chống báng ngay chính nguyên lý của mạc khải* và đức tin* qui chiếu vào mạc khải.

 

Luther

Luthêrô  (1483-1546)

 Là người khai sinh và cổ võ một phong trào Cải Cách  sau đó gọi là « hội thánh Tin Lành» ; phong trào nầy sẽ có nhiều tầm mức quan trọng khác nhau, nhưng được biết đến trong việc thẩm định một cách cương quyết vị thế của Đức Kitô (và sự cứu độ mà Ngài đem lại) trong đức tin Kitô-giáo, và đồng thời trong thái độ cương quyết không kém chống lại một số khía cạnh thuộc định chế và bí tích nơi giáo lý và lối sống « Công giáo* ».

 

 

 

 

Magistère

Quyền Giáo huấn

Thẩm quyền hợp cách – giáo hoàng và các giám mục – trong Giáo hội, có chức năng đưa ra một cách chính thức và trung thực giáo lý chân chính Kitô-giáo, thiết định với đầy đủ năng quyền ý nghĩa tín lý khi thấy cần phải làm, có bổn phận loại bỏ mọi lệch lạc hoặc hiểu sai (xem chữ «Hérésie *»).

 

Médiation

Sự trung gian

Chức năng của một người có năng cách để nối liền mối quan hệ giữa hai phía hoặc toàn thể những thành phần khác nhau ; không có người ấy thì những phần tử khác nhau sẽ không cách gì gặp gỡ và liên kết với nhau được. Điều kiện thiết yếu để một việc làm trung gian thành công hẳn nhiên là người làm trung gian phải thực sự « được đôi bên  chấp nhận », đồng thời không bị giản lược vào một trong các phần tử ấy.

 

Messie

Thiên Sai

Là Đấng được Thiên Chúa gửi đến để thi hành công cuộc cứu độ mà Israel* trông chờ nơi Ngài. Các quan niệm về thiên sai giải phóng thay đổi qua các thế kỷ và tùy hoàn cảnh, nhưng chân dung Đấng Thiên Sai, kẻ được xức dầu (trong tiếng Do-Thái masiâh có nghĩa là « xức dầu »), thường mang những nét vương giả. Khi áp dụng vào Đức Giêsu (trong bản văn Hy-Lạp chữ « Kitô = Đấng được xức dầu »  luôn nối liền với tên Ngài trong chữ đôi Giêsu-Kitô), tước hiệu Thiên Sai lại mang một ý nghĩa đổi mới một cách sâu xa (xem bản văn trong sách nầy, mục « Giêsu » và « Kitô » tr. 33...).

 

Mystère

Mầu nhiệm

Thực thể sâu kín đến độ không những tuyệt đối vượt lên tất cả những gì con người có thể quan niệm, mà còn vượt  lên tất cả những gì nó có thể ao ước hoặc hy vọng. Trong ngôn ngữ Kitô-giáo, chữ nầy liên kết với chính thực thể của Thiên Chúa và với tất cả những việc gia ơn (xem chữ grâce*)  của Ngài trong Đức Giêsu-Kitô và do Chúa Thánh Thần*, nên không những nó cao cả khi còn « che giấu », mà  còn hơn thế nữa khi được mạc khải* (Cl 1,26 ; Ep 3,9).

 

Mythe

Huyền thoại

Chữ nầy thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực để nói đến những thực thể huyền hoặc và giả tưởng đôi khi còn được hiểu là láo khoét. Kỳ thực, ngôn ngữ huyền thoại giúp diễn tả những điều kỳ bí* mà tư duy lý trí và ngôn ngữ luậân lý  không thể nào chuyển đạt.

 

Nature

Bản tính, bản chất

Đối lại vơiù chữ « ngôi vị* », chữ nầy nói đến cái gì là một hữu thể, chứ không nói đến ai là hữu thể ấy ; nó nhằm đến các đặc tính, phẩm chất và năng lực tiêu biểu cho một « lối » hiện hữu, chứ không phải là chủ thể tác động các điều ấy. Nên những thành ngữ « nature divine = thiên tính » và «nature humaine = nhân tính » lại nói đến một số những đặc tính, những nét cá biệt và chức năng riêng mà người ta gọi là « Thiên Chúa » và « người » ; những điều đó không nói ai là « kẻ » tác động chúng.

Trong trường hợp của Đức KITÔ, các đặc tính,  nét cá biệt và chức năng của nhân tính của Ngài được ngôi vị Thiên Chúa của Ngài đảm trách vì Ngài không phải là Ngôi vị con người (= personne humaine) : ngôi vị duy nhất nơi Ngài là chính ngôi vị của Lời* Thiên Chúa (= Ngôi Lời), Con* Thiên Chúa. Trong trường hợp  Thiên Chúa,  các đặc tính, nét cá biệt và chức năng của thiên tính được ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần tác động (nhưng mỗi ngôi theo tước vị riêng của mình).

 

Pâque

Lễ vượt qua

Lễ Do-Thái rất xa xưa trở thành lễ quan trọng nhất từ khi nó được cử hành để tưởng niệm biến cố thành lập toàn lịch sử Israel* : Israel được giải phóng hoặc « cuộc vượt qua » từ xứ Ai Cập xuyên qua Biển Đỏ. Người Kitô-hữu nói đến  « lễ vượt qua của Đức Giêsu » là nói đến sự vượt qua cõi chết của Ngài đến sự sống (nghĩa là Sự Sống Lại*) và thiết lập một dân mới được giải thoát khỏi nô thuộc và được kêu mời để đi vào « Đất hứa ». Lễ Phục Sinh (Pâques) Kitô-giáo mừng sự sống lại của Đức Giêsu.

 

Paraclet

Đấng Nâng Đỡ 

Thánh Thần* là Đấng « bênh vực, luật sư », Đấng bảo vệ và nơi nương tựa cho người tin.

 

Parole de Dieu

Lời Chúa (Xem chữ Verbe*, và chữ Prophète*)

                       

Parousie

Quang lâm, Đức Kitô đến lại trong thời cánh chung

(Xem chữ Fils de l’homme*)

 

Passion

Khổ nạn

Con đường trung tín và khổ đau mà Đức Giêsu đã trải qua từ lúc Ngài bị chận bắt cho đến cái chết của Ngài trên Thánh giá. Khổ nạn nầy được mỗi một tác giả trong bốn vị viết phúc âm ghi lại; khi cộng thêm vào phần Sống Lại*, toàn bộ tạo nên Mầu Nhiệm* phục sinh hoặc Lễ Vượt qua* của Đức Giêsu, là mạc khải cao cả nhất về tình yêu Thiên Chúa và nguồn cứu độ cho con người.

 

Péché

Tội lỗi  (Xem bản văn, mục « Ơn tha thứ trong ân huệ » tr. 91-92)

 

Pères de l’Eglise

Các Giáo Phụ 

Là những người tin và làm chứng (thường là các  giám mục) vào những thế kỷ đầu của Giáo hội ; «họ thực thi sự hiệp nhất và thông công của đức tin trong hoàn cảnh địa phương và thời đại của họ, và được người ta nhìn nhận là những bậc thầy» (Vincent de Lérins). Xem chữ Tradition*.

 

Personne

Ngôi vị

Đối lại với chữ bản chất, bản tính (= nature*), trong trường hợp con người, ngôi vị nhằm chỉ một chủ thể tự do và trách nhiệm « điều hành » tất cả những gì thuộc bản tính mình : tất cả những điều nó làm và những gì thuộc hữu thể của nó ( = là nó)ù. Việc áp dụng chữ nầy vào Thiên Chúa (chẳng hạn nói « Ngôi Cha ») đòi hỏi phải loại ra tất cả những hình thức biểu tượng quá trực tiếp liên quan đến tâm lý (hoặc tâm-lý-hóa).

 

Pharisiens

Các người Pharisêu, người Biệt Phái Trào lưu Do-Thái chuyên lo học hỏi Lề Luật Do-Thái  và rất để ý đến việc thực thi Lề Luật. Đức Giêsu đã trách mắng người Pharisêu về tính tẳn mẳn, hoặc giả hình trong lối sống của họ ; họ không chấp nhận sứ điệp của Ngài, sứ điệp kêu mời họ hoán cải tâm hồn, vượt lên trên việc tuân giữ những phép tắc nghiêm nhặt.

 

Prophète

Tiên tri

Người nói nhân danh Thiên Chúa, mang Lời Thiên Chúa và rao truyền. Tước hiệu nầy là một trong những tước hiệu đầu tiên mà những người lắng nghe Đức Giêsu và môn đệ Ngài áp dụng cho Ngài.

 

Protestants

Những người Tin Lành  (Xem chữ Luther*).

 

Puissance

Quyền năng

Cũng như chữ « vinh quang » ( = gloire) chẳng hạn, chữ nầy trong Kinh Thánh nhằm chỉ vị thế tối thượng và chúa tể (chủ tế)* (= Seignerie*) của Thiên Chúa, tỏa lan trên mọi vật trong mọi thời đại và khắp vũ trụ. Đừng nên hiểu những từ ngữ nầy theo nghĩa thuần chính trị như là « thống trị » hoặc trần tục như « phô trương ». Theo Kinh  Thánh, và hơn hết là trong Đức Giêsu-Kitô  - nơi cái chết và sự Sống lại của Ngài - , Thiên Chúa dùng vinh quang và quyền năng của Ngài để phục vụ sự cứu độ Dân Ngài. Và đó là phương cách Ngài thiết lập Vương quyền Vương Quốc của Ngài.

 

 

 

 

Rédemption

Cứu chuộc

Từ ngữ nầy (nguyên tự là « chuộc lại ») được dùng và hay được dùng hơn nhiều chữ khác tương tự (giải thoát, thần hóa, đem lại công chính, làm hòa lại ....) nhằm chỉ công cuộc cứu độ* mà Thiên Chúa thực hiện cho con người trong Đức Giêsu-Kitô, và đến với mọi người qua nhiều thời đại nhờ Thánh Thần* của Ngài. Chữ nầy lúc khởi nguyên có nghĩa là kéo người Do-Thái ra khỏi thân phận nô lệ trong thời Xuất Hành* (Xh 13,17 ; 15,20). Nó không có nghĩa là Thiên Chúa phải trả một món tiền chuộc cho bất cứ ai (như cho ma quỉ) ; cũng nên nhấn mạnh rằng, trong hành động cứu giúp con người, Thiên Chúa đã chỉ cho mà không tìm lợi chi cho Ngài (xem bản văn, mục «  Ơn tha thứ trong Ân huệ » tr. 91-92).

 

Règne

Vương quyền, sự trị vì, triều đại (Xem chữ Puissance*)

 

Résurrection

Phục sinh, Sống lại

Đi qua cõi chết, bước qua, vượt qua một cái chết thật, đến một sự sống  « không hề chết » : sự sống đời đời, sự sống thật, đó là sự thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa. (Xem chữ Grâce*).

 

Révélation

Mạc khải  (Xem chữ Verbe*)

 

Royaume

Vương quốc, Nước (Xem chữ Puissance*)

 

Sacrement

Bí tích

Một cử chỉ đi kèm một lời nói đầy lòng tin, tác động một cách thiêng liêng nhưng thiết thực bên trong con người (nơi tâm hồn) điều mà nó biểu thị, tượng trưng trong trật tự hữu hình xem thấy được. (Xem chữ Baptême*, phép rửa, bí tích khai nguyên của Giáo Hội*).

 

Sacrifice

Hy lễ, lễ hy sinh

Lễ nghi dâng tiến, một « lời cầu nguyện bằng hành vi ». Hy tế diễn tả sự dâng hiến mà người dâng muốn dâng chính mình cho Thiên Chúa, nên nó chỉ có giá trị nơi nỗ lực yêu thương bên trong ; không lý đến tấm lòng yêu thương nầy thì mọi việc chỉ là hư vô giả ảo và khắc kỷ cầu lợi, đôi khi còn là việc hủy hoại thân xác một cách độc hại.

 

Salut

Sự cứu độ, phần rỗi

Tình trạng của kẻ được cứu ; theo đức tin Kitô-giáo, nó có nghĩa là : được tha thứ các tội của mình và giải thoát khỏi những nổi khắc khoải, được hứùa ban (và đã được thấm nhập bởi) một sự sống có khả năng vượt thắng mọi đe dọa hoặc xiềng xích trói buộc, kể cả sự chết ; nghĩa là sự sống của chính Thiên Chúa  chuyển đến cho mình nhờ ơn huệ* của Đấng Cứu Độ Giêsu-Kitô, trong Thánh Thần*.

 

Sang

Máu

Theo Kinh Thánh, máu là dấu chỉ của sự sống ; máu đổ ra là dấu chỉ và là thực thể của sự sống dâng cho, trao gữi, thông ban.

 

Seigneur

Chúa

Chữ nầy là tên Thiên Chúa trong Cựu Ước : Yahwé, dịch ra tiếng Hy Lạp là Kurios. Khi áp dụng vào Đức Giêsu, thì nó nêu lên cho biết Ngài thuộc vào Mầu Nhiệm Thiên Chúa : vượt lên trên sự chết-sống lại, Ngài thực thi quyền năng* và sự trị vì của Thiên Chúa, tham dự sự sống và vinh quang của Thiên Chúa.

 

Serviteur

Tôi tớ

Nhân vật kỳ bí đặc biệt được nêu lên trong « các bài thơ » hoặc các  « bài ca » của Tôi-tớ trong Isaia (rải ra trong các chương 42 đến 52 sách nầy). (Có lẽ chính Đức Giêsu đã áp dụng chữ nầy cho Ngài), chữ nầy diễn tả Khổ nạn*, sự chết và, rộng hơn, đó là toàn bộ cuộc đời Ngài, như con đường đau khổ và hy sinh*, nhờ đó mà Thiên Chúa mở các cánh cửa  thứ tha và cứu chuộc*, sự cứu độ* và sự sống cho « muôn người » (xem Is 53,12).

 

Suivre / suite de Jésus

Đi theo, bước theo Đức Giêsu

Động từ thường gặp trong các bản Phúc Aâm nhằm nói đến việc bước theo Đức Giêsu, theo sau Ngài (« dõi bước »), và gợi lên quyết định « liên hệ » là thực sự làm môn đệ*  của Ngài.

 

Susciter/ Suscitation

Dấy lên / Hưng phấn, Hứng khởi

Theo nguyên tự thì động từ nầy có nghĩa là : làm dậy men, làm phát sinh, làm xuất hiện...Từ ý nghĩa nguyên khởi nầy người ta hiểu được các chữ như « sống lại, phục sinh = ressusciter ; résurrection... ». Nhưng người ta cũng dùng các chữ nầy và các hình ảnh mà chúng gợi ra để nói đến những gì linh hoạt, tạo sức sống, gây hứng khởi...cho chính đời sống con người ( xem bản văn, mục « Giêsu-Kitô Chúa chúng ta » tr. 75-76)

 

Tâche

Việc phải làm, phận vụ

Đối lại với ân sủng, ân huệ, chữ nầy nói đến trách nhiệm riêng dành cho con người : Cần có sự hợp tác hoặc tham gia của cá nhân ( con người) để cuộc sống được hoàn thành ; nghĩa là cần có sự hợp tác của chính mình để ơn* cứu độ* có thể nâng đở, linh hoạt và hướng dẫn .

 

Théologie

Thần học

Nỗ lực nghiên cứu và suy tư để đạt đến một sự hiểu biết đầy đủ hơn và một lối trình bày khả tín hơn về đức tin*, được Lời* Thiên Chúa chứng thực* và được Giáo Hội truyền đạt lại (Xem chữ Tradition*Magistètre*).

 

Thomas d’Aquin

Tôma Aquinô

Thần học gia thời danh thế kỷ XIII ; tư tưởng  thần học của ngài được Giáo Hội Tây Phương xem là mẫu mực. Và vẫn còn được xem như thế, mặc dầu có nhiều thích ứng và cải biến trước những chuyển biến văn hóa của xã hội kể từ Thời Trung Cổ.

 

Tradition

Truyền thống

Truyền đạt. Chữ nầy vừa nói đến đối vật được truyền trao vừa là hành động truyền đạt. Truyền thống Kitô-giáo là sự truyền đạt trung thực đạo lý (= la doctrine) Kitô-giáo qua các thế kỷ( Xem các chữ Conciles*, Pères de l’Eglises*) và truyền đạt chính sự sống của Đức Kitô ( Xem 1 Cr 11,23).

 

 

Trinité

Ba Ngôi

Từ ngữ trừu tượng (không phải Kinh Thánh) nhằm chỉ chính Thực Thể của Ba Ngôi* Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần -, trong cách thế Ba Ngôi ở trong Sự Hiệp Nhất (hiệp nhất của một bản tính* Thiên Chúa duy nhất) chỉ một Thiên Chúa duy nhất hằng sống và chân thật.

 

Union hypostatique

Kết hợp hai bản tính nơi Đức Giêsu-Kitô

Trong Đức Giêsu-Kitô, sự  kết hợp hai bản tính* - thiên tính và nhân tính - trong và thể theo Ngôi* ( = personne, hypostase) Lời*- Con Thiên Chúa*. Vì được thấm nhập và linh hoạt bởi thực thể Ngôi vị của Lời-Con Thiên Chúa mà nhân tính của Đức Giêsu có được thực thể ngôi vị riêng của mình, nghĩa là thực sự được cấu thành và có thể sinh hoạt như ngôi vị.

 

Verbe

Lời, Ngôi Lời, Lời Thiên Chúa

Tiếng Hy-Lạp là Logos ; tiếng Pháp dịch là Parole de Dieu = Lời Thiên Chúa. Tước hiệu áp dụng cho Đức Giêsu-Kitô để chỉ cho biết Ngài là Con* - Hình ảnh* Chúa Cha, Đấng nhập thể* trong một cuộc sống làm người, đã mạc khải Thiên Chúa cho con người bằng lời nói, hành động và cả cuộc đời của Ngài ( Xem Gioan 1,1...). Ngài đến không phải chỉ như một vị tiên tri* lên tiếng nhân danh Thiên Chúa, nhưng là thực thể và là chính hành động  (événement même) của Lời Thiên Chúa trong lịch sử, là Lời Thiên Chúa « tự mình lên tiếng nói » với con người, ở giữa những con người.

 

 

Thư mục

 

J. Doré    Articles « Jésus-Christ » (p.847-858),  « Incarnations » (766-769), « Descente aux enfers » (390-394), « Résurrection de Jésus » (1442-1448), « Salut-Rédemption » (1514-1523), « Trinité » (1727-1734), in P. Poupard (éd.), Dictionnaire des religions                 PUF, 1984.

 

J.Doré et al.                                                                  Jésus, le Christ et les chrétiens coll. Jésus et Jésus-Christ,  Annexe N- 2 Desclée, 1981.

J.N. Bezançon            Le Christ de Dieu Desclée de Brouwer, 1986.

B. Rey   Jésus-Christ, chemin de notre foi     Cerf, 1981.

C. Perrot     Jésus et l’histoire coll. Jésus et Jésus-Christ,   N- 11, Desclée, 1980

B. Sesbou¨é    Jésus-Christ dans la tradition de l’Eglise,         coll. Jésus et Jésus-Christ, N- 17, Desclée, 1983.

 

 

 

MỤC LỤC 

 

I.         Giêsu ?                                                  tr. 7

 

II.   Giêsu khởi từ Giêsu                                  tr. 15

       Từ thủa ban đầu                                        tr. 15

        Qua các thế kỷ                                         tr. 23

 

III.   Giêsu hay là Giêsu-Kitô ?                         tr.33

        Thắc mắc về Đức Giêsu và « tầm quan trọng của vấn đề »                tr.33                                                      

        Giêsu là ai ?                                                tr.38

        Tại sao lại có những Kitô-hữu ?                    tr.50

        Ngài được phục sinh                                   tr.64

        Còn bạn, bạn nghĩ thế nào ?                          tr.70

 

IV.  Đức Giêsu-Kitô  Chúa chúng ta                 tr.73

        Thiên Chúa của Đức Giêsu-Kitô                  tr.76

        Mầu nhiệm Đức Giêsu-Kitô                        tr.80

         Sự cứu độ từ Đức Giêsu-Kitô                   tr.86

 

       Từ vựng                                                   tr.97

        Thư mục                                                 tr.123



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!