Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Chương I : Đào sâu và thực hành đặc sủng và linh đạo dòng

Chương II : Củng cố những bước đầu phân định và sống ơn gọi

Chương II : (tiếp)

Chương III : Con đường sống thánh

Chương III : (tiếp)

Chương IV : Đời sống cầu nguyện và đời sống nội tâm

Chương V : Sống triển nở đời sống cộng đoàn, yếu tố sống còn của tu sĩ

Chương V : (tiếp)

Chương VI : Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay

Chương VI : (tiếp)

Chương VII : Sống viên mãn ba lời khấn dòng

Chương VII : (tiếp)

Chương VIII : Những thời khắc quyết định

Phụ lục I

Phụ Lục II

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện
Chương VIII : Những thời khắc quyết định

(Slideshow XIN CHỌN Ý CHA)  

A. VƯỢT LÊN  KHỦNG HOẢNG ĐỂ TÁI ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG VÀ SỨ VỤ  

            Kính thưa Chị Em Hồi Tâm để khấn trọn đời, và Vấn Tâm để khấn lần đầu,

 

            Quả thật chị em đang đứng trước những thời khắc quyết định cho cuộc đời ơn gọi của mình: quyết liệt bước bước đầu tiên, hay dứt khoát cho trọn cả cuộc đời.    

Trình bày chung cho cả hai thời khắc là điều khó và tế nhị, vì mỗi giai đoạn có những điểm nhấn riêng. Tuy nhiên, không phải là không rút ra được những lợi ích: người đi trước nhìn lại “các khủng hoảng” để tái định hướng con đường, còn người đi sau nhìn thấy trước những gì có thể xảy ra để lên kế hoạch ứng phó hữu hiệu và thành công.

 

I. NHẬN ĐỊNH

 

Cuộc đời nào cũng có ánh sáng và bóng tối. Đời sống và sứ vụ tu sĩ cũng tương tự. Người ta thường quan niệm “càng tu càng đắc đạo”, càng hoàn hảo, nhưng thực tế, chúng ta cảm nhận và phải khiêm tốn nhìn nhận rằng có nhiều cái trong cuộc đời không như chúng ta mong đợi, hoặc không còn được như thuở ban đầu nữa. 

            Quả vậy, trong sách Khải Huyền, Thánh Thần đã nói với giáo đoàn Ephêsô rằng: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi... Nhưng Ta trách ngươi điều này, là ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta sẽ đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải” (Kh 2,2-5). 

            Nhiều khi khủng khoảng bắt đầu rất sớm ngay sau khi khấn và đi ra sở: nhiều tu sĩ trẻ đã bỏ cầu nguyện, Kinh Nhật Tụng, Nguyện Gẫm, xét mình hàng ngày, lần chuỗi Mân Côi, và siêng năng xưng tội, vì có vấn đề trong các mối tương quan.  

            Xin lưu ý ngay một thiếu sót tuy đáng thông cảm nhưng phải khắc phục dần dần, đó là các nhà đào tạo và Bề Trên Dòng cần tiếp tục đồng hành với các thành viên non trẻ mới ra đời của mình. Thời gian đào tạo ở Nhà Tập và những năm dầu của Học viện nhằm chỉ dạy chu đáo cho biết phải sống làm sao, cư xử thế nào trong các mối tương quan. Thật là lý tưởng nhưng mới chỉ nằm trên phương diện lý thuyết. Bây giờ phải va chạm các thực tế thì mới thấy ngỡ ngàng, phức tạp và vấp váp mà không biết phải giải quyết làm sao. Trong khi đó, nhiều chị phụ trách cộng đoàn nhỏ cũng chưa được chuẩn bị để nắm giữ vai trò và trách nhiệm của người bề trên, người chị, người mẹ và người đào tạo tiếp tục có khả năng, ý thức và tình yêu thương nâng đỡ, cảm thông. Nhiều người mới cảm thấy như “bị đem con bỏ chợ” và có thể mất ơn gọi, hoặc sống đời ơn gọi thiếu bình an và hạnh phúc. 

Trong hoàn cảnh ấy, họ lại bỏ cầu nguyện và những sùng kính đạo đức là những cái đã giúp họ giữ vững được ơn gọi sống động trong thời gian tu luyện ở trong Dòng, và cũng chính những thứ đó sẽ còn giúp họ bền đỗ trong ơn gọi và sứ vụ của mình giữa môi trường tông đồ.

 

            Chúng ta không thể không biết đến tình cảnh khủng hoảng và suy thoái này của con người và của Hội Thánh… và cũng không thể khám phá thấy hết được những hình thức khác nhau của cơn “khủng hoảng” mà các tu sĩ ngày nay đang phải chịu đựng: nhiều trăn trở trong các tưõng quan, thiếu vâng lời và khó nghèo, lơ là việc linh hướng và xưng tội, không ưu tiên cho đời sống cầu nguyện…thiếu tương quan thân mật với Bề Trên và cộng đoàn, thiếu liên đới và hợp tác làm việc chung, thiếu tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau, thích tự do và tiện nghi, thiếu hy sinh và khổ chế, để bị căng thẳng thể xác vì quá nhiều việc, mệt mỏi tâm lý vì hiểu lầm và định kiến, thế rồi hướng ngoại và do đó vấp váp tình cảm, có vấn đề về đức trong sạch, thiếu trách nhiệm bản thân trong việc tự đào tạo nhằm phát triển đời sống toàn diện, nhân bản và thiêng liêng.

 

(Hát XIN GIỮ CON)

 

            Thật thế, nhiều trường hợp ngay trong lần đi sở đầu tiên có thể đã có căng thẳng với  môi trường mới, với những con người xa lạ chưa hề quen biết, với tập quán, văn hóa và lối sống của họ, do lối sống bất định của đời tu: được sai đi đến nơi mình không muốn; ở với người mình không ưa, và làm việc mình không thích. 

Áp lực của công việc, kỳ vọng của dân chúng và cha xứ lắm khi làm cho tu sĩ trẻ bị căng thẳng, kiệt quệ. Nhiều việc phải làm mà lúc ở tu viện chẳng được học. Sự cô đơn, sự thiếu khích lệ và nâng đỡ từ chị em và Bề Trên cũng dễ dàng dẫn đến sự cô độc, chán nản và thất vọng. 

            Những yếu đuối bản thân, những giới hạn và vấn đề không được giải quyết thỏa đáng lúc còn ở trong Dòng, để rồi sau khi khấn đi ra sở lại xuất hiện mạnh hơn trước kia (trong đó có vấn đề tình cảm với các bạn là con trai hoặc bạn trai cũ), vì chúng đã không được trực diện và xử lý cách thích hợp trong những năm đào tạo, vì thiếu linh hướng thích hợp, hay một lối lãnh đạo “áp đặt”, “vâng lời tối mặt” gây ức chế và miễn cưỡng chịu đựng “nín thở qua sông” hay “giả dại qua ải,” “bằng mặt mà không bằng lòng” và “nhắm mắt đưa chân”, như Hội Nghị về ơn gọi 2007 tại Thái Lan nhận định rằng Ban đào tạo phải tự xem xét lại cách thức đào tạo của mình. Vì thế, DHTSTQ II cũng đặt nặng vấn đề  “Đào tạo các nhà đào tạo.” 

            Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết thông cảm với Bề Trên và các nhà đào tạo. Họ cũng có những nỗi khổ, lo toan và áp lực của họ. Ngoài ra, có thể có những động lực không đích thực tiềm ẩn khi bước vào con đường ơn gọi, và tất cả những gì bị dồn nén trong quá khứ bây giờ có cơ hội nổ tung ra, mà xem ra chẳng ai thấu hiểu, trợ lực, giúp đỡlắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương” 

            Thực ra, vẫn có ai đó thấu hiểu, cảm thông, giúp đỡ… và thường là một bàn tay mạnh mẽ, một can thiệp, một tiếng nói có trọng lượng và thẩm quyền đối với Bề trên, Nhà Dòng… như Cha xứ chẳng hạn, hay một mạnh thường quân, một ân nhân, một tâm hồn quảng đại ân cần sẻ chia (đưa tới hoàn cảnh nhận ân và phải trả tình)… Và lắm khi vì thế mà có vấn đề và rắc rối tình cảm bắt đầu từ chỗ đó.

(Slideshow CHÚA GIẢI THÍCH) 

 

 

B. CÁC CƠN KHỦNG HOẢNG

(Slideshow DẪU CON LÀ AI)

 

Nhiều khi trong lòng không có biển, nhưng vẫn có sóng… Và có những lúc không nhận ra những cơn sóng nguy hiểm, mà cứ coi thường đứng xem… (Đường êm quá ta đi mà quên ngó, đến khi hay gai nhọn đã vào thấu xương!). Đến khi nhận ra nguy hiểm thật sự, mới biết sợ thì chạy trốn cũng không còn kịp nữa. Sóng sẽ vùi dập …Vì thế Chúa Giêsu căn dặn “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn…”

 

1. Các cơn khủng hoảng có thể

 

            a. Khủng hoảng tự nhiên về thể lý và sinh lý: Thông thường cứ 7 năm, tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều được thay thế để tăng trưởng. Vấn đề sinh lý cũng thế qua từng giai đoạn của tuổi đời, các tuyến nội tiết và các loại hooc-môn cũng phát sinh và bị kích thích (Ai dạy cho khỉ biết leo cây?) và “trong lòng không có biển vẫn có sóng” 

            b. Khủng hoảng trong đời sống thiêng liêng-Khủng hoảng đức tin. Nhiều khi có sự chênh lệch đáng buồn giữa lời giảng lý thuyết và đời sống thực hành tôn giáo, hoặc chịu ảnh hưởng những tư tưởng thần học cấp tiến. Không nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong lịch sử Giáo Hội và thế giới, cũng như trong lịch sử của Hội Dòng và mỗi cá nhân.    

Những thử thách đau khổ có thể kéo con người đến gần Thiên Chúa, vì chẳng còn biết tin tưởng bám víu vào ai khác nữa:        

Âu là Thánh Ý Chúa Trời
Giúp con lột bỏ một đời bơ vơ
Còn ai ngoài Chúa mà mơ
Cuối đường Chúa đứng đợi chờ đỡ nâng
Chúa ôi! Thôi thật “Xin Vâng”
Cạn tàu ráo máng xin dâng cho Ngài.

 

            Nhưng những đau khổ thử thách cũng có thể đẩy con người xa Chúa, vì không lý giải được những đau khổ bất công trên những người vô tội, những nghịch lý và mâu thuẫn về ngôn hành bất nhất trong Giáo Hội và người của Giáo Hội, như dân Dothái lầm bầm trong sa mạc xưa kia: “Có Chúa hay không, và nếu có thì Ngài có thực sự cùng đi với chúng ta không?” (Xh 17,7).

 

            c. Khủng hoảng trong các tương quan

            a) Khủng hoảng quyền bính

Khủng hoảng đức tin kèm theo khủng hoảng quyền bính, từ phía trên cũng như từ phía dưới, lắm khi gây đau đớn và chia rẽ trong cộng đoàn.

 

            Quyền bính đã không được nhìn đúng theo ý nghĩa và mục đích của nó. Mục đích quyền bính được mạc khải và tuôn đổ xuống trên Giáo Hội từ nơi Thập giá là để thiết lập vương quốc tình thương cứu độ. Tình thương cứu độ không che đậy tội lỗi, nhưng phơi bày tội lỗi như nó hủy diệt phẩm giá con người và tình thương. Tình thương cứu độ đó dùng sức mạnh của Chúa để chiến thắng tội lỗi.  

Một số người coi quyền bính chỉ là một phương tiện để duy trì giáo thuyết và trật tự. Số khác lại coi quyền bính như một áp đặt bất công ý muốn của các lãnh đạo lên các thành viên của mình. Họ chỉ ra những lạm dụng quyền bính - một số lạm dụng có thật, một số được tưởng tượng ra. 

Chính Chúa Giêsu cũng nói tới một số tiêu cực của những người nắm giữ quyền bính: “Các con hãy nghe lời họ nói, nhưng đừng bắt chước việc họ làm, vì họ chất gánh nặng lên vai kẻ khác còn họ không giơ ngón tay lay thử... Họ giết chết các con mà tưởng là làm vinh danh Chúa.”     

Người Việt Nam đòi hỏi: “Làm quan hãy xét cho dân, không tin ngài xuống ngài mần ngài coi” và kết luận: “Thượng bất chính hạ tác loạn.”

 

Và cũng vì thiếu đức tin, lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và tâm thức xã hội, nhiều người cấp dưới đã “vâng mà không phục” hoặc “bằng mặt mà không bằng lòng” để đến một lúc dường như muốn “tức nước vỡ bờ” mà không có ai giúp “khai mưõng cho nước chảy” và “đào sâu lòng sông” khiến vấn đề đã phức tạp lại càng phức tạp hơn, có khi đưa tới bế tắc và đổ vỡ đáng tiếc. 

Nhưng với đức tin mạnh mẽ và đâm rễ sâu trên nền tảng Thánh Kinh vững chắc, đặt trọng tâm vào Chúa Giêsu, vào Phúc Âm, vào Giáo Hội và các linh hồn, cầu nguyện và biện phân dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ vâng lời cách sẵn lòng và siêu nhiên các vị lãnh đạo và cơ cấu Giáo Hội, không phải như những con người và cơ cấu nhân loại, nhưng là Ý Chúa ở trong và qua những con người và cơ cấu này.

 

            b) Khủng hoảng tình huynh đệ

            Vì ảnh hưởng, vì quyền lợi, vì tình cảm và những sự việc tiêu cực đưa đến kết luận chua chát này: “Người đối với người là lang sói, nữ tu đối với nữ tu là lang sói hơn, linh mục đối với linh mục là lang sói nhất.”

    

            “Giả như tên địch thù phỉ báng, thì tôi cũng cam lòng, hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể lánh đi. Nhưng đây lại là bạn, người đồng vai đồng vế, chỗ thân tình tâm phúc với tôi, đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước” (Tv 55,13-15)

 

            “Tên phản phúc ra tay hại người thân nghĩa, lại lỗi ước quên thề; miệng nói năng ngọt xớt, lòng chỉ muốn chiến tranh, lời trơn tru hơn mỡ, mà bén nhọn như gươm (Tv 55,21-22).

 

            “Kẻ đến thăm, miệng nói lời giả dối, nhưng chủ ý thâu tin độc địa, vừa ra khỏi nhà, đã vội rêu rao. Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con! (Tv 41,7,10).

 

Chị ơi! Cay đắng đã nhiều, 

Bao phen em cũng muốn liều mà thôi!   

Nhưng rồi tấc dạ bồi hồi,   

Chạnh nhớ Chúa chết trên đồi Canvê,  

Vì thương Chúa phải ê chề,    

  Bị người kết án không hề hở môi. 

 Đời em cũng lắm khúc môi,   

Bầm gan tím ruột vì người bất công, 

Đôi khi muốn nói hả lòng,  

Sao em không động mà người động em?

 

c) Khủng hoảng tình cảm

            Những hấp dẫn, khao khát tự nhiên của con người dễ bộc lộ khi không được yêu thương, bị hiểu lầm, đau khổ, buồn phiền, oan ức khiến người ta đâm liều đi tìm bù trừ, an ủi, mà vấp ngã, vì mọi thân xác đều có tính dục và mọi tương quan đều có tính cách phái tính.

(Movie TÌNH YÊU VÀ SỨ MỆNH)

 

 

2. Các dấu hiệu và chỉ dẫn của cơn khủng hoảng trong đời sống tu sĩ:

·        Trốn chạy: chất men, tiêu khiển thái quá, thích “xuất hiện”

·        Chuyện phiếm, tán gẫu không dứt, trống dạ...

·        Thiếu khả năng sống trầm tĩnh, thinh lặng...

·        Ham hoạt động (quá lao lực sẽ kiệt lực)

·        Nhu cầu khẳng định mình thái quá (làm tốt, gây chú ý, lôi cuốn, mở rộng giao tiếp…)

·        Viễn ảnh tiêu cực, phàn nàn, hay chỉ trích phê bình...

·        Khó ngủ (tin nhắn, “nhất dạ sinh bá kế”)

·        Những bất bình thường về giới tính (lẳng lơ, lôi cuốn, tấn công/thụ động cam chịu)

·        Khả năng hoạt động bị tê liệt.

·        Chỉ thường xuyên liên hệ với một số người nào đó thôi…

 

3. Vài phản ứng cần thiết để vượt lên khủng hoảng 

            Cần có thời gian cầu nguyện hằng ngày để chia sẻ bản thân với Chúa, hầu sống căn tính tu sĩ thực sự của mình: “Anh chị em hãy trao trút nỗi lòng của anh chị em cho Chúa, vì Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh chị em” (1 Pr 5,7). 

Tìm một đối tác biện phân: vị linh hướng, có thể là một người bạn tín cẩn, dẫn tới một căn tính trưởng thành. Các cân nhắc tâm lý về cá tính cũng rất hữu ích... 

Sự sống mật thiết với Chúa Giêsu là phương dược chữa lành vạn năng. 

Không thiếu những tu sĩ cảm nhận cô đơn thực sự ngay trong chính cộng đoàn mình sống và lắm khi sự cô đơn đè nặng trên con người của họ. Sự nghi ngờ, đố kỵ, ghen ghét hay thiếu thông cảm từ phía chị em, kể cả từ Bề trên, có thể làm gia trọng nỗi thất vọng và cô đơn (x. Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus số 59).  

Bí tích Hòa giải là một quà tặng, một khí cụ quan trọng cho sự tái định hướng, thánh hoá và tăng trưởng thiêng liêng, đặc biệt nếu việc xưng tội không chỉ được coi là một nghi thức, mà đúng hơn là một cơ hội không chỉ để xưng tội, mà còn để trao đổi với một cha giải tội và linh hướng có kinh nghiệm, nhờ đó đạt tới một kinh nghiệm chữa lành và một lối sống khả dĩ giúp đứng lên làm mới lại từ đầu.

(Hát XIN GIỮ CON)

 

Việc linh hướng đều đặn là một bảo đảm khác cho việc tái định hướng, tăng trưởng và phát triển đời sống thiêng liêng trưởng thành của tu sĩ. 

Nếu không có vị linh hướng đúng nghĩa, thì có thể làm việc đó với cha giải tội đã được trắc nghiệm kỹ. 

Ngoài cha giải tội thường xuyên, Dòng cũng nên liệu có cha giải tội ngoại thường để chị em dễ dàng xưng tội và trình bày những khúc mắc tế nhị, hoặc cho phép chị em đi gặp một cha giải tội thích hợp riêng, vì vấn đề lương tâm thực sự. 

Tạo lập lối sống và làm việc chung, sự ràng buộc của tình chị em đích thực, cũng như những thời gian giải trí, hồi tâm và thinh lặng giúp không chỉ chế ngự khủng hoảng, mà còn biến khủng hoảng thành một cơ hội để đẩy xa hơn sự tăng trưởng và tiến bộ trong sự trưởng thành cá nhân, cũng như công việc tông đồ và bác ái sống động.

(Slideshow CHÚNG CON CẦN ĐẾN CHÚA)

 

 

C. TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

(Slideshow TÌNH YÊU ĐÃ CHỌN)

 

I. Đặt vấn đề

            “Anh chị em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu” (Rm 13:11-12).  

Khủng hoảng rất lắm khi là một dấu hiệu tăng trưởng, nhưng cũng tỏ lộ một số vấn đề và yếu đuối nào đó đang được mở ra theo cách này.  

Trong các tình huống như thế, hãy xử sự như trường hợp hỏa hoạn: hãy bình tĩnh và hành động cách có trách nhiệm… Không lấy bất cứ quyết định nào khi đang bị giao động; hãy “gạn đục khơi trong” để thấy rõ mới có biện phải đúng được.

 Một tình huống như thế cần trước hết sự thinh lặng và suy nghĩ để trở nên ý thức rõ ràng hơn về các vấn đề thực sự là vấn đề.

 

Để được vậy, chúng ta cần thời gian và một nơi chốn (ít là nội tâm) có thể ở một mình, suy tư và cầu nguyện. Các cuộc tĩnh tâm và hồi tâm là các cơ hội đó. 

Thời gian khủng hoảng mời gọi chúng ta xem xét các cội rễ căn nguyên và các tình huống của các việc chúng ta đã trải nghiệm hầu được ý thức hơn về các hậu quả của chúng. 

Mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai. Phải tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp hơn trong tương lai, nhờ ơn Chúa, với cố gắng bản thân và sự giúp đỡ của kẻ khác. 

Việc tái định hướng được khởi đầu bằng cách trực tiếp đối diện và chấp nhận chính thực tại của mình, đồng thời nhẫn nại hướng mình vào trong ý muốn của Chúa.  

Một tiến trình như thế thường không hoàn toàn được thực hiện một mình, mà cần có người đồng hành. Không ai tự làm hướng đạo cho mình: “Biết ai khôn ngoan thì tìm đến mà bàn hỏi và chớ coi thường bất cứ lời chỉ giáo nào hữu ích” (Tb 4,18).  

Bên cạnh Chúa Cứu Thế mà chúng ta gặp gỡ trong cầu nguyện, chúng ta cần một ai đó để nói với, một ai đó hành động như một khuếch âm cho các kinh nghiệm và thấu hiểu của chúng ta, một ai đó có khả năng cho chúng ta những định hướng mới phát ra từ sự biện phân trong thinh lặng và nguyện cầu của chúng ta và nâng đỡ chúng ta.  

Một vị đồng hành thiêng liêng là một quà tặng tốt nhất mà chúng ta có thể có được. Nhưng một vị hướng dẫn thiêng liêng không chỉ đồng hành với chúng ta trong cơn khủng hoảng và ở một tình huống riêng lẻ.  

Nếu không có vị linh hướng riêng, cha giải tội có thể làm việc ấy một cách nào đó, sau khi đã trắc nghiệm để chọn người thích hợp, nghĩa là người mình có thể tin cậy trình bày rõ tất cả và người đó có khả năng giúp mình đứng dậy và tiếp tục con đường tận hiến. 

Sự đồng hành cần trải ra trong một thời gian dài, cùng bước đi và cùng lớn lên bên nhau trong một mối quan tâm chung là trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô và với con người thật của chúng ta, vì đi vào thế giới nội tâm của một con người quả thật không dễ: “Đi lâu mới biết đường dài (thức lâu mới biết đêm dài), ở lâu mới biết con ngài phải chăng.”

 

(Hát XIN GIỮ CON)

 

II. BÍ TÍCH GIẢI TỘI,  PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU ĐỂ TÁI ĐỊNH HƯỚNG

 

Bí tích Hòa Giải là một bước cụ thể tái định hướng và tiến vào một cuộc sống mới sâu sắc hơn và vững chắc hơn nhờ cơn khủng hoảng, hy vọng thế! 

Nếu vị hướng dẫn thiêng liêng là một linh mục, thì Bí tích được trao ban trong tất cả tiến trình biện phân và tái định hướng.  

Thường chỉ xưng tội thôi không đủ, nhưng chúng ta cũng cần được trao đổi giải quyết và như thế thấy được các gốc rễ sâu xa hơn và các viễn ảnh tương lai (đường lối cư xử mới) 

Lối xưng tội chia sẻ và đối thoại như thế cũng mang lại một sự cởi mở lớn hơn trên cả chiều kích nhân bản và thiêng liêng.  

Chính vị linh mục cũng được khích lệ rất nhiều trong một kinh nghiệm như thế, nhờ đó ngài có khả năng giúp đỡ người khác trong cùng một đường lối hoặc tương tự.  

Bí tích hòa giải là một trong những quà tặng đặc biệt của linh mục cống hiến cho kẻ khác trong thừa tác vụ bí tích của ngài, nhưng đồng thời nó cũng là khí cụ cho linh mục tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng và bác ái mục tử. 

Cuộc đối thoại giữa hối nhân và cha giải tội làm cho việc cử hành bí tích đáp ứng sít sao hơn với từng tình huống cụ thể của hối nhân, với các lý do khác nhau của hối nhân:

·        Nhu cầu hòa giải cá nhân và tái nhập vào tình bằng hữu với Chúa nhờ nhận lại được những ơn đã mất do tội;

·        Yếu tố căn bản trong việc tái định hướng đời sống và sứ vụ là bí tích Hòa giải, đặc biệt nếu nó không chỉ được đánh giá và thực hành theo đường lối nghi thức, mà đúng hơn như một cuộc đối thoại trong đó việc xưng tội cùng lúc trở thành một cơ hội để tiến bộ.

·        Nhu cầu tìm kiếm sự tiến bộ thiêng liêng (x. Kh 2:2-5);

·        Đôi khi cần một sự biện phân thích đáng hơn về ơn gọi;

·        Trong nhiều trường hợp, không những cần mà còn khao khát thoát khỏi tình trạng hờ hững thiêng liêng và khủng hoảng đời tu, hầu có một lối giải quyết, một lối đi mới trong chính hoàn cảnh cụ thể đang phải sống (không hay chưa thay đổi nhiệm sở được). 

Nhờ những đặc tính cá nhân đó, hình thức cử hành này liên kết với việc linh hướng.  

Trong cuộc đối thoại này phải tránh đề cập trực tiếp đến đệ tam nhân. Phải rất cẩn thận và tế nhị trong các câu hỏi để làm sáng tỏ hầu có biện pháp và lời khuyên thích ứng, giúp hối nhân thay đổi lật sang một trang mới của cuộc đời. 

Nhớ giúp linh mục tránh ba tội kèm theo vạ tiền kết dành riêng cho ĐGH: Lỗi ấn tòa giải tội, khuyến dâm trong tòa và giải tội cho đồng phạm.

(Movie DO TỘI KHUYẾN DÂM)

 

Tương quan linh hướng là một tương quan khép kín tay ba (Chúa Thánh Thần, người thụ hướng và vị linh hướng).  

Điều mà vị linh hướng khám phá về người thụ hướng ở toà trong sẽ không được tiết lộ ra ở toà ngoài. Dữ kiện này có cùng một qui chế như ấn toà giải tội. Điều này không chỉ để bảo vệ người thụ hướng, mà còn cống hiến cho họ sự tín nhiệm và tin tưởng rằng điều gì họ đã bộc lộ ở tòa trong vẫn được giữ bí mật. Chính niềm tín nhiệm và bảo đảm này mang lại sự chữa lành tận gốc các “căn bệnh.”    

Vì thế, những người có sứ vụ tòa ngoài trong việc đào tạo nên biết dừng lại ở một giới hạn cần thiết, không nên ra lệnh “Chị buộc lương tâm em phải nói ra sự thật”... Cái khôn khéo và kỹ năng sư phạm của nhà đào tạo có thể làm cho ứng sinh tín nhiệm tự nguyện nói ra hết mọi bí ẩn tâm hồn và cuộc đời họ; nhưng nhà đào tạo cũng phải khôn ngoan giữ mình ở ranh giới tòa trong và tòa ngoài. Đó là cái khó và nguy hiểm cho cả hai, nhà đào tạo và ứng sinh: Tội thì tha, lỗi thì sửa.

 

(Hát NGUỒN TRỢ LỰC ĐỜI TÔI)

 

III. LÒNG CẢM THÔNG
      VÀ LẦM LỖI CỦA NGƯỜI KHÁC

 

Chúng ta đừng quên tiến trình chỉ bảo huynh đệ để sửa chữa lầm lỗi của người khác mà Chúa Giêsu dạy trong Phúc âm: “Nếu chị em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người chị em. Nếu nó không nghe ngươi, ngươi hãy kèm theo một/hai người nữa, để tất cả công việc được đoán định do miệng hai/ba nhân chứng. Nếu nó không màng nghe họ, hãy thưa với cộng đoàn…” (x. Mt.18, 15-17)

 

            Một ngýời có thể phạm lỗi cố ý hay vô tình, biết rõ hay không biết gì. Chúng ta có thể có hai thái độ hành xử:

            - hoặc là phòng bệnh,

            - hoặc là chữa bệnh.

 

Người cảm thông phòng bệnh đi bước trước, ngăn ngừa những ảnh hưởng tác hại từ bên ngoài, hay dập tắt ngay từ trứng nước cái mầm bệnh từ bên trong, để lỗi lầm không thể xảy ra. 

Như người làm nông năng thăm vườn cây, khi phát hiện cây bị sâu bệnh liền phun thuốc diệt sâu bệnh, người cảm thông đón trước và khuyến cáo ngay lỗi lầm có thể, để ngăn ngừa các ảnh hưởng và nguyên nhân từ bên ngoài, hay những yếu đuối từ bên trong thân phận con người.  

Người cảm thông tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, cho người phạm lỗi biết lỗi, lắng nghe lời giải thích biện hộ, kết luận xác định đúng lỗi lầm, cho đương sự cơ hội và thời gian cần thiết để sửa chữa, và nhẫn nại giúp đương sự tập đức tính ngược lại, hy vọng vào kết quả sẽ có trong tương lai: “xin cứ để nó lại năm nay nữa, tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó, may ra sang năm nó có trái” như dụ ngôn của Chúa Giêsu:  

“Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?’ Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (Lk 13, 6-9). 

Trái lại, người thiếu cảm thông mới khám phá thấy lỗi lầm đã có biện pháp ngay, vì óc cầu toàn đòi hỏi và đốt giai đoạn, coi người khác như đã đạt tới trình độ của mình.  

Hoặc khá hơn, người thiếu cảm thông sẽ chờ đợi lỗi lầm trở nên rõ ràng để có biện pháp, nhất là khi người có lỗi che đậy, giấu giếm vì một lý do nào đó (như quá sợ bị sa thải, hoặc ảnh hưởng thiệt hại cho người liên hệ). 

Cũng tùy thái độ ngoan cố và thiếu tinh thần phục thiện của người lầm lỗi, người thiếu cảm thông thường âm thầm theo dõi (hoặc tệ hại hơn ngược với sư phạm giáo dục đích thực là đặt người theo dõi và báo cáo), có khi còn “gài bẩy” cho mắc phải để đương sự không thể cãi lại, chữa mình hay chối cãi được nữa. 

Tuy nhiên, con người không phải là tĩnh vật bất di bất dịch, song là một sinh vật còn biến động, còn thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Hãy tạo cho người lầm lỗi cơ hội và môi trường (việc thuyên chuyển nhiệm sở nhằm mang lại những tương quan mới giữa những người liên hệ và sự đổi mới sẽ dễ thực hiện được), cũng như thời gian biến đổi và làm lại từ đầu đó. 

Hãy bình tĩnh cùng ngồi lại, tìm khám phá và viết ra hai cột giấy tất cả những cái tốt và cái xấu của con người đó để so sánh, việc giải quyết sẽ mang tính khách quan khoa học, đồng thời biểu lộ lòng nhân hậu theo gương Chúa.

(Slideshow BÀI HỌC CHIẾC BÌNH NỨT)

 

Chớ gì tiến trình chỉ bảo huynh đệ của Chúa Giêsu được thực thi. Cha ông chúng ta cũng từng quan niệm: “Nhân thùy vô quá, hữu quá tắc cãi, thị vị vô quá” (đã là người thì ai ai cũng đều có lỗi, có lỗi thì sửa lỗi, và như vậy sẽ không còn lỗi nữa).  

Tuy nhiên, để thực hiện lòng nhân ái ấy, chúng ta cần khéo léo sử dụng kỹ năng chỉ bảo huynh đệ “feed-back”, áp dụng vào Đào tạo và Tự đào tạo, cả về chiều dọc lẫn chiều ngang: Người và ta, trên và dưới gặp được nhau, hiểu được nhau trong mọi quan điểm và tha thứ cho nhau, thì mọi việc đều được giải quyết dễ dàng và tốt đẹp. 

Hãy cho người biết lỗi, cho họ cơ hội sửa lỗi, và cho họ thời gian nữa, vì không ai một sớm một chiều mà sửa ngay được. Tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, với ơn Chúa và sự cố gắng của mỗi người. 

Trong trường hợp biết rõ ai đó có lỗi thật sự và để tránh thiệt hại lớn cho cộng đoàn lẫn đương sự, sau khi cầu nguyện và đã trực tiếp làm mọi cách có thể, hãy theo lương tâm, can đảm đích thân kín đáo trình bày với Bề trên và sẵn sàng chịu trách nhiệm kiểm chứng về điều mình nói.

Tay Tạo Hoá đặt bầu lửa đỏ,     

Giữa thinh không soi tỏ gian trần, 

Con người hối hận thở than,    

Dám đâu tiếp tục những lầm lỗi xưa.

Vừa lạc nẻo lại vừa mù quáng,   

Chẳng biết đường biết hướng về đâu,  

Chúa ôi chính lộ dẫn vào,   

Kẻo con sa xuống vực sâu có ngày!

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Năm Tuần I

 

“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (2 Cor 1, 3)

 

IV. THÁI ĐỘ SỐNG CẦN THIẾT

(Slideshow ĐỪNG ĐỂ HỐI TIẾC)

 

Ai trong chúng ta cũng có những lần trải nếm kinh nghiệm của thánh Phaolô về “hai sức mạnh đối nghịch nhau trong bản thân mỗi người, khiến những điều tốt ta muốn làm thì lại không làm được, và những điều xấu không muốn làm thì ta lại làm.

Hãy chấp nhận những giới hạn bất toàn và bất lực của mình, mỗi ngày chúng ta càng trở nên khiêm tốn hơn về chính mình, trước mặt Chúa, cũng như trước mặt người khác. 

Và chúng ta cũng hãy nghĩ như thế cho Bề trên và chị em: bao lâu còn mang nặng thân phận con người, họ cũng có những yếu đuối, sai sót, lỗi lầm, bất toàn và bất lực của họ. Càng chấp nhận họ như thế, ta sẽ càng trở nên cảm thông với họ hơn, độ lượng với họ hơn, tha thứ và bỏ qua các lầm lỗi thiếu sót cho họ hơn. 

Nếu tất cả mọi người chúng ta biết khiêm tốn với chính mình và cảm thông, độ lượng, tha thứ, bỏ qua cho lầm lỗi thiếu sót của nhau, các mối tương quan nhân bản của chúng ta sẽ được cải thiện tốt hơn và đời sống thiêng liêng sẽ được phát triển đúng mức. 

Nhưng cuộc đời nhân bản và thiêng liêng của chúng ta lắm khi cũng “ba chìm bảy nổi chín long đong”, khiến tiền nhân phải nhắc nhở: “lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.”

 

Chớ chi chúng ta biết chìa tay ra cho nhau “chị ngã em nâng”, như Chúa Giêsu đã chìa tay ra cứu Phêrô khỏi chìm.

 

Cuộc đời của chúng ta không được biểu diễn như một đường thẳng, mà là những đường cong gợn sóng hoặc là những đường xoắn trôn ốc. Nhưng Thiên Chúa luôn viết thẳng trên những đường cong của cuộc đời chúng ta.

(Slideshow CÙNG ĐI VỚI CHÚA GIÊSU)

 

Chúng ta sẽ cố gắng biến mình thành những sinh vật có xương sống, trưởng thành, luôn luôn tự mình có thể đứng vững được, dù có xây xát và thương tích, chứ không phải là những sinh vật không có xương sống hay tầm gửi, không thể tự mình đứng vững được mà luôn tựa vào người khác.

 

 

D. HƯỚNG TỚI CUỘC SỐNG MỚI

(Hát TỪ BÂY GIỜ)

 

I. ĐỔI ĐỜI VÀ TRỞ THÀNH

 

1. Việc tái định hướng giả thiết một chuyển động kép:

            a. Chia cắt với cái đi trước, nghĩa là phải từ bỏ một cách sống, một cách hiểu biết Và những mối tương quan đối Thiên Chúa, với vũ trụ, với chính mình, với tha nhân và môi trường, tức là con người cũ bấy lâu nay của mình, mà Thánh Phaolô bảo là “quên hẳn đàng sau, nhắm phía trước mà chạy tới.”

 

            b. Mở ra với những gì đang đến, nghĩa là một hiện hữu mới, một ý nghĩa mới, một kiện toàn, một đổi mới so với nếp sống, suy nghĩ và quan hệ bấy lâu.

    

Do đó, việc tái định hướng đời sống và sứ vụ tu sĩ là một sự xé rách, một thứ cái chết, nhưng rách để lành, chết để sống. Đó là một thứ biến đổi một mất một còn, giống như chim phượng hoàng tới tuổi 40.

(Slideshow NHƯ CHIM PHƯỢNG HOÀNG)                       

            Dường như có một sự dằng co trong con người và cuộc sống. Thật thế, chị em đang bước vào giai đoạn quyết định cho cuộc đời thánh hiến, “một ngày là nữ tu sẽ là nữ tu mãi mãi”, nhưng vẫn còn có con người trần tục bên cạnh con người thiêng liêng. Tính lưỡng diện này vẫn tồn tại, trải qua những chiến đấu, dòn mỏng và có khi thất bại nữa.

 

 

2. Một kinh nghiệm đổ vỡ

            Ta có thể nhìn kinh nghiệm đổ vỡ này (sự chia cắt và cái chết) qua hình ảnh Abraham cắt đứt mọi mối quan hệ cộng đồng và yêu thương với gia đình, với đồng bào và thiên nhiên, rời bỏ quê hương để đi tìm một quê hương mới, hầu được triển nở thành thủ lãnh / cha một dân tộc.

 

Có thể nói, hành trình ơn gọi bẻ gãy tính thuần nhất của những gì chúng ta đã nhận lãnh trong cuộc đời, ghi khắc một đổ vỡ và thay đổi các giá trị vốn có.

 

3. Một cuộc đổ vỡ lịch sử và nền tảng

            Cần có tín nhiệm lẫn nhau thực sự trong linh hướng, để chị em không sợ nói lên kinh nghiệm bản thân, diễn tả thứ thanh tẩy cần thiết hầu đi vào hành trình thiêng liêng, chuẩn bị tiến tới tuyên khấn làm người nữ tu suốt đời “không bao giờ đổi thay.

 

            Cái quan trọng là có nơi mỗi người một biến cố lịch sử đánh dấu thời khắc trở thành tu sĩ, và thời khắc đó được sống thường xuyên trong tất cả công cuộc tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa: Một khi trở thành, người tu sĩ sống căn tính tu sĩ suốt cả đời: Một ngày tu sĩ, tu sĩ mãi mãi. 

 

4. Đổ vỡ là sự khởi đầu

            Biện chứng pháp dẫn ta từ đối chọi tiền đề – phản đề đến một quan điểm mới (hợp đề).             Cũng thế, mỗi một đổ vỡ mở ra một khởi đầu mới. Và khởi đầu mới đó lại sản sinh ra một khởi đầu mới khác, cứ thế mà tiến bộ: “bắt đầu, lại bắt đầu”

 

5. Sống ơn gọi như sự chia tách

            Sự kiện người đi tu xem ra hiện hữu tách biệt với người đời khiến người ta than phiền đi tu là cắt khỏi cuộc sống (xuất thế). Nhưng một cách nào đó đời tu đòi lại sự chia tách nầy (nhập thế) và khoảng cách giữa tu và không tu là một dữ kiện có một ý nghĩa hữu lý: sống một cách khác hợp với chọn lựa của đời mình. Nói khác đi, đổ vỡ nầy đánh dấu sự khởi đầu của tất cả mọi cuộc đời.

 

II. CHẾT CHO CÁI CŨ ĐỂ SỐNG CHO CÁI MỚI

           

Phải chăng tu và không tu có mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau, và mối tương quan được định nghĩa bằng cái chết? Có thể nói đây là một bạo lực ngọt ngào: giết chết cái chất trần tục trong con người mình, để cuối cùng được sinh ra trong con người tu: “Anh em hãy mặc lấy con người mới đã được Đức Kitô Phục Sinh biến đổi” - “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua đi và cái mới đã có đây rồi” (2 Cor 5,17).    

Trong sự thay đổi đó, tinh thần theo Chúa Kitô là chủ đạo: thay đổi con tim, tâm thức, lối sống và cuộc sống. 

            Luật của sự sống và sinh trưởng là thay đổi, và mỗi chặng đường sinh trưởng của con người đều được ghi dấu bằng những thay đổi quyết định. Và đó là tiến trình lâu dài của một công cuộc hợp tác đào tạo và tự đào tạo, vừa thần linh vừa nhân loại. 

Việc vấn tâm hay hồi tâm sẽ theo tiến trình này:

            - Chính Chúa cất tiếng gọi

            - Chị em đích thân đáp lại

            - Chị em cam kết theo chính Chúa Kitô

            - Chị em biến đổi cho phù hợp với đời sống ơn gọi

     - Chị em dấn thân phục vụ Chúa trong tha nhân qua việc khấn Dòng.

           

Việc vấn tâm hay hồi tâm nghiêm túc sẽ dẫn tới hai kết quả này:

a.       Hoặc chị không có ơn gọi: chị nên đổi hướng sống trong bình an, đồng thời bước theo con đường Chúa mời gọi chị đi với can đảm và hạnh phúc.

b.      Hoặc chị có ơn gọi: chị tiếp tục đi tới với niềm vui tươi, hy vọng và hạnh phúc, mặc dù chị sẽ gặp thấy những khó khăn và đen tối trong cuộc sống lữ hành của chị.  

            Tuy nhiên, mặc dù chị tự kiểm một cách nghiêm túc, chị vẫn không thể tuyệt đối chắc chắn về ơn gọi của mình. Sự chấp thuận của Bề Trên và Hội Dòng sẽ hoàn tất chọn lựa này và làm cho chị an tâm. 

            Nói cách khác, sự chọn lựa và quyết định với tự do nội tâm của chị (tòa trong) phải được xác lập và công nhận bởi thẩm quyền chiếu theo Hiếp pháp và nội qui của Dòng (tòa ngoài): Hội đồng lãnh đạo bỏ phiếu quyết định (biểu lộ sự kêu gọi của Chúa), có thể được trợ giúp bởi phiếu tham khảo (lượng định) của Cộng đoàn. 

Muốn cho việc hướng tới đời sống mới này thành công, chúng ta phải đặt mình trong tay Chúa.

 (Slideshow DỤ NGÔN CÂY VIẾT CHÌ)

 

 

E. TÌNH HUYNH ĐỆ CỘNG ĐOÀN

           

            1. Tình Chị Em

            Chị em hẳn luôn ý thức rằng việc dấn thân tuyên khấn trong linh đạo và truyền thống Hội Dòng thực sự đưa chị em vào một gia đình thấm đậm tình người và tình Chúa, vừa nhân loại vừa thiêng liêng, trong mối tương quan của tình mẩu tử và tỉ muội.  

Nếu chị em ý thức đầy đủ về tình gia đình thiêng liêng của mình, chị em sẽ tìm mọi cách thích hợp để bảo vệ, phát triển và thăng tiến nó (xin xem lại chương “Sống triển nở đời sống cộng đoàn).    

            Tình chị em là

·        một sự đoàn kết bên nhau để cùng tiến bước,

·        một cuộc đối thoại thường xuyên trong cuộc sống đa nguyên đa diện,

·        một cuộc gặp gỡ cởi mở hơn cho cuộc hành trình đầy gian khó và nguy hiểm,

·        một sự có mặt khích lệ hay một nâng đỡ hỗ trợ tinh thần,

·        một lời vui, một tiếng cười thanh thỏa cùng chia sẻ tình thương dâng lên vời vợi,

·        một cái nhìn cảm thông khi vướng trở ngại, hay khi bị thất bại chua cay,

·        một cái “tôi khác” để mỗi người có dịp phản tỉnh nhìn lại bộ mặt của mình có khi đã hoen ố bụi đời,

·        một bạn đồng hành để con đường thập giá bớt nỗi đơn côi,

·        một Simong vác đỡ hay một Vêrônica lau mặt,

·        một cái gì khỏa lấp chỗ trống vắng tình thương sau tình yêu Thầy Chí Thánh,

·        một hiện diện và hiện thân của Thiên Chúa cao xa vô hình.

·        Và mỗi người đều sẽ cố gắng trở thành người chị em như thế cho các chị em khác.

 

2. Chân dung người bạn

 

“Một người bạn trung thành là một trợ lực mạnh mẽ, ai tìm được người bạn trung thành là tìm được kho báu. Một người bạn trung thành thật vô giá, không ai đo lường được giá trị của nó. Một người bạn trung thành là dầu thơm cho cuộc sống, chỉ những ai tôn kính Chúa mới tìm được. Ai tôn kính Chúa là những người bạn đích thực, vì người ta thế nào thì bạn của họ thế ấy’’ (Si.6:15-17).  

Tôi không thể mang lại giải pháp cho mọi vấn đề của cuộc sống, những nghi nan hay sợ hãi của bạn, nhưng tôi có thể lắng nghe bạn và cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời. 

Tôi không thể thay đổi quá khứ của bạn với tất cả những nỗi khổ tâm và đau đớn, tôi cũng chẳng thể thay đổi được tương lai của bạn với tất cả những chuyện không nói trước được, nhưng tôi có thể có mặt ở đó, lúc bạn cần tôi chăm sóc. 

Tôi không thể giữ chân bạn cho khỏi trượt ngã, nhưng tôi chỉ có thể đưa tay ra cho bạn nắm lấy để bạn khỏi ngã. 

Những niềm vui, những chiến thắng, những thành công và hạnh phúc của bạn không phải là của tôi, nhưng tôi có thể chia sẻ trong tiếng cười của bạn. 

Những quyết định cuộc đời của bạn không phải là của tôi để tôi quyết định hay phê phán, tôi chỉ có thể trợ lực bạn, khích lệ bạn, và giúp đỡ bạn khi bạn yêu cầu. 

Tôi không thể ngăn cản bạn khỏi vấp ngã, nhưng tôi chỉ có thể cầu nguyện cho bạn, nói chuyện với bạn, và chờ đợi bạn. 

Tôi không thể đặt cho bạn những giới hạn mà tôi đã xác định, nhưng tôi có thể cống hiến cho bạn cơ hội để thay đổi, để lớn lên, và để là chính bạn. 

Tôi không thể giữ tim bạn khỏi dập vỡ và tổn thương, nhưng tôi có thể khóc với bạn và giúp bạn nhặt lên những mảnh vỡ và đặt chúng vào lại chỗ cũ. 

Tôi không thể nói với bạn bạn là ai, tôi chỉ có thể yêu thương bạn và là bạn của bạn. 

Đôi khi trong cuộc đời, bạn tìm gặp được một người bạn đặc biệt: Là ai đó làm thay đổi cuộc đời của bạn bằng cách là một phần của nó; là ai đó làm bạn cười không thôi được; là ai đó làm bạn tin rằng thực sự có điều tốt trong thế gian này; là ai đó thuyết phục được bạn rằng thực sự có một cánh cửa không khóa, chỉ đợi bạn mở nó ra.  

Trong mảnh đất của tình bạn, mỗi ngày hãy gieo vài hạt giống, những hạt giống bé nhỏ của tế nhị cho tất cả những ai bạn gặp trên đường đời. Một ngày kia sẽ có nhiều cành tỏa ra chung quanh, và bạn sẽ thực sự ngạc nhiên về niềm vui mà bạn đã tìm thấy, chỉ vì bạn được Ơn Trên giúp đỡ nhẫn nại vun trồng một cây hạnh phúc, một cây mà rễ của nó là tình yêu. 

Tôi không thể làm dịu nỗi đau lòng của bạn, cũng không thể cất đi đau khổ, nhưng hãy để tôi ở lại đây bên cạnh bạn, nắm tay bạn và cùng bạn bước đi ngày hôm nay. 

Tôi sẽ lắng nghe bạn khi bạn cần nói và lau khô nước mắt của bạn, tôi sẽ chia sẻ những nỗi lo âu của bạn khi chúng đến và giúp bạn đối mặt với những nỗi sợ hãi của bạn. 

Tôi đang có mặt đây và sẽ ở bên cạnh bạn, trên mỗi cánh đồi mà bạn phải trèo lên. Vậy bạn hãy nắm lấy tay tôi, chúng ta cùng đối mặt với thế giới và hãy sống trọn vẹn từng ngày hôm nay. 

Bạn không cô đơn đâu, tôi vẫn ở đây với bạn, tôi sẽ đi cùng bạn trên mọi nẻo đường, và khi nỗi buồn của bạn vơi đi, tôi sẽ giúp bạn học mĩm cười.  

Bạn của bạn luôn luôn có đó: thân ái, tế nhị và ân cần, nhạy cảm, thẳng thắn và thấu hiểu, hài hước, vui tính, an toàn và chân thật. 

Bạn của bạn luôn luôn có đó: đặc biệt, niềm nở, khích lệ và khôn ngoan, tín cẩn và hay giúp đỡ, tin tưởng, tha thứ, sẵn lòng và rạng rỡ. 

Bạn của bạn là một người độc đáo, khác với mọi người: quảng đại, duyên dáng, cởi mở, lạc quan, thận trọng, hạnh phúc, vui tươi, tán thưởng, nhiệt tình và quí như vàng. 

Tình bạn của chúng ta không phai mờ và chẳng bao giờ cằn cỗi đi. Bạn luôn luôn có mặt, tôi biết điều đó là thật, và tôi sẽ luôn luôn có mặt đây cho bạn. 

Bạn tốt khó tìm, nhưng là quà tặng sẽ còn mãi, giống như các tặng vật từ Trời Cao. Người bạn tốt là một trong muôn ức triệu, họ luôn luôn có đó để sẻ chia … Họ theo con đường đưa tới hạnh phúc của bạn, và luôn cùng bước đi với bạn trên mọi nẻo đường đời. 

Những người bạn tốt là những cuộc đời ăn khớp nhau, với niềm vui, tiếng cười và nước mắt; những cảm xúc quá thật để niềm tín thác được lớn lên qua dòng thời gian tháng năm đắp đổi. 

Những người bạn tốt khó tìm nhưng dễ ngưỡng mộ, và bạn là người bạn đó cho tôi, tôi chẳng còn tìm kiếm chi hơn nữa. 

Có một ánh sáng trong tối tăm, nó dẫn đưa tới chỗ có hy vọng cho người tuyệt vọng trong ân sủng cứu độ của Ngài. 

Lắm khi nhiệm vụ của bạn thật nhiều và bạn nghĩ có thể làm nhiều hơn, nhưng lắm khi con đường đầy gai chông sỏi đá và đồi núi cũng khó vượt qua nổi. 

            Bạn hãy luôn nhớ rằng đồi núi phía trước không luôn luôn là từng bậc đều đặn, nhưng với niềm tin trong tim, bạn hãy vươn cao và trèo lên cho đến khi đạt được ước mơ. 

Không có gì thật sự giá trị trong đời lại không đáng vất vả để đạt được, nếu bạn có đủ can đảm để thử và có niềm tin để tin tưởng. 

Đức tin là một sức mạnh lớn hơn sự hiểu biết, quyền lực hay kỹ năng. Nhiều thất bại sẽ biến thành chiến thắng, nếu bạn tín thác vào thánh ý khôn ngoan của Chúa. 

Đức tin có thể chuyển núi dời non. Không có gì mà Chúa không làm được. Vậy bạn hãy khởi đầu ngày mới hôm nay với niềm tin trong lòng. 

Nắm chặt tay nhau có thể chỉ là một hành động quá ư đơn giản, nhưng lại là một cách biểu thị sự sẻ chia gắn bó với những người ta yêu thương. 

Thật tuyệt vời là sau những gì đã xảy ra, họ vẫn có thể lại nắm chặt tay nhau biểu hiệu tình yêu và lòng tận tụy với nhau. 

Đừng để những cái nắm tay như thế trở nên quá hiếm hoi, và hãy chuyển tải cho nhau sứ điệp đầy sức mạnh ấy: “Đôi ta như rắn liu điu, nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau.”

 

            3. Tình bạn khác phái

 

Người sống đời độc thân thánh hiến có thể có tình bạn khác giới  không? Nếu Chúa Kitô, trong nhân tính của Ngài, đã làm bạn với phụ nữ để lôi kéo họ tới Thiên tính của Ngài, thì tình bạn của người độc thân thánh hiến giữa nam và nữ đã được Thiên Chúa phê chuẩn. Và Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác giới của người sống đời độc thân thánh hiến. 

 

Mẫu gương sống động về tình bạn của Chúa Giêsu với phụ nữ có căn bản Thánh Kinh cho loại liên hệ này trong cuộc đời con người. Cha Felix M. Padimatham nói rằng Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác tính luyến ái. Ngài cũng chỉ ra nhiều mẫu gương các Thánh và Chân Phước đã có loại tình bạn này trong cuộc đời các ngài, như:

·        thánh Hiêrônimô và bà quả phụ Paula,

·        thánh Gioan Kim Khẩu và nữ trợ tế Olympias,

·        thánh Phanxicô Assisi và thánh nữ Clara,

·        thánh nữ Catarina Siena và Chân Phước Raymon Capua,

·        thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, v.v…      

 

Và mẫu gương của Chúa Giêsu vẫn còn có giá trị cho những người theo Ngài, trong tất cả mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng của đời sống ơn gọi và sứ vụ.  

Rõ ràng, sự yếu đuối và những nguy hiểm đã không đe dọa Chúa Giêsu, nhưng có thể đe dọa những người nam và người nữ sống đời thánh hiến trong những liên hệ như vậy. Do đó, chúng ta phải biết cân nhắc các giới hạn cần thiết (x. Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng... tr. 291-300)  

            Chị em đừng bao giờ quên rằng mọi thân xác đều mang giới tính và bất cứ tương quan nam nữ nào cũng có yếu tố phái tính (“trai khôn không ở với mạ, má khôn không ở với trưa”). Vì thế, quà tặng độc thân thánh hiến có thể bị nguy hiểm, nhất là trong quan hệ độc hữu, khi mà một người nữ đơn độc ở với một người nam đơn độc lâu giờ trong một nơi kín đáo cửa khóa chặt, mà không có bất cứ khoảng cách nào, cùng với những biên giới cần thiết về thể lý, tâm lý và thiêng liêng. 

            Theo trình thuật sáng tạo, người độc thân thánh hiến không có sự quân bình tự nhiên của người sống đời đôi bạn, nên phải thiết lập cho được và sống thế quân bình siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện, mật thiết với Chúa, đời sống huynh đệ, tận tụy với sứ vụ, cảnh giác toàn bộ cách ứng xử và cảm xúc của mình, ý thức rằng mình “gìn giữ kho tàng ấy trong những chiếc bình sành” dễ vỡ (2 Cor 4,7).  

            Sự thiếu quân bình trong đời sống và sứ vụ cộng với những khó khăn, thử thách đau khổ, yếu đuối nhân loại bên trong và cám dỗ lôi cuốn từ bên ngoài, người ta có khi đi tìm lại sự quân bình tự nhiên kia mà vấp ngã. Kinh nghiệm cho thấy những người tu sĩ bỏ đời sống cầu nguyện, thiếu tình huynh đệ cộng đoàn và bỏ bê bổn phận sớm muộn gì cũng sẽ sa ngã, bỏ cuộc. Vì thế, tu sĩ được thúc đẩy thiết lập mối tương quan trưởng thành, lành mạnh, hài hòa và quân bình giữa cả hai phái.

 

4. Tương quan giữa nữ tu với linh mục

    

Chị em hãy giữ trong trí óc và tâm hồn sự lệ thuộc của chính mình, cũng như sự lệ thuộc của linh mục đối với Chúa, và luôn ý thức phải “trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. Mc 12:17):        Cái đã cho rồi, không lấy lại mà cho người khác! 

            Nhưng do lý tưởng và môi trường mục vụ chung, người ta có thể có mối tương quan thân mật, bằng sự cởi mở tâm sự cho nhau, bằng sự hiểu nhau và chia sẻ sứ vụ, những thành công cũng như những khó khăn, tin tưởng nhau, cảm thông với nhau, dịu dàng giúp đỡ và ân cần chăm sóc. Cũng trong tinh thần này, chúng ta cũng phải kể đến những người nam cùng làm việc tông đồ với chị em trong các đoàn hội, hay ân nhân, bảo trợ, mạnh thường quân…Không ai cho không cái gì cả, và nhiều khi nhận ân bị đòi trả bằng tình! “Em ngồi em kể công ơn, bạc vàng nặng ít nghĩa nhơn nặng nhiều”    

            Chính từ sự thân mật này, một cảm nhận “yêu thương” có thể dễ dàng phát sinh và phát triển, rồi tình trạng có thể trở nên nguy hiểm hơn, với những hình thức tiêu cực, và tai tiếng thị phi được dần dần bộc lộ ra: muốn chiếm hữu, ghen tuông, và muốn độc quyền. 

            Chị em nhớ rằng linh mục và nữ tu vẫn không thôi là những con người, nên đừng quên lời khuyên của Chúa Giêsu (x. Mt 26:41; Mc 14:38): là những con người thánh hiến, nhưng họ vẫn không thôi là những con người với những yếu đuối nhân loại. 

            Thánh Phaolô cũng nói: “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?” 

            Chị em cũng phải ý thức rằng sự thân mật là nhu cầu của con người, nhưng sự thân mật trong đời sống độc thân thánh hiến không cần (và không được) biểu lộ có tính cách phái tính, cùng với hoạt động truyền sinh.    

Sự thân mật độc thân thánh hiến có mức độ thích hợp của nó. Chính mức độ riêng biệt này cung ứng cho chúng ta đủ tự do để yêu thương mọi người và không vượt qua các giới hạn.

Chúng ta khuôn đúc mối tương quan nam nữ của mình theo gương mẫu đời sống của Chúa Ba Ngôi và kêu xin ơn can đảm để thăng tiến, vượt thắng và thánh hoá “tiếng gọi nhân loại” này, ngõ hầu giúp nhau sống và chu toàn những gì đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người: “Lòng như lòng can đảm dẹp mến thương, vâng tiếng Chúa quyết giúp nhau sống cho tròn sứ mệnh” 

Chúng ta phải biết tôn trọng nơi chốn, thời gian, thời lượng, khoảng cách và giới hạn cần thiết, về thể lý cũng như tâm lý, của các cuộc gặp gỡ, vì tình yêu không có tuổi và giờ hẹn. 

Chúng ta phải rõ ràng và thành thật với chính mình, với người khác và với Chúa, bởi vì sự “hẹn hò yêu thương ấy” thường được che giấu dưới những cớ hợp pháp và chính đáng của các công tác và hoạt động mục vụ, nhưng “thực tế đó là những nghiêng chiều nguy hiểm của con tim.” Và chớ gì đừng vì thế mà “dại dột” can thiệp giữ lại hay cản trở việc thuyên chuyển chính đáng của Nhà Dòng. 

          Tâm lý chung của những người cầu toàn khi phát hiện một lầm lỗi là muốn làm om sòm lên. Nhưng liệu sự om sòm ấy có làm thay đổi tình hình hay nó lại càng "vạch áo cho ngýời xem lưng“ về một cộng đoàn thiếu yêu thương. Trước hết nên bình tĩnh, nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc sống mà mình đang có để tìm ra nguyên nhân. Sự nín nhịn “đóng cửa dạy nhau” để xây dựng cộng đoàn yêu thương là điều rất nên làm.  

            Ai cũng có thể bị vi rút tình cảm và tình dục tấn công. Vấn đề là làm sao có sức đề kháng tốt để tránh được bệnh. Sức đề kháng đó nằm ở chính tình thương nhau của cộng đoàn.     

Việc tạo nên những cung bậc trong tình huynh đệ cộng đoàn cũng không cần quá cầu kỳ, thậm chí nó chỉ là những việc đơn giản nhất như những cuộc nói chuyện tâm sự về sức khoẻ, học hành, gia đình, quan hệ, những nỗi ưu tư…, những lời hỏi han, chia sẻ đúng lúc. 

            Những điều xem ra nhỏ nhoi ấy đôi khi lại có sức mạnh rất lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ nhau khỏi những điều sai lỗi. Hãy coi lầm lỗi như một lúc con tàu bị trật bánh ra khỏi đường ray. Nếu khéo léo điều chỉnh, bánh xe sẽ lại trở về đúng vị trí để con tàu tiếp tục vận hành. Người lầm lỗi được thương yêu, tha thứ và nâng đỡ sẽ đủ nghị lực kiên trì biến đổi nên tốt, nhờ ơn Chúa. 

Trong hoàn cảnh tế nhị này, sự hiện diện yêu thương và đời sống huynh đệ cộng đoàn sẽ mang lại sự trợ giúp cần thiết. Sự nhạy bén và trách nhiệm của bề trên cộng đoàn đóng vai trò “thiên thần giữ mình” rất quan trọng. Khi đã cố gắng mọi cách cùng với các chị em trong cộng đoàn mà không kết quả thì phải sớm trình Bề Trên Dòng can thiệp. Nhiều trường hợp em út phải vấp ngã đau lòng vì sự tắc trách của những người trách nhiệm! 

Bởi tình bạn dâng hiến và nhiệt tình, mỗi người trong cộng đoàn có thể là sự trợ giúp lớn lao cho người khác, trong việc soi sáng và khích lệ lẫn nhau, khi phải chịu đựng những hoàn cảnh nguy hại khác nhau, cũng như sự lây nhiễm một thứ tinh thần thế tục nào đó. 

Chúng ta không được quên nhu cầu cầu nguyện, khổ chế, ăn chay và chiêm niệm: “Chúng ta không thể đi theo con đường khó nếu không có một thứ khổ chế đặc biệt.” 

Nhưng trên hết, chúng ta phải tin rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tình yêu nhân loại (một tình yêu lớn hơn vượt thắng tình yêu nhỏ hơn và những hấp dẫn của nó); rằng chỉ có Thiên Chúa mới làm thoả mãn được con tim chúng ta và chúng ta thế nào thì Ngài yêu thương chúng ta thế ấy, và Ngài yêu thương chúng ta cho đến tận cùng; và rằng chúng ta đã “chọn phần tốt hơn” rồi. 

Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta như là “người canh giữ”, như là “bóng mát” của cột mây ban ngày và cột lửa ban đêm để soi đường trong sa mạc, và như là “cánh tay uy quyền” của người bảo vệ. 

Thiên Chúa có thể rút ra điều tốt từ điều xấu, biến đổi điều xấu thành điuều tốt. Khủng hoảng không nhất thiết là một dấu hiệu tiêu cực, nhưng đúng hơn, nó phải được coi là một thách đố để tái định hướng đời sống và sứ vụ tu sĩ.  

Nó mời gọi một đời sống thiêng liêng cá nhân sâu xa hơn, can đảm đối mặt và chấp nhận các thực tại của bản thân, dù có khi đau đớn và xấu hổ (vì yếu đuối, vì lầm lỡ). Cần phải làm mới lại các liên hệ lành mạnh để được nâng đỡ và cảm thông hơn.                                  

(Slideshow BÀI HỌC QUÉT LÁ)



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!