Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Lời nói đầu

Lời Tựa

PHẦN I: Những Suy Tư và Định Hướng về Bản Chất của THA THỨ

Chương I: Tầm quan trọng của sự tha thứ trong đời sống chúng ta

Chương II: Một chuyện ngụ ngôn về sự tha thứ

Chương III: Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ

Chương IV: Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng

Chương V: Làm sao lượng định những điều xúc phạm ?

Chương VI: Tha thứ cho ai ?

Chương VII: Một kinh nghiệm tha thứ thực sự

PHẦN II : Mười Hai Giai Đoạn Tha Thứ Đích Thực

Giai đoạn I: Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm

Giai đoạn II: Nhận biết thương tổn và sự nghèo nàn của mình

Giai đoạn III: Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó

Giai đoạn IV: Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu mất mát

Giai đoạn V: Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình

Giai đoạn VI: Tha thứ cho chính mình

Giai đoạn VII: Hiểu kẻ xúc phạm đến mình

Giai đoạn VIII: Tìm ra trong cuộc sống mình một ý nghĩa cho sự xúc phạm

Giai đoạn IX: Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá

Giai đoạn X: Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ

Giai đoạn XI: Mở lòng ra với ân sủng tha thứ

Giai đoạn XII: Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ

Cử hành sự tha thứ - Phần kết

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Làm Sao Để Tha Thứ
PHẦN II : Mười Hai Giai Đoạn Tha Thứ Đích Thực

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT  

Thật ngạc nhiên khi nhận thấy rằng những sách tâm lý viết về khả năng trị liệu của tha thứ quá hiếm hoi. Theo sự hiểu biết của tôi, không một trường tâm lý trị liệu nào đã thử cố gắng đưa ra một lời giải thích về tính chất chữa bệnh của sự tha thứ. Hơn nữa, họ chẳng nghĩ đến việc dành cho tha thứ một chỗ trong quan niệm của họ về nhân cách. Làm sao cắt nghĩa sự thiếu sót nầy ? Chắc chắn lỗ hổng nầy đến do khuynh hướng của họ giảm trừ sự tha thứ vào một hoạt động thuần túy có tính cách tôn giáo. Nếu như vậy thì đó là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì như chúng ta đã thấy, tha thứ đụng đến tất cả mọi chiều kích của con người, từ những chiều kích thiêng liêng đến những chiều kích sinh học và tâm lý.

Ngày nay, tha thứ có một tính thời sự rất lớn. Lợi ích gộp lại của nó được phát triển như một nhân tố quan trọng của sức khoẻ thể lý, tâm lý và thiêng liêng. Các nhà thần học, chuyên gia tâm lý, bác sĩ và các nhà liệu pháp điều trị vừa bắt đầu khám phá được giá trị trị liệu của tha thứ. Tại sao có lợi ích bất thần nầy ? Có lẽ bởi vì người ta bắt đầu từ bỏ dần dần cái quan niệm ma thuật hay duy ý chí của một sự tha thứ được thực hiện theo yêu cầu. Thay vì nhìn thấy trong sự tha thứ một thứ ma thuật hay một cố gắng đơn giản của ý chí, dần dần họ nhận thấy rằng không phải muốn tha thứ là tha thứ được đâu. Sự tha thứ phải tuân theo những định luật phát triển của con người và phải thích ứng với những chu kỳ trưởng thành của nhân vị. Còn lâu mới là kết quả của một động tác ý chí, tha thứ phát xuất bởi một qui trình đòi hỏi sự dấn thân của tất cả mọi khả năng của con người và theo một lộ trình chia ra nhiều giai đoạn.

Những giai đoạn nầy nhiều ít tùy theo tác giả. Đối với tôi, dưới ánh sáng kinh nghiệm bản thân, lâm sàng và đọc sách, tôi đi đến kết luận rằng có mười hai giai đoạn cần thiết để đạt tới sự tha thứ đích thực. Tại sao lại mười hai ? Vì những lý do sư phạm. Khi phân chia sự khó tha thứ thành nhiều giai đoạn, tôi muốn sáng tạo một khoa sư phạm riêng về tha thứ, làm cho sự tha thứ khả dĩ đạt đến số đông người nhất có thể. Tôi cũng phân phối công việc tha thứ thành những nhiệm vụ xem ra có thể thực hiện được. Dĩ nhiên tha thứ không phải như một cái máy có thể tháo ráp lúc nào muốn cũng được. Tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc phát minh ra một công thức không sai lầm về tha thứ. Tuy nhiên tôi xác tín về lợi ích của những cột mốc nầy, dù xem ra quá nhiều, trên con đường tha thứ luôn luôn bấp bênh nầy.

Chúng ta hãy xem các giai đoạn tha thứ được tổ chức như thế nào.
Ngay từ đầu, một đàng tiến trình được khởi sự với quyết định vững chắc không trả thù và đàng khác khiến kẻ gây nên xúc phạm phải thôi đi những hành động xấu của nó. Đó là giai đoạn đầu tiên.

Ba giai đoạn tiếp theo nhằm săn sóc các thương tổn : nhận ra vết thương, chia sẻ vết thương bằng cách mở lòng ra với người nào đó để xác định nó và đành chịu thương tổn.

Giai đoạn thứ năm hệ tại việc chấp nhận nỗi tức giận và ước muốn báo thù của mình.

Giai đoạn thứ sáu hệ tại một khúc quặt lớn trên con đường tha thứ, là tha thứ cho chính mình.

Một khi cố gắng chăm sóc chính mình, người ta quay về kẻ xúc phạm mình để cố gắng hiểu y. Đó là giai đoạn bảy.

Rồi người ta sẽ đi tìm ý nghĩa mà tổn thương có thể mang đến trong đời sống mình. Đó là giai đoạn thứ tám.

Ba giai đoạn kế đó sẽ mặc lấy một tính chất thiêng liêng hơn : biết mình xứng đáng với sự tha thứ và đã được đặc xá rồi, thôi làm khổ mình để tha thứ, mở ra với ân sủng tha thứ.

Giai đoạn thứ mười hai và là giai đoạn cuối cùng liên quan đến những hậu quả mà người ta muốn mang lại cho sự tha thứ đã được thực hiện. Người ta tự hỏi xem đàng nào tốt hơn cho mình : cắt đứt liên hệ hay làm mới nó lại.

Vậy đây là bảng liệt kê các phận vụ phải chu toàn, hầu đạt được một sự tha thứ đích thực :
Quyết định không báo thù và khiến thôi những cử chỉ xúc phạm.
Nhận ra thương tổn và nghèo nàn nội tâm của mình.
Chia sẻ thương tổn với một ai đó.
Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu.
Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình.
Tha thứ cho chính mình.
Bắt đầu tìm hiểu kẻ xúc phạm đến mình.
Tìm ra ý nghĩa của thương tổn trong cuộc sống của mình.
Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá.
Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ.
Mở lòng ra với ân sủng tha thứ.
Quyết định chấm dứt quan hệ hay đổi mới quan hệ.

Đó là con đường đã được vạch ra. Dĩ nhiên mỗi người sẽ sử dụng theo ý mình tấm bản đồ đi đường nầy trong cuộc hành hương tha thứ của mình. Người ta sẽ quyết định lướt nhanh qua một số giai đoạn nào đó, trong khi nghĩ là lợi ích hơn phải chậm lại lâu ở những giai đoạn khác trình bày một thách đố đặc biệt cho mình. Một cuốn nhật ký sẽ giúp đỡ lớn lao trong việc ghi nhận các tiến bộ của mình.

Cho mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ tìm thấy một bài thực tập hay một bản câu hỏi giúp đánh dấu việc chu toàn nhiệm vụ đòi hỏi trước khi bước sang giai đoạn kế tiếp. Kiểu cách cho các áp dụng nầy thay đổi bất ngờ, nhằm mục đích cho đọc giả thực sự sống một tiến trình tha thứ và đi theo lối ấy. Cũng có một số bài tập được làm sẵn để đọc cho nghe.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!