Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gia Đình Lectio Divina
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

Lectio divina, phương thế trị liệu

Lectio divina như là phương thế trị liệu tuyệt diệu. Thực ra, nhờ Lectio divina, người thầy thuốc, Chúa Kitô, biết ta trọn vẹn, mỗi ngày nói với ta những lời Người thấy hợp với nhu cầu của ta. Sự thường, các thầy thuốc trị liệu không biết ta đủ, không thấy những nhu cầu thật, không biết đo lường điều người ta có thể làm và điều ta không thể làm, các ông không biết được những góc cạnh của tâm hồn ta. Nhưng ở đây chính Chúa Kitô hành động... Hơn nữa hai chiều kích, tâm lý và thiêng liêng, hiện diện thực tế. Hiển nhiên là điều đó liên quan tới cái bình thường của kiếp người; đối với những trường hợp bệnh lý, tuyệt đối cần thiết phải chạy tới các thầy thuốc.

Hơn nữa, Lời của Chúa Kitô có một tác động thanh tẩy. “Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em” (Ga 15, 3). Lectio divina là một gặp gỡ với lời của Người, cũng thanh tẩy ta.

Lectio divina và tâm lý

Đoạn này đặc biệt ích lợi cho những ai chuyên về tâm lý.

Thời nay, với sự phát triển về tâm lý, ta có thể dễ dàng thấy trong những lời của Chúa Kitô tất cả việc chữa lành của tâm hồn, một sự chữa lành tâm lý đối với những mù quáng của ta. Chính trong tâm hồn của con người mà Người hành động. Người đi sâu vào tâm thần con người: Trong Bài Giảng trên núi, Người cho ta thấy không chỉ những hành động của ta cần phải chữa trị nhưng ngay cả con tim của ta: người ta đã nói với các anh: “chớ giết người”. Còn tôi tôi nói các anh đừng giận dữ đối với người anh em! Tuy nhiên Người cũng tấn công người pharisêu nhỏ bé có trong mỗi con người ta, và qua đó Người vén cho thấy những động thái của mỗi tâm hồn con người. Ví dụ trong Phúc âm theo thánh Matthêu, có cả một chương để vạch trần những động thái giả hình có trong tâm hồn nhân loại bị phân chia (Mt 23). Đó là cả một công việc thống nhất lại con người trong chiều sâu. Nhưng cũng có những đoạn khác Người nói với người pharisêu trong ta: “người con hoang đàng”, “người nữ tội lỗi được tha thứ”, “người pharisêu và người biệt phái”, v.v... Có cái xuất hiện bên ngoài và muốn thật hoàn hảo, và có những rễ sâu của con người ta đầy những tối tăm mâu thuẫn. Thay vì tưởng tượng ra một thế giới tinh khiết, trong sạch, hay khô cằn, hoặc trắng và đen, lành và dữ, Chúa Kitô dạy ta nhìn thấy trong ta những bóng tối của ta, những động cơ không dám tự thú (bí mật) của ta, hoặc đơn thuần không biết được, nhưng dẫu vậy vẫn có đó. Khi anh ăn chay hoặc khi anh làm việc lành (Mt 6), đừng tìm trình làng điều đó, hoặc ăn chay để làm hài lòng mình hoặc để lôi kéo lời ca tụng.

Người đã đến bằng sức mạnh của Người để giải thoát những sâu thẳm của con người, nếu không đã chẳng có Bài Giảng trên núi, và chắc cũng chẳng có: “còn Ta, Ta nói với anh em”... Ta mạc khải cho anh em chiều sâu của anh em... nếu anh em muốn  thấy chúng!

Lúc đó người ta hiểu rằng thế gian được làm bằng một pha trộn đen và trắng, và chính ta, ta cũng thế. Một khám phá gây bức xúc hơn là một tên gọi, nhưng không có nó, người ta sẽ đem quăng đi cả đứa bé lẫn nước tắm... Sự xấu và tác giả của sự xấu, hạt tốt lẫn cỏ lồng vực!

Vậy đi vào trong sâu thẳm tăm tối của ta, đi vào cứu rỗi và giải cứu ta từ từ, nhưng giúp ta khám phá sự khốn cùng của mình, cái “hư vô” của mình, nói theo thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nhưng cũng khám phá ra lòng thương xót mà nếu không có lòng thương xót này người ta không thể chịu đựng được khi thấy chiều sâu và cái hư vô của mình.

Trị liệu dẫn ta đến khiêm hạ của Thiên Chúa và đến bác ái xuất phát từ nơi Người. Ta sẽ gặp được Đức Trinh Nữ nghèo và dẫu vậy lại đầy ơn sủng.

Thực ra, chứng nhiễu loạn thần kinh đến từ sự chống đối của cái ý thức (tâm hồn) và cái vô ý thức (tinh thần) là những rễ sâu của tâm hồn. Một đàng, qua phần ý thức của mình, người ta tạo cho mình một “persona” (nhân vị, con người), một hình ảnh của chính mình, một hình ảnh xã hội, và từ đáy lòng mình, điều mình sống lại hoàn toàn khác. Sự xung đột giữa cái bên ngoài và cái bên trong (x. “bên trong và bên ngoài của cái đĩa” Mt 23, 25) nổ tung và tạo nên sự nhiễu loạn thần kinh, một sự bất quân bình trong cuộc sống tâm thần của ta. Vậy mà nhờ Lectio divina, ta trở thành ngoan ngoãn qua lắng nghe để Chúa thống nhất con người ta (“Người đã liên kết đôi bên” x. Ep 2, 14).

Lectio divina vẫn luôn còn là một phương thế rất mãnh liệt để chữa lành tâm lý. Nhờ gặp gỡ Chúa Kitô, Lectio divina cho phép ta tìm lại đuợc sự thống nhất cao độ bằng cách sáp nhập toàn thể con người ta. Marie-Louise von Franz, học trò của C.G.Jung, so sánh Kinh Thánh với chính Vô thức một cách rõ ràng và sâu xa! Ta đừng quên rằng Vô thức, xét theo tổng thể của nó, - ít ra theo tâm lý học của Jung (vô thức tập thể) – là bí nhiệm và bao la. Người ta không thể hiểu nó (theo nghĩa bao quát) nhờ lý trí.

“Các Giáo Phụ trong cùng một thời, đã luôn trình bày Kinh Thánh trong toàn thể qua những hình ảnh mà xét về mặt tâm lý, ngày nay ta coi như biểu tượng của vô thức, chẳng hạn như suối nguồn, mê đạo (mê cung), biển khơi vô tận, trời cao thăm thẳm, vực sâu khôn dò hoặc dòng nuớc mãnh liệt mà người ta có thể kín múc đời đời, tuy nhiên sự bí nhiệm cuối cùng người ta cũng không bao giờ tới được[12].

Marie-Louise von Franz vắn tắt lấy lại sự song đôi (so sánh) giữa chú giải thời Trung Cổ về bốn ý nghĩa của Kinh Thánh (văn tự, ẩn dụ, luân lý và thần bí) và bốn chức năng căn bản của tâm thần con người (ấn tượng, ý tưởng, cảm tình và trực cảm) và kết luận điều này:

“Vào thời Trung Cổ, Kinh Thánh được coi như một đơn vị, một mầu nhiệm giải thích thực tại của Chúa Kitô. Khi mầu nhiệm này, tự nó không thể hiểu, bắt đầu được vận hành nhờ bốn bánh xe của bốn cách chú giải Kinh Thánh, nó tiến gần tới lý trí của ta. Nhưng giác quan của ta không bao giờ có thể kín múc hết được chủ đề, thánh Jean Scot Érigène nói ‘ý nghĩa của Lời Chúa là một đa dạng    bất tận”[13].

Điều mà ta cần nhắc lại luôn mãi là trong tâm lý, chính ý thức (lương tâm) vẫn luôn là chìa khóa của cứu rỗi. Chính nó có thể thay đổi điều gì đó, hoặc cho phép cái gì đó thay đổi. Nhờ Lectio divina – là cái khích động phần ý thức nhưng đáp lại toàn thể[14] được tỏ bày nhờ Chúa Kitô nói trong Kinh Thánh -, những vùng của bóng tối được đề cập tới mỗi ngày. Vậy, không phải chỉ là nói về một phân tích (có lẽ một trong những cách hay nhất vì hoàn toàn phù hợp với cá nhân và có thể đem tới như một mạc khải về chính mình), nhưng cũng về một sự hợp tác để chữa lành. Và ở đây cá nhân quả thật là đồng-tác giả (cùng là thầy thuốc) của việc chữa lành chính mình. Khi ta biết bổn phận phải nhận lấy cho mình, lúc đó người  ta sẽ hiểu lợi ích cao vời của Lectio divina đối với sức khỏe tâm lý, và năng lực của phương tiện chữa lành này.

Tâm lý học, để đạt tới được miền vô thức, để trợ giúp và để cho vô thức có thể diễn tả, cần đến những phương pháp khác nhau. Trong số các phương pháp này có những phương pháp tưởng tượng chủ động hay thụ động. Về điểm này và nhất là so sánh với phương pháp tưởng tượng chủ động mà Jung và các đệ tử của ông nhắc đến, Lectio divina tạo nên, và trên một bình diện toàn thể hơn, một cách thế cực kỳ hữu hiệu vì Lectio divina để cho Chúa được hoàn toàn tự do hơn để soi sáng những chiều sâu của ta – cũng như phương pháp của Jung. Lectio divina cũng củng cố cái tôi và ý thức liên quan tới vô thức và thống nhất con người. Nói như thế, Lectio divina thực là “mười lần” hữu hiệu hơn và dễ dàng thực hành hơn là bất cứ phương thế trị liệu tốt nhất nào. Vì Chúa có đó – một bổ trợ và xúc tác tuyệt vời nhất! -, Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô. Nhưng trong những trường hợp hệ trọng và giới hạn (không thể vượt qua), Lectio divina không thể thay thế sự can thiệp của thầy thuốc hay ít ra một vị hướng dẫn có kinh nghiệm.

Hiển nhiên là những lưu ý này cần được khai triển rộng rãi hơn và một cần được học hỏi sâu và qua so sánh.

Lectio divina và khiết tịnh

 Kinh Thánh – và cách riêng Lectio divina – là một trợ lực lớn cho đức khiết tịnh[15]. Nếu người ta so sánh tình yêu Kinh Thánh với tình yêu một người nữ, trích đoạn sau đây sẽ soi sáng một số khía cạnh của Lectio divina: “Cậu I-xa-ác đưa cô Rê-bê-ca vào lều của bà Xa-ra mẹ cậu; cậu lấy cô làm vợ, cậu yêu thương cô và khuây khoả được nỗi buồn mất mẹ” (St 24, 67). Câu cuối này có thể làm cho ta kinh ngạc hay ít ra ngạc nhiên. Nhưng ta biết rõ rằng người nam đạt tới phần nữ của con người sâu thẳm của mình, đạt tới Anima (linh hồn – giống cái) của mình nhờ người nữ - đối với người nữ sẽ là phần nam của mình, Animus (linh hồn - giống đực). Và người đàn bà đầu tiên mà chàng gặp trong cuộc sống thường là người mẹ của chàng. Và khi chàng mất tiếp xúc với mẹ, khi chàng mất mẹ, điều đó làm cho chàng mất quân bình. Mẹ ở trong chàng tuy nhiên chàng không còn tìm thấy gì cụ thể, không có một bí tích nào của anima nữa... lúc đó chàng chẳng còn được “khuây khỏa”, chàng không sống nữa; chàng như bị tách lìa khỏi chính mình. Và người ta thấy ở đây là cuộc gặp gỡ với Rê-béc-ca tái lập tiếp xúc với Anima... sự quân bình nơi người nam lúc đó được tái lập. Mất một người mẹ, là mất nguồn sức sống. Chàng tiêu tùng!

Ở đây ta không cần đến tâm lý học hay phân tích, đó là bản chất tự nhiên chữa trị con người. Người nữ là người điều trị của người nam, và ngược lại. Anima ở trong người nam, có thể tiếp xúc với người nam nhờ phương tiện người nữ.

Kinh Thánh có được một khả năng như thế không? Người ta nói đúng: “ở trong Kinh Thánh”. Người nam cũng “ở trong” người nữ. Qua Kinh Thánh và trong Kinh Thánh, con người nhìn thấy mình như trong một tấm gương. Người nữ cũng là gương soi cho người nam cho phép chàng tỏ ra cho nàng, phản ánh những phương diện xấu mà chàng có trong mình. Kinh Thánh và người nữ có cùng một chức năng: gương soi, hay kính phóng đại chiếu tỏ mặt tối của người nam (cũng thế đối người nữ). Cuối cùng người ta tìm thấy trong Kinh Thánh điều cần cho ta. Tất cả các thánh đều đã gắn bó với Kinh Thánh và ta biết các ngài gắn bó đam mê như thế nào! Ở đây có một cái gì đó sống còn cho con người, như hôn nhân đối với con người! Ta hiểu rõ hơn ngạn ngữ hồi giáo nói rằng “hôn nhân là nửa phần tôn giáo”! Vì hôn nhân là nhập thể, và có khả năng trị liệu, thay đổi. Không có hôn nhân, con người không thể tiến hóa. Nếu người nam đi tu làm đan sĩ, chàng dùng những biện pháp mạnh (Lectio divina như là gương soi, v.v...), cũng như những người sống đời hôn nhân (người bạn đời như là gương soi mạc khải), để thánh hóa mình. Nhưng ở vậy, không có một lý tưởng nào rõ rệt, không làm đan sĩ mà cũng chẳng làm chồng, thì như tự cắt đứt khỏi chính mình...

Ta đo lường được rõ hơn: xa rời Kinh Thánh là rất nguy hiểm; vì không có Kinh Thánh con người sẽ liều mạng cho cảm xúc! Không có Kinh Thánh, con người sẽ đi tìm an ủi ở nơi nào khác. Thánh Phaolô nói rõ rằng Kinh Thánh đem lại an ủi. Dường như sự độc thân thánh hiến chỉ thực sự được bảo vệ bởi Kinh Thánh. Thánh Thomas Aquinô có lý khi nói rằng sự suy ngắm những điều thuộc Thiên Chúa là một thứ thuốc mạnh chống lại những khuynh hướng xác thịt.

“Điều thứ ba, việc học văn chương (Kinh Thánh) thích hợp cho những dòng tu tùy thuộc vào những gì là chung cho tất cả. Tính dâm dục tìm được ở đó thứ thuốc hiệu nghiệm. Thánh Giêrônimô viết: “Bạn hãy yêu mến học Kinh Thánh, bạn sẽ không còn yêu thích những tính xấu của xác thịt”. Vì chưng, việc học này chuyển hướng tâm trí khỏi nghĩ tưởng đến những sự hư hỏng, và nó hành khổ thân xác bởi lao nhọc mà việc học áp đặt, theo lời này (Hc 31, 1, bản dịch Vulgata): ‘Thức đêm vì đức hạnh làm hao mòn thân xác’” (S T II-II q. 188, a 5, rép). Thực ra Kinh Thánh hướng cái nhìn của con tim về sự suy ngắm những điều thuộc Thiên Chúa. Con mắt vì dục vọng (x. 1 Ga 2, 16) muốn tìm cái đẹp, sẽ gặp được cái gì làm cho nó say mê bởi cái đẹp của Thiên Chúa.

Vậy con người là một hữu thể có phái tính sâu đậm, không phải chỉ theo thân xác nhưng cũng và nhất là theo tâm lý. Chàng có “Anima” của mình trong đáy lòng mình và “cái bóng” của mình, v.v... Chàng không thể ở cô độc một mình! “Con người ở một mình thì không tốt” (St 2, 18), có nghĩa là không tốt nếu con người bị cắt đứt khỏi chính mình, không có người đối diện để đưa mình về chính mình, vào trong nội tâm mình và đưa tới biến đổi mà con người được mời gọi. Và cắt đứt với “Anima” của mình gây nên sự mất mát năng lực trong con người đó. Hoặc là hôn nhân được sống đúng đắn, hoặc là gắn bó với Kinh Thánh[16] là những phương thế làm cho con người tiếp cận với chính mình, với “Anima” của mình, trả lại cho con người sự quân mình mà nó cần thiết, cũng như nguồn  năng lực.

Chắc hẳn phải nhập thể Kinh Thánh. Gắn bó với Kinh Thánh chưa đủ. Phải đưa Kinh Thánh ra thực hành. Không khác gì thấy chân lý nhưng không áp dụng chân lý. Kinh Thánh là gương soi nhưng cuộc sống thường ngày là môi trường áp dụng điều đã thấy trong gương soi. Do đấy gắn bó với Kinh Thánh là một      gắn bó của toàn thể con người và bắt buộc phải đem ra thực hành điều đã thấy. Đó không phải là một gắn bó không nhập cuộc! Đó chính là một phương thế mạnh mẽ để sống.

Chắc hẳn ta có thể tìm được những cái khác thay thế Kinh Thánh. Congar đã viết rõ rằng: “Tôi đã yêu mến Chân Lý như người ta yêu một người nữ”. Cha Congar đã đặt trọn năng lực nơi Chân Lý. Nhưng điều này không nói với ta rằng cha đã lơ là đối với Kinh Thánh. Đàng sau Kinh Thánh, đó chính là Đấng nói trong Kinh Thánh mà người ta tìm kiếm và người ta gặp được Người, Đấng đã nói về chính mình: “Thầy là Chân Lý và là Sự Sống”.

Tình yêu và sự gắn bó này với KinhThánh dĩ nhiên tìm gặp được một trong những thực thi tốt nhất, nếu không muốn nói là cái tốt duy nhất trong Lectio divina, vì rất đơn thuần đó là lương thực mà ta có trong Thánh Lễ mỗi ngày. Chính Chúa Thánh Thần nói trong Kinh Thánh. Kinh Thánh đem lại một ánh sáng chiêm niệm làm no thỏa, củng cố, an ủi, linh hoạt, cho lại can đảm, làm chìm vào sâu thẳm của Thiên Chúa.

Đối với thời đại đầy khiêu dâm của ta, phương thuốc là tình yêu đối với Kinh Thánh – và đặc biệt đối với Lectio divina – là một phương thuốc cấp cứu.

Những khó khăn của Lectio divina

Trong phần thứ hai, chúng tôi đã đề cập tới một số những khó khăn ta gặp thấy hầu như mỗi ngày trong Lectio divina. Đó là “những cám dỗ bỏ trốn”. Ở đây ta bàn đến những khó khăn khác mà ta có thể gặp khi thực hành Lectio divina hằng ngày. Có thể thực hiện tất cả mọi ngày mà không có bỏ sót? Dần dần người ta sẽ không bỏ qua như thế? Ta Hãy xét kỹ những khó khăn này.

Tất cả mọi ngày, thật chăng?

Những ai chưa quen thực hành Lectio divina mỗi ngày, và đọc quyển sách này, với việc thực hành Lectio divina, đặt cho mình câu hỏi một cách thành thật: nhưng thực ra người ta có thể hoặc phải thực hành Lectio divina mỗi ngày chăng? Có những lúc trong cuộc sống ta không thể thực hành như vậy được, vì nhiều lý do khác nhau.

Có thể là vào một số giai đoạn nào đó trong cuộc sống, những bận rộn tới tấp chiếm hết thời giờ. Nếu điều đó không kéo dài quá lâu, nó thuộc về những giai đoạn của cuộc sống. Như vậy đôi khi người ta không thể, vì những lý do ngoài ý muốn.

Tuy nhiên cũng có thể chỉ là vấn đề tổ chức. Ta không thật sự đặt một niềm tin vào quyền lợi mà ta có đối với Lời hằng ngày từ nơi Chúa như lương thực hằng ngày, một trong những điều ta xin trong kinh Lay Cha: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (dịch nôm na: Xin Cha cho chúng con bánh (cơm) của ngày hôm nay). Hoặc vì ta đã chưa thực sự dâng hiến cho Chúa cuộc đời mình, ta đã chưa dấn thân theo Người. Điều này có nghĩa là ta vẫn còn là chủ nhân ông của chính mình, của thời giờ của mình. Ta chưa thực sự dâng hiến mình cho Chúa. Lúc đó Lectio divina mới chỉ là một khoảng thời gian dành cho Chúa chứ không phải là một cam kết trọn cuộc đời, tất cả ngày sống. Sự khác biệt thật là rất lớn.

Một số người vì không thể thực hành buổi sáng, đơn sơ tự hỏi: nếu không làm khác được, người ta có thể thực hành Lectio divina vào buổi tối, hoặc sau trưa không (tùy theo trường hợp). Dĩ nhiên là có còn hơn không. Lectio divina lúc đó cũng có một số công hiệu. Lectio divina được thực hành vào ban sáng thì như Ánh Sáng chiếu soi tất cả ngày. Người ta có thể phản kháng: “Nhưng nếu thực hành vào chiều tối, Lectio divina sẽ hoạt động ban đêm như men và như vậy, ngày hôm sau cũng sẽ không khác gì làm làm ban sáng”. Nhưng liệu ngay sáng sớm ta có thể nhớ lại cái chính yếu và đem ta thực hành không?

Hãy trở lại điểm chính:  phải có một hành động của đức tin. Mỗi người sẽ cảm thấy điều này trong lương tâm của mình. Ví dụ, một giáo sư lập gia đình đã có hành động đức tin và nói với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa biết rõ con muốn đặt Chúa ở chỗ nhất, nhưng con chẳng tìm ra giờ. Xin Chúa giúp con tổ chức thời giờ của con và đưa vào giờ Lectio divina, bởi vì con nhận rõ Lectio divina có tầm quan trọng quyết định trong đời con”. Ông giáo sư này ở đây thật đức hạnh, trung thực, có một một dức tin và đức cậy nơi Chúa hoàn toàn chính trực và “tinh tuyền”. Và ông rất ngạc nhiên, vào đầu năm, ông đã không có những giờ dạy đặc biệt mà lẽ ra một giảng sư tầm cỡ sáng chói và nổi tiếng như ông phải có. Điều này không ngăn cản ông “chới với” một chút khi nghĩ rằng, nếu điều đó cứ tiếp tục như thế thì mình không thể thanh toán nổi tiền chi tiêu của gia đình trong tháng, và nhất là với người vợ đang chờ sinh con. Tuy nhiên trong thâm tâm ông hiểu là ông có thể thu xếp, từ trên cao Chúa đã nhậm lời cầu nguyện đạo hạnh của ông và chính Người cho ông thấy phải làm sao, phải thu xếp lại như thế nào.

Những thất bại

Cũng có thể trong việc trung thành với Lectio divina thường nhật, Lectio divina không có “hiệu lực”, không xuôi thuận. Bởi vì có thể có nhiều lý do không nhất thiết là từ phía ta, và như vậy không hẳn là do thiếu cố gắng cần thiết về phía ta. Tuy nhiên tỷ lệ những người thất bại này rất thấp; có lẽ mỗi tháng một lần là nhiều. Đôi khi Chúa hành khổ ta. Thực ra, trong những lúc đầu thực hành, sự an ủi mà ta nhận được trong và qua Lectio divna – sự an ủi nội tại khi gặp gỡ Ánh Sáng – trở thành một cái bẫy và do đấy một tìm kiếm chính mình và ngăn cản ta đến với Lectio divina duy chỉ vì Chúa, và để khám phá ra thánh ý của Chúa. Nhưng đôi khi đơn thuần ta không nhận ra được lý do chính xác của việc không hiệu quả này. Lectio divina trở thành một suy gẫm thôi, một chút suy tư về những bản văn đã đọc. Nên chấp nhận những thất bại này và cũng đừng vì đó mà bực bội thái quá. Tuy nhiên ta cũng nên   nói thêm lại một lần nữa rằng những thất bại loại này rất hiếm.

 

Tiến triển trong Lectio divina
hay Lectio divina tiến triển?

Trong mục này chúng tôi muốn đề cập tới một điểm quan trọng. Khởi đi từ một thắc mắc: ngay từ đầu, phải chăng người ta phải thực hành Lectio divina như đã được chỉ dẫn trong phần hai của quyển sách này? Hay có thể nhắm đến một sự tiến triển từ từ?

Có thể đạt tới ngay từ đầu nếu ta đã có một kiến thức tối thiểu về Kinh Thánh. Tuy nhiên ta có thể qua những con đường khác trước khi đạt tới. Và, trong khi thực hành Lectio divina, người ta cũng có thể tiếp tục có những cách thế khác để rút ra được lợi ích từ Kinh Thánh: đọc toàn bộ Kinh Thánh, học hỏi một sách riêng biệt trong Kinh Thánh, học chú giải, v.v... Cần nhắc lại, không có chống đối gì giữa việc thực hành Lectio divina dựa trên hai bài đọc trong Thánh Lễ và tất cả những tiếp cận khác với Kinh Thánh, dù đó chỉ là một cách đọc đơn sơ, suy niệm, lắng nghe Chúa trong một trang Phúc âm, chia sẻ Phúc Âm hay một công việc học có tính cách trí thức. Lectio divina là một hoạt động riêng biệt cho phép Chúa nói với ta thường ngày và biến đổi ta trong Người. Đó là lương thực ta lãnh nhận trong Thánh Lễ đem lại hiệu quả thực tế. Do đấy, tự nó Lectio divina có hay không có hiệu quả. Không có sự tiến phát nội tại trong thao tác này. Hoặc là thao tác này vận hành, và ta đã biết lắng nghe trong Thần khí, hoặc là không. Đương nhiên trước khi ta thực hành thao tác này, có thể là một thời gian đầu ta dành để thực tập làm quen với Kinh Thánh qua việc đọc ít ra những sách quan trọng nhất, với những dẫn nhập giúp ta đi vào thế giới của Kinh Thánh khá khác với thế giới ta sống. Nhưng ta không thể gọi đó là một Lectio divina tăng triển. Đó thuần chỉ là cố gắng đọc được Kinh Kinh Thánh bao nhiêu có thể mà không hiểu sai nghĩa. Đó là làm cho dụng cụ thêm dễ hiểu và trong sáng (tôi có thể nói: thành bí tích) đối với Chúa là Đấng muốn nói với ta.

Do đấy có sự tiếp cận tiến triển với với Lectio divina chứ không có Lectio divina tiến triển, có nghĩa là thực hành nửa vời.

Những khó khăn

Trong số những khó khăn thường gặp, có cái khó khăn là tin rằng cách lắng nghe Chúa như thế này thì hiệu quả và không thể thay thế được. Người ta đặt câu hỏi: Ta có thể suy niệm tốt chỉ một bản văn Kinh Thánh, tại sao lại phải đọc chung hai bài đọc trong Thánh Lễ dưới cùng một ánh sáng? Chúa lại không quá hà tiện hay thiếu phương tiện? Và tại sao lại phải sử dụng bài đọc trong phụng vụ mỗi ngày? Đây là những câu hỏi thường được nêu nên trong khóa học và trong việc trung thành với Chúa. Phải chăng Lectio divina khởi đi từ những bài đọc trong Thánh Lễ hằng ngày loại trừ tất cả các cách thế khác thực hành Lectio divina? Chắc hẳn là không. Tuyệt đối không. Ai dám quả quyết như thế! Trái lại, và chúng tôi đã nói trên đây, có những hình thức khác thực hành Lectio divina, và những hình thức này có thể: đọc chỉ một bản văn, đọc liên tục một sách trong Kinh Thánh, đọc với nhiều người, chia sẻ Phúc âm, những bài đọc trong những khóa tĩnh tâm, v.v... Tuy nhiên đặc tính thực tiễn và cô đọng của việc thực hành Lectio divina này khiến chúng tôi nhấn mạnh. Đó là một ơn sủng được ban cho tất cả mọi ngày. Chắc hẳn do yếu ta không thực hành tốt hoặc không thể thực hành được, và vì nhiều lý do: khó khăn, lười biếng, những bận rộn chính đáng khác xảy đến bất ngờ. Đó cũng là kinh nghiệm của số đông kitô hữu qua nhiều thế kỷ và cũng mới đây từ công đồng Vaticanô II kinh nghiệm có đó để kêu mời ta đừng bỏ qua ơn huệ này.

Lấy lại can đảm mỗi ngày và cứ tin, đổi mới đức tin của mình vào ơn sủng này là điều bắt buộc đối với một số đông người. Cho dù việc gặp gỡ Thiên Chúa trong Lời của Người đã đem lại một thích thú hay một an ủi, cho dù vào một giai đoạn hay một thời kỳ điều đó có dễ dàng thực hiện – dẫu không bao giờ dễ dàng hoàn toàn – thì vấn đề chính vẫn là được đổi mới mỗi ngày trong đức tin, tin rằng Chúa muốn nói với tôi, Người có điều gì đó nói với tôi, một ánh sáng ban cho tôi, một phần của chính Người muốn chuyển sang cho tôi, nhờ sự tự do ý thức và tỉnh táo của tôi. Ta là những người cộng tác với Người như thánh Phaolô nói, hoặc những bạn hữu của Người như thánh Gioan nhấn mạnh, Người chờ đợi trí hiểu và ý muốn tự do của ta đáp lại ánh sáng của Người mỗi ngày. Sự cứu rỗi của ta và của những người khác lệ thuộc nơi ta. Ta có phần chủ động trong sự cứu rỗi này. Chắc hẳn Người đã nhận được cho ta trọn vẹn trên Thánh Giá, nhưng Người chờ đợi “lời vâng”, sự đồng ý của ta để các ơn sủng của Người chuyển sang cho ta và cho các anh em của ta.

Người không ở đó để cho ta những giải pháp được làm sẵn. được ban cho như cho các nô lệ, Người kêu gọi sự hoạt động hiểu biết và trách nhiệm của ta, Người khơi động sự sáng tạo của ta qua tiếp cận với ánh sáng Người ban. Dường như Người thường nói với ta: “Sự việc là thế đó, đây ánh sáng Cha ban, còn con, con sẽ làm gì đây”? Người cũng muốn rằng qua ánh sáng được tiếp nhận, chính ta sẵn lòng và với niềm vui quyết định dâng hiến chính ta, giúp đỡ, cộng tác vào công cuộc cứu rỗi của Người.

Trách nhiệm trong liên hệ của ta với Chúa

Thực tế Lectio divina được đặt trong khung cảnh một liên hệ giữa Thiên Chúa và con người. Không hiểu thấu được khung cảnh này, loại liên lạc phải có giữa Thiên Chúa và con người đó, thì không khác gì ta không sẵn sàng thực hành Lectio divina. Đôi khi ta dành cho Chúa một chỗ lớn trong liên hệ này với con người, đến độ biến con người thành nô lệ, một thứ hư vô. Và đôi khi ta lại dành cho con người tất cả đến độ như hành động nhân danh Chúa nhưng lại chẳng để cho Chúa nhúng tay vào. Cũng đôi khi người ta quan niệm một thứ liên hệ ngang bằng, nhưng không còn là một thứ liên hệ với Chúa, Đấng là Alpha và Omega – là Đầu và là Cuối, là Khởi Sự và Kết Thúc -. Và ngay cả trong liên hệ này mà Chúa được coi như nguồn linh hứng và cùng đích của tất cả hoạt động của ta, thì những phân định lượng giá cũng không chính xác – Cũng đừng quên con người đã chuyển qua liên hệ với Chúa, đã vào tuổi trưởng thành, hoặc, như thánh Têrêsa Giêsu nói, đôi khi Chúa hài lòng để cho chính ta điều khiển.

Chúng tôi nhắc lại, vậy khi ta thực hành Lectio divina, một cách vô thức ta có một cái nhìn về liên hệ của ta với Thiên Chúa. Và cái nhìn này có thể làm chậm lại hoặc ngay cả vạch đường cho ơn sủng của Lectio divina! Vậy ta hãy xem kỹ sự liên hệ tế nhị này.

Theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa không thể tạo ra con người cách hoàn toàn[17]. Để nhập thể trong ta và khai triển trong đời sống con người, Thiên Chúa cần đến con người. Người dựng nên con người theo hình ảnh của Người, nhưng chính con người phải chu toàn để đạt tới chỗ giống Người; để rồi đến phiên mình lại là người tạo dựng. Người ta không tạo ra được một người sáng tạo có sẵn; Con người phải tự mình trở thành kẻ tạo dựng. Nói một cách khác, Thiên Chúa tạo dựng con người ít hoàn thành bao nhiêu có thể. Điều này làm nghĩ tới câu thơ của Holderlin: “Thiên Chúa tạo dựng con người như đại dương tạo nên các lục địa: bằng cách rút lui dần”!

 

Và những ai không thể?

Vì nhiều lý do khác nhau, có những người không thể đến với Lectio divina. Một người đến một tuổi nào đó không thể luôn thực hành thao tác này, hoặc vì sức khỏe, hoặc vì cặp mắt, hoặc vì thiếu một tối thiểu về “văn hóa” con người và thiêng liêng, hoặc đơn thuần chỉ vì tuổi tác không cho phép họ thực hành được nữa: sức lực yếu dần. Bệnh tật (điều này còn tùy), mù chữ, không có khả năng... dĩ nhiên đều là những lý do loại trừ việc thực hành Lectio divina. Thiên Chúa chỉ cho họ những con đường khác để lắng nghe Người và thực thi thánh ý Người. Đừng quên rằng Chúa ở trong lòng ta, và Người nói với ta. Ta rất quá thường ở ngoài lòng mình và ở xa Chúa. Ta không thể lắng nghe Người. Cũng có thể là có những người đơn sơ có cách riêng của họ để lắng nghe Chúa, thường vượt xa những người khôn ngoan và những người thông thái. Nhưng nguyên tắc căn bản vẫn là một: một sự lắng nghe, một sự tìm kiếm Chúa, một sự kêu cầu Chúa Thánh Thần để đem ra thực hành điều Người nói với ta, trong đáy lòng ta. Nhưng một người có khả năng thực hành Lectio divina lại thôi không thực hành, người này thử thách Chúa, có nghĩa là không làm lợi những phương tiện mạnh mà Chúa ban tặng cho mình. Đó là lười biếng và chểnh mảng, lơ là.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

12. Marie-Louise von Franz, Reflets de l’âme, les projections, recherche de l’unité intérieure selon la psycchologie de C.G. Jung. Orsay, 1992, p. 70.

13. Ibid.

14. Tâm hồn chỉ đạt đến toàn thể của chính mình, cái ý thức và cái vô thức, tùy theo mức độ nó gặp được toàn thể điều hiện hữu. Đối với tín hữu, sự toàn thể này là Chúa Kitô, là Đấng hiểu tất cả trong họ.

15. Trong đoạn này, cho dù người ta chỉ nói đến người nam (tiếng latinh: vir), tất cả những gì nói ở đây đều phải hiểu là cả người nam lẫn người nữ.

16. Dĩ nhiên là Hôn Nhân không loại trừ Kinh Thánh. Hôn Nhân cũng cần đến Kinh Thánh.

17. Những suy tư này được rút ra từ một một bài viết của thầy Michel van Aerde op, Le fil triple.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!