Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
Bài Viết Của
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
DỌN ĐƯỜNG
KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN
HÔN NHÂN VÀ TRẺ EM
LINH MỤC TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA
ĐIỂM HẸN CỦA CHÂN LÝ ĐỨC TIN
CHỖ Ở
GIUSE ĐỊNH BỎ MARIA
Vươn tới sự phục vụ đích thực
NGÔN SỨ BỊ KHƯỚC TỪ
ĐỤNG VÀO CHÚA
Cảnh báo về vấn đề giữ vệ sinh
ĐỪNG SỢ
Đạo Tha Thứ
Trái tim không ngủ yên
Tiệc Cưới Con Vua
Chúa đi trên biển
Đi tìm địa chỉ nghỉ ngơi
ANH EM LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN
Chúa Có Máu Ghen
Từ chuyện tình của Mátthêu
Kế hoạch làm ăn của Chúa Giêsu
Chuyện tình Tôma và Lòng Thương Xót Chúa
Quà tặng độc nhất của Thiên Chúa
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Giàu có và Nước Trời
MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
MẤY NÉT CHẤM PHÁ CHO LINH MỤC
MẤY CỤ GIÁM MỤC THẬT LÀ BUỒN CƯỜI !
THẦY LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG
SUY TƯ VỀ VĂN HÓA NGHỆ THỤÂT VÀ THỬ HƯỚNG TỚI MỘT LỐI MỤC VỤ
ĐỨC GIÊSU QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI
Ý nghĩa của Thánh giá
KHI CÁI CHẾT CẬN KỀ
ĐI TÌM PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG TIN MỪNG
CHẠY THEO CHIẾC BÓNG
THEO Đức giê-su đi gieo giống
THA HÓA QUYỀN LỰC
SỐNG THEO THÁNH THẦN
TRONG QUỸ ĐẠO TRUYỀN THỐNG
HÃY TẬP ĐÓN NHẬN TIẾNG NÓI CỦA NGÔN SỨ
NGƯỜI PHONG HỦI THỨ 501.

Chúa Nhật VI Thường Niên năm B 

Người ta ví 'bẩn như hủi' tức là bệnh cùi hay còn gọi là bệnh phong. Đến những trung tâm tại phong cùi thấy người bệnh bị lở loét, vết thương chảy nước, thịt xương đỏ hoẻn, cụt chân tay, tai mũi,....mùi hôi thối sông lên nồng nặc; đeo khẩu trang mà vẫn ngửi thấy mùi; có người thấy mà phát nôn mửa về nhà không dám ăn cơm; trẻ em trông thấy khóc thét lên. Người ta xa lánh, cách ly, cô lập người bệnh. Khổ lắm.

Thời cựu ước, sách Lêvi kể : “các tư tế được quyền khám xét xem ai bị : ung nhọt, lác, đốm, nghẻ lở, phỏng, lang ben, hói đầu hay phong hủi để tuyên bố là mắc ô uế và họ khám xét rất kỹ người bệnh. Nếu vết thương thịt đỏ lòm đó là bị cùi, hủi và phải theo qui chế là mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên 'ô uế, dơ bẩn', phải ở riêng ra, chỗ của họ là một nơi bên ngoài trại, ai động vào người mắc bệnh ô uế tội nặng” (bđ1, Lv 13, 1-2. 45- 46).

Thời Chúa Giêsu, ở Do thái có những quy định bật cười hơn nữa:

- người hủi thò đầu vào nhà ai, bị lây bẩn tận cây kèo trên mái nhà,

- không được đến gần họ 2m ; hủi đứng đầu gió, người đứng cuối phải cách xa 45m.

- các rabbi Do thái không được ăn quả trứng, nếu bán ở chợ có người hủi đi qua. Có lẽ còn hơn cả dịch cúm H5N1 ở VN ta! Quá quắt thật.

Năm 1871, ông Hansen tìm ra vi trùng bệnh phong (mang tên ông) đem lại niềm hy vọng cho người phong hủi. Tới nay, người ta đã chữa được và làm cho không lây lan.

Cha Đa-mi-êng người Bỉ được Đức Cha cử giới thiệu sống với người phong hủi ở 1 hòn đảo. Họ không tin cha là người thật. Cha đã sống với họ, và được gọi là 'tông đồ của người cùi' rồi chết với họ. Đức cha Jean Cassaigne, người Pháp đã phục vụ, sống chết với người hủi ở Di Linh Việt Nam. Nhà thơ công giáo Hàn Mặc Tử cũng mắc bệnh hủi; thời gian bị bệnh ông đã viết nhiều bài thơ nổi tiếng trong văn học VN, người ta mới dựng phim cuộc đời thi sĩ điên.

Đức cha Fulton Sheen, một nhà giảng thuyết nổi tiếng trên các đài truyền hình Mỹ (1955-1960) kể: thăm trại cùi 500 người ở Châu Phi, ngài mang nhiều thánh giá bạc làm quà tặng. Bệnh nhân đầu tiên ngài gặp chỉ còn 1 cánh tay trái. Đức cha cầm thánh giá, giữ cách bàn tay người cùi 10cm thả xuống lòng bàn tay bệnh nhân. Ngài bị đánh động và nói: 'thình lình tôi nhận ra có 501 người cùi trong trại. Và người cùi ghẻ lở nhất là tôi'. Vì trao tặng thánh giá là biểu tượng tình yêu nhưng tôi lại đánh mất ý nghĩa tình yêu ấy...Tôi ân bàn tay vào bàn tay người cùi và trao tình yêu cho họ. Tôi đã làm như thế cho 499 người còn lại'.

Gần thời chúng ta hơn nữa, có Mẹ Têrêxa Calcutta đã lập quỹ giúp người phong cùi. Các thùng tiền Mẹ đều đề hàng chữ ' hãy chạm đến người phong hủi bằng lòng trắc ẩn của bạn'.

Tất cả những nhân vật nổi tiếng, thánh thiện vừa kể trên là cha Đamiêng, đức cha Jean Cassainge, nhà thơ Hàn Mặc Tử, đức cha Fulton Sheen, Mẹ Têrêxa Calcutta và còn nhiều linh mục, tu sĩ, anh chị em giáo dân khác nữa đã vượt qua nỗi sợ hãi, mặc cảm đối với người phong hủi để trao ban tình thương cho họ noi gương Chúa Giêsu. Bài Tin mừng hôm nay kể : Chúa Giêsu tiến lại gần, động lòng thương, giơ tay chạm vào người phong cùi, anh ta được khỏi luôn. Ngài đã vượt qua hàng rào cấm kỵ, đến gần người phong hủi, bất chấp nguy hiểm, cái nhìn, và sự cấm kỵ của người Do thái. Vì "tất cả những ai đến với Tôi, Tôi không xua đuổi bao giờ".

Đức Giêsu đã từng động chạm tới mọi hạng người : trẻ em, người tội lỗi, mù, điếc, người chết hoặc để cho họ đụng chạm vào như người đàn bà bị bệnh loạn huyết. Tất cả đều được chữa lành hết. Ngài cũng gần gũi các loại 'bệnh hủi' khác như : người thu thuế, đĩ điếm, trộm cắp, ngoại tình, ngoại đạo,...đó là những loại hủi trong xã hội và giáo hội. Ngài là bác sĩ đa khoa mà, chữa rất nhanh mà không sợ lây lan.

Qua cử chỉ động vào người phong hủi, Đức Giêsu đã giải thoát họ khỏi đau đớn phần xác, làm cho cơ thể lành lặn, da dẻ hồng hào, tươi tắn, khuôn mặt rạng rỡ, giọng nói thanh tao như bao người khác; qua đó Chúa Giêsu còn đi tới chỗ vuốt ve tâm hồn anh làm cho anh từ nay không còn mặc cảm bệnh tật, không bị khinh miệt, không bị loại trừ, bỏ rơi, lạnh giá nhưng trở nên gần gũi, trân trọng, yêu thương vỗ về, trái tim lành lặn, được phục hồi tâm hồn, trả lại phẩm giá làm con người, con Chúa để ngẩng cao đầu gia nhập cộng đoàn xã hội và giáo hội qua đời sống sinh hoạt phụng vụ, gặp gỡ tư tế.

Đức Giêsu là bác sĩ cao tay tuyệt vời : chữa bệnh tâm lý, thể lý, phần xác, phần hồn.. ngày nay, Đức Giêsu vẫn động chạm tới con người qua các bí tích để chúng ta được chữa lành. Chúng ta có để cho Chúa động chạm vào không? Lát nữa, lên rước lễ được động chạm vào Mình Thánh Chúa, chúng ta có tâm tình, thái độ, đức tin như thế nào? Hay 'gần chùa gọi bụt bằng anh'?

Trong cuộc sống chúng ta có những cái động chạm làm người khác : giật mình, run rẩy, kinh hãi, tự ái hay ngược lại có những cái động chạm làm cho người khác được ấm lòng lên, nồng nàn tình yêu, thay đổi cuộc sống. Có những cái động chạm làm cho người khác phải đau xót, dằn vặt, không muốn sống nữa.  

Trong nhà thờ này, không có bác sĩ nào dám khám xét để thống kê cho chính xác xem có bao nhiêu người mắc bệnh hủi, nhưng tuy bề ngoài chúng ta sạch đẹp bóng láng mà có thể :

- trong đầu óc bị cùi hủi, bẩn thỉu lắm: khi mình đưa vào những hình ảnh, sách báo, phim truyện xấu, những ý nghĩ xấu xa độc ác đang chen chúc chiếm chỗ nhau.

- tâm hồn chúng ta bị cùi hủi : khi chất chứa đầy sự ích kỷ, giận hờn, ghen ghét,...

- tương quan xã hội bị cùi hủi : khi lời nói, giọng nói, hành động xấu, cái nhìn khích bác, khinh bỉ, xua đuổi, loại trừ anh chị em một cách xem ra tết nhị, lịch sự, văn minh như một mũi kim nhỏ nhưng rất đau đớn trong tâm hồn người khác.

- trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn không đón nhận nhau. Tội lỗi là một loại bệnh hủi ghê gớm, lây lan. Chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân trên qua một lời cầu nguyện rất hay sau đây:

"Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,

có những ngày đón nhận những người khác là điều vượt quá sức con,

vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,

có những ngày con không thể nào kính trọng kẻ khác được,

vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,

có những ngày mà yêu mến người khác làm cho tim con đau nhói,

vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau và những giới hạn của bản thân con.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,

trong những ngày khó khăn đó,

xin hãy nhắc cho con nhớ rằng tất cả chúng con đều làm con cái Chúa

và đừng để con quên Lời Chúa nói :

"Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho chính Ta"

(trích trong Prier).

 

Lời cầu nguyện tuyệt vời này giúp ta xét mình luôn.

Thực tế đời sống có nhiều người bị khinh bỉ, xa lánh, ruồng rẫy chỉ vì kém may mắn, thiệt thòi. Ngược lại, chỗ nào nhiều tiền của, địa vị, thú vui,...họ đổ xô đến luồn cúi, lăn lộn, đào bới, moi móc quên chết. Người ta quý nó hơn quý người. Hội thánh theo gương Đức Giêsu Kitô phục vụ con người và dạy chúng ta chữa trị, băng bó vết thương xác hồn cho những người nghèo đói, bệnh tật, khốn khổ không phân biệt ở đâu, làm sao đưa họ vào một cộng đoàn ở đấy chỉ có biết sống yêu thương, trân trọng nhau.

 

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn, Gp. Bùi Chu

Tác giả: Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!