Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Augustinô Đan Quang Tâm
Bài Viết Của
Augustinô Đan Quang Tâm
MỘT HỘI THÁNH NGHÈO VÀ CHO NGƯỜI NGHÈO
Các thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng, các vấn đề đặt ra cho cả Giáo Hội cùng giải quyết
Đôi vợ chồng này đã thưa vâng với câu hỏi của Đức Kitô
Magnificat, Hiến chương Học thuyết Xã hội
Thánh Giuse, cha nuôi của Đức Giêsu
SỨ ĐIỆP Mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô 2014 : Ngài đã trở nên nghèo khó để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có (x. 2 Cr 8,9)
TÍNH TRUNG TÂM CỦA GIA ĐÌNH
AI MUỐN LÀM LỚN GIỮA ANH EM THÌ PHẢI LÀM NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM
KIM CHỈ NAM CỦA TÍN HỮU GIÁO DÂN
Giáo huấn xã hội và quyền tự do có sáng kiến kinh tế
PHẢI CÓ LÒNG XÓT THƯƠNG VÀ THA THỨ CHO NHAU
Doanh nhân và Lời Chúa
Tìm hiểu Giáo huấn Xã hội Công giáo: Liên đới
Tình yêu trong Sự thật, cốt lõi của Học thuyết Xã hội Công giáo
Một thời để Người Kitô hữu nhập thế
Chân phước Gioan Phaolô II bình luận về Thông điệp Rerum Novarum
"ĐỪNG SỢ! HÃY MỞ, HÃY MỞ RỘNG CỬA CHO CHÚA KITÔ!”
ĐỨC CHÂN PHÚC GIOAN PHAOLÔ II BÀN VỀ TUỔI THỌ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI
GIÁO DỤC NGƯỜI TRẺ VỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH (SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ 16 NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI 1 THÁNG 1 NĂM 2012)
ĐỨC CHÂN PHƯỚC GIOAN PHAOLÔ II BÀN VỀ SỰ ÁC
CHÂN PHƯỚC GIOAN PHAOLÔ II BÌNH LUẬN VỀ THÔNG ĐIỆP RERUM NOVARUM

 

Ngày này cách đây 121 năm ra đời Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự), được xem là bức thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo hội. Chúng tôi  mời các bạn đọc phần tóm lược về thông điệp và phần bình luận sâu sắc của Chân phước Gioan Phaolô II nhân kỷ niệm 100 năm ngày ban hành thông điệp, trong đó ngài đưa ra nhận định và cũng là phương dược cho mọi vấn đề xã hội: “Giáo huấn xã hội của Giáo hội là một bộ phận không thể thiếu được trong sứ điệp Kitô giáo. Không thể có bất kỳ giải pháp nào cho “vấn đề xã hội” mà ở ngoài Phúc âm”.

Tóm lược về Thông điệp Rerum Novarum

Thông điệp thời danh Rerum Novarum nay đang bước vào tuổi 121 

 

Thông điệp Rerum Novarum (Tân sự) do Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII ban hành ngày 15 tháng 5 năm 1891, đề cập đến tình trạng của giai cấp công nhân. Ngài đưa ra câu trả lời của Giáo hội Công giáo cho cuộc xung đột xã hội đã phát sinh theo sau cuộc công nghiệp hóa và đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội. Đức Giáo hoàng nói rằng trong khi nhà nước đề cao công bằng xã hội bằng cách bảo vệ các quyền lợi của công dân, Giáo hội phải lên tiếng về những vấn đề xã hội để giảng dạy các nguyên tắc xã hội đúng đắn và bảo đảm sự hài hòa giữa các giai cấp. Ngài nhắc lại một giáo huấn vốn đã có từ lâu trong Giáo hội về tầm quan trọng của các quyền tư hữu, nhưng nhìn nhận rằng hoạt động tự do của các lực lượng thị trường  phải chịu sự kềm chế của những xem xét, ràng buộc về luân lý.

Lý do chính thúc đẩy Đức Lê-ô XIII viết thông điệp là ngài tin rằng thời đại của ngài đã trao những người công nhân nghèo vào tay những ông chủ tham lam và phi nhân. Ngài thấy các công nhân rơi vào tình trạng túng thiếu và vô phương tự mình cứu mình, không được nhà nước bảo vệ đủ trước những những bất công và bạo lực. Trong thông điệp, ngài khẳng định người nghèo phải có một tư cách đặc biệt cần phải được xem xét trong các vấn đề xã hội: đó là một nguyên tắc quan trọng của đạo Công giáo mà ngày nay chúng ta gọi là nguyên tắc “ưu tiên chọn lựa người nghèo” và tư tưởng Thiên Chúa đứng về phía người nghèo đã được diễn tả trong văn kiện này.

Đức Gioan Phaolô II bình luận về Thông điệp Rerum Novarum

Đúng 100 năm sau, Chân phúc Gioan Phaolô II đã bổ sung Thông điệp Rerum Novarum bằng cách viết Thông điệp Centessimus Annus (Bách niên). Trong chương I của thông điệp này (các số 4-11), ngài đã nhận định, bình luận về Thông điệp Rerum Novarum. Dưới đây, chúng tôi xin được đăng lại phần nội dung của chương đó, bằng cách dựa theo bản dịch tóm lược của Joseph Donders trong quyển sách John Paul II: The Encyclicals in Everyday Language, rồi chuyển sang Việt ngữ.

 

Chương I. Các “Sự Mới" cách đây một trăm năm

Số 4. Vào cuối thế kỷ trước, Giáo hội đang đối mặt với một thế giới mới. Một loại hình mới về quyền sở hữu và một hình thức lao động mới đã xuất hiện. Sức lao động của con người được mua bán theo luật cung cầu, khiến cho các công nhân tiếp tục bị đe dọa bởi nạn thất nghiệp, mà – nếu không có bảo hiểm xã hội – họ có nguy cơ chết đói. Xã hội chia thành hai giai cấp, cách biệt nhau một trời một vực. Khi người ta bắt đầu ý thức được tình trạng bất công này và một cuộc cách mạng đang đe dọa, Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII viết thông điệp này trình bày “tình trạng của công nhân”.

Số 5. Xã hội bị xâu xé bởi cuộc xung đột giữa tư bản và giới lao động, đây là “vấn đề công nhân”. Hai bên đối mặt nhau như những “con sói” một mất, một còn. Bởi vì đức giáo hoàng mong muốn hòa bình, nên ngài lên án cuộc đấu tranh giai cấp; nhưng ý thức rằng hòa bình được xây dựng trên công lý, ngài đề ra một số điều kiện. Không phải tất cả mọi người đều chấp nhận Giáo hội có quyền và có nhiệm vụ thực hiện điều này. Nhiều người cho rằng Giáo hội nên tự hạn chế ở chỗ chỉ rao giảng ơn cứu độ từ trời cao. Thông điệp của đức giáo hoàng đưa Giáo hội vào giữa đời sống công cộng. Giáo huấn xã hội của Giáo hội là một bộ phận không thể thiếu được trong sứ điệp Kitô giáo. Không thể có bất kỳ giải pháp nào cho “vấn đề xã hội” mà ở ngoài Phúc âm.

Số 6. Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII viết về phẩm giá lao động và về các quyền và phẩm giá của công nhân, họ “làm việc quần quật để có được những gì cần thiết cho các mục đích sống khác nhau, và trên hết là vì phải tự bảo tồn".  Năng lượng họ sử dụng đang khi làm việc là một phần của con người họ và thuộc về họ. Lao động là ơn gọi của con người thông qua đó chúng ta tự thể hiện bản thân. Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII nhấn mạnh "quyền tư hữu". Mọi người có quyền đối với những gì cần thiết cho bản thân và gia đình của mình.

Số 7. Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII nhấn mạnh quyền lập hội và công đoàn – một quyền không nhà nước nào có thể lấy đi mà không phản bội "chính nguyên tắc tự tồn tại của mình". Ngài đề cập đến quyền có số giờ làm việc được giới hạn và quyền nghỉ ngơi, không phân biệt nam nữ và trẻ em. "Bắt những người lao động nam nữ làm việc quá sức đến nỗi làm cho đầu óc của họ mụ mẫm và bào mòn thân thể của họ thật là bất công và phi nhân". 

Số 8. Ngài viết về quyền có đồng lương chính đáng: "Lương công nhân phải đủ để nuôi bản thân và vợ con của mình". Ngài tuyên bố quyền này cốt yếu đến nỗi không thể bỏ mặc cho các bên tự do giao kết. Nhiệm vụ của nhà cầm quyền là chăm lo phúc lợi của công nhân. "Mọi cá nhân đều có quyền tìm kiếm những gì giúp mình có thể sống. Và người nghèo chỉ có thể kiếm được điều đó nhờ đồng lương do lao động của mình". "Nếu người lao động phải chấp nhận các điều kiện rất khắc nghiệt, thì người đó là nạn nhân của bạo quyền và bất công".

Số 9. Đức Lê-ô XIII khẳng định, mọi người đều có quyền chu toàn các bổn phận tôn giáo của mình, đồng thời ngài nhấn mạnh quyền và nhu cầu được nghỉ ngơi ngày chủ nhật. Chúng ta có thể tự hỏi liệu các xã hội công nghiệp hóa có bảo đảm quyền cơ bản được nghỉ ngơi ngày chủ nhật không.

Số 10. Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII phê bình "chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa tự do".  Đối với "chủ nghĩa xã hội" ngài khẳng định quyền tư hữu. Đối với chủ nghĩa tự do, ngài bảo rằng nhà nước không được ưu đãi người giàu trong khi bỏ rơi người nghèo. Chính người nghèo có quyền được quan tâm đặc biệt. Giai cấp những người giàu có thể tự lo liệu lấy; người nghèo tự bản thân họ lại không có nguồn lực nào để tự lo cho mình. Họ chủ yếu nương tựa và sự trợ giúp của nhà nước. Điều này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, nếu ta xem xét tình trạng nghèo khổ trên thế giới. Điều quan trọng là không được cậy dựa vào bất kỳ ý thức hệ hoặc lý thuyết chính trị nào, mà dựa vào nguyên tắc liên đới, có giá trị trong trật tự quốc gia và trật tự quốc tế. Đức Lê-ô XIII sử dụng thuật ngữ "tình bạn" để chỉ về liên đới. Đức Piô XI thì gọi là "bác ái xã hội"; Đức Phaolô VI, mở rộng khái niệm đó, đề cập đến một “nền văn minh tình thương".

Số 11. Diễn tả lập trường “ưu tiên chọn lựa người nghèo” của Đức Giêsu và của Giáo hội, Đức Giáo hoàng Lê-ô XIII yêu cầu nhà nước làm một điều gì đó đối với tình trạng của người nghèo, dầu ngài không mong nhà nước giải quyết mọi vấn đề xã hội. Ngài đòi phải có những hạn chế đối với sự can thiệp của nhà nước. Cá nhân, gia đình và xã hội phải được nhà nước bảo vệ chứ không phải đàn áp.

Điểm chính yếu trong thông điệp của Đức Lê-ô XIII và trong học thuyết xã hội của Giáo hội là một cái nhìn đúng đắn về con người. Con người được Thiên Chúa mong muốn; họ là hình ảnh của Thiên Chúa. Phẩm giá của họ không đến từ công việc họ làm, nhưng đến từ nhân vị của họ”.

Nhân dịp kỷ niệm bách chu niên Thông điệp Rerum Novarum và, Chân phúc Gioan Phaolô II không chỉ bình luận Thông điệp mà còn đưa ra những bổ sung, cập nhật, phân tích hoàn cảnh mới đúng một trăm năm sau ngày Thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo hội.

Đan Quang Tâm

(15.5.2012)

Tác giả: Augustinô Đan Quang Tâm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!