Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Phan Văn Phước
Bài Viết Của
Gs. Phan Văn Phước
TÔI SẼ TÁI SINH! BẠN SẼ TÁI SINH! CHÚNG TA SẼ TRỞ LẠI ĐỂ TIN CẬY CHÚA!
ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU QUA MẸ MARIA
THÁNH Ý NHIỆM MẦU
TRỌNG LƯỢNG CỦA THÁNH LỄ
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ ''NGÀI''
Kinh Thánh cho biết Dưỡng Phụ Giuse chẳng ''sinh'' người con nào cả!
TÌNH YÊU ''TRONG CÕI NGƯỜI TA''
MẶC CẢM LÀ ''NỮ TU''?
NHỚ XUÂN BÊN MẠ
MÙA CHAY THÁNH VÀ LỄ HỘI HÓA TRANG
NHẬN XÉT VỀ CÁCH DỊCH CHỮ ANGARIANT TRONG MARCÔ 15,21
Thử tìm hiểu ý nghĩa của câu: ''Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng''
LỜI CHÚA DẠY CẦU NGUYỆN: ''XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ''
CHỨNG NHÂN SỐNG ĐẠO
TÂM SỰ VỚI CHA (Tức với Đức Cố Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống)
NGÀY XUÂN ĐẦM ẤM
KẾ HOẠCH GIÁNG SINH ĐỂ CỨU RỖI CÓ ''TỪ KHI NÀO''?
''CHÚA CẢ TRỜI ĐẤT'' NẰM TRONG MÁNG CỎ!!!
TAM CA ÁO ĐEN
TIẾNG CHUÔNG KÊU MỜI
GIÁNG SINH TRONG ĐỜI
MÙA VỌNG GIÁNG SINH
Ý NGHĨA ĐÍCH THỰC CỦA MÙA VỌNG
NGÀY TƯỞNG NHỚ
DIỄM TÌNH CA ''MÂN CÔI''
Thiên Chúa rất buồn!!!
ƯỚC MƠ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
THÁNH TÂM GIÊ-SU
ĐẠI HỘI TƯƠNG PHÙNG (vào Ngày Lễ Chúa Thánh Thần)
MƯỜI THƯƠNG KÍNH DÂNG THÁNH MẪU
THÁNH DANH GIUSE
THÁNG HOA DÂNG MẸ
NHỚ ƠN CHỊ
Người mẹ trước hố thẳm ly thân và ly dị của con mình
PHỤC SINH VỚI CHÚA
TRÊN ĐƯỜNG EM-MAU
TÌNH CHÚA VÔ VÀN!!!
NHỚ XUÂN
MƯỜI THƯƠNG KÍNH DÂNG CHA - MẸ
KINH THÁNH CHO BIẾT ''SỰ DỮ DO ĐÂU''
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ ''NGÀI''

 

I- Lời dẫn nhập

Cô nọ nói với tôi: ''Em thấy người Đức rất lịch sự và quý trọng mình. Họ luôn gọi em là Ngài.'' Cô giáo kia (dạy Việt văn ở Nghệ An) giải thích cho học sinh ý thơ của Cụ Nguyễn Du thế này: ''Ngài là tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, có nghĩa là người. Nét ngài nở nang nghĩa là nét người nở nang.'' Ngày nay, rất nhiều Việt Bào Công Giáo khắp nơi dùng chữ ''Người'' cho Thiên Chúa. Đó là lý do khiến tôi viết bài nầy.

 

II- Nhận xét về cách dùng sai chữ ''ngài, người'' như đã nêu

Từ ''Ngài, ngài'' (ngôi thứ ba) là cách trân trọng ''nói về'', (chứ không phải thưa với'') bậc tu trì như mục tử, Thánh ''Sống'' như Mẹ Têrêxa khi ngài còn tại thế. Chữ ấy không ''được'' dùng để thưa với (ngôi thứ hai) như chính khách là Tổng Thống nào đó! Nhưng, với Thiên Chúa, Mẹ Maria, các Thánh, chữ ''Ngài'' là cách dùng để ''gọi'' hay thưa với các Ngài, chẳng hạn chữ ''Toi'' (thay vì ''Vous'') dành cho Chúa Giêsu: ''Car Toi seul es l'ami et la paix et l'amour! (Vì chính một mình Ngài là bạn, là hòa bình, là tình yêu!) Cho Mẹ Maria: ''Tota pulchra es, Ô Maria! Tu es toute belle, Ô Marie!'' (Ngài tuyệt đẹp, Ôi Maria!) Cụ Nguyễn Du dùng chữ ''nét ngài'' với ý như bên dưới.

 

III- Ngữ nguyên của chữ ''Ngài''

A- Học giả Hà văn Thùy viết: ''Chữ Nga 蛾: con ngài.''

B- Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam: ''Ngài: Bướm do tằm biến thành. Từ dùng để chỉ hoặc gọi với ý tôn kính....; (thường viết hoa)... để chỉ thần thánh với ý kính sợ. vd. Ngài linh thiêng lắm.''

C- Chữ ''ngài'' trong truyện Kiều có nghĩa: ''Diện như mãn nguyệt, my nhược ngọa tầm: mặt như trăng tròn, lông mi như con tằm nằm ngang. Nói về cái tướng phúc hậu của cô Thúy Vân.'' (Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, chú thích vào năm 1925.)

D- Xin xem thêm ''Nét ngài'' ở: Nguyễn Văn Hoàn nhân kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của Cụ Nguyễn Du; Nguyễn Thạch Giang chú thích năm 1972; Từ điển Thúy Kiều; Hán-Việt Từ Điển (Đào Duy Anh; Kiều - Nguyễn Du, Nxb Văn Học, Hà Nội 1979; Từ Điển Việt-Pháp (Đào Đăng Vỹ), Từ Điển Việt-Pháp (Lê Khả Kế-Nguyễn Lân); Từ ĐiểnViệt-Anh (Đặng Chấn Liêu - Lê Khả Kế), Wörterbuch Vietnamesisch-Deutsch (Winfried Boscher-Phạm Trung Liên)...

 

IV- Lý do khác khiến tôi dùng chữ ''Ngài''

A- Bản Dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn và các bản khác

Linh mục ấy dùng tới mười ba lần chữ ''Ngài'' (ngôi thứ ba) trong Colôxê 1,15-20. Xin xem thêm rất nhiều Thánh Ca, Bản Dịch của Tin Lành, Chứng Nhân Giêhôva... và các Tôn Giáo khác dùng chữ Ngài cho Chúa Giêsu!

V- Nhận xét về cách xưng hô trong tiếng Việt

A- Kính trọng linh mục là ''Kitô khác'' (Sacerdos Alter Christus), người Công Giáo Việt ''phải'' dùng chữ ''ngài'' trong các câu như sau: ''Ngài đang dùng cơm. Ngài đi vắng. Ngài đang ngủ. Ngài...'' Thậm chí, khi nói về chú, bác, cậu hay con của mình là linh mục, người nhà thích dùng chữ ''ngài'' như sau: ''Chú, Bác, Cậu Ngài sẽ về thăm. Ngài là con trai đầu của chúng tôi.''

B- Chữ ''Người'' dùng cho Chúa không được hợp tình, hợp lý:

Có người dùng chữ ''Người, ngài'' như trong ví dụ này: ''Chúa Giêsu đã sinh ra cho chúng ta. Người đã chết vì chúng ta. Người đã phục sinh để chúng ta cùng sống lại với Người.'' Nhưng, liền sau đó, người ấy lại viết, nói: ''Đức Thánh Cha Biển Đức 16 là nhà Thần Học nổi tiếng. Ngài đã viết nhiều tác phẩm về Chúa Giêsu...''

C- Chữ ''người'' còn có nghĩa ''không đẹp'' như sau:

Khinh thường, tỏ ý chua chát: Ví dụ: ''Các người coi chừng tay tôi! Đồ thứ người gì đâu! Kiếp thằng người! Người vô tích sự! Người vong ân, bội nghĩa!'' Cụ Nguyễn Công Trứ đã từng mỉa mai đời: ''Kiếp sau xin chớ làm người - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo'' !!!

 

III- Lời kết

Thánh Phaolô tôn vinh Chúa Giêsu

Trong Philip 2,9-11, Thánh nhân viết như sau: ''Bởi vậy, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và ban cho Ngài Danh Hiệu vượt quá mọi danh hiệu ngõ hầu, trước Danh Hiệu của Chúa Giêsu, mọi gối ở trên Trời, dưới đất, nơi địa ngục đều phải quì xuống bái lạy và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng: Giêsu Kitô Là Chúa để làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha.'' (Xin xem thêm: Ysaya 45,23; Êphêxô 4,10; Khải Huyền 5,13; Roma 10,7-13)

Đức Quốc, 21.3.2018

Đaminh Phan văn Phước

 

Kính mời nghe Thánh Ca Mùa Chay:

Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Lm.Nguyễn Sang - YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=UBmgd8vWMcE

Con Đường Chúa Đã Đi Qua 

Sáng Tác : Lm Văn Chi Ca Sĩ : Lm Nguyễn Sang

1) Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi ...

 

Tác giả: Gs. Phan Văn Phước

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!