Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
TẠI SAO ÔNG BIỆT PHÁI SỐNG TỐT THẾ MÀ CHÚA BẢO ÔNG CÓ TỘI ??

Người biệt phái và người thu thuế lên Đền Thờ cầu nguyện, mỗi người có tâm trạng và thái độ rất khác nhau  (x. Luca  18, 9-14)

- Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng : Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì con không như người khác : tham lam, bất công, lạm dụng và con đã dâng một phần mười các hoa lợi của con.

- Còn người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời đấm ngực và nguyện rằng : Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội. – Kết quả : người thu thuế được tha tội, còn người biệt phái thì không, tại sao vậy ? Có bất công không ? 

Trước hết, xét tới lời cầu nguyện của người biệt phái. Ông cảm tạ Chúa vì những tội ông ta không phạm, về những việc lành ông ta làm, ăn chay một tuần hai lần vào thứ hai và thứ năm trong khi luật chỉ dạy mỗi năm ăn chay một lần trong dịp lễ Đền Tội (Lêvi 16,29), nộp thuế một phần ba hoa lợi trong khi luật dạy nộp một phần mười những gì mình sản xuất được như các loại hoa quả, bạc hà, rau húng hoặc vân hương (xem Đệ Nhị luật 12, 17 ; Mt 23,23 ; Lc 11,42) như vậy có thể ông giữ chay và nộp thuế quá luật dạy. Ông quả là người giữ đúng luật. Ông cảm tạ Chúa vì tội không phạm, vì việc lành đã làm, nhưng ông lại so sánh mình với người khác, với người thu thuế, ông thấy họ có tội, còn ông thì trong sạch. So sánh này, Thánh Vịnh cũng đã làm. Thí dụ, Thánh Vịnh  nói : Con không theo ngẫu tượng, (Tv 16,4) lòng dạ không gian tà (Tv 15, 2-5). Tuy nhiên, người biệt phái đã đi ra khỏi tinh thần Thánh Vịnh và mắc tội “công thần” tức là ỷ vào việc lành để đưa mình lên trước mặt Chúa, cho mình có quyền được thưởng, có quyền như người công chính.

Ông vi phạm đức mến. Như thánh Phaolô nói : “Dầu có nói được tiếng lạ, dầu phân phát của cải cho nhiều người mà thiếu Đức Mến thì cũng vô ích”( 1 Cor  13, 2-3) Mà Đức Mến thì Tin, Cậy, khiêm nhường, đại lượng ( 1 Cor  13,4)  Người biệt phái nhìn vào công việc của mình để tán dương mình trước mặt Chúa và khinh dễ  người thu thuế nên ông thiếu Đức Mến, vì thế, ông không được công chính hóa tức là tội ông không được tha.

Còn người thu thuế, biết tội tham lam, bất công của mình, đấm ngực xin Chúa thương. Anh đã kêu cầu Chúa theo tinh thần Thánh Vịnh 51 : Lạy Chúa xin thương xót con theo lượng nhân nghĩa của Chúa, của lễ anh dâng lên Chúa là tâm hồn thống hối… Vì thế, anh được Chúa tha. 

Chúng ta có thể bàu chữa cho người biệt phái : ông cảm tạ Chúa và kể ra những công việc mình làm với thái độ tự mãn, khinh người khác, vì thái độ của ông Chúa không ban ơn thôi chớ sao lại bắt tội. Cầu nguyện mà mang tội, cầu nguyện làm gì ? 

Chỉ có thể trả lời : Chúa Kitô là Đấng thẩm phán và chỉ một mình Ngài mới có phán đoán đúng ai là công chính, ai không, ai được Chúa tha, ai không. Chúa đã dạy chúng ta đừng đoán xét vì ta dễ dàng rơi vào chủ quan, đoán xét sẽ sai lầm. Trong bài Phúc âm, Chúa cũng đã nêu lý do người được tha người không : vì tất cả những ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.

Ta cũng có thể nghĩ rằng người biệt phái cầu nguyện với thái độ tự mãn, kiêu căng vì ông đã vẽ ra một hình ảnh Thiên Chúa theo ý của ông, theo tư tưởng của ông, trong khi Thánh Vịnh là kinh đọc cầu nguyện của dân tộc ông dâng lên lời thống hối, xin Chúa tha thứ : của lễ con dâng là tâm hồn thống hối (Tv 51,19) tức là Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Thiên Chúa đích thực là vậy.

Thái độ tự nâng mình lên trước mặt người khác ta thường mắc phải. Nhìn vào kẻ tội lỗi, ta có thể chê bai. Ta mặc nhiên cho mình không như họ. Nói hành, gièm pha để hạ người khác xuống hoặc ghen tỵ vì người khác hơn ta cũng nằm trong cách thế nâng mình lên. Có người bực mình cả với Chúa, với Đức Mẹ vì người khác được Chúa thương mà mình thì đạo đức hơn, sống tốt hơn. Đáng lẽ ta phải cảm tạ Chúa đã thương ta, đã thương kẻ khác, cho kẻ khác hơn ta thì lại đâm ra ghen tuông, muốn hạ

Lm Fx Nguyễn hùng Oánh

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!