Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
Bài Viết Của
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
XIN TÌM HIỂU KINH XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON
MẸ TERESA CALCUTTA
ĐỨC GIÁM MUC ĐỊA PHÂN
Chân lý trong Kinh Thánh
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO ?
VẤN ĐỀ ĐỔI BẢN THỂ: (transsubstantiatio, transubstantiation)
ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?
NÊN SỬA LỜI NGUYỆN 25 MÙA THƯỜNG NIÊN ?
HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
MỪNG LỄ ĐỨC HỒNG Y GIOAN BT PHẠM MINH MẪN 50 Năm THỤ PHONG LINH MỤC 25/5 1965 - 25/5 2015 - XIN NHẮC ĐẾN CÔNG VIỆC XÃ HỘI CỦA NGÀI : RẤT QUAN TÂM TỚI NẠN ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?
GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP PHÁ THAI
CHÚA MUỐN TA LÀ “BA VUA” HAY LÀ NGÔI SAO ??
ĐỨNG TRƯỚC HANG ĐÁ, DỰ LỄ GIÁNG SINH - BẠN NGHĨ GÌ ?
MỪNG CHÚA ĐẾN TRONG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO VỀ GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
NHẢ THƠ KIÊN GIANG
TÔI CÓ PHẢI GIỮ LUẬT MÔISEN KHÔNG ?
MẾN CHÚA YÊU NGUỜI , BIẾT MÀ SỐNG CHƯA?
KẾT QUẢ CHÚA KYTÔ CHẾT TRÊN THẬP GIÁ
Bài Giáo lý : ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
KHI NÀO BẠN TRỞ THÀNH MEN BỘT ?
CÓ AI GIEO LÚA NHƯ NGƯỜI NẦY KHÔNG ?
CHÚA CHA MẠC KHẢI ĐIỀU GÌ CHO TÂM HỒN BÉ MỌN ?
ĂN CHÚA THÌ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi giúp ta hiểu TẬP THỂ VÀ CÁ THỂ TRONG TÌNH YÊU
CHÚA THÁNH THẦN VỚI NGƯỜI CHƯA BIẾT CHÚA
CHÚA GIÊSU KYTÔ SỐNG LẠI LÊN TRỜI
CÁC TÔNG ĐỒ TIN VÀO CHÚA KYTÔ THẾ NÀO ?
MỪNG CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?
VÀO THÀNH GIÊRUSALEM THEO Ý CHÚA CHA
VIỆC BINH THUƠNG HAY KHÁC THƯỜNG - CHÚA KHÓC TRƯỚC MỘ LAGIARO ??
Lễ nào chiều thứ bảy thay được lễ ngày lễ Chúa nhật .
TRƯỚC CHÚA KITÔ: NGƯỜI MÙ ĐƯỢC SÁNG, NGƯỜI SÁNG THÀNH MÙ
LỄ TRUYÊN TIN CŨ VÀ NAY (25-3)
THỜ CHÚA CHA TRONG THÁNH THẦN VÀ CHÂN LÝ
CHỐNG QUỶ CÁM DỖ DỄ HƠN NGƯỜI CÁM DỖ ?
CHÚA CÒN BỊ CÁM DỖ, CÒN TA ?
MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ NÓI VỀ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
PHẢI LO CHÚA ĐẾN BÂY GIỜ VỚi TÔI !
NẾU ADAM EVA KHÔNG SA NGÃ - CHÚA KYTÔ CÓ NHẬP THỂ , CHỊU CHẾT KHÔNG ?

 

Duns Scot đã đưa ra một giả thuyết rất chí lý ,cho rằng : Nếu loài người không sa ngã thì việc Ngôi Hai nhập thể làm người vẫn cần thiết. Dựa vào lời dạy của Thánh Phaolô : "Mọi thụ tạo, sự tạo thành đều lệ thuộc vào Đức Kitô là mục đích, là Thủ lãnh” (Col 1, 15-19). Đức Kitô là Trưởng Tử của tất cả tạo thành, là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ và của thế giới thiên thần, là mục đích của tạo dựng (bởi Người và cho Người). Phải “trừu tượng hóa” nhập thể, vì Đức Kitô là mục đích của công trình sáng tạo, không phải với tư cách người mà với tư cách Thiên Chúa. Sau này, Đức Kitô nhập thể vì để cứu rỗi nhân loại là thuộc trật tự của ơn cứu độ được lập ra vì tội lỗi.

Như vậy, ở trong bình diện loài người không sa ngã, Đức Kitô vẫn nhập thể vì với tư cách là Đầu, là mục đích của công trình sáng tạo. Người ta còn có thể nghĩ tới thuyết tiến hóa : con người tiến hóa theo cây tiến hóa của vũ trụ và cuộc tiến hóa đạt tới đỉnh cao nhất nơi con người (có xác, có hồn), việc nhập thể của Đức Kitô vào trong con người, khiến cho con người được thần linh hóa, đưa cuộc tiến hóa nơi con người đạt tới đỉnh hòan hảo, tuyệt hảo nhất.

Nếu không có Thiên Chúa, không có Ngôi Hai nhập thể làm người thì vũ trụ, muôn loài, muôn vật và loài người tiến về cái đích hư vô, không có gì cả. Một thứ vô nghĩa, phi lý !.

Nhờ Ngôi Hai mà vũ trụ, muôn loài, muôn vật và loài người được tạo thành và tất cả đang tiến, tiến lên và hội tụ chứ không tan rã – thấy rõ nhất hiện tượng tiến và tụ nơi loài người – trong Chúa Kitô, Ngôi Lời làm người. Sự hiện hữu của vũ trụ, muôn loài, muôn vật sẽ được giữ lại trong Chúa Kitô theo một cách nào đó như  “trời mới đất mới”, còn con người sẽ trở nên “đồng hình đồng dạng”  trong Chúa Kitô.

Tất cả được xây dựng trong Chúa Kitô, tồn tại trong Chúa Kitô. Đó là cứu độ. Vậy, nếu Adam và Eva không phạm tội thì loài người vẫn rất cần “ơn cứu độ”, nghĩa là cần được Chúa Kitô kéo lên để được xây dựng và tồn tại trong Chúa Kitô, để được hưởng kiến Nhan Thánh Thiên Chúa trên nước Hằng Sống theo tư cách là con Thiên Chúa trong Người Con duy nhất của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô (.  filius in Filio )

Trong nhiệm cục cứu rỗi vi loài người sa ngã, việc nhập thể của Đức Kitô là để cứu rỗi nhân loại.

Ađam và Eva đã từ chối Thiên Chúa, tách rời lệ thuộc Thiên Chúa, vượt ra khỏi luân lý của Thiên Chúa để được trở nên “thần linh” như Thiên Chúa. Kết qủa, Ông bà và cả nhân loại mất vinh quang Thiên Chúa, mất đời sống của thiên Chúa đặt nơi ta. Nhân loại bất lực khôi phục lại đời sống đó : Của Chúa, Chúa không ban thì nhân loại đành chịu. Nhưng Thiên Chúa là tình thương, không bao giờ thôi là tình thương, nghĩa là Thiên Chúa luôn luôn muốn ban sự sống của Ngài cho nhân loại, cho ta, ta lại không thể nhận được vì tình trạng tội lỗi làm mất khả năng lãnh nhận : ta cần ơn cứu chuộc.

Để cứu chuộc ta, Thiên Chúa nhất thiết phải ảnh hưởng đến con người ta, nhờ ơn sũng của Ngài, khả dĩ làm phát sinh và nẩy nở nơi tâm hồn con người những tâm tình thống hối, tin, cậy, mến là những điều kiện tất yếu, nên không thể dùng hình phạt, nhưng bằng tình yêu.

Nếu ta nghĩ rằng công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô là làm thỏa mãn đức công bằng oán phạt của Thiên Chúa thì tình yêu có thể chấp nhận công bằng này không : con  cái cư xử tệ bạc với cha mẹ, nhưng mỗi tháng nó vẫn gửi tiền về trả ơn sinh thành, nuôi dưỡng, cha mẹ vui lòng nhận vì đã được đền bù ? tuy nhiên, ta đừng nghĩ Thiên Chúa không xử với ta theo đức công bằng của Ngài đâu, vì một trong khía cạnh tình yêu là đức công bằng.

Tự yếu tính, Thiên Chúa là Tình Yêu tức là Ngài muốn tha tội cho ta luôn. Nhưng việc tha tội cho nhân loại không thể thực hiện ngoài những định luật của hữu thể tự do như Thánh Tôma Aquinô nói : “Justitia igitur Dei quae constituit ordinem in rebus confornem rationi sapientiae suae, quae est lex ejus convenienter veritas nominatur : nghĩa là sự công bằng của Thiên Chúa đồng nghĩa với sự khôn ngoan của Ngài, hoặc nói cách đầy đủ hơn, đồng nghĩa với ưu phẩm gọi là chân thật tính của Ngài (S,Th 1,21,2) Chính chân thật tính là nguyên do đã khiến Thiên Chúa thực thi công cuộc nâng loài người sa ngã lên.

Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người là một nhân vị tự do nhập thể và nhập thế giữa lòng vũ trụ khả giác. Con người chúng ta chỉ có thể hiểu và biết được nhờ con đường giác quan tức là do tri thức kinh nghiệm. Thánh Tôma Aquinô nói : không có gì trong trí khôn nếu trước đó không có nơi giác quan (Nihil intellectu quin prius fuerit in sensu, S.Th 3,9,4). Bạn chưa đau răng thì chưa hiểu được cơn đau răng, có đau răng rồi thì bạn mới thông cảm với đứa em bạn khóc hu hu vì đau răng.

Thiên Chúa đã tạo dựng con người như vậy thì việc Ngôi Hai nhập thể làm người là điều thích hợp nhất với con người để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, để con người cảm nghiệm được tình ái vô hình của Thiên Chúa, và nhờ cảm nghiệm đó khiến con người được cảm hóa một cách tự do.  

Thật vậy, con người cảm thấy Thiên Chúa hết sức gần gũi với mình, gắn bó với con người, gánh lấy số phận của nhân loại, đưa đời sống và sinh hoạt của con người như là đời sống và sinh hoạt của Thiên Chúa. Tôi ăn, tôi ngủ, tôi làm việc, bây giờ những công việc đó Chúa đã làm, có giá trị vô cùng nơi Chúa, nơi tôi đó không phải là việc tầm thường nữa, mà là việc thánh..v.v. Chúa lại ban sự sống Thiên Chúa của Ngài cho tôi, tôi trở thành con cái của Chúa Cha. Ơn huệ vô cùng cao quí này, là cứu cánh của đời sống con người chỉ thành hiện thực nhờ một sự giải thoát của Đức Kitô.

Trườc hết, Đức Kitô giải thoát cho chính Ngài rồi  Ngài sẽ ban ơn giải thoát đó cho mọi người, cho vũ trụ.

Thực vậy, xét nguyên việc nhập thể, Đức Kitô bị giới hạn trong nhân tính hữu hạn... Vì thế, Nhập Thể hướng tới một sự giải thoát nhân tính khỏi hạn chế, tức là một sự vượt qua để nhân tính được phục sinh trong vinh quang tức là cắt đứt mọi hạn chế.

Việc Nhập Thể được thực hiện trong một nhân tính hư vong của nhân loại, thì việc Nhập thể thật bi đát và việc giải thoát khỏi tình trạng bi đát, hư vong của nhân tính nhân loại là một cuộc chiến đấu.

Rõ ràng xuất hiện trong một thế giới bị tội ác đánh độc, Ngôi Lời làm người sẽ phải đương đầu với tội ác, và tội ác tự căn bản muốn loại trừ Ngôi lời nhập thể khỏi trần gian. Chính vì nhân loại tội lỗi, công cuộc Nhập thể của Ngôi Lời mặc lấy hình thức chiến đấu, đau đớn và đẫm máu, mà kết thúc sẽ là cuộc thụ nạn tàn nhẫn trên thập giá. Nhưng trong chính cuộc thụ nạn nầy bừng sáng lên hoàn toàn cuộc đời nhập thể và cuộc đời nhập thế của Đức Kitô.

Ngài chịu chết để chứng minh Giáo lý của Ngài là thật và đến từ Chúa Cha. Vì nếu Ngài sợ chết, trốn đi, thì lời dạy của Ngài mất đi sự xác tín đáng tin cậy, những kẻ chống đối Ngài sẽ viện vào cớ sợ chết và bỏ trốn của ngài để lung lạc những kẻ tin vào Ngài, niềm tin tưởng vào Ngài sẽ bị phai mờ dần và mất đi. Cụ thể trước toà án Dothái, Ngài tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa và sẵn sàng chịu chết về điều Ngài đã tuyên xưng.

Ngài chịu chết để vâng lời Chúa Cha trọn vẹn vì Chúa Cha sai Ngài đến trần gian rao giảng về Chúa Cha, đưa chiên lạc về, sợ chết và bỏ đi là tránh nhiệm vụ, là đào ngũ...                                  

Ngài chịu  chết để cho biết tội ác của nhân loại thật ghê gớm (giết Đấng Thánh, giết Con Thiên Chúa).

Ngài chết để biểu lộ tình thương của Chúa Cha thương nhân loại đến cùng, thương nhân loại trong khi nhân loại còn phản nghịch, chống lại tình thương của Thiên Chúa, bởi lẽ không có tình yêu nào cao quý và mãnh liệt bằng tình yêu sẵn sàng phó mạng sống vì người yêu, người yêu phản bội !.

Nhờ cuộc khổ nạn vì tình ái, sự chết của Đức Kitô đạt tới sự vinh thăng của ngày phục sinh. Cuộc tnạn và Phục Sinh của Đức Kitô chẳng những là dấu hiệu cao đẹp nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại mà còn là nguyên lý cho cuộc cải hóa và cứu độ nhân loại xét về phương diện tâm lý và hữu thể (tình yêu đã thắng sự khước từ tình yêu, gây niềm tin cho mọi người). Để dễ hiểu điều này, xin lấy một vài thí dụ : Đứa con chống lại cha mẹ, bỏ nhà ra đi, nó nằm trong bệnh viện và nhận được lá thư của chị nó viết : Mẹ buồn nghe tin em bệnh nặng và mẹ xỉu đi. Nhìn tấm hình chụp mẹ nó xỉu khi biết nó bệnh nặng phải vào bệnh viện, chắc chắn, nó phải hồi tâm lại. Gia đình nào xảy ra số phận bi thảm như truyện thiếu phụ Nam Xương, ông chồng chắc chắn sẽ phải hối hận suốt đời !.

Hơn nữa, nhờ cuộc tự hạ của Đức Kitô là sống làm người thực sự như chúng ta và lãnh nhận cái chết tàn nhẫn trên thập giá, gạt bỏ mọi cản trở của ý chí, Đức Kitô trở thành không không, nghèo tuyệt đối, Ngài đón nhận Thánh Ý của Chúa Cha hoàn toàn trọn vẹn và đồng thời Ngài cũng đón nhận vinh quang của Thiên Chúa lan tỏa cùng tận nhân tính của Ngài : Ngài Phục Sinh. Phục Sinh, Ngài không còn bị hạn chế trong không gian và thời gian. Ngài trở thành một sức mạnh của Phục sinh, một là thứ tình yêu tuyệt hảo của Chúa Cha gởi đến cho từng người : Thiên Chúa Cha thương yêu bạn và tin vào Chúa Giêsu, Con Chúa Cha, bạn sẽ được làm con Chúa Cha trong Chúa Giêsu và bạn được sống đời đời.

Phục Sinh, Chúa Kitô không bị hạn chế trong không gian và thời gian, Ngài hoạt động qua Giáo Hội gây cảm hóa đến mọi người chúng ta, kể cả những người ở trong các tôn giáo khác, khả dĩ làm nẩy nở trong tâm hồn chúng ta những tâm tình thống hối, tin cậy mến, nhờ đó con người cũ của chúng ta được tái tạo theo hình ảnh Chúa Kitô.

 

Lm Fx Nguyễn hùng Oánh

 mời bạn đọc Kytô học do nhà sách Hoàng Mai phát hành

Tác giả: Lm. PX. Ng Hùng Oánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!