Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Bài Viết Của
Jerome Nguyễn Văn Nội
MỤC TỬ TỐT LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN [CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ]
Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA
LỄ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC
ƠN CỦA TRỜI & VIỆC CỦA NGƯỜI
Ý NGHĨA ĐÍCH THỤC CỦA LAO ĐỘNG
BÀN TAY QUYỀN NĂNG VÀ CHỮA LÀNH
CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA
THEO CHÚA VÀ CHINH PHỤC NHIỀU NGƯỜI CHO CHÚA
SỨ MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHỌN
MẮT THẤY TAI NGHE
THIÊN CHÚA CỦA MUÔN DÂN MUÔN NGƯỜI
THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
KHẮC KHOẢI MONG CHỜ THIÊN CHÚA
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (19/11/2023) - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
LÀM LỢI NHỮNG NÉN BẠC CHỦ GIAO
KHÔN DẠI THEO THÁNH KINH KITÔ GIÁO
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐỐI VỚI VIỆC LÀM
CHỈ CÓ MỘT GIỚI RĂN
CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO - CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO SINH TRÁI NGỌT!
LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
“CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!”
CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG
NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM C (24/4/2022)


[Cv 5, 12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31]

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Chính Thánh Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho Thánh nữ Maria Faustina (1905-1938):  

“Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký, số 699).

Việc Hội Thánh mừng Lễ Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II Phục Sinh thật vô cùng ý nghĩa! vì cái chết thập giá và sự sống lại của Chúa Giê-su là biểu hiện cao nhất, mạnh mẽ nhất của Lòng Chúa Thương Xót dành cho loài người.

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng đã chọn năm 2016 làm Năm Thánh Lòng Thương Xót, để toàn thể Hội Thánh chiêm ngắm, tôn vinh, rao truyền một cách đặc biệt Lòng Chúa Thương Xót. Thật ra năm nào, tháng nào cũng đáng được chúng ta cảm tạ và tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót. Các bài Thánh Kinh hôm nay phải được đọc, suy niệm và áp dụng theo hướng ấy!

 

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lời Chúa trong bài đọc 1 (Cv 5, 12-16): “Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng” Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salômôn; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chõng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngả trên ai trong họ, thì kẻ ấy khỏi bệnh. Đông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám. Mọi người đều được chữa lành.

2.2 Lời Chúa trong bài đọc 2 (Kh 1,9-11a.12-13.17-19): “Ta đã chết nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời” Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Đức Giêsu Kitô, tôi đã ở đảo Patmô vì lời Chúa và vì làm chứng Đức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: "Hãy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á". Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó tôi thấy một Đấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngã xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: "Đừng sợ, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, Ta là Đấng hằng sống; Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ chìa khoá sự chết và địa ngục. Vậy hãy viết những gì ngươi đã thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau này"

2.3 Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Ga 20,19-31): “Tám ngày sau, Chúa Giê-su hiện đến” Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!"

Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

 

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI KINH THÁNH

3.1 Chân dung của Thiên Chúa

3.1.1 Bài đọc 1 (Cv 5,12-16) là đoạn Sách Tông Đồ Công Vụ miêu tả nét đặc thù của cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi với nhiều dấu lạ điềm thiêng mà Thiên Chúa thực hiện trong/qua cộng đoàn ấy. Với những phép lạ chữa bệnh và trừ quỉ của các Tông đồ nói chung và của Tông đồ trưởng Phê-rô nói riêng, cộng đoàn đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Cũng vì thế mà càng ngày càng có nhiều người gia nhập vào cộng đoàn Ki-tô hữu mới này.

Trong đoạn sách Cv 5,12-16 trên chúng ta thấy rõ tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với các tín hữu đầu tiên. Bỏ hay đúng hơn là vượt qua truyền thống tôn giáo ngàn năm, những người Do-thái không dễ gì thực hiện được việc khó khăn này. Tin vào một con người (Đức Giê-su Na-da-rét) đã sống như bao người, đã bị nhà cầm quyền tôn giáo (đền thờ) và chính trị (đại diện đế quốc Rô-ma đô hộ) loại trừ bằng bản án “gây rối phá hoại an ninh quốc gia” (nói theo kiểu nói ngày nay) và bị giết chết trên thập giá mà nay được các môn đệ công khai rao giảng là đã sống lại và là Đấng Thiên Chúa thì lại càng là việc khó khăn hơn bội phần. Hơn ai hết Thiên Chúa của Chúa Giê-su hiểu những khó khăn mà các tín hữu đầu tiên gặp phải. Chính vì thấu hiểu và cảm thông với họ và với các môn đệ của Chúa Giê-su trong công trình khó khăn và trọng đại là làm cho người ta tin theo Chúa, nên Thiên Chúa mới thực hiện nhiều “dấu lạ điềm thiêng” cho cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi. Những phép lạ nhãn tiền và kỳ diệu trở thành những “dấu chỉ” của sự hiện diện và hành động của một Đấng Thiên Chúa đầy lòng xót thương và từ bi.

3.1.2 Bài đọc 2 (Kh 1,9-11a.12-13.17-19) là lời Thánh Gio-an Tông Đồ kể về một thị kiến tức một mạc khải mà Thiên Chúa đã ban cho ngài để ngài chuyển lại cho các người/cộng đoàn tin theo Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. Nội dung thị kiến là về chân tướng của Chúa Giê-su Ki-tô: "Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khóa của Tử thần và Âm phủ.”

Trong đoạn Sách Kh 1,9-11a.12-13.17-19 trên, chúng ta cũng thấy tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với các tín hữu đầu tiên. Nhưng ở đây Thiên Chúa Cha đáp ứng một nhu cầu rất quan trọng và thực tế của người tín hữu: Chúng ta biết vào cuối đời của Thánh Gio-an (cuối thế kỷ thứ nhất theo Công Nguyên) thì Hội Thánh ở nhiều nơi đang phải đương đầu với những cuộc bách hại từ các nhà cầm quyền tôn giáo và chính trị. Niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô và vào giáo lý của Người cần được củng cố nơi nhiều cá nhân và cộng đoàn. Thị kiến của Thánh Gio-an có ý nghĩa trấn an và củng cố các tâm hồn.  

3.1.3 Bài Tin Mừng (Ga 20,19-31) là tường thuật của Thánh Gio-an về hai cuộc hiện  ra của Chúa Giê-su Phục Sinh. Hai sự kiện ấy xẩy ra, một vào chính ngày thứ nhất trong tuần (sáng Chúa Nhật Phục Sinh) một vào tám ngày sau.

* Trong lần hiện ra lần đầu Chúa Ki-tô Phục Sinh xuất hiện một cách bất ngờ và lạ lùng (cửa đóng kín mà Người vào nhà được). Người ban bình an cho các môn đệ là những người đang còn rất sợ sệt. Người cho các ông xem cạnh sườn và dấu tay dấu chân bị đóng đinh của Người, để các ông nhận ra Người. Người giao sứ mạng mà Chúa Cha đã giao cho Người là tìm đến với nhân loại. Người thổi hơi thở mới (sức sống và tình yêu) trên họ và mời họ mở lòng đón nhận Thánh Thần.

* Trong lần hiện ra lần sau Chúa Ki-tô Phục Sinh cũng xuất hiện một cách bất ngờ và lạ lùng (cửa đóng kín mà Người vào nhà được). Người cũng ban bình an cho các môn đệ là những người đang còn rất sợ sệt. Người cho riêng ông Tô-ma (tông đồ này không có mặt ở lần hiện ra trước và quả quyết với anh em là chỉ có bằng chứng mắt thấy tai nghe tay sờ thì mới tin) đặt tay vào cạnh sườn và và dấu tay dấu chân bị đóng đinh của Người. Người nói với ông Tô-ma: “đừng cứng lòng nữa mà hãy tin!” Ông Tô-ma đã tâm phục khẩu phục mà thưa với Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! "

Trong Bài Phúc Âm Ga 20,1-9 chúng ta thấy rõ tấm lòng yêu thương của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh đối với các môn đệ nói chung và với ông Tô-ma nói riêng. Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh thấu hiểu tâm trạng, nỗi khó khăn, ngờ vực và sợ sệt của các tông đồ. Người thấy và biết các ông cần gì và Người đáp ứng hơn mức cần thiết.

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa      

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Tin & Làm Chứng cho Thiên Chúa và cho Chúa Ki-tô Ki-tô Phục Sinh là Đấng Giầu Lòng Thương Xót.

IV. SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa

là Đấng Giầu Lòng Từ Bi Thương Xót, thấu suốt mọi nhu cầu của con cái loài người và đáp ứng một cách quảng đại sự mong chờ của các tâm hồn tin cậy phó thác vào Chúa.

Chúng ta sống với Người bằng tâm tình ngưỡng mộ cảm phục và biết ơn.

Chúng ta còn sống với Người bằng cách noi gương Người mà thể hiện một tấm lòng  quảng đại xót thương với mọi người chung quanh.

4.2 Thực thi Sứ điệp của Lời Chúa  

Làm chứng hay thể hiện lòng tin vào Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót bằng tâm tình, thái độ, cử chỉ, lời nói và việc làm.

Nói cách khác là chẳng những chúng ta thể hiện lòng tin ấy bằng lời kinh, tiếng hát mà còn bằng cách sống bao dung, quảng đại và xót thương đối với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội.

Cụ thể là chúng ta nỗ lực tân phúc âm hóa đời sống xã hội là cách sống Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót một cách cụ thể và thiết thực nhất.

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

5.1 «Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khóa của Tử thần và Âm phủ» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các dân tộc sống trên mặt địa cầu này, để nhiều người khám phá ra Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa Hằng Sống và là Chủ Tể Muôn Loài!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

5.2 «Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông đàn bà rất đông» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất các cả các Ki-tô hữu, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, để mọi tín hữu nhiệt tâm làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô chết và phục sinh và lôi kéo nhiều người tin theo Chúa và Hội Thánh!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

5.3 «Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy có được lòng tin mạnh mẽ và luôn có những tâm tình thích hợp đối với Chúa Ki-tô Phục Sinh!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

5.4 «Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người yếu tin và những người không tin, để những người ấy biết mở rộng tâm hồn mà đón nhận ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa muốn ban cho mọi người!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.              

Sàigòn ngày 20 tháng 4 năm 2022

 

Tác giả: Jerome Nguyễn Văn Nội

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!