Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
CHỨNG TỪ ƠN GỌI, (BÀI 1) LÀM SAO BIẾT CHÚA GỌI MÌNH

PARIS. Chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, Giáo xứ Việt Nam đã khai mạc « Năm Ơn Gọi ». Cha Nguyễn Bình cho chứng từ về đề tài « Làm sao biết Chúa gọi mình » ? Ban giúp lễ, gồm 15 thiếu niên, đã ra mắt với cộng đoàn.  

A. Làm sao biết Chúa gọi ? 

Từ tháng 12-2008, theo chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris, Giáo xứ Việt Nam đã khởi sự năm cầu nguyện cho ơn gọi với tiêu đề « Năm của Linh Mục » (Année du prêtre) và qua chủ đề « Tất cả cho ơn gọi » (Tout pour les vocations). Cứ tuần thứ hai trong tháng, trừ trường hợp đặc biệt phải thay đổi, sẽ có một linh mục, tu sĩ hay giáo dân nói với Cộng Đoàn một điểm về ơn gọi tận hiến trong 15-20 phút sau bài Phúc Âm.

Chủ nhật 14.12.08 cha Nguyễn Bình đã được mời đến chia sẻ với Cộng Đoàn Giáo Xứ về ơn gọi. Ngài đã vắn gọn đặt một vấn đề quan trọng qua hai câu hỏi :« Làm sao biết Chúa gọi mình » ? « Làm sao mà biết được ơn gọi đích thực của mình » ?

Theo ngài, đây là những câu hỏi mà nhiều bạn trẻ lo âu và suy nghĩ. Để giúp các bạn trẻ nhận ra ơn Chúa gọi mình, với kinh nghiệm sống của mình, cha Nguyễn Bình đã đưa ra một lời khuyên gồm hai vế : Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra ; Nếu chúa gọi, Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra. 

A1. Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra  

Cha Bình tâm sự : « Khi tôi ở vào lớp tuổi 18-20, (năm nay cha Bình khoảng 33-35 tuổi), trước hoàn cảnh đen tối của xã hội thời đó ở Việt Nam, tôi rất băn khoăn, không biết phải chọn làm sao, chọn hướng nào cho cuộc sống, hầu có một tương lai hạnh phúc. Lúc đó, tôi buồn phiền, chán nản, thậm chí bất mãn với cha mẹ, vì không lo hướng đời tương lai cho tôi. Người hoa kiều, ngược lại, rất lo cho tương lai của con cái họ. Vào dịp thôi nôi của một đứa trẻ, cha mẹ người hoa thường để trước mặt đứa bé một số các đồ vật. Nếu đứa bé chọn giao kéo, người ta bảo nó sẽ làm thợ hớt tóc, nếu nó chọn tên cung, nó sẽ thiên về nghề võ ; nếu nó chọn sách vở, bút nghiên, nó sẽ thiên về nghề văn, nếu nó chọn đàn cầm, nó sẽ thiên về ca kịch,…

Hôm nay, nghĩ lại cách hướng nghề ấy, tôi thấy nó rất nguy hiểm. Lý do đơn giản vì đứa bé chưa hề có một khái niệm nào về tương lai của mình. Sự chọn hướng sống tương lai như vậy thật là nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng việc chọn hướng sống tương lai phải cần có thời gian. « Dục tốc bất đạt » Muốn làm mau quá sẽ chẳng thành đạt. Đừng vội vã ».

Chúng ta cần phải có thời để chọn nghề nghiệp, chọn tương lai, chọn ơn gọi. Nhưng làm sao để biết Chúa có gọi mình không, có chọn mình không ? Làm sao để biết tiếng chúa gọi mà đáp ? Cha Bình gợi mấy ý tưởng :

·        Phải cầu nguyện

·        Phải trao đổi với những người có kinh nghiệm

·        Với thời gian, qua cầu nguyện và học hỏi, ta sẽ tìm ra ý Chúa cho ta.

·        Mỗi người chúng ta đều được Chúa gọi cho một sứ mệnh.

·        Xin các bạn trẻ đừng lo lắng quá. Từng bước, từng bước Chúa sẽ chỉ cho các bạn biết ơn gọi của mình. 

A2. Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra tiếng Chúa gọi 

Sách Samuel, chương ba, câu 1-14,  kể về tiếng Chúa gọi như sau : Cậu bé Sa-mu-en phụng sự Ðức Chúa, có ông Ê-li trông nom. Thời ấy, lời Ðức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra. Một ngày kia, ông Ê-li đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. Ðèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Ðức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Ðức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa: "Dạ, con đây!" Rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi." Cậu bèn đi ngủ. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi." Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Ðức Chúa, và lời Ðức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Ðức Chúa gọi cậu bé. Ông Ê-li nói với Sa-mu-en: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: "Lạy Ðức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Sa-mu-en về ngủ ở chỗ của mình.

Ðức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: "Sa-mu-en! Sa-mu-en!" Sa-mu-en thưa: "Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Ðức Chúa phán với Sa-mu-en: "Này Ta sắp làm một điều tại Ít-ra-en mà bất cứ ai nghe nói cũng phải ù cả hai tai. Ngày ấy, để phạt Ê-li, Ta sẽ thực hiện mọi điều Ta đã phán về nhà nó, từ đầu đến cuối. Ta báo cho nó là Ta vĩnh viễn kết án nhà nó vì lỗi của nó: Nó biết các con nó nguyền rủa Thiên Chúa mà đã không sửa dạy chúng. Vì vậy Ta thề với nhà Ê-li: nhà Ê-li sẽ không bao giờ được xá lỗi, dù là bằng hy lễ hay lễ phẩm."

Kể lại chuyện Chúa gọi Samuel, Cha Bình đặc biệt hướng về các bạn trẻ và các bậc phụ huynh có trách nhiệm hướng dẫn ơn gọi cho con cái mình. Qua câu chuyện Samuel, ngài nhấn mạnh đến tiến trình tiếng Chúa gọi : « Việc Chúa gọi cần có thời gian và thử thách, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, nhiều cố gắng, có khi cả cuộc đời ; nhưng chắc chắn Chúa sẽ gởi những tín hiệu và trước sau ta cũng sẽ nhận ra ».

Để nhận ra tiếng Chúa gọi, cha Bình giới thiệu với các bạn trẻ và các bậc phụ huynh một số bí quyết thực hành :

·        Hãy mở rộng con tim và cõi lòng, để sẵn sàng đón nhận tiếng Chúa và tiếng Giáo Hội. Khởi đầu có thể gian nan vì không đúng ý mình. Nhưng sẽ khám phá ra đó là một con đường tự do, hạnh phúc.

·        Hãy tìm hiểu những gì Chúa bầy tỏ. Hãy can đảm cầu xin Chúa để biết nhận ra thánh ý ngài.

·        Tìm hiểu và cầu nguyện trong kiên trì và không lo lắng. Tìm hiểu không đơn phương, nhưng bằng cách tham gia các nhóm, các ban và tham khảo ý kiến các vị có nhiều kinh nghiệm.

·        Hãy tin tưỡng vào Giáo Hội. Chúa gọi ta qua Giáo Hội. Giáo Hội đã nhận sứ mệnh từ Chúa Kytô. Qua Giáo Hội, Chúa sẽ gọi bạn.

·        Hãy đọc lại cuộc đời để khám phá ra ơn gọi của bạn, để nhận ra dấu chỉ của Chúa, hầu xáx định được mình có ơn gọi hay không.

·        « Hãy đến mà xem ». Để tìm kiếm lời giải đáp, hãy đến với Chúa, đến với Giáo Hội, và kiên trì tìm kiếm. Sau đó, phần còn lại, sẽ là an ủi, là hạnh phúc. 

B. Ban giúp lễ, gồm 15 thiếu niên, ra mắt với cộng đoàn 

Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn đã được chứng kiến sự cải tiến của Ban Giúp Lễ.  

B1. Ban giúp lễ ra mắt 

Đức Ông ngỏ lời cùng cộng đoàn. Đại cương ngài nói : Từ rất lâu, ban giúp lễ đã hiện hữu trong cộng đoàn. Nhưng nó có vẻ tự nguyện và cá nhân. Trong năm ơn gọi 2008-2009 này, Tòa Tổng Giám Mục Paris muốn mỗi xứ đạo thể hiện một sinh hoạt nhằm : gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ, cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ, giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi, liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi. Giáo xứ đã đưa ra một chương trình làm một số việc, trong đó có  việc « Chỉnh đốn lại nhóm các em giúp lễ : đi đều đặn, học biết về cách giúp lễ, học hiểu về ý nghĩa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ, .. ».

Nhóm các em giúp lễ đã được chỉnh đốn lại. Và để biểu dương sự chỉnh đốn ấy, Ban Giám Đốc giáo xứ đã cho tổ chức lễ ra mắt Ban Giúp Lễ hôm nay, chủ nhật thứ hai tháng 12.2008. 

Sau đó, 15 em giúp lễ hiện diện trên tổng số 18 của nhóm, tuổi từ khoảng 10 đến 15, đã từ hai cánh cung thánh, ra đứng chung quanh bàn thờ. Trước khay chứa những giây lưng áo giúp lễ và giây thánh giá đeo cổ, do một phụ huynh bưng, Đức Ông Giám Đốc, cùng với cha tuyên úy của nhóm là cha Đinh Đồng Thượng Sách, đã làm phép. Rồi, Cha tuyên úy chuyển giây thánh giá, để Đức Ông đeo vào cổ cho từng em.  

Đức Ông có vẻ rất cảm động. Tôi có cảm tưởng như ngài nhớ lại thủa xa xưa, khi gia nhập tiểu chủng viện Ba Làng ở Thanh Hóa. Hoặc ít nhất, như hiện nay, ngài tiến thêm được một bước trong ước mong từ hai mươi tám năm làm giám đốc giáo xứ này (1980-2008), là ươm mầm ơn gọi tận hiến. Tôi nhìn thấy trên ánh mắt của đức ông có nét cảm động, và trong lời nói có giọng run run khác thường. Ngài nhắn nhủ các em đôi lời và, cùng với các cha đồng tế, chúc lành cho các em. 

B2. Ban giúp lễ cùng chung đọc lời nguyện 

Sau phép lành của các linh mục đồng tế, 15 em giúp lễ cùng rút trong túi ra « Lời nguyện của các em giúp lễ » và cùng dõng dọc, to tiếng đọc : 

« Lậy Chúa Giêsu, chính Chúa là người phục vụ mà Chúa Cha đã chọn. Chúa mời gọi tất cả mọi người chúng con cùng trở nên kẻ phục vụ theo gương Chúa. Đặc biệt về phần chúng con :

·        những đầy tớ phục vụ cho Chúa,

·        những người phục vụ nơi bàn tiệc Thánh Thể,

·        những người phục vụ trong nghi thức cầu nguyện của Giáo Hội.

Chúng con đến đây để đáp lạilời mời gọi của Chúa. 

« Xin Chúa giúp chúng con trở nên những người phục vụ xứng đáng. Xin Chúa dậy chúng con biết phụng thờ Chúa, Biết phục vụ anh em mọi người, bằng hết cả tấm lòng. Xin cho việc làm của chúng conluôn là những lời ca tụng, và nguyện cầu dâng lên Chúa. 

« Xin Chúa cất khỏi trái tim chúng con sự chia trí lo ra. Xin cho chúng con vừa trang nghiêm, trầm lặng, vừa vui tươi. Xin cho việc Giúp Lễ của chúng con được thông phần vào Hiến Tế của Chúa. Để chúng con cũng được cùng Chúa, dâng hiến tất cả việc làm của chúng con lên Chúa Cha. 

« Xin cho việc làm của chúng con, được tham dự vào nghi lễ nguyện cầu của Giáo Hội. Xin cất khỏi trái tim chúng con, những ước muốn dành phần chỗ hơn, ước muốn phô trương bản thân mình. Xin cho chúng con biết chấp nhậnchỗ đứng của mình cách đơn sơ. Cho chúng con biết tìm thấy hạnh phúc, khi mọi người cùng góp phần tham dự. 

« Và cuối cùng, trong tất cả các việc phục vụ chúng con làm, xin cho chúng con khám phá ra rằng, đối với Chúa, tất cả chúng con không chỉ là những người phục vụ trong cùng một công việc, mà còn là bạn hữu, anh em với nhau. Amen ». 

Thánh lễ chám dứt, Đức Ông mời các vị đồng tế, cùng chụp chung với 15 em Ban Giúp lễ tấm hình kỷ niệm ngày ra mắt Ban Giúp Lễ Giáo Xứ Việt Nam Paris. 

Paris, ngày 17 tháng 12 năm 2008

Trần Văn Cảnh

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!