“ Có thể ”
là sự dò dẫm của người mang bệnh phong : đây là loại bệnh không đến nỗi nguy
hiểm lắm … nhưng lại gây nhiều ấn tượng do những biểu hiện bên ngoài của bệnh :
da thịt phát nhọt , lở loét , các vết thương lõm vào da thịt , lông mày rụng ,
mắt lộ ra , thanh quản bị lở nên giọng nói khàn khàn …Ở mức độ nặng thì tình
trạng mất cảm giác xuất hiện nơi một vài bộ phận trên người do giây thần kinh bị
nhiễm trùng , cơ bắp bị teo dần , gân cốt co lại làm hai bàn tay co quắp , ngón
tay ngón chân sẽ rụng dần …Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium leprae và
Mycobacterium lepromatosis gây nên…Người ta còn gọi là vi khuẩn Hansen vì do bác
sĩ Amauer Hansen , người Na Uy , nhìn thấy trong ống kính hiển vi của mình năm
1873 …
Có lẽ vì cái tình trạng dị dạng bên ngoài ấy mà sách Lê-vi 13 ,1-2 . 44 – 46 có
những luật lệ tội nghiệp :
phải mặc áo rách , để đầu trần , lấy áo che miệng , và tự mình la to … để mọi
người biết và tránh xa mình : ô uế ! ô uế ! đồng thời phải tự tách mỉnh ra khỏi
cộng đoàn …
Quyết định này của luật có vẻ như tạo nên oan khiên cho người mắc bệnh phong …
và thật ra thì người bệnh phong cùi - từ lâu - vẫn là nạn nhân của những cái
nhìn không mấy gần gũi của mọi người …Bản thân họ cũng rất mặc cảm về tình trạng
bên ngoài này của mình … nên – dè dặt và dọ dẫm – người bệnh thưa với Chúa :
“ Nếu Ngài muốn , Ngài có thể khiến tôi nên sạch .”
( Mc 1, 40 – 45) …Hai chữ
“ Có thể
” đây hoàn toàn không mang ý nghĩa của sự nghi ngờ quyền năng của Chúa … nhưng
là sự ngại sợ : không biết mình có xứng đáng hay không để được chữa lành …
“ Ta muốn ”
: chắc nịch – quả quyết – và đấy quyền năng …
Và người bệnh đã được sạch : sạch ngay sau khi Chúa thốt lên :
Ta muốn !
Điều ấy gây ngạc nhiên và kéo người ta đến với Ngài … Đông , đông lắm… nên Ngài
phải kiếm tìm một nơi thoáng đãng đủ để mọi người có thể đến…Vào trong thành phố
sẽ gây ách tắc giao thông , làm phiền nhiều người và cũng có thể gây khó chịu
cho nhiều người khác nữa … vì không thích và muốn loại trừ …
Một ngẫu nhiên của chu kỳ năm tháng và Phụng Vụ , nhưng cũng mang rất nhiều ý
nghĩa : năm nay – qua sự nhắc nhở của UB Phụng Tự / HĐGMVN -thì vẫn giữ Lễ Tro
ở ngày thứ tư ba mười Tết và chuyển dời ngày ăn chay kiêng thịt vào thứ sáu
mùng 9 Tết …Nghĩa là tro thì vẫn nhận , nhưng được phép
“ chén chú chén anh ”
trong suốt một tuần rồi … kiêng !!! Thật ra có sự thông cảm này là vì ngày Tết
ngày Nhất … dù sao đến với nhau … cũng phải có miếng này miếng kia … cho trọn
tình trọn nghĩa …Chuyện dời chay và kiêng thịt đương nhiên là tốt thôi , nhưng
ước mong sao – với chút tro sám hối của ngày khai mạc Mùa Chay mới năm Tân Phúc
Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ và Đời Sống Tận Hiến – mỗi người , mỗi cộng doàn cũng có
được chút hạn chế nào đó để dành những gì dư giả đối với mình nhưng lại cần
thiết đối với người …Dĩ nhiên hằng năm – dịp Tết – Giáo Xứ nào cũng có những món
quà chia sẻ cho các gia đình khó khăn … Cái Giáo Xứ này không là một Giáo Xứ lớn
và Giáo Xứ giàu , nhưng ba năm vừa qua , những gia đình và những con người tự
cảm thấy mình có khá hơn một chút thì cũng bắt đầu quen dần với việc chia sẻ với
anh chị em mình … Có được thói quen này cũng tiện : cha sở đỡ vất vả ngược xuôi
để kiếm chác và bà con trong Giáo Xứ cũng biết nhìn , biết nhận ra nghĩa vụ chia
sẻ của mình …Ba năm thì hình như mỗi năm phần quà có nặng hơn …Đấy cũng là một
dấu chỉ tốt cho năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Giáo Xứ . Chỉ còn một chuyện – có
vẻ là đời thường – nhưng lại là chuyện lớn : đấy là phần lớn chưa chịu khó –
nhất là lớp người
“ gần chùa ”
– để chay tịnh và kiêng khem trong lời ăn tiếng nói của mình … nên Giáo Xứ thì
vẫn rôm trò … mà Lời Chúa và Ơn Chúa ít
“ thấm đẫm ”
như lời kinh Đức Tổng – CT / HĐGM.VN – soạn và bà con đã bắt đầu quen quen …Chính
tình trạng ít
“ thấm đẫm ”
này là điểm phải Tân Phúc Âm Hoá , nghĩa là làm cho Phúc Âm Chúa
“ mới hơn ”
trong cách sống Đạo đã khá là cũ kỹ của từng người : Chúa thì luôn luôn “MUỐN
”
… nhưng chúng ta lại ngại ngần để thân thưa :
“ Có thể ”
: không là sự “
có thể ”
dè dặt dễ thương của người bệnh phong trong Tin Mừng … nhưng là sự
“ có thể ”
lạnh lùng hay chỉ muốn Chúa ra tay vô điều kiện và không đòi hỏi !!!
Đối với Thiên Chúa , đã “
muốn ”
là nhất định
“ muốn”
dù phải trá bất cứ giá nào … Cứ nhìn lên Thánh Giá , nhìn vào Con Người co quắp
trên đó thì thấy cái
“ muốn ”
của Thiên Chúa nó như thế nào … Cái
“ muốn ”
chắc nịch , quả quyết , đầy quyền năng : cái
“ muốn ”
đinh đóng cột …
Bạn và tôi – trong hôm nay – đôi lúc chúng ta như muốn thưa với Chúa :
“Nếu”
và
“ có thể ”
… Rất tiếc – khi thân thưa như thế - chúng ta có vẻ như muốn lần lữa , còn tiếc
nuối …Cái
“ lần lữa ”
và sự
“ tiếc nuối ”
của kiểu
“bắt cá hai tay ”
… vốn là cách cám dỗ khá là thông minh của Ma Quỷ :
“Có thật Thiên Chúa bảo : Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn
không ?”
( St 3 , 1) … Cách cám dỗ mà – trong tuần V / B vừa qua – chúng ta theo dõi từng
ngày sự kiện Chúa thương và hình thành tất cả từ Tình Yêu đầy tràn giữa Ba Ngôi
Cha – Con – và Thánh Thần …
Dĩ nhiên bạn có thể nghĩ rằng : mình chẳng bệnh hoạn gì mà
“ muốn ”
với
“có thể ”
… Đúng thế , chúng ta chẳng dính líu gì đến bệnh phong mà Chúa đã chữa lành …Thế
nhưng tâm hồn chúng ta thì sao ? Và cũng rất có thể chúng ta thấy hài lòng về
chính mình cả trong lẫn ngoài , vì - trong cũng như ngoài – chúng ta đều ngay
thẳng , rõ ràng … Nếu được như vậy thì tốt lắm lắm …Và - dù thế - chúng ta cũng
muốn thay mặt anh chị em chúng ta để thân thưa với Chúa rằng :
“ Nếu Ngài muốn , Ngài có thể làm cho tôi được sạch ! ”
: cái
“ tôi ”
của phận người , cái
“ tôi ”
của đồng loại , cái
“ tôi ”
của con cháu nguyên tổ…Với chính cái “tôi” này mà chúng ta bước lên , cúi đầu
, nhận một chút tro trong ngày Thư Tư Lễ Tro – ba mươi Tết sắp tới … vốn là ngày
Tất Niên của chúng ta …
Chắc chắn Chúa sẽ nói lại – chắc nịch , quả quyết và đầy quyền năng –
“ Ta muốn, anh hãy được sạch .”
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp