Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
DIỆU VỢI TINH THẦN TỬ ĐẠO -BÀI 2

 

 

Thử có một vài suy nghĩ vể đề nghị tiếp theo trong những đề nghị mà Lm Phao-lô Nguyễn Thành Sang đã đưa ra khi chia sẻ đề tài “Vẻ đẹp của Tử Đạo Ky-tô giáo” trong Hiệp Thông số 107 (tháng 7&8 năm 2018 – năm thánh kính các Tử Đạo Việt Nam)…

Đề nghị ấy là : Giáo dục văn hóa kính trọng phẩm giá mọi người để biết rời xa thái độ kỳ thị chủng tộc…

Kỳ thị chủng tộc…thì có lẽ không có trong xã hội Việt Nam chúng ta…Dĩ nhiên ở thời gian này, có những biến động nhắm đến chuyện phản đối vấn đề Đặc Khu và những mưu đồ này kia vốn là tham vọng của nước lớn từ muôn thủa…mà ngay cả Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng đã di chúc cho con cháu Lạc Hồng về tham vọng ấy trước khi ngài rũ áo vào chùa…Vấn đề này không phải là chuyện kỳ thị chủng tộc mà là cuộc đấu tranh sống còn của nòi giống…

Vậy thì kỳ thị mà chúng ta đề cập với nhau có lẽ là sự kỳ thị giàu nghèo…Nhất là sự giàu nghèo trong hôm nay, khi mà các “đại gia” phần lớn dựa vào sự ma mãnh của bản thân và lòng tham của người có quyền, có thế… để có được những gia tài kếch xù…vốn là của mồ hôi nước mắt của bà con nhân dân một sương hai nắng gánh chịu mọi thứ thuế…để vỗ béo và làm giàu cho thiểu số những con người nào đó…

Bản thân người viết thường theo dõi chương trình 24h trước khi đi ngủ…Trong chương trình ấy có mục “Việc Tử Tế”…Và thú thật là đã lâu lắm rồi, người viết không thấy đề cập đến một ông to, bà lớn nào làm việc tử tế hết mà chỉ thấy những con người bình thường, thậm chí nghèo nàn nữa, nhưng quyết tâm bỏ công sức, bỏ thời giờ để thể hiện một công việc nào đó có ích cho những người quanh mình – những người mang những căn bệnh nan y hay phải chịu đựng những khốn cùng nào đó…Hay là các ông to, bà lớn không có những thói quen tốt, không có sự quan tâm đến những người bên cạnh…vì còn phải lo những chuyện đại sự khác nữa…Thật ra thì “làm người láng giềng” của những biệt thự, biệt phủ quả thực không hạnh phúc là bao, bởi vì sẽ liên tục bị theo dõi bằng đủ mọi thứ con mắt – con mắt người và con mắt điện tử…Không có anh chàng quần đùi, áo thun nào thích chuyện ấy đâu…Người viết không may mắn lại trở thành “người láng giềng” của “cái vòi bạch tuộc” mà ngày lẫn đêm giật mình vì những va đập của công trình cao tầng đang xây dựng cũng như sự líu lo to tiếng bất chấp giờ giấc của đám khách lạ đi rồi đến ồn ào náo động…Người ta vẫn nói đến chuyện rửa tiền – nghĩa là làm cho những đồng tiền bẩn hay bất hợp pháp trở thành những đồng tiền sạch hay hợp pháp…Tiền – tự bản chất – không bẩn và không sạch, bởi vì đấy chỉ là phương tiện giao dịch, buôn bán trong xã hội con người khi thấy chuyện trao đổi những thành quả của sản xuất quá ư cồng kềnh, bất tiện…Đồng tiền có giá trị là do lòng tin của con người dành cho nhau…Hiểu ở khía cạnh này thì  cũng có thể nói rằng : với đồng tiền thuế của bà con nhân dân, bà con tin rằng đồng tiền ấy sẽ được sử dụng cho việc xây dựng những công trình công ích như trường học, bệnh viện, công viên, cầu cống, đường xá…Thế nhưng lòng tin ấy đã bị phản bội…Những đồng tiền xương máu và mồ hôi nước mắt đã bị những người có trách nhiệm xã hội đem nó đi rửa – không phải vì nó bẩn – mà là vì nó bị bỏ vào túi cách bất minh…Và tất cả những bất minh…thì đều bẩn, đều xấu…Bây giờ phải làm cho nó trở thành những đồng tiền sạch – nghĩa là những đồng tiền hợp pháp nhờ buôn bán nhà cao tầng, buôn bán những căn hộ…hay thành lập những công ty này khác…mà bàn dân thiên hạ  vẫn xầm xì chuyện  “sân sau”, “sân trước” của ông này, bà kia…

Chỉ có một điều đáng tiếc là - ở cái thời toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa này – nỗi niềm khao khát đi du lịch chỗ này chỗ kia, trong nước cũng như ngoài nước, là điểu mà hầu như ai ai cũng mong ước và thích thú…Bên cạnh đó là nỗi khát khao những phương tiện làm cho cuộc sống mỗi ngày được nâng cấp từ hạ lưu đến trung lưu…rồi đại gia…làm cho cơn khát tiền trở thành một dằn vặt và hấp lực với mọi con người thuộc mọi giới – đặc biệt là giới trẻ…

Vậy là người ta lao đầu vào chuyện kiếm tiền bằng mọi giá…Những chiêu trò, những gian dối, những mánh mung…ngày một “siêu” hơn…và hầu như ai ai cũng biết… Ai ai cũng nhìn thấy…rồi ai ai cũng tìm cách cho riêng mình…để có tiến !!!

Vậy thì đâu là sự diệu vợi của tinh thần tử đạo về khía cạnh này ?

Đấy là tìm mọi cách để giúp cho những người tin vào Chúa và có danh xưng là ky-tô hữu có thể nói “không” với cái não trạng trên đây…Điều này không mới, vì chúng ta vẫn thường bước vào Thánh Lễ hằng ngày với lời nguyện xin cho mình được ơn ấy:

Lạy Chúa, Chúa cho kẻ lầm lạc thấy ánh sáng chân lý của Chúa để họ được trở về nẻo chính đường ngay, xin ban cho những người xưng mình là ky-tô hữu biết tránh mọi điều bất xứng, và theo đuổi những gì thích hợp với danh nghĩa của mình…

Không mới nhưng cũng không hề dễ sống chút nào…

Các tử đạo ông cha chúng ta ngày xưa , rất nhiều vị được cảm tình với quan quân giam giữ mình nên thường được họ đề nghị là “giả bộ” nhận mình là người này người kia hay “giả bộ” bước loanh quanh …rồi sẽ được tha…Chẳng hạn như trường hợp thánh Linh Mục Phêrô Hoàng Khanh (1780-1842), nhìn thấy cốt cách và bộ râu tuyệt đẹp của ngài, họ đề nghị ngài tự nhận mình là thầy lang để họ có thể tha, nhưng ngài nhẹ nhàng trả lời: “Biểu tôi khai xưng là thầy thuốc, đến sau có ai cho lên làm đạo trưởng, thì còn ai nghe nữa ?”…Hay trường hợp thánh Đaminh Đinh Đức Mậu, thánh Đaminh Bùi Văn Úy và các thánh Augustinô Bùi Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ, Stêphanô Nguyễn VănVinh, hoặc thánh Linh Mục Vinh-sơn Đỗ  Yến, quan quân chỉ xin các ngài hoặc đi vòng quanh vòng tròn hoặc bước qua vòng tròn không Thánh Giá…thì sẽ được tha…Các ngài đã quyết không làm như thế, vì đấy cũng vẫn là dấu chỉ chối Đạo…

Vấn đề của chúng ta hôm nay – trong mục vụ - là  làm cho những người tin Chúa và mang danh nghĩa ky-tô hữu đủ can đảm để nói “không”…với những “thứ giả” hầu sống thật hơn giữa muôn người…

Biết bao nhiêu là thứ:

-yêu giả,

-buôn bán giả,

-nuôi trồng giả,

-chế tạo giả,

-điệu bộ giả…

Tất cả những thứ giả ấy là sự miệt thị phẩm giá con người: miệt thị phẩm giá của chính mình và miệt thị phẩm giá của người khác…

Ở ngày 19 tháng 3 năm 2018 vừa qua, tại Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã gặp đại biểu giới trẻ năm châu trong cuộc gặp gỡ Tiền-Thượng-Hội-Đồng-Thế-Giới để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây, ngài trả lời năm câu hỏi về các vấn đề giới trẻ khắp thế giới đang gặp phải…Trong câu hỏi thứ năm, có một yếu tố đề cập đến một vấn đề nhỏ, nhưng lại thường thấy: đấy là vấn đề “hình xăm trên thân thể”…Đức Thánh Cha gợi lại các nền văn hóa dùng hình xăm để tạo nên cho mình sự khác biệt và thể hiện căn tính…Có lẽ ngài muốn nói đến những thổ dân ở đây đó trên thế giới…Riêng với người trẻ, ngài nói: Đừng sợ hình xăm, nhưng cũng đừng quá lố. Có lẽ hãy cứ dùng hình xăm như khởi đầu cuộc nói chuyện về ý nghĩa hình xăm gợi lên…Theo người viết hiểu ý của điều Đức Thánh Cha muốn chia sẻ: ấy là đừng quan trọng hóa chuyện hình xăm – xăm hay không xăm là chuyện của mỗi người thích hay không thích…Tuy nhiên – nếu đã xăm – thì phải biết: Tại sao mình muốn xăm hình này hình kia ? Hình xăm ấy nhắc nhở mình điều gì ?Và đừng quá lố trong việc chọn lựa hình xăm, đồng thời hình xăm có thể trờ thành đề tài trao đổi hầu đưa đến một sứ điệp…Nghĩa là “phải trưởng thành” khi quyết định một hình xăm…

Sống sự diệu vợi của tinh thần tử đạo trong hôm nay chính là sự trưởng thành này…mà các mục tử là những người Chúa sẽ hỏi đến đầu tiên…

Có một mẩu chuyện cũng gợi chút suy nghĩ:

Một vị hòa thượng vác trên vai một bó củi nặng…Một cậu bé nhởn nhơ đuổi theo lũ bướm…Cậu bé chợt bắt được một con bướm trong đôi bàn tay bụm của mình…Vị hòa thượng đừng chân, mỉm cười nhìn cậu bé…Cậu bé hỏi:

-Thầy có muốn cược với con một lần không ?

-Cược gì chứ ?

-Con đố thầy : con bướm trong tay con đây sống hay chết ? Nếu thầy trả lời không đúng thì cho con bó củi của thầy…

-Thế à…Vậy thì ta cho con biết: con bướm ấy chết rồi…

Cậu bé cười nắc nẻ mở hai bàn tay ra và con bướm bay đi…

Đưa bó củi về nhà…Người cha thấy lạ hỏi:

-Bó củi ấy ở đâu vậy ?

Cậu con thuật lại cho cha câu chuyện trong núi…Người cha tát con một cái nảy đom đóm…Cậu con tấm tức:

-Sao cha lại đánh con ?

-Bởi vì con hỗn xược và ngạo mạn…Con đã thua…và không thấy được là mình thua…

-Thua ư ?

-Đúng vậy…Vị hòa thượng sợ con sẽ bóp nát con bướm trong tay mình nên – biết nó còn sống – vẫn trả lời như thế để cứu nó…

Dĩ nhiên là bó củi được hoàn trả lại cho chủ…

Năng nề tham-sân-si, con người dễ để mình loay hoay trong chết chóc…Vấn đề là phải suy nghĩ, sống trưởng thành, và biết trân trọng sự sống…

Diệu vợi của tinh thần tử đạo là ở đó…

 

Lm Giuse Ngố Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!