Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
DIỆU VỢI TINH THẦN TỬ ĐẠO - BÀI 3

 

 

Đề nghị nối tiếp là : Giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân.

Ngày thứ ba 14/8…là ngày Giáo Hội tôn vinh thánh Ma-xi-mi-li-a-nô Maria Kol-bê (Maximilian Maria Kolbe) – vị thánh mà hằng năm, mỗi dịp lễ tôn vinh ngài, người viết lại thấy lòng mình lâng lâng…

Tại sao vậy nhỉ ?

Có lẽ vì ngài là vị thánh gần gũi với thế hệ của người viết – vị thánh của tk XX…Ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan – Phaolô phong thánh vào năm 1981…Và 1975 thì người viết được đặt tay và được sai về một Giáo Xứ mà theo như lời Đức Cố Giám Mục Phao-lô chia sẻ với người viết thì khó kiếm người về đấy quá…Nay là năm 2018 – người viết đã nghỉ mục vụ được gần ba năm…

Có lẽ vì cái chết hy sinh của ngài quá ư nhẹ nhàng, dễ thương…và bình dị…

Có lẽ vì có chút lãng mạn của sự cao thượng trong “cái chết vì người khác” ấy của thánh nhân…

Có lẽ vì – khi đề cập đến cái chết ấy – người ta thấy ngay trước mắt mình sự tàn ác và bạo lực của cường quyền – điều mà Chúa không bao giờ muốn và con người lại luôn luôn tự cho phép mình dựa vào thế lực của quỷ dữ…

Và cũng có lẽ vì – theo như điều người viết nghe được – là trong dịp phong thánh cho ngài, người được ngài chết thay cho cũng đã có mặt, nghĩa là anh ta đã thoát được sự bạo tàn của phát-xít…và trở về với gia đình…Thánh Ma-xi-mi-li-a-nô Maria Kol-bê quyết định chết thay anh để anh có được nỗi niềm hạnh phúc này…

Có lẽ…và có lẽ…

Phải, rất nhiều lý do để người viết thấy lâng lâng một niềm vui nhẹ nhàng, dễ chịu…

Ngài đã thật sự sống “văn hóa hy sinh cho tha nhân” khi nhìn thấy nỗi đau của người anh em…và – không cầm lòng được – ngài tiến ra để hỏi xem ngài có thể chết thay cho anh ta được không ?

Anh ta là Gajowniezek – một người bạn tù của thánh nhân…và là một trong mười người bị chỉ định chết thay mạng một tù nhân trốn trại…

Đấy là trại Auschwitz của phát-xít Đức – một trại giam khắc nghiệt …và có một qui định độc ác là: hễ một tù nhân trốn trại thì mười người khác sẽ chết thế anh ta…

Một ngày trong tháng 8 năm 1941, có một người tù trốn trại…Mười người phải chết thay anh ta, trong đó có Gajowniezek…Anh chàng này nức nở khóc vì con cái còn quá dại…Anh ta chỉ mới có 42 tuổi thôi…Vậy là cha Ma-xi-mi-lien Maria Kolbe tiến ra đặt câu hỏi như trên…và bằng lòng cùng chín người khác bước vào phòng hơi ngạt số 14…Ngài an ủi những anh em khác…và là người cuối cùng trong nhóm còn thoi thóp ngày hôm sau nên được chích một mũi thuốc ân huệ…để rồi nhắm mắt vào ngày lễ vọng kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời – Đấng ngài đã hết lòng kính mến và cổ xúy việc tôn sùng…

Có vô duyên lắm không khi - đang trong Năm Thánh kính các Tử Đạo Việt Nam - lại đi nói chuyện của một vị tử đạo Ba Lan như thế ? Chắc chắn là không rồi…vì tất cả các cuộc tử đạo đều là “sự hy sinh cho tha nhân”…và những con người tử đạo đều là những con người được “giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân” - nền giáo dục ky-tô giáo dựa trên tinh thần Tin Mừng của Đấng Bị Treo để hòa giải nhân loại tội lỗi với Thiên Chúa là Cha của mình…Sở dĩ người viết nói hơi nhiều về thánh Ma-xi-mi-li-a-nô Maria Kol-bê…là vì bản thân là “fan” của ngài, thế thôi…

Thực ra – nếu chịu khó đọc kỹ Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – chúng ta sẽ thấy là hầu hết các ngài đều rất vị tha trong cái chết làm chứng cho Chúa và vì lợi ích của anh chị em mình. Trong Phần 1, chương “Chân Dung Các Thánh Tử Đạo  tại Việt Nam”, ở số 2, phần III.”Tử Đạo là chứng từ” của sách “Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam” do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản có ghi:

[…]

Không cảm động sao được, cụ Án Khảm – quan án Phạm Trọng Khảm (1780-1859) trong“Nhất gia tam Thánh” của Quần Cống, Nam Định– đang khi quân lính bao vây làng, cho mõ đi rao: “Trình quan viên làng nước, có lệnh cụ Án truyền rằng: ai mà bước qua thập giá phải phạt ba roi và bị đuổi khỏi làng.” Và ngay trước mặt quân lính, cụ Án đứng ra ngăn một tín hữu nhát sợ định đạp lên Thánh Giá.

Không cảm động sao được, một Linh Mục Tuần - Phê-rô Nguyễn Bá Tuần (1766 – 1838) – đang ở nơi yên hàn, khi hay tin vị thừa sai Fernandez – Hiền không có nơi ẩn trú, đã đến gặp để cùng nhau trên đường lưu lạc, cùng phơi nắng phơi sương nhiều ngày trong đồng lầy, cùng bị bắt và cùng bị kết án, có điều cha Tuần chết rũ tù mấy ngày trước buổi hành quyết.

[…]

Đẹp làm sao hình ảnh linh mục Hoan tuy tuổi già toc bạc, cổ mang gông, tay đeo xiềng xích, mỗi ngày đi từ phòng giam này qua phòng giam khác để khích lệ các tín hữu. Đẹp làm sao hai ông Thọ (Martinô Trần Ngọc Thọ, nông dân) và Cỏn (Gioan Baotixita Trần Ngọc Cỏn, lýtrưởng) sẵn sàng quỳ xuống, liếm từng vết thương ba vị Linh Mục Ngân, Nghi, Thịnh theo đòi hỏi của quan. Đẹp làm sao Linh Mục Vinh sơn Liêm đã bênh vực cho bạn (cha Castenada Gia) bằng cái giá chính mạng sống mình, khi nói: “Xin quan nếu tha thì tha cả, nếu giết thì giết cả”.

[…]

Hầu hết các ngài đều rất chứng nhân và là những chứng từ bằng xương bằng thịt cho chúng ta – con cháu của các ngài trong việc “hy sinh cho tha nhân”. Nghĩa là – nơi các ngài – có được một nền “giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân”…

Và – như đã nói ở trên -  đấy là nền giáo dục ky-tô giáo dựa trên Tin Mừng của Đấng Bị Treo vì hạnh phúc vĩnh cửu của toàn thể nhân loại và của từng cá nhân con người…

Nhìn lại 117 vị Tử Đạo Việt Nam, chúng ta thấy các ngài thuộc mọi thành phần xã hội, mọi tầng lớp con người…Các vị thừa sai truyền giáo thì đương nhiên là các ngài được huấn luyện bài bản và có sẵn nơi mình  khát vọng đi giảng Đạo…Các vị thừa sai bản địa cũng là những con người được huấn luyện kỹ càng và đầy lòng yêu mến Chúa, yêu mến quê hương, dân tộc của mình…Còn có cả các bác nông dân chân lấm tay bùn, những người thợ đêm ngày mưa nắng – họ có được huấn luyện – nghĩa là giáo dục – về “văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân”  không…mà họ sống được như vậy ?

Xin thưa là: …Họ có được giáo dục để sống như thế…

Bây giờ thì xin được lướt qua một chút về hai chữ “giáo” và “dục”…

Trong tiếng Việt ta thì “giáo” có nghĩa là “dạy” và “dục” có nghĩa là “nuôi”…Vậy thì giáo dục là  nuôi và dạy một ai đó để họ trưởng thành, họ đủ tư cách lãnh trách nhiệm của mình với mình và với người khác, họ đủ năng lực để phân định phải/trái, tốt/xấu…và có ý chí để chọn lựa điều phải, điều tốt…đồng thời nói “không” với điều trái, điều xấu…

Như thế có nghĩa là – khi giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷcho bản thân – thì những người có trách nhiệm phải “nuôi” và phải “dạy” cho các thế hệ con cháu mình biết thế nào là hy sinh, tại sao phải hy sinh cho người khác, lối sống ích kỷ là gì…và tại sao mình không được sống lối sống ích kỷ ấy ???

“Nuôi” – dĩ nhiên là chuyện ăn uống rồi – nhưng “đời sống tinh thần”…thì phải nuôi bằng “gương sáng”: gương sáng của những người trong gia đình và gương sáng của những người trong cộng đồng Giáo Xứ…

“Dạy” – dĩ nhiên là chuyện uốn nắn rồi – và bởi vì con người là thụ tạo nhân linh…nên chuyện dạy vừa đủ nghiêm túc để răn, vừa trân trọng phẩm giá để khuyên…

Các tiền nhân tử đạo của chúng ta hạnh phúc vì được sống trong bầu khí tốt lành của Gia Đình và đạo hạnh của Giáo Xứ…nên rất quen thuộc với việc hy sinh cho tha nhân và tránh được lối sống ích kỷ…

Ở thời điểm này…thì không còn được nỗi niềm hạnh phúc ấy nữa, nhưng chuyện “nuôi” và “dạy”…thì vẫn là và mãi mãi phải là chuyện của  Gia Đình và Giáo Xứ…nếu muốn có được những tử đạo của hôm nay và ở thời này…

Chẳng hạn như vấn đề “mạng xã hội” đối với giới trẻ…

Nhiều nước trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam cũng vậy – theo Nghị Định 27/2018/NĐ-CP – thì người sử dụng Internet dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp như cha, mẹ sẽ quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó…

Thế nhưng thực sự thì trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng Internet như thế nào, ai mà biết được ? Có cha mẹ Công Giáo nào quan tâm đến chuyện ấy không ? Rất nhiều gia đình trong chúng ta – để có thể yên thân dùng một bữa cơm – đã không ngần ngại quăng chiếc điện thoại di động cho con em mình…Không ít những bạn trẻ Công Giáo liên tục bấm điện thoại bất chấp giờ giấc, không kể ngày đêm…

Khoan nói đến những hệ lụy tâm lý của Mạng Xã Hội trên người trẻ - và cả người già nữa chứ ! – chỉ nói đến những ảnh hưởng đến sức khỏe thôi cũng đã là vấn đề rồi…Trên truyền hình mới đây có đưa tin một cậu bé 7, 8 tuổi người Phi - luật – tân bị động kinh phải nhập viện…vì dùng điện thoại thông minh quá nhiều…Và – nếu theo dõi – thì có thể nói không ngày nào là không có những chuyện đáng buồn từ tình trạng “ghiền” Internet…

Và những ông chủ lớn của Mạng Xã Hội như Bill Gates, Steve Jobs…cũng không  hề là những người cha dễ dàng cho con cái mình  sử dụng Internet…Bill Gates thì dứt khoát không cho con cái mình sử dụng Mạng Xã Hội khi chưa đến tuổi 14, trên bàn ăn không bao giờ có điện thoại thông minh…Còn Steve Jobs thì cho biết là không cho con cái sử dụng iPad – dù của chính hãng mình làm ra…Có phải như thế là họ lừa chúng ta và làm hại chúng ta không ? Không phải vậy…Không ai có thể chối cãi tiện ích lớn lao của Mạng Xã Hội…Vấn đề là phải biết tự hạn chế, phải biết phân định, bởi vì tất cả những thái quá đều không là điều tốt đẹp…

Và sự bỏ công, bỏ sức để tạo cho mình một thói quen biết hạn chế, biết phân định…là sự diệuvợi của tinh thần tử đạo trong hôm nay khi mà bản thân người trẻ - hay là tất cả mọi người – đều nỗ lực tập cho mình có được thói quen ấy…

Rồi Giáo Xứ cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc “nuôi” và “dạy” này của người trẻ: “nuôi” và “dạy” đức tin…Các tử đạo ngày xưa đã có một cuộc sống rất đẹp trong mọi công việc của Giáo Xứ…Hầu hết các ngài đều là những người tận tâm tận lực với những sinh hoạt tông đồ trong Giáo Xứ…Bầu khí này làm cho đời sống đức tin ngày một thêm vững mạnh…khiến các ngài có thể đón nhận tất cả vì lòng yêu mến Chúa…

Đương nhiên là các vị mục tử chăm sóc đàn chiên ở các Giáo Xứ sẽ có những kế hoạch, những phương thức để “uốn” và để “nắn” mọi thành phần Dân Chúa – đặc biệt là giới trẻ - về mọi mặt của đời sống Đạo cũng như Đời…vì cả hai chẳng qua là mặt này, mặt khác của duy một thực tại : thực tại con người…Thẳng thắn mà nói rằng : một cộng đồng Giáo Xứ được “uốn” và được “nắn” cách tinh tế và yêu thương…thì sẽ sản sinh những con người biết sống vị tha – nghĩa là cảm nhận và sống được sự diệu vợi của tinh thần tử đạo

Hổ phụ sinh hổ tử: ước mong sao các tử đạo ông bà chúng ta nhìn thấy nơi con cháu dấu chứng của sự hy sinh, bởi vì được “giáo dục văn hóa hy sinh cho tha nhân để biết rời xa lối sống ích kỷ cho bản thân”…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!