Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
“TÔI” ĐI TÌM “TÔI” …

 

 

“Tôi” đây…thì có thể là người đang lóc cóc gõ bàn phím, cũng có thể là bất cứ ai, bất cứ con người nào…trên mặt đất trần gian này…đang mày mò trên chiếc điện thoại thông minh, đang lang thang đâu đó trong một ngõ nghách, một quán ăn, một cửa hàng, phố đi bộ hay khu công viên, hoặc đang tư lự bên khung cửa sổ nhìn vào cõi mênh mông vô định, hoặc đang ôm đầu trên băng ghế đá lạnh tanh…

 

Tại sao lại “tôi” ? Bởi vì câu chuyện sẽ nói là câu chuyện về “tôi”…

 

Tại sao phải đi tìm ? Bởi vì tôi có thể là “thật”, và tôi cũng có thể là “ảo” …

 

“Tôi thật” và “tôi ảo”  : trộn lẫn – mập mờ – lúc thấy là thật, khi lại như là ảo…

 

Cho nên “tôi” phải đi tìm “tôi”…để biết khi nào “tôi là thật” và lúc nào “tôi là ảo”…Đồng thời cũng để biết phải làm sao, phải dựa vào đâu...để mãi mãi tôi là thật…Đây gọi là “khả năng phân định” mà Giáo Hội đang bận tâm để mà nói với người trẻ…

 

Một điều chắc chắn: “thế giới ảo” không phải hôm nay, bây giờ mới có…mà bắt đầu từ khi con người có mặt trên mặt đất này…cho đến thời đến buổi của Thiên Chúa…thì đã có thế giới ảo rồi…

 

Không là ảo ư…khi mà – vừa bừng mắt sau khi được tạo nên – con người đã vội nghĩ ngay đến chuyện “nên như những vị thần” do “chuyên gia vẽ chuyện”( St 3 , 1 – 24) gợi nên trong đầu óc nguyên tổ?

 

Không là ảo ư…khi mà con người xúm nhau lại với ý định “ đúc gạch và lấy lửa mà nung” để “xây cho mình một thành phố và một tháp có đỉnh cao chọc trời”nhắm mục đích “làm chodanh ta lẫy lừng, để khỏi phải phân tán trên khắp mắt đất” ( St 11, 1 – 4) ?

 

Kể từ đấy - ở mọi mặt – con người tiếp tục đưa nhau vào “thế giới ảo”

 

Và cũng từ đấy…con người – vô hình chung – đi vào quy luật muôn đời của hưng/vong, của thịnh/suy…mà có người nhìn thấy nó rất rõ qua thân phận của một “người đẹp” có nhan, có sắc, nhưng đành chấp nhận tàn phai nhan sắc ở ngay giữa một không gian rộn ràng ngựa xe,lộng lẫy lụa là – không gian – hay là thế giới ảo - mà nàng hằng mơ ước trước đây:

 

Trẻ Tạo Hóa đành hanh quá ngán:

Chết đuối người trên cạn mà chơi !

Lò cừ nung nấu sự đời,

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương !–Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều

 

Ở một lãnh vực khác lớn lao hơn, rộng rãi hơn: ấy là lãnh vực địa chính trị mà người viết chẳng biết chi nhiều nhưng cũng gõ ra để mà suy nghĩ…

 

Tờ Newsweek có lần điểm qua các đế chế đã từng xưng hùng xưng bá trên mặt đất trần gian  này, nhưng bây giờ chỉ còn là chuyện “vang bóng một thời”:

 

1. Đế quốc La Mã – kéo dài từ  năm 27 TCN – năm 476 SCN …

Thời điểm ấy, người La Mã lãnh đạo trong hầu hết các lãnh vực từ quân sự, chính quyền đến ngôn ngữ, văn hóa…Tuy nhiên trong suốt tk IV sau CN, các cuộc chinh phạt đây đó liên tục đã làm suy yếu đế chế Tây La Mã…Đế chế Đông La Mã còn có được sự thịnh vượng và quyền lực nhờ mạng lưới buôn bán của họ…Thế nhưng Tây và Đông không chịu nổi nhau…Các cuộc nội chiến liên tục nổ ra…và đế quốc suy tàn…

 

2. Đế quốc Khmer ( 962 – 1431)…

Các nhà lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh của mình trên việc khai thác triệt để các tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm của đế quốc đặt ở Angkor với các hệ thống tưới tiêu nhân tạo dẫn nước tới các đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ…Người ta chưa rõ về nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của Angkor, nhưng có một thực tế là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã…

 

3. Đế quốc Byzantine (962 – 1368)…

Thành công của đế chế Byzantine ở chỗ các nhà lãnh đạo đã biết kết hợp giữa quyền lực chính trị của đế quốc La Mã với Giáo Hội Công Giáo…Chiến lược này đã phát huy trong suốt 500 năm, nhưng cuối cùng thì – do những mâu thuẫn nội bộ - đế quốc Byzantine sụp dổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối tk XV…

 

4. Đế quốc Mông Cổ (1206 – 1368)…

Người Mông Cổ - dưới sự lãnh đạo của hàng loạt các nhà quân sự dũng cảm và có chiến lược ( kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi) đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở Châu Á và gặt hái vô vàn lợi ich kinh tế…Tuy nhiên – cũng như các đế chế khác – đế quốc Mông Cổ suy tàn do những bất ổn và xung đột chính trị nội bộ…Đế quốc sụp đổ vào tk XIV…

 

5. Đế quốc Ottoman ( 1299 – 1922)…

Người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của minh và đã tạo nên một lãnh thổ ổn định trong suốt 600 năm…Thế nhưng chủ nghĩa dân tộc đã đưa đến sự suy tàn của đế chế: các quôc gia châu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào tk XX…và chính phủ nợ nần chồng chất cũng như kém hiện đại hóa đã không thể kềm chế được các quốc gia trong đế chế nữa…Đế chế tan rã…

 

6. Đế quốc Anh (1583 – 1997)…

Các thuộc địa sinh lợi và một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh ở khu vực châu Mỹ…Sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, người Anh vẫn còn đủ sức để mở rộng thương mại đến tận Ấn Độ và Trung Quốc…Tuy nhiên – sau thế chiến II – những tổn thất về về tài chính, những thảm họa về quân sự và việc không thể chiếm lĩnh kênh đào Suez…đã là những nguyên nhân đưa đến sự suy tàn của đế quốc…

“Mặt trời cuối cùng cũng lặn” ở đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc…Ngày nay là những loay hoay sau “Brexit”…

 

7. Triều đại nhà Thanh (1644 – 1912)…

Vua chúa nhà Thanh đã có những luật lệ hà khắc buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục…Triều đại của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao…Tuy nhiên – qua đầu tk XX – không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa của người dân lan rộng cộng với chủ nghĩa bè phái của tướng lãnh là nguyên nhân đưa đến sự suy tàn của đế quốc...

 

8. Đế quốc Nga (1721 – 1917)…

Pierre đại đế đã giúp Nga trở thành một trong năm thế lực mạnh nhất ở Âu Châu nhờ việc thúc đẩy dân chúng hiện đại hóa và mở rộng tầm với toàn cầu…Tuy nhiên sức mạnh quân sự ngày càng bị thu hẹp cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga – Nhật đã tạo điều kiện cho những người Max-xít thắng thế…Và đêm ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ đưa Nga vào một bối cảnh lịch sử mới…

 

9. Đế quốc của Napoleon (1804 – 1814)…

Đầy tài năng và tham vọng, Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở Châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại…Tuy nhiên vì sự ngạo mạn của mình cùng với những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào Nga và đầu hàng trong trận chiến Waterloo… đã dẫn đến việc ông phải thoái vị…Đế quốc sụp đổ…

 

10. Mỹ (1776 - ?)…

Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc, nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà phát triển thì nước Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay…Hiện tại là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết…

 

 

Nghĩa là – nơi những đế chế ấy – đã có những con người sống trong “thế giới ảo”, mơ về một quyền lực vô song, nhìn thấy viễn cảnh của một vùng đất bao la, trù phú…và họ đã khoác chiến bào, họ đã nhảy lên lưng ngựa, họ đã vung gươm chinh phạt và chinh phục…

 

Dĩ nhiên họ không biết và không hề nghĩ tới “ngày tàn của đế chế”…

 

Thế nhưng:

 

Lò cừ nung nấu sự đời:

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương…

 

Chuyện “ngày tàn của đế chế” - ở một mặt nào đó là do con người -  nhưng trên tất cả…là quy luật môn đời của hưng/vong, của thịnh/suy…

 

Mùi phú quý dử (nhử) làng xa mã,

Bả vinh hoa lừa gã công khanh.

Giấc Nam Kha khá bất bình:

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không !

 

Đấy là về mặt địa chính trị của những con người đã từng “sống trong thế giới ảo”…và – với tất cả tâm huyết – đã biến “thế giới ảo” của mình thành hiện thực nhằm mang lại lợi ich cho cộng đồng, cho quốc gia và cho những con người…Dù cuối cùng thì – như đã nói trên -  mọi sự rồi sẽ đụng đầu với quy luật muôn đời của thịnh/suy, của hưng/vong…Nhưng họ đã là những con người đáng trân trọng…

 

Về mặt khoa học và văn học…thiết tưởng không thể không nói đến nhà văn khoa học viễn tưởng Jules Verne (1828 – 1905)…Dựa trên những cơ sở khoa học của thời đó và “ở trong thế giới ảo”  của mình,  ông đã hình thành những tác phẩm để đời, những tác phẩm phiêu lưu thích thú với người đọc thuộc mọi lứa tuổi…Khác với những cây bút viễn tưởng khác, Jules Verne đã có những “dự báo” rất có cơ sở về tương lai…Tờ National Geographic phát hiện:

 

1. Tàu ngầm chạy điện – Electric Submarines …

“Hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển”  là cuốn tiểu thuyết khoa hoc giả tưởng của Jules Verne kể chuyện chuyến du hành dưới biển của thuyền trưởng Nemo trong chiếc tàu ngầm khổng lồ Nautilus vận hành bằng điện khí…Ngoài hình dáng, phòng ăn và một số đồ trang trí khác, con tàu này không khác gì với một số tàu ngầm ngày nay, trong đó có chiếc tàu Alvin của hải quân Mỹ, chở được 3 người và chạy bằng pin chì…

 

2. Bản tin trên đài - Newscasts…

Jules Verne – vào năm 1889 – có một bài viết mô tả một phương tiện thay cho báo in…Ông viết: Thay vì được in, tờ “Tin Trái Đất là tờ báo nói” hằng ngày của người đăng ký…Thông qua những cuộc trò chuyện với các phóng viên, các chính khách và các nhà khoa học, họ biết được tin tức trong ngày”…Ông thấy “trong thế giới ảo” của mình năm 1889 và mãi đến năm 1920 – tức 30 năm sau – thế giới mới được nghe các bản tin thời sự trên hệ thống truyền thanh…Và 28 năm sau nữa mới vừa được nghe, vừa được nhìn những bản tin thời sự trên truyền hình…

 

3. Buồm mặt trời – Solar sails…

Trong tác phẩm khoa học viễn tưởng xuất bản năm 1865, “Từ Trái Đất đến Mặt Trăng” , Jules Verne đề cập đến một loại phi thuyền di chuyển bằng sức đẩy của ánh sáng…Ngày nay, công nghệ “buồm mặt trời” đã ra đời, sử dụng những tấm màn rộng lớn chịu sự tác động của bức xạ và năng lượng mặt trời để đẩy phi thuyền bay trong vũ trụ…Ngày 21.5.2010, Cơ quan Không Gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng lên không gian một phi thuyền có tên là Ikaros, lần đầu tiên sử dụng bức xạ và năng lượng mặt trời làm sức đầy…Khi đạt đến độ cao nhất định, tàu Ikaros nặng 307 kg sẽ tách ra khỏi tên lửa phóng, giăng ra một cánh buồm mặt trời rộng 14 mét và trôi trong không gian giống như một chiếc tàu buồm…trực chỉ sao Hỏa…Theo kế hoạch của JAXA thì Ikaros sẽ trôi đến sao Mộc vào năm 2020…

 

4. Modules mặt trăng – Lunar Modules…

Trong tác phẩm “Từ Trái Đất đến Mặt Trăng” , Jules Verne miêu tả những “viên đạn” có thể dùng để đưa hành khách lên Mặt Trăng…Ông cũng hình dung ra “một khẩu súng to khai hỏa và các bạn có đủ sức mạnh để vượt qua trọng lực”

 

5. Quảng cáo trên nền trời - Skywriting…

Trong tác phẩm “Vào năm 2889”, Jules Verne mô tả hình thức “quảng cáo trong không khí” (atmospheric advertisements) và theo ông, “mọi người chú ý đến quảng cáo khổng lồ phản chiếu từ các tầng mây, chúng to lớn đến nỗi cư dân của cả một thành phố, thậm chí của cả một đất nước…đều có thể nhìn thấy chúng”…Không phải đợi đến năm 2889…mà dự báo của Jules Verne đã được thực hiện ngay vào đầu tk XXI này…Ngày nay hình thức quảng cáo này đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới…

 

6. Hội nghị truyền hình – Videoconferencing …

Cũng trong tác phẩm “Vào năm 2889”, Jules Verne mô tả một hình thức sinh hoạt mà ông gọi là “phonotelephote” – một sự tiên báo cho công nghệ hội nghị truyền hình đang được áp dụng phổ biến hiện nay…Trong tác phẩm này, Jules Verne đã viết rằng kỹ thuật phonotelephote cho phép “chuyển hình ảnh đi bằng các tấm gương nhạy cảm được nối liền với nhau bằng các sợi giây kim loại”…Kỹ thuật đó ngày nay được đánh giá là một trong những ý tưởng được nghĩ đến sớm nhất về công nghệ Videophone hiện đại, qua đó, hai người ở thật xa nhau có thể vừa nói chuyện, vừa nhìn thấy mặt nhau…Năm 2005, công nghệ này đã giúp cho hàng ngàn gia đình ly tán ở hai miền Triều Tiên được nhìn thấy nhau, hỏi thăm nhau sau hằng mấy mươi năm xa cách…

 

7. Súng Taser…

Trong cuốn “Hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển” xuất bản năm 1869, Jules Verne đã dự báo về loại vũ khí đặc biệt này…Ông mô tả khẩu súng phóng ra một dòng điện rất mạnh, “những viên đạn do khẩu súng này bắn ra không phải là những viên đạn thường, nhưng là những hạt thủy tinh nhỏ. Những hạt thủy tinh này được bọc bởi một hộp thép và có tác dụng như một viên đạn chì. Chúng thực sự là những chai Leyden, trong đó dòng điện đạt đến một điện thế rất cao.. Với một sốc điện nhỏ nhất, một con vật dù mạnh mẽ đến đâu cũng chết”…Ngày nay, vũ khí Jules Verne dự báo có tên là Taser – một loại vũ khí sốc điện ( electroshock weapon) làm cho đối phương không còn kiểm soát được cơ bắp…Hãng Taser International gọi đó là hiệu ứng “tê liệt thần kinh cơ bắp”…

 

8. Hạ cánh tàu không gian – Splashdown Spaceship…

Trong tác phẩm “Từ Trái Đất đến Mặt Trăng”, Jules Verne tưởng tượng ra cảnh một tàu không gian hạ cánh trên biển và nổi bồng bềnh…Điều này cũng là những gì được chứng thực qua các chương trình khám phá vũ trụ của cơ quan NASA (Mỹ) và nhiều nước khác…

 

Cái “thế giới ảo” – những dự báo của Jules Verne – đã là bệ phóng cho những tìm tòi của khoa học để rồi con người đạt đến những thành quả ngoạn mục…Tuy nhiên cái “thế giời ảo” ấy là cả một quá trình tích lũy những kiến thức uyên bác trong suốt 20 năm là khách thường xuyên của nhiều thư viện…Nó không hề là thứ “thế giới ảo” của mạng xã hội trong hôm nay…và cư dân vô hồn của nó…

 

Và trong lãnh vực đạo đức cũng vậy…Bạn hãy cầm lấy cuốn “Hạnh Các Thánh Trong Giáo Hội Công Giáo”…và bạn sẽ tìm được những tâm hồn bay bổng trong “thế giới ảo” của mình – thế giới của ước mơ – với những quyết tâm tưởng như không tưởng - nhưng đã trở thành hiện thực: những quyết tâm để trả lời cho câu hỏi tiêu biểu: Ông kia, bà nọ nên thánh được, còn tôi, tại sao không ? (Augustinô)…

 

Cho thấy rằng ở mọi con người, trong mọi khía cạnh, thuộc mọi thời đại…đều có những “giấc mơ” – những “thế giới ảo” của riêng mình – và từ những “giấc mơ”, những “thế giới ảo” ấy, con người phóng mình vào tương lai dựa trên những suy nghĩ, những tính toán, những trải nghiệm thu gom  được nơi người khác và trong chính bản thân mình…Không phải là sự phóng mình trong tình trạng “phê” thuốc để tung cánh như chim, nhưng chín chắn để gặt hái những thành quả cho đời và cho con người…

 

Một trong những yếu tố giới trẻ hôm nay thiếu cách trầm trọng: đó là Sự Phân Định…

 

VP UBMVGT/HĐGMVN ( Văn phòng Mục Vụ Giới Trẻ/Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)– tờ Hiệp Thông số 108 (tháng 9 & tháng 10)  - có một bài viết ngắn nhan đề “Phân Định & Hành Động Theo Docat” nhằm hướng dẫn hoạt động mục vụ cho Giới Trẻ tại các Giáo Xứ - đặc biệt là sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ 15 về Giới Trẻ...Ở cuối bài, Nhóm Docat đề nghị hai việc cụ thể:

 

1. Huấn luyện tập trung, cơ bản để nghiên cứu :

+ Về lý thuyết : nghiên cứu  4 nguyên tắc và 4 giá trị của Giáo Huấn xã hội…

+ Về áp dụng :  áp dụng 4 nguyên tắc + 4 giá trị ấy vào việc Phân Định từng vấn đề…và ưu tiên là 6 vấn đề: định hướng đường đời, sống ảo, tình dục dễ dãi, đồng tính, phá thai, ly dị…

 

2. Hình thành nhóm trẻ địa phương:

+ Khoảng 2 hay 3 tháng một lần, tổ chức hội thảo, giao lưu về các vấn đề các bạn trẻ quan tâm và đề nghị, dưới góc nhìn của Docat.

+ Tự đào tạo nhóm nhỏ. Các bạn trẻ tự thành lập các nhóm nhỏ để cùng nhua đọc và bàn luận Docat theo những chủ đề các bạn thấy phù hợp, thích thú, gần gũi, cần thiết cho cuộc sống của các thành viên.Khi có vấn đề cần giải thích thêm, các bạn trẻ có thể xin giúp đỡ từ các linh mục, tu sĩ linh hướng, người đồng hành.

 

Hoan hô VP UBMVGT/HĐGM VN với những đề nghị có thể coi là cụ thể …

 

Việc còn lại là của những người có trách nhiệm trong các Giáo Phận và Giáo Xứ…

 

Bản thân người viết thì thấy – trước tiên và cần hơn – đấy là giúp cho các bạn trẻ việc định hướng cuộc đời – sự Phân Định – một công việc nền tảng…và – từ nền tảng này – những vấn đề khác cũng dễ nói và dễ hiểu hơn…Thật ra thì Giáo Hội Việt Nam chúng ta cũng đã và đang “đánh mất” Giới Trẻ khi mà – với hiện tượng toàn cầu hóa cách đây ba bốn chục năm  cho đến hôm nay – người trẻ di dân lao động từ thôn quê ra thành phố đã hầu như “đô thị hóa”  70 % - 80 % cả trong phong cách sống lẫn cung cách suy nghĩ, trong khi đó não trạng “giáo xứ pháo đài” vẫn chưa có gì thay đổi và mục vụ vẫn xoay quanh những vấn đề có vẻ như lẩn quẩn…

 

Hôm trước, người viết có đọc được những đoạn trích của một mẩu chuyện viết về tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Ngọc Hoài Nam có nhan đề là “Thuốc Tiên” : câu chuyện xoay quanh một cơn sốt của thằng Ba …như một may mắn hiếm hoi, vì nhờ thế mà thằng Ba và các em nó mới có cơ hội nghĩ tới một tô hủ tíu…

 

“…Ở miến quê ngoại thành này, cái quà cái bánh chỉ là vài cục kẹo đục, dăm khúc mía lau, mấy trái ổi xá lị. Có bao giờ nó dám nghĩ dám mơ được ăn hủ tíu đâu, nếu như không ốm. Mà lũ trẻ miền quê như nó đâu có dễ ốm. Cứ mình đầu trần trụi trụi nắng mưa, khỏe phây phây. Họa hoằn lắm cả năm mới cảm sốt một lần. Cũng là chừng ấy thời gian mới được biết đến hương vị thơm ngon của nước lèo xá xíu bò viên. Ốm, nhưng đã, nhưng khấp khởi chờ nôn nao đợi là vậy.. Được bố gỡ cái thèm thuồng mắc míu hai ngày nay trong lòng, đêm đó, dù còn sốt, nhưng nó ngủ ngon lành hơn. Hai đứa em của nó cũng vậy, ngủ mà cứ mơ: Hủ tíu ! Hủ tíu !...

 

…Bảy giờ rưỡi, Bố vẫn chưa về…Càng lúc nó càng hồi hộp, căng thẳng. Cả hai đứa em nó cũng ngồi ở bậc cửa ngóng ra ngoài đường…Thường bữa nào bán ế ẩm lắm bố mới về trễ vậy. Mà bán ế thì bữa tối có khi còn không có, nói gì đến hủ tíu. Hơn tám giờ rồi. Mẹ nấu cơm xong, tới sờ trán nó làm nó giật mình. – Hết sốt rồi. Con đói không ? – Con chưa đói. Con còn nóng đầu mà mẹ. – Trán mát nhiều rồi. Ngày mai là hết ốm. – Nhưng con còn mệt… - Vậy hả ? Hay con ăn đỡ miếng cơm nhé ? – Dạ thôi…Con chờ bố…- Chắc bố cũng sắp về. Nếu đói nói mẹ lấy cơm ăn đỡ…- Dạ !

 

Hai mẹ con đang trò chuyện thì con Tư và thằng Năm đồng thanh reo lên: - Bố về ! Bố về !

 

Thằng Ba quên cả mệt, quên cả cả đầu chỉ còn hâm hấp nóng, bật ngồi dậy nhìn ra ngoài, thấy bố dắt xe đạp chở thùng kem dựng ở góc nhà. Nó chăm chăm theo dõi từng động tác của bố, đến khi bố mở thùng kem lấy ra bịch hủ tíu đưa cho mẹ, nó mới vỡ òa vui sướng, tan biến hết những hồi hộp lo lắng trong lòng suốt ngày hôm nay. Hai đứa em nó líu tíu theo mẹ cầm bịch hủ tíu ra sau bếp, rồi líu tíu đi sau mẹ bê tô hủ tíu đến bên giường cho nó. Con Tư và thằng Năm mon men lại gần, cần cổ chạy lên chạy xuống vì nuốt nước miếng, ngước ánh mắt thèm thuồng nhìn anh: - Anh Ba nhớ chừa nươc lèo với tóp mỡ cho tụi em trộn với cơm ăn nhé. - Ừ, chờ anh ăn xong, anh cho.

 

Ba anh em ngồi vây quanh cúi nhìn tô hủ tíu. Vẫn như thường lệ, đứa ốm chỉ được ăn hủ tíu với thịt xá xíu, còn nước lèo chừa cho mấy đứa còn lại trộm cơm chia nhau. Đâu dễ gì có được một bữa cơm trắng trộn nước lèo hủ tíu.Một đứa ốm cả bầy được nhờ. Hai đứa em nó chờ đợi mong ngóng theo nó suốt ba ngày nay là vì vậy. Thằng Ba hít hà hơi khói nóng bốc lên thơm phức phà vào mặt vào mũi, những mệt mỏi cảm sốt cuối cùng bay vèo hết sạch sành sanh. Nó chậm rãi cầm muỗng múc một chút nước lèo đưa lên miệng nhấm nháp. Vị ngọt vị béo tan trong lưỡi, xuống cuống họng, rồi lan ra khắp người. Lâu lắm rồi, hơn một năm trời nó mới lại được thưởng thức món thuốc tiên này…

 

Đang lâng lâng ngây ngất thì nghe tiếng bố mẹ nói chuyện thì thào sau nhà: - Sao bố về trễ vậy? – Tại phải lấy thêm kem, chạy xa thêm, bán ráng chút mới đủ tiền mua hủ tíu cho con.

 

Thằng Ba nghe xong khựng lại, lòng nó chợt chùng xuống cái uỵch, có cái gì đó ứ nghẹn ở cổ. Vị ngọt vị béo của muỗng nước lèo biến đi đâu mất tiêu, thành ra cái vị gì đắng ngắt trong miệng. Bố từ nhà sau đi lên. Nhìn bố, nó thấy bố phờ phạc mệt mỏi hơn mọi ngày, cảm giác hối hận nặng chịch trong lòng. Bố ngạc nhiên: - Con sao vậy ? Sao con không ăn đi ? – Dạ…- Con ăn đi, không nguội bây giờ. Mẹ nói thêm vào. – Dạ…Con hêt sốt rồi. Con khỏe rồi. Con không cần ăn nữa…

 

Bố mẹ nhìn nhau, rồi nhìn nó như hiểu ra điều gì, cười âu yếm: - Con chưa khỏe đâu. Không ăn ngày mai ốm trở lại, nghỉ học mất bài nữa. Thôi ăn đi con ! – Con…khỏe hẳn rồi. Tô hủ tíu này…bố ăn đi…- Bố mẹ khỏe mà, ăn gì cũng được. Mà bố mẹ thích ăn lúc nào chẳng được. Thôi vậy nè, con với hai em ăn chung cho vui.

 

Thằng Ba nhìn hai em, rồi nhìn bố mẹ, lòng ấm áp với tình cảm thương yêu của cả nhà dành cho nó. Lần đầu tiên sau mấy ngày nằm bệnh, nó mới thấy trong người khỏe khoắn tươi tỉnh đến vậy. Không còn ê ẩm nhức mỏi, không còn hâm hấp nóng. Nó chợt hiểu, chính tình thương yêu đó mới thật sự là thuốc tiên giúp cho nó hết bệnh. Nó bưng tô hủ tíu đến trước mặt con Tư và thằng Năm, hai đứa em cùng ngước đôi mắt vừa trìu mến vừa thèm thuồng nhìn nó: - Cho hai đứa nè, ăn hết đi, nhớ chừa nước lèo cho anh trộn cơm.”

 

Mẩu chuyện dễ thương và thật quá – thật cả trong lúc này nữa khi mà con người mở miệng ra là nói đến tiền trăm, tiền ngàn tỷ…Bản thân người viết ao ước có thể chấp bút viết đôi ba chuyện ngắn trong đời, nhưng…cứ viết rồi xóa…vì thấy nó vô duyên và xa rời hiện thực…

 

Thì ra đâu dễ gì để có thể nhiễm “mùi chiên” đâu – kể cả ở cái thời tem phiếu tệ hại…

 

Nay thì :

 

Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa,

Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên.

Thoát trần một gót thiên nhiên.

Cái thân ngoại vật là tiên trên đời.

 

Dù “thiên nhiên” chỉ còn lại một mảnh nhỏ tội nghiệp lọt thỏm giữa những cao ốc chọc trời…và “trăng thanh gió mát” cũng hiếm hoi chờn vờn…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!