Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN RÁC THUỐC ĐÔNG DƯỢC…

 

 

Tuần qua, câu chuyện lình xình chiếm mất ba bốn buổi trong thời lượng phát sóng phần tin tức hằng ngày của Đài Truyền Hình là chuyện Rác Thuốc Đông Dược…

 

Người viết có tìm một vài chi tiết về phố thuốc Lãn  Ông - Hà Nội…thì thấy ở phần chót bài viết có một nhắc nhở : bạn có thể tìm được mọi thứ thuốc đông dược ở đây, nhưng chất lượng không được bảo đảm lắm !!! Nghĩa là “rác thuốc” có mặt ngay ở con phố vốn là danh tiếng trong lãnh vực bán buôn đông dược…Điều ấy làm cho con phố Lãn Ông mất đi giá trị nhiều lắm, và cũng tội nghiệp cho danh xưng Lãn Ông – một danh y quân tử vô cùng đáng kính và là ân nhân của dân tộc trong việc sử dụng đông dược để chữa bệnh cũng như xây dựng nền tảng ngành đông y nước nhà…

 

Cụ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác năm lần bảy lượt từ quan về làng chỉ vì muốn dành trọn vẹn thời gian nghiên cứu đông y và đông dược hầu có thể giúp chữa bệnh cho bà con khi mà cây cỏ dược liệu dẫy đầy trên mảnh đất quê hương này…từ những con đường, những cánh đồng quê đến những khu rừng bạt ngàn cây thuốc…Lãn Ông hay là Ông Lười vì chán cảnh quan trường phe kia cánh nọ với những âm mưu nhằm tiêu diệt lẫn nhau…Đâu phải ai ai cũng cảm nhận và can đảm có được cái “lười” đáng lười đó…Cứ nhìn vào bộ Y Điển cụ Lãn Ông để lại mới thấy công sức làm việc có thể nói là vô cùng của cụ: Hải Thượng Y Tông Tâm Linh với 66 cuốn …và là bộ Bách Khoa thư về Y Học cuối tk XVIII…Hai tập bệnh án: Y dương án và y âm án…Đặc biệt cụ có truyền lại một tập “y huấn cách ngôn” gồm 9 điểm để nhắc nhở…mà người viết nghĩ rằng không là vô ích khi ghi lại ở đây:

 

1. Phàm người học (Đông Y) tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận Nho học thì học Y mới dễ. Nên luôn luôn nghiên cứu các sách Y xưa nay, luôn phát huy biến hóa, thâu nhập được vào TÂM, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc mà không phạm sai lầm.

2. Khi đi thăm bệnh, cần kíp thì đến trước, chớ nên phân biệt giàu sang, nghèo hèn.

3. Khi đi thăm bệnh cho phụ nữ thì phải đứng đắn, phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng thăm bệnh.

4. Phàm thầy thuốc phải ý thức lấy nghiệp vụ mình quan trọng, không nên tự ý cầu vui mà tới phòng bệnh, phòng khi có trường hợp cấp cứu đến thì xử trí mới kịp thời.

5. Gặp chứng bệnh nguy cấp, tuy hết lòng cứu chữa, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước, có khi cần thì cho không cả thuốc.

6. Phải chuẩn bị tốt thuốc men đầy đủ, giữ, bảo quản cẩn thận, để kịp thời tiện dụng. Phải tôn trọng kinh điển, thận trọng không khinh xuất đưa ra những phương thuốc bừa bãi để thử nghiệm.

7. Với bạn đồng nghiệp phải khiêm tốn, hòa nhã, kính cẩn, với người lớn tuổi thì kính trọng, với người giỏi thì coi như bậc thầy, với người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng, với người kém hơn mình thì dìu dắt họ.

8. Với những người bệnh nghèo túng, mồ côi, góa bụa, hiếm hoi, những người con thảo, vợ hiền…nên chăm sóc đặc biệt, khi cần còn chu cấp giúp đỡ họ mới đáng gọi là nhân thuật.

9. Chữa bệnh cho người khỏi bệnh rồi…thì chớ mưu cầu quà cáp…Nghề y là thanh cao, càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.

 

Vậy kết luận : Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, phải vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công.

 

Nghĩa là người làm nghề thầy thuốc, người bán buôn đông dược…phải lấy chữ TÂM làm nòng, làm cốt cho công việc hằng ngày của mình…Tập Y Huấn của cụ Lãn Ông còn chi tiết cả trong phong cách ứng xử của người thầy thuốc với bệnh nhân và đồng nghiệp…Ứng xử khi đi thăm bệnh, khi khám bệnh cho nữ giới, khi khám chữa cho những người có cảnh ngộ đặc biệt, khi gặp và trao đổi tin tức bệnh nhân với gia đình…Nhất là việc nhận quà cáp của bệnh nhân hay gia đình…

 

Dĩ nhiên được vị danh y ở tk XVIII dặn dò và viết ra, nhưng rõ ràng là thời gian không hề làm giảm đi giá trị của những y huấn ấy…Người ta – trong hôm nay – có thể có những bước tiến rất xa trong việc khám chữa bệnh – cả Tây lẫn Đông y – nhưng những bước tiến trong mọi lãnh vực là nhằm mục đích phục vụ con người và làm cho cuộc sống con người ngày càng đáng sống hơn…Hình ảnh một cụ lang râu tóc bạc phơ, dáng vẻ tiên phong đạo cốt…là hình ảnh quen thuộc và có mãi trong đầu óc người dân bình thường…

 

Trong những chương trình phát sóng về Rác Đông Dược, một câu nói cửa miệng của BTV chương trình là “một vốn bốn lời” – vốn người ta bỏ ra để gom đông dược đã bị chiết xuất tinh chất thuốc ở bên kia biên giới chỉ là “một đồng”… và khi – bằng mọi cách – đem được cái đống rác đông dược rẻ rề ấy lọt qua biên giới, trau chuốt lại đôi chút cho nó bắt mắt…thì lời lên gấp bốn !!!Và trong một ngày, không phải chỉ là dăm ba trăm ký rác thuốc được tuồn qua biên giới vào Việt Nam mà là cả hàng trăm, hàng ngàn tấn…Ngay cả những chủ hàng Rác Đông Dược bên kia biên giới cũng phải thú nhận là hầu hết những phế phẩm Đông dược này chủ yếu là được đưa vào Việt Nam…Các nơi khác người ta không dùng đến !!! Không lẽ những người nơi khác người ta “lương tâm” hơn chúng ta ???

 

Cụ Lãn Ông chắc là buồn lắm cho cái sự nghiệp Đông Y của mình…Đất Nước Việt Nam thân thương này là cả một rừng Đông Dược từ đồng ruộng lên tới vùng cao…Thế rồi chuyện phá rừng, chuyện buôn bán đất đã thu hẹp dần vùng sống của Đông Dược…Cuối cùng là người dân giết nhau bằng thứ rác Đông Dược gom góp từ nơi khác đem về để tái xuất ra thị trường…

 

Người viết có theo dõi một cái youtube quay lại cảnh phóng viên theo chân các cán bộ hải quan cửa khẩu men theo con đường tải thuốc của các cửu vạn Rác Đông Dược…Phóng viên chỉ những tảng đá nhẵn thín bước chân của cửu vạn qua lại hằng ngày, còn anh cán bộ thì lại cho rằng tình trạng nhẵn thín ấy là do bước chân của cán bộ biên phòng đi tuần tra…Nghe mà tự nhiên muốn ôm bụng…cười !!! Bởi vì đâu có phải ít những vụ phá rừng xảy ra ngay bên cạnh các trạm kiểm lâm…với máy cưa, xe ủi…và các phương tiện chở gỗ lậu ngày đêm hoạt động, nhưng cán bộ kiểm lâm – khi được hỏi đến – vẫn ngơ ngơ ngác ngác…

 

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su – khi chữa lành – thì Người chỉ dùng đến “uy lực cứu thế” của Người…nên không thấy nói đến chuyện thuốc thang, Đông dược hay Tây dược…Tuy nhiên điều chắc chắn là những người dân quê đồng thời với Người sử dụng không ít những cây cỏ dược liệu quanh mình để trị những chứng bệnh nhẹ do thời tiết hay tai nạn nho nhỏ…Những người được đưa đến với Người thường là những trọng bệnh, và – trong con mắt của con người cũng như truyền thống thời bấy giờ - thì những trọng bệnh ngoài thân xác cũng là dấu chỉ của “trọng bệnh tâm hồn”…Chữa lành trọng bệnh với “công thức cứu thế” – vốn là lý do để cho nhóm kinh sư và Pha-ri-siêu chống đối – mục đích của Chúa là để nói với mọi người rằng: sứ vụ của Người là giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của Thần Xấu và Sự Xấu, tức là ma quỷ…

 

Chỉ có một lần – trong bữa ăn ở nhà của tay thu thuế Lê-vi – khi bị những người chống đối lên án Người chung bàn với quân tội lỗi và thu thuế - thì Chúa đưa ra một thực tế : “Người mạnh không cần đến thấy thuốc, người ốm đau mới cần” , và thực tế đó là để giải thích cho việc Người lăn lộn giữa thế gian – mà người bình dân hay chêm vào “chứ không phải thế ngay !”- nhằm kêu gọi những người tội lỗi. ( Mc 2 , 17)

 

Mong rằng những người buôn bán Rác Đông Dược – nhất là nếu đó là người Công Giáo – nghe được lời này của Chúa…và suy nghĩ về chuyện bán buôn của mình để không làm thiệt hại bà con quanh mình…Bởi vì Đông dược không những được dùng để chữa bệnh mà còn dùng để tiềm, để hầm những món ăn nhằm mang lại sức khỏe, sự bổ dưỡng cho con người…Tội nghiệp biêt bao nếu một ai đó vừa dùng xong tô bồ câu hầm thuốc bắc  thì phải gọi xe cấp cứu !!!

 

Nhà văn William Sydney Porter (1862 – 1910) – bút danh O.Henry – trong tác phẩm “Chiếc Lá Cuối Cùng” xuất bản năm 1907 của ông kể một câu chuyện cảm động:

 

Đấy là khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York…và hai người bạn – Sue và Johnsy – hai nữ họa sĩ trẻ - sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman – một họa sĩ già – cũng sống ở đó…Suốt đời cụ ước mơ  có được một kiệt tác, nhưng chưa thực hiện được…

 

Mùa đông năm ấy, Johnsy bị viêm phổi rất nặng…Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng…và cứ ám ảnh một ý nghĩ là : khi chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống…thì cũng là lúc cô từ giã cõi trần…Sue hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích…Cô gái tội nghiệp vẫn âm thầm đếm từng cánh lá mỗi ngày…

 

Biết được ý nghĩ điên rồ ấy của cô, cụ Behrman ban đầu mắng um lên, nhưng sau đó thì âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân…Chiếc lá cuối cùng ấy y như thật…Nó vẫn tươi tắn sau đêm bão tố…Johnsy suy nghĩ lại và cho rằng Thượng Đế muốn cô sống và tiếp tục để sáng tác nên chiếc lá vẫn cuối cùng vẫn còn đó…

 

Johnsy đã hồi phục, nhưng cụ Behrman thì lại qua đời vì bệnh viêm phổi sau đêm sáng tạo chiếc lá cuối cùng  ấy…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!