Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ NGÀY LỄ PHỤC SINH ĐẪM MÁU…

 

 

“Phục Sinh đẫm máu”…có lẽ là cái tựa của nhiều bài viết trên nhiều hình thức truyền thông khác nhau khi đề cập đến biến cố buồn thảm xảy ra ở Sri Lanka dịp Lễ Phục Sinh 2019 này khiến ít nhất 310 nạn nhân chết và hơn 500 người bị thương trong 6 vụ tấn công liều chết ở hai Nhà Thờ Công Giáo là Nhà Thờ thánh An-tôn ở Kotahena, Nhà Thờ thánh Sê-bas-ti-a-nô ở Negorribo, Nhà Thờ Zion ở Batticaloa của một Giáo Đoàn Tin Lành, ba khách sạn hạng sang tại thủ đô Colombo và 2 vụ tại một khu nhà ở và một nhà khách… Dĩ nhiên khi gõ máy – không nhiều thì ít - trong đầu óc những người viết không thể không nghĩ đến nỗi oan nghiệt  giữa Sống và Chết…ngay trong ngày con cái Chúa vui mừng loan báo Đấng Sống Lại cho trần gian – một tin luôn luôn “nóng” mà ai cũng biết là còn khá xa lạ với phần đại đa số con người trần thế - nhất là tại đất nước Sri Lanka…mà những người có tuổi ngày xưa vẫn gọi là Tích Lan…

 

Theo điều tra dân số của Sri Lanka vào năm 2011 thì tại đất nước trên 21 triệu dân này, tỷ lệ các tôn giáo là:

· Phật Giáo Nam Tông ( Theravada) là 70,19 %

· Ấn Độ Giáo là 12,6 %

· Hồi Giáo ( chủ yếu nhóm Sunni) là 9 , 7 %

· Ki-tô giáo khoảng 7,4 % bao gồm Công Giáo 6,1 % và các giáo phái khác là 1,3%...

Và theo điều tra tôn giáo của viện Gallup thì Sri Lanka là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về lòng sùng đạo của họ…Và khi nói đến lòng sùng đạo…thì cũng có nghĩa là những con người của đất nước này có một cuộc sống hiền hòa, nhẹ nhàng, nhất là khi tỷ lệ Phật Giáo Nam Tông – một chi nhánh của Phật Giáo Tiểu Thừa - lên tới 70,19 %... Người Việt Nam khá lá quen thuộc với hình ảnh của một vị tăng khất sĩ kiên trì từng bước chân đất, đầu trần qua các nẻo đường thành thị cũng như thôn quê với mảnh y được ghép bằng nhiều mảnh vải quàng vai và chiếc bát khất thực hoặc bằng gỗ, hoặc bằng nhôm ôm trước ngực…Người viết có đọc được mấy câu thơ nhưng không rõ tác giả :

Y khất sĩ bức họa đồ thế giới

Vẽ muôn ngàn đường lối bước vân du…

Bát khất sĩ bầu càn khôn vũ trụ

Chứa muôn loài vạn vật một tình thương…

Ngày xưa – để tôn trọng các vị khất sĩ và dạy dỗ đám trẻ không phá phách – người viết đã tham khảo một vị hòa thượng thân quen về hành trình của một khất sĩ như thế nào…Họ sẽ đi qua một đoạn đường, một dãy phố trong ba ngày…trước khi chuyển qua một nơi khác…Đúng giờ ngọ, họ sẽ tìm một bóng mát để nghỉ chân và dùng những gì có được trong bát khất sĩ của mình…Những gì không thể dùng được, họ sẽ cho lại những người nghèo quanh mình…Nếu chỗ nghỉ mà gần một ngọn suối thì đấy là điều tuyệt diệu…Họ sẽ uống nước ngay nơi mình nghỉ…rồi trở về chùa ngồi thiền suốt buồi chiều…cho đến đêm…Những hình ảnh chất chứa sự tĩnh lặng, bình yên…Chính Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô  tháng 1 – 2019 vừa qua đã tới đất nước hiền hòa này để gặp gỡ các cộng đồng Phật Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo…Vậy mà bom đã nổ, máu đã đổ…

Ngay trưa ngày Chúa Nhật Phục Sinh, trước trên dưới 100.000 người có mặt tại quảng trường Thánh Phê-rô và con đường Hòa Giải, vào cuối buổi công bố sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành với ơn toàn xá cho Roma và thế giới, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã bùi ngùi chia sẻ :

Tôi đau buồn khi hay tin về những vụ khủng bố trầm trọng trong chính ngày hôm nay – Ngảy Lễ Phục Sinh – gieo tang thương và đau khổ tại một số nhà thờ và các nơi khác tại Sri Lanka. Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi thân thương với cộng đồng Ki-tô bị tấn công trong lúc tụ họp nhau cầu nguyện, và với tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn ác như thế. Tôi phó thác cho Chúa tất cả những người bị thiệt mạng đau thương và cầu nguyện cho tất cả những người đang chịu đau khổ vì biến cô bi thảm này.

Mặc dù sau đó thì Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng IS đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ khủng bố, nhưng giới chức Sri Lanka cho rằng chính nhóm Hồi Giáo cực đoan địa phương – tức National Tawheed Jamath (NTJ) – mới thực sự là những kẻ chủ mưu…

Điều đáng buồn là rất có thể tránh được vụ khủng bố , nhưng nó đã xảy ra, và do sự phân hóa trong giới chức thẩm quyền ở Sri Lanka cũng như sự lơ là đứng trước những cảnh báo từ nhiều nơi…

CNN hôm 21 / 4 có đặt vấn đề : “Phải chăng đã có thể ngăn chặn các vụ đánh bom ở Sri Lanka?” kèm theo lý giải : “ Khi một loạt vu đánh bom liều chết xé toạc những nhà thờ và khách sạn khắp Sri Lanka hôm Chúa Nhật Phục Sinh, hầu hết đất nước và phần còn lại của thế giới hoàn toàn bất ngờ. Nhưng ở thủ đô Colombo, đó không phải là một cú sốc với tất cả mọi người. Từ nhiều tuần trước, một số cơ quan chính phủ đã biết các cảnh báo về một cuộc tấn công tiềm năng nhắm vào các nhà thờ và các điểm du lịch…Nhưng chẳng cảnh báo nào được quan tâm.”…Và những cảnh báo này đã có ngay từ những ngày đầu tháng 4 !!! CNN cho rằng chính tình trạng đấu đá ở thượng tầng chính trị Sri Lanka có vai trò không nhỏ trong sai sót kinh khủng này !

Riêng với người viết, người viết suy nghĩ một vài điều:

· Trong khi còn trên hành trình rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Đức Giê-su – Đấng Sống Lại – đã từng cảnh báo những người tin về sự bách hại ở mọi thời và dưới mọi hình thức…Cũng chính Người đã từng khẳng định : “ Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất ; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” ( Mt 10 , 39)…Giáo Hội và gia đình các nạn nhân tử vong dĩ nhiên là đau buồn vì sự mất mát quá lớn, thế nhưng – trong niềm tin – chúng ta chiêm ngưỡng nỗi niềm hạnh phúc của những người được sống lại với Chúa ngay trong đêm Giáo Hội cử hành niềm vui mừng Chúa Sống Lại hằng năm…Một cuộc “trỗi dậy” hào hùng và đầy tính chứng nhân…Mong sao những người tin – dù yếu đuối trong thân phận người – chúng ta vẫn đủ can đảm để nói với thế giới rằng : Những anh chị em của chúng ta đã gục ngã do sự ác ngay trong đêm mừng Chúa chúng ta sống lại, lúc này đây họ đang ở bên Thiên Chúa trong Nhà của Người…Và đó là niềm tin của chúng ta…

· Triết gia người La mã Marcus Tullius Cicero có một câu nói để đời : “Có thể chấp nhận được việc từ chối không bảo vệ ai đó, nhưng việc bảo vệ ai đó một cách lơ là không khác gì tội ác.” Sự tranh chấp quyền lực giữa các phe nhóm chính trị…mà có thể nói trong hôm nay là chuyện hầu như ở đâu cũng có…đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân, bởi vì họ được “bảo vệ” một cách rất lơ là…do chính những người mà họ  đã dùng lá phiếu cử tri của mình để bầu ra và đưa lên…cách tự nguyện hay được “định hướng !”…Thật ra thì khi mà người dân không còn được trân trọng và  coi là “vi bản” nữa…thì họ sẽ là nạn nhân của đủ mọi thứ mãnh lực…

Dù sao ngọn nến Phục Sinh 2019 vẫn bập bùng từng ngày trong suốt Mùa Phục Sinh để thắp sáng trần gian khi mà con cái Chúa mang trong lòng mình niềm khát vọng diễn tả Lòng Thương Xót Chúa giữa những ám ảnh của nhiều thứ quyền lực do Thần Xấu và thế giới của bóng đêm tạo nên…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!