Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ HAI CÁI “ĐẦU GỐI”…

 

 

Vậy là mình đã quyết định thay hai cái khớp gối dị dạng và nặng nề, đau đớn của mình…

Chúng già nua quá rồi…Giới chuyên môn nhìn vào, rờ qua nắn lại và phán : Giai đoạn cuối…Mọi cố gắng dùng thuốc…đều… không hiệu quả !!!

Thì đương nhiên là chúng phải già rồi…Con người đã  ngoài thất thập…thì đầu gối làm sao còn trẻ được nữa…Thời gian nhập viện cũng gần…và - dĩ nhiên – sẽ vắng bài vở ít lâu…nên muốn có đôi ba giòng gọi là cho “vẹn tình vẹn nghĩa” …

Lang thang chỗ này chỗ kia xem có ai nói gì về chuyện “đầu gối” hay không…Thế mà không ngờ thiên hạ lại lắm chuyện về “đầu gối”…

Có một người viết viết về “đầu gối” ở cái giai đoạn có lẽ đất nước còn chưa dụi mắt mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài – ngôn ngữ thời cuộc gọi là “thời chưa mở cửa”…

Bài viết ấy nói về cuộc họp của các “cơ quan” trên một cơ thể…Cái cơ thể ấy – tức ông chủ các “cơ quan” – đột nhiên “có chuyện”…và các “cơ quan” quyết định họp nhau để “cứu” ông chủ…

Toàn bộ các “cơ quan” nghĩ rằng “bộ não” chắc chắn là đủ khả năng biến báo để cứu chủ, vậy là đồng thanh yêu cầu “bộ não” vắt não tìm cách…

Bộ não giãy nay nảy : Tớ chẳng qua là một nắm “bã đậu” vậy thôi…và đã khá lâu rồi không phải suy đi tính lại bất cứ việc gì…nên lúc này “rối như tơ vò”, chẳng nghĩ ra được điều chi…Thôi để cho cái “mồm” làm việc này đi…

Cái “mồm” bèn đay đảy : Tớ chẳng qua chỉ là “hươu hươu – vượn vượn” vậy thôi… chứ ba cái chuyện “cứu nguy” này quả thực là ít quen…Gì chứ ăn…thì chắc là tớ nhanh nhẹn…Khi nào có chuyện ăn, chuyện uống…thì tớ có thể…Thôi thì tớ đề nghị để cho hai lão “tay” làm nhiệm vụ này đi…

Hai lão “tay” khoát lia lịa : Không được đâu…Chuyện sờ soạng này kia…thì chúng tớ khá là quen…Nhưng như thế nào để có thể “cứu nguy” ông chủ…thì đành chịu…Để hai chú “đầu gối” vào cuộc xem sao…

Vậy là hai chú “đầu gối” vào cuộc…và hai ngày sau…thì ông chủ thở phào nhẹ nhõm…Tuy nhiên hai chú “đầu gối” có nóng và đỏ lên một chút…

Đấy là chuyện của thập niên 1900 – 2000 gì đó…chứ - nếu là chuyện của hôm nay – thì hai chú “đầu gối” chẳng nhằm nhò gì…Chuyện của hôm nay là chuyện của “nắm bã đậu” với trăm phương nghìn kế, chuyện của cái “mồm” lúc nào cũng đậm đà những “hươu-vượn” nhưng lại dễ làm xuôi lòng người, chuyện của hai lão “tay” liên tục làm “xiếc” – nặn bông hồng  đỏ chát thành cái “thể tín dụng điện tử” nực mùi kim tiền chẳng hạn…Hai chú “đầu gối”…thì vô dụng!!! Cho nên – muốn hay không – thì chuyện ấy cũng được xếp vào dạng chuyện “cổ tích” !

Chuyện thứ hai có một chút gì đó gần gũi với người viết hơn : đấy là chuyện của một ông hưu trí không danh, không phận…Ông đi họp tổ dân phố, và trong khi bàn cãi một vấn đề gì đó trong tổ, ông góp ý làm sao …mà ông tổ trưởng phán ngay rằng : ý kiến của ông lòng vòng như câu chuyện của hai cái “đầu gối” ! Thế là ông cụ sa sầm mặt xuống…Mấy ngày liền biếng ăn, biếng uống…Một đêm kia, ngồi ôm hai đầu gối, ông cụ thở dài…

-Sao não nuột vậy, bác ơi !

Ông cụ ngơ ngác đảo mắt nhìn quanh…

-Đây cơ mà, bác ơi !

-Đ…đầu gối ư ? Là hai chú sao ?

-Chứ còn ai vào đây lúc này nữa bác ? Thôi, bác đừng não nuột quá thế…Chúng cháu ở ngay trong vòng tay bác đấy thôi…Từ nay có gì, bác cứ kể…Chúng cháu nghe…và biết gì, chúng cháu sẽ thưa lại với bác…

Vậy là đêm đêm ông cụ ôm hai cái đầu gối lẩn thẩn kể hết chuyện này đến chuyện khác…Hai cái đầu gối im lặng lắng nghe…Thỉnh thoảng cũng ậm ừ giữ chuyện…Ông cụ tự nhiên tươi tắn hẳn lên…Hai đầu gối được ông cụ kỳ cọ kỹ hơn mỗi lần tắm rửa…

Thế nhưng rồi một ngày kia – khi qua đường – một tai nạn xảy ra…Hai cái đầu gối máu me chan hòa…và – dù đã được đưa vào bệnh viện chữa trị - chúng cũng không qua khỏi…Vài ngày sau đó, ông cụ cũng qua đời…

Ấy là người viết nhớ lõm bõm và ghi lại cốt chuyện ngăn ngắn vậy…để dễ đọc…Dài quá cũng ngán – người ngày nay không thích !!!

Điều mà người viết – cũng như mọi người tin và sống Lời Chúa - cảm tạ ơn Chúa là trên bảy mươi tuổi đời và bốn mươi bốn năm trong ơn Linh Mục, hai cái đầu gối chưa một lần “mọp” trước bất cứ con người nào ngoài những giờ dành cho Chúa trong nhà thờ …Thế nhưng đã khoảng bốn năm năm nay, hai cái đầu gối “sinh chuyện” : nào là viêm khớp, nào là gai khớp này nọ…nên không quỳ được nữa…mà chỉ có đứng…Lần đầu khi mới có chuyện, ông bác sĩ cho ngay bốn ống “hyalgan”…và – tuy không quỳ được – nhưng đi lại không đến nỗi nào…Nay thì “hyalgan” không còn tác dụng…Quá thèm những ngày theo bằng hữu lên đan viện Châu Sơn để thả câu ở mấy cái hồ của đan viện…nên chạy đến xin ông bác sĩ thêm ít ống “hyalgan” xem may ra có đi đứng thuận lợi được dăm bảy ngày chăng…Thế nhưng năm ống năm tuần…và dáng đi còn tệ hơn khi chưa chích…

Hôm qua lướt mạng, đọc được câu chuyện chia sẻ của ông khoa trưởng trong buổi lễ tốt nghiệp của các bác sĩ ở Anh với sự có mặt của Thủ Tướng Anh thời đó…Để khuyến khích các thấy thuốc “mới ra ràng”, ông kể một trải nghiệm của chính mình:Lúc bấy giờ đã quá nửa đêm, tôi nghe có tiếng gõ cửa…Mở cửa ra thì thấy một phụ nữ đã lớn tuổi trong tình trạng hoảng hốt : Bác sĩ ơi ! Con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng…Xin ông vui lòng đến giúp con tôi…Vơ lấy cái túi đồ nghề và tôi chạy theo bà giữa giông bão, mưa gió…Nhà bà ở ngoại ô Luân Đôn…Hành trình dài và khó khăn…Cuối cùng thì chúng tôi cũng vào được căn phòng nhỏ và nhìn thấy một cậu bé đang rên rỉ đau đớn trên chiếc giường ở góc phòng…Khám và kê đơn thuốc cho cậu bé xong thì bà mẹ gửi tôi một ít tiền, nhưng tôi từ chối, nói rằng : Họ cần tiền hơn tôi lúc này…Tuy nhiên tôi hứa sẽ chăm sócthật tốt cho cậu bé cho đến khi cậu khỏe lại…Để kết thúc, ông trưởng khoa bảo rằng : Đây chính là cách hành nghề Y thực sự vì trở thành Bác Sĩ tức là đến gần nhất với lòng Nhân Ái và là một trong những nghề gần gũi nhất với Thiên Chúa…

Ngay khi ông trưởng khoa dứt lới thì vị thủ tướng Anh – Sir Lloyd George – có mặt tại đó đã bước lên bục : Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã đi tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng an nghỉ. Trước khi lâm chung, bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khố…

Và câu chuyện đẹp ấy đã xảy ra vào năm 1920 – tức là cách đây 99 năm : thời mà Y Đức được đặt ở hàng đầu của quý vị khoác “blouse” trắng…vẫn được bệnh nhân ngước nhìn với đôi mắt thành khẩn và hoàn toàn tin tưởng…

Dẫu vậy đi chăng nữa…thì thời nào mà chẳng có những “ cổ tích” đẹp…

Cho nên người viết thầm thì : Con luôn tin tưởng, lạy Chúa, con tin…

Chắc chắn rồi người viết sẽ có được đôi đầu gối đẹp để quỳ trước Chúa và để ôm mà tâm sự ở mỗi ngày đời “nghỉ dưỡng” còn lại …

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!