Đây
là một trích đoạn người viết thích…và chỉ cần nhìn vào bức tranh minh họa bên cạnh
đây, chúng ta cảm nhận ngay một câu chuyện hay giữa Đức Giê-su và người phụ nữ
kín nước bên giếng…Câu chuyện xoay quanh chủ đề “NƯỚC”…
Có
một câu hỏi thỉnh thoảng lẩn thẩn mình đặt ra cho chính mình…và đôi khi cũng
đem ra đàm luận với anh em, đấy là : Không uống bao lâu thì chết ?
Người
ta cho rằng có thể nhịn ăn đến tám tuần hoặc hơn, nhưng chỉ có thể nhịn uống từ
ba đến năm ngày thôi…
Nghĩa
là nước rất cần cho cơ thể, rất cần cho sự sống…
Câu
chuyện bắt đầu thật đơn giản : đi giữa nắng trưa của một vùng đất mà nhiệt độ
mùa nóng có thể nói là khắc nghiệt…thì quả thực cái bờ giếng là một tuyệt vời…Tin
Mừng bảo rằng “Người ngồi ngay xuống”…và người viết thì thấy “Người xà xuống”…Câu chuyện súc tích nội dung
được khởi sự với một lời xin nhẹ nhàng như một lời chào bình thường : “Chị cho
tôi xin chút nước uống !”… Thế nhưng câu chuyện trao đổi thì không bình thường…ngược
lại diễn tả nhiều điều mà - ở đây – chỉ xin được nói đến hai chuyện nổi bật, đấy
là :
- Sự ngạc nhiên về một con người không hề quan
tâm đến những giới hạn ngăn cách do truyền thống, chủng tộc hay bất cứ thứ gì
làm cho con người và con người không gặp gỡ nhau được…
- Câu chuyện về một thứ nước giúp con người vất bỏ
tất cả để có thể gặp gỡ nhau và cùng nhau mang lại sự sống – không những cho
con người – mà còn cho mọi sinh vật vốn gắn bó với nhau cách này cách khác để
cùng làm cho hành tinh trái đất này dễ sống và dễ yêu cho đến thời của Trới Mới
– Đất Mới : đấy là Nước Hằng Sống…
Người
phụ nữ xứ Samari bộc bạch khá rõ sự ngạc nhiên của chị : “Ông là người Do Thái, mà lại
xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao ?” – Nghĩa là ông làm một
việc mà các người Do Thái khác không làm – và họ không làm…bởi vì họ cho rằng
người Samari…là “dân ngoại !” – Trong câu hỏi đầy ngạc nhiên ấy có chứa một
chút tự ty…và một nỗi buồn vì bị phân biệt đối xử…và là sự phân biệt đối xử vì
lý do tôn giáo ! Điều đặc biệt ẩn chứa sau tất cả là một thoáng niềm vui nhận
ra mọi giới hạn ngăn cách trở nên vô nghĩa với Đấng Xà Xuống và ngỏ lời…mà
lời ấy lại để diễn tả một cơn KHÁT : cơn KHÁT của Tình Yêu Cứu Chuộc : “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và
ai là người nói với chị :’ Cho tôi chút nước uống!’, thì hẳn chị đã xin, và người
ấy đã ban cho chị nước hằng sống.”…Vậy là câu chuyện dễ dàng để được chuyển
đến một đề tài khác mà “người ấy” là Đấng ban và “chị phụ nữ dân ngoại” trở
thành “người xin” – thứ được trao ban lúc này là NƯỚC HẰNG SỐNG…Mà NƯỚC HẰNG SỐNG là chính “người ấy” – là chính
THIÊN CHÚA…
Nghĩa
là cả Thiên Chúa lẫn con người đều ở trong một cơn KHÁT : Thiên Chúa khát con
người và con người khát Thiên Chúa…
Có
người đã gom góp các chủ đề Lời Chúa ở ba ngày Chúa Nhật cuối Mùa Chay để diễn
tả hành trình đức tin của người khát và sự thỏa mãn có được từ Đấng là nguồn :
- Chúa Nhật III/A – câu chuyện bên bờ giếng
Gia-cóp – Gio 4 , 5 – 42 : Đức Giê-su là
Nước Hằng Sống.
- Chúa Nhật IV/A – câu chuyện Chúa chữa người mù
từ thủa sơ sinh – Gio 9 , 1 – 14 : Đức
Giê-su là Ánh Sáng Thế Gian.
- Chúa Nhật V/A – Chúa làm cho anh Lazarô sống lại
– Gio 11 , 1 – 45 : Đức Giê-su là sự sống lại và là sự sống.
Hành
trình ấy là của tất cả những ai đã và vẫn từng ngày trải qua khi sống đời sống
bí tích trong lòng Giáo Hội…và – cùng với Đấng là Nguồn – những người tin sẵn
sàng “xà” xuống bất cứ bờ giếng đời nào, nơi những con người khát vẫn mong và đợi
để có thể gặp gỡ và sẻ chia…
Bởi
vì :
“ Giờ đã đến – và chính là lúc
này đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần
Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên
Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí
và Sự Thật” (Gio 4 , 23 – 24)
Lm
Giuse Ngô Mạnh Điệp