Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
“MỘT BÀN TAY” – CHUYỆN MỖI TUẦN CỦA LM GIUSE NGÔ MẠNH ĐIỆP.

Kính mời theo dõi video tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=w7H5BvRmDTY

Năm học mới vừa được khai giảng…, và cô giáo với học trò vui mừng gặp lại nhau trong tiết học đầu tiên ở lớp 2 một trường Tiểu Học…

Để  có một cái nhìn tổng quát về học trò của mình sau một thời gian nghỉ dài ngày, cô giáo xin các em – mỗi em một tờ giấy - và vẽ lên điều gì mà em thấy thích hơn cả…

Rất nhiều hình ảnh được các họa sĩ nhí miệt mài và cặm cụi vẽ lên giấy…

Một giờ sau, cô giáo đi từng bàn và đến với từng em để cùng nhìn ngắm tác phẩm của các em: nào là bãi biển mênh mông hay những con đường ngoằn ngoèo giữa những cánh đồng với những cánh diều tung bay, nào là cả gia đình tay trong tay, trên một con phố rộn ràng nào đó…Thế nhưng ở bàn cuối… là một tờ giấy và một bàn tay được vẽ với những nét mộc mạc, ngây ngô…

- Cô giáo lên tiếng hỏi: Gì thế này ? Sao con lại vẽ bàn tay…và là bàn tay của ai vậy ?

Cậu học trò vốn nhút nhát, sống hơi khép kín và có chút tự ty…lặng lẽ ngước nhìn cô giáo :

- Thưa cô, đấy là bàn tay của cô đấy ạ…

Thì ra những giờ ra chơi, cô giáo vẫn nắm tay em – một em bé khuyết tật - để đưa em ra sân chơi và giúp em hòa mình vào những vui đùa của bạn bè…Và – với cậu học trò ấy – thì đấy là cả một niềm hạnh phúc lớn lao…Vì vậy - để tỏ lòng biết ơn cô giáo – cậu đã “sáng tác” tác phẩm “Bàn Tay” ấy…

Bàn tay – cả đôi – đều là những chi thể biểu cảm tuyệt vời của mỗi con người…Người ta nhìn thấy rất nhiều diệu kỳ ẩn giấu trong bàn tay – từ những ngón tay, lòng bàn tay…đền những dấu vân trên ngón tay…và cả những đường chỉ tay…cùng với rất nhiều những cử chỉ thân ái từ bàn tay…để diễn tả…

Thế nhưng bàn tay luôn và vẫn là dấu chỉ của sức mạnh chữa lành…và mang lại niềm vui hồi sinh…

Tôi nhớ lại lâu lắm rồi, cố nhạc sĩ Phạm Duy – có sáng tác một nhạc phẩm tựa đề là “Một Bàn Tay” và được nhiều ca sĩ trình bày, chẳng hạn như Duy Khánh, Hà Thanh… Lời bài hát “Một Bàn Tay” ấy như sau:

Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người

Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời…

Bàn tay êm ái – ôi bàn tay khoan khoái –

Nhạc ru tiếng khóc trần ai –

Bàn tay đưa anh đi gặp cuộc đời…

Khúc ngắn ấy, tác giả dành để ca ngợi và tri ân Bàn Tay của Bà Đỡ ngày xưa, và ngày nay là của các Bác Sĩ, cũng như Điều Dưỡng trong Khoa Sản tại các Bệnh Viện – những Bàn Tay “đưa anh đi gặp cuộc đời”… Đồng thời đấy cũng là tâm tình tạ ơn của một con người, đứng trước sự diệu kỳ của cảnh tượng: một hình tượng con người trong tiếng kêu - hay tiếng khóc – với “hơi thở tuyệt vời” – hơi thở đầu tiên – hơi thở của thần khí: “Thiên Chúa lấy bụi từ đất  nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2, 7)…

Và ngay sau đó là :

Mùa Xuân bao dung, ai cũng là người –

Bàn tay vun xới – ôi bàn tay đưa lối

Dọc đời, thơ hát đầy vơi…

Mùa Xuân của cuộc đời, mùa xuân của tuổi đời…và mùa xuân ấy là những chăm chút của Bàn Tay Mẹ và Cha, từ những đoạn đời bao gồm lật – lẫy - bò – và lò dò bước đi…, để rồi cuối cùng có thể chạy… Những Bàn Tay của các Đấng Sinh Thành  cũng như cô – thầy “vun xới” “đưa lối”…để “dọc đời – thơ hát đầy vơi”…

Thế nhưng rồi - ai ai cũng thế - sẽ có những ngày “hè”… mà có…“mưa” – mưa ngoài trời đã đành, nhưng nặng nề hơn cả là mưa trong lòng… do những “Bàn Tay che mắt” – những “Bàn Tay ám khí u mê”… Trải nghiệm của mọi sinh linh trên mặt đất này - và có lẽ cũng là của chính tác giả…Đấy là lúc cần đến một “Bàn Tay” khác:

Nhưng tay em về, thơm mùi gỗ quý, gỡ anh ra

Bàn tay nắng lóa, ôi bàn tay khơi gió

Tình trong năm ngón nõn nà

Bàn tay ôm anh trong cuộc tình đầy…

Rồi Mùa Thu…và Mùa Đông cuộc đời cũng đến : thời điểm của “Lạ lùng, tay khép làn mi”… Vâng, chính là bàn tay của những người cận kề và thân thương nhẹ nhàng đưa lên vuốt nhẹ đôi mắt của người nằm xuống…

Thì ra – suốt một đời người – từ Xuân đến Hè, từ Thu qua Đông – không giai đoạn đời nào mà con người không cần đến Bàn Tay – bàn tay của mình và bàn tay của người…

Đăc biệt với những yếu đuối, bệnh tật của một đời người…thì Bàn Tay vô cùng cần thiết: đấy là bàn tay của Đấng “luôn sẵn sàng đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ” (Lc 4,40b) – bàn tay của Chúa Giê-su – bàn tay bất chấp những dòm ngó của những con mắt câu nệ, cũng như giới hạn ngặt nghèo của luật lệ Do Thái…, để đặt trên bất cứ người bệnh nào …, với ước mong duy nhất: họ được chữa lành

Tại Tây Ban Nha, trong một Nhà Thờ nọ có một cây Thánh Giá cổ rất đặc biệt: Cánh tay trái của Chúa Giê-su vẫn bị đóng ghim vào gỗ Thánh Giá, nhưng cánh tay mặt thì rời ra và đưa về phía trước trong tư thế vừa mời gọi, vừa ban phép lành…

Tương truyền rằng có một tội nhân trong Giáo Xứ đến xưng tội với Linh Mục Chính Xứ ngay dưới chân cây Thánh Giá này…, Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một hối nhân có quá nhiều những lỗi phạm nặng nề, vị Linh Mục này thường tỏ ra rất nghiêm khắc…, Ngài ra việc đền tội nặng cũng như có khá nhiều những ngăm đe…

Hối nhân ra về, lòng cảm thấy nhẹ nhàng vì được tha tội… Thế nhưng tính nào tật đó, không bao lâu sau, ông ta lại sa ngã… Và vì thế, lần này, sau khi nghe những xưng thú của ông, vị Linh Mục đe dọa: Đây là lần cuối cùng, tôi ban ơn xá giải cho ông… Lần sau mà còn những vấp phạm như thế này nữa, tôi sẽ không giải tội cho ông…

Nhiều tháng trôi qua, tội nhân lại đến quỳ gối dưới chân vị Linh Mục…và – dĩ nhiên – là dưới cây Thánh Giá nữa…Ông van xin ơn tha thứ, nhưng vị Linh Mục dứt khoát: Ông đừng có đùa với Chúa…Tôi không thể ban ơn xá giải cho ông được nữa…

Nhưng ngay lúc đó – khi vị Linh Mục vừa khước từ tội nhân – thì ngài bỗng nghe có tiếng vang vọng nhẹ nhàng từ trên Thánh Giá…, và ngước nhìn lên, ngài thấy ban tay Chúa rút ra khỏi Thánh Giá và ban phép lành cho tội nhân: “Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người này, chứ không phải con!”

Từ đấy, bàn tay của Chúa trên Thánh Giá ở mãi trong tư thế ban phép lành cho tội nhân, như không ngừng mời gọi con người đến để lãnh nhận ơn tha thứ…và – dĩ nhiên – cũng là để được chữa lành…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!