Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
CHUYỆN MỖI TUẦN – CÂU CHUYỆN VỀ CON NGƯỜI “ĐẠI TRÍ NHƯỢC NGU” …


 

Tàng Kinh Các của Phái Thiếu Lâm ngày hôm ấy…rộn ràng sự giáp mặt cũng như đối mặt của các vị cao thủ võ lâm, đấy là Tiêu Viễn Sơn – cha của Tiêu Phong – và Mộ Dung Bác – cha của Mộ Dung Phục…Chính Mộ Dung Bác đã rắp tâm gây ngộ nhận và tạo nên một trường ác đấu giữa Tiêu Viễn Sơn, người Khiết Đan…với nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên trên biên ải Tống – Liêu ở Nhạn Môn Quan…Còn bản thân ông…thì trốn vào Chùa Thiêu Lâm…đợi chờ đại biến để dựng cờ khôi phục lại ngai vàng cho dòng Tiên Ti nước Yên…Riêng Tiêu Viễn Sơn sau này cũng tìm cách ẩn mình ở Chùa Thiếu Lâm…Và cả hai tay võ lâm cao thủ này đều tham lam muốn đọc hết những bì kíp võ công thượng thặng của Thiếu Lâm Tự…với một bụng anh ách những mưu đồ riêng tư…

Hôm ấy cặp đôi cha – con Tiêu Viễn Sơn và Tiêu Phong đã đụng đầu cha – con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục…Cả bốn rượt đuổi nhau đến Tàng Kinh Các…Tại đó xuất hiện nhà sư người Thổ Phồn Cưu Ma Trí…trợ thủ cho cha – con Mộ Dung Bác…Năm người họ đều là những người võ công thượng thặng…Vậy mà…

Vậy mà… ngay lúc đó, một thanh âm trầm trầm của một lão già nào đó vọng vào…nhưng cả năm đều không thể phát hiện…Mộ Dung Phục quát lên :

-Ai đó ?

Bình !  - Hai cánh cửa tung bật ra ngoài dưới sức mạnh của chưởng lực phát đi từ tay ông: một nhà sư gầy ốm, già nua…và có vẻ hữu khí vô lực với tấm cà-sa màu xanh đã bạc , tay cầm chổi, đang khom lưng quét dọn bên ngoài…Mộ Dung Phục cật vấn :

-Ông trốn ở đây bao lâu rồi ?

Đứng…như dựa vào cây chổi cùn, nhà sư đáp:

-Thí chủ hỏi ta trốn ở nơi đây đã…đã bao lâu rồi ư ? Hình như là…là …bốn mươi hai hay bốn mươi ba năm gì đó…Ngay tối hôm đầu tiên khi vị Tiêu Lão cư sĩ này đến…xem kinh…thì ta cũng đã ở đây được cả chục năm rồi…Về sau…Mộ Dung lão cư sĩ đến…và trước đó mấy năm là nhà sư Thiên Trúc Ba La Tinh đến trộm kinh…Ôi, kẻ đến người đi… lục lạo kinh thư trong Các loạn cả lên, chẳng biết để làm gì ? Phải, chẳng biết để làm gì ?

Tiêu Viễn Sơn lên tiếng :

-Lão tăng, sao từ trước đến giờ ta không thấy ông ?

-Cắm cúi vào võ học điển tịch, làm sao cư sĩ có thể thấy ta được ! Ta còn nhớ : đêm hôm đó cư sĩ miệt mài với bản Vô Tướng Kiếp Chỉ Phổ - một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của Phái Thiếu Lâm…Vậy là…vậy là…từ đấy, cư sĩ rơi vào ma đạo mất rồi…Tiếc thay ! Lần thứ hai cư sĩ đến và xem bản Bát Nhã Chưởng Pháp…Ta nhìn thấy cư sĩ đã “nhập ma” càng ngày càng sâu…nên muốn giúp bằng cách để một bộ Pháp Hoa và một bộ Tạp A Hàm nơi cư sĩ thường lấy kinh…với mong ước ông sẽ nghiên cứu hai tập ấy để có đường mà tự giải thoát, nhưng tiếc quá : cư sĩ chẳng ngó ngàng gì đến hai tập ấy, ngược lại lại hý hửng đem quyển Phục Ma Trượng Pháp đi…Ôi, đắm chìm trong bể khổ, không biết đến bao giờ mới quay đầu ?

Lão tăng chầm chậm quay đầu nhìn sang Mộ Dung Bác…với ánh mắt lờ đờ như không nhìn thấy gì…Thế nhưng :

-Mộ Dung cư sĩ tuy là ngươi bộ tộc Tiên Ti, nhưng đã di cư đến Giang Nam mấy đời rồi, lão tăng cứ nghĩ là bằng ấy thời gian đủ để ông tập nhiễm văn thái phong lưu của Nam triều…Ngờ đâu…ngờ đâu…khi lọt vào Tàng Kinh Các cũng chẳng coi chút vi ngôn pháp ngữ của tệ phái tổ sư cùng ngữ lục các vị cao tăng đời trước vào đâu cả, nhất thiết bỏ qua như chiếc dép rách, kiếm ra một bản Niêm Hoa Chỉ Pháp…lại coi như châu bảo ! Truyện ngày xưa…có người mãi độc hoàn châu…để tiếng cười cho muôn thủa…Hai vị cư sĩ là đương thế cao nhân, sao lại cùng làm những chuyện ngu si như vậy ? Ôi , dù là cho mình hay cho người…thì cũng chỉ có hại mà thôi…

Một thoáng lặng người, vị lão tăng tiếp tục :

-Bụng dạ cư sĩ so với Tiêu cư sĩ có phần ôm đồm hơn nhiều…Tiêu cư sĩ tu tập chẳng qua cũng chỉ là để có được những phương cách nhằm khống chế võ công Phái Thiêu Lâm chúng tôi thôi…nhưng Mộ Dung cư sĩ…thì lại gom luôn cả bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản Phái đem đi, sao ra…rồi mới đem trả lại…Hẳn là trong bao nhiêu năm qua, cư sĩ đã tận tâm tận lực để dung hợp quán thông cả bảy mươi hai môn, và không chừng đã truyền lại cho lệnh lang rồi cũng nên…Nhưng…nhưng…lệnh lang niên kỷ còn quá nhỏ, công lực chưa đủ, không cách gì nghiên tập bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản Phái…Thì ra…thì ra…Mộ Dung cư sĩ đã truyền lại cho vị cao tăng Thiên Trúc này đây…Đại Luân Minh Vương sai rồi, hoàn toàn sai lầm rồi, thứ tự điên đảo, đại nạn chỉ trong sớm tối mà thôi…

Cưu Ma Trí thảng thốt :

-Cái gì mà thứ tự đảo lộn, đại nạn chỉ trong sớm tối ? Lời của đại sư chẳng phải là để hù dọa người ta sao ?

-Không phải ngụy ngôn tủng thỉnh đâu…Xin Minh Vương giao trả lại bộ Dịch Cân Kinh đi…

Cưu Ma Trí giật mình nghĩ thầm : Sao lão ta biết mình đã cướp được của gã đầu sắt bộ Dịch Cân Kinh…mà bảo ta trả lại…Đâu có dễ dàng như thế được…

Nhà sư già tiếp :

-Võ công bản Phái truyền từ Đạt Ma lão tổ…Môn đệ nhà Phật học võ cốt đề cường thân kiện thể, bảo hộ đạo pháp,hàng phục yêu ma…Dù cho tu tập võ công gì gì đi chăng nữa cũng phải giữ lòng từ bi nhân thiện…Nếu không chịu lấy Phật học làm cơ sở…thì luyện võ sẽ làm tổn thương mình trước…Công phu luyện càng thâm sâu, thân mình bị thương càng nặng…Nếu như luyện tập chỉ là tay đấm chân đá, binh nhận ám khí các loại ngoại công…thì cũng không sao: có hại cho thân thể cũng chỉ chút ít, nếu như thân thể cường tráng…thì cũng có thể vượt qua được…Còn như nếu luyện võ công thượng thừa của bản Phái, chẳng hạn như Niêm Hoa Chỉ, Đa La Diệp Chỉ, Bát Nhã Chưởng các loại mà không dùng lòng từ bi của nhà Phật ngày ngày hóa giải…thì lệ khí thấm vào tạng phủ mỗi lúc một sâu, còn hại gấp trăm lần chất độc từ bên ngoài…Đại Luân Minh Vương vốn dĩ là đệ tử nhà Phật, tinh nghiên Phật Pháp, hiểu biết lý luận trên đời có một không hai, thế nhưng nếu không giữ tâm từ bi bố thí, phổ độ chúng sanh…thì dù cho điển tịch yêm thông, biện bác không có chỗ nào vướng mắc, nhưng rồi cũng không thể tiêu giải được cái khí chất tai ngược mà khi luyện công phu thượng thừa kia nhiễm vào…

Chùa Thiếu Lâm từ khi kiến tạo nghin năm qua, cố vãng kim lai, chỉ có Đạt Ma tổ sư là một thân kiêm thông đủ các tuyệt kỹ…Sau đó…không một vị cao tăng nào biết hết bấy nhiêu võ công…là bởi tại đâu ? Điển tịch của bảy mươi hai tuyệt kỹ đều có đủ cả ở trong Các này, xưa nay không cấm đoán môn nhân đệ tử tham duyệt, Minh Vương có biết vì sao không ?

-Đấy là chuyện riêng của bảo sát, làm sao người ngoài biết được !

-Bảy mươi hai hạng tuyệt kỹ của bản tự, công phu nào cũng có thể làm tổn thương chỗ yếu hại, lấy mạng người khác, độc ác ghê gớm, không hợp với tính từ hòa của trời đất, thành thử mỗi tuyệt kỹ đều phải có Phật Pháp từ bi tương ứng để hóa giải…Cái đạo lý đó không phải tăng nhân trong Chùa ai cũng biết…Chỉ có những ai luyện đến bốn năm môn tuyệt kỹ rồi, khi đó lãnh ngộ thiền lý tự nhiên sẽ thấy có chướng ngại…Trong Phái Thiếu Lâm ta, cái đó gọi là Võ Học Chưởng, so với Tri Kiến Chưởng của các tông phái khác thì cũng thế thôi…Nên biết : Phật Pháp là để cứu độ thế gian , còn võ công lại là để giết người…Hai đàng ngược chiều nhau, khắc chế nhau…Chỉ những người Phật Pháp càng cao, lòng từ bi càng thịnh…thì võ công tuyệt kỹ mới luyện được nhiều…Nhưng cao tăng đạt tới cảnh giới tu tập đó…thì lại chẳng còn ham muốn đi học thêm những pháp môn giết người lợi hại ấy nữa rồi !!!

“Bài Giảng” trên đây của thần tăng vô danh được Kim Dung ghi lại trong Thiên Long Bát Bộ…

Và con người “đại trí nhực ngu” là con người trí tuệ nhưng tự giấu mình dưới vẻ ngoài ẩn dật, ngu ngơ…

Cây bút Y Hoàng có những gợi ý chia sẻ…và người viết chỉ muốn ghi lại vài điều mà thôi:

-Khi con người đã ở trong đạo lý thâm sâu, tâm tu đầy lòng từ bi…thì sẽ tràn trề lòng thương xót…và – với bậc đại ngộ - sẽ không còn chuyện phân biệt người với ta / ta với người…nên cũng chẳng cần chi đến những chiêu thức võ công này/kia làm gì, bởi họ thuộc cảnh giới của người đắc Đạo…dù bên ngoài vẫn…là vẻ ngu ngơ, đờ đẫn…

-Phải, những người đã vượt khỏi vòng tục lụy, tâm từ bi cũng như cảnh giới võ học đã tiến về phía Thần – như thần tăng vô danh trong câu chuyện -  thì họ tồn tại, nhưng không cần ai biết đến…Còn tiếng tăm vang dội  - kiểu “Nam Mộ Dung , Bắc Kiều  Phong” – thật ra – dù cao thật cao – cũng là trong cảnh giới con người mà thôi

Ngày xưa – thời điểm những năm 1997 – 2000 – người viết cùng với Chị Célestine Tuyết, Dòng Nữ Tử Bác Ái và Anh Nguyễn Văn Nội  - trong một buổi sinh hoạt bỏ túi tại Trung Tâm Mục Vụ Đông Á Châu – được yêu cầu trình bày một bài hát…Và chúng tôi đã trình bày bài “Kinh Đơn Sơ” hay “Kinh Hòa Bình”…Khán Phòng gồm học viên của 22 quốc gia vùng Đông Nam Á Châu tĩnh lặng như tờ…Khi anh em chúng tôi ngừng hát…thì những tràng pháo tay nổ tung…Thì ra – dù không biết tiếng Việt – nhưng cung bậc của lời kinh Hòa Bình…thì – là con cái Chúa, con cái của Bình An  - ai ai cũng biết và cũng quen thuộc, bởi lời kinh tuyệt vời ấy đã rất phổ thông và được Đức Thánh Cha Bênêdictô XV kêu gọi toàn thể Giáo Hội cất lên trong thời gian chiến tranh thế giới I…để “ngôi nhà nhân loại” có được Bình An thật sự và tận đáy lòng, chứ không chỉ là những cam kết suông đầy tính toán…

 

Lạy Chúa, xin hãy dạy con:

 tìm an ủi người hơn được người ủi an,

tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,

tìm yêu mến người hơn được người mến yêu…

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,

chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,

chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời…

Ôi Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí  ơn An Bình !

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!